Kinh văn: Khải 12:5; 14:1; Lu 21:36; I Tê 4:16-17; II Tê 2:8; II Ti 4:8; Phil 3:20b-21; II Ti 4:1; Math 24:42-44; 25:13
DÀN BÀI
I. Sự quang lâm - Parousia (hiện diện) của Christ:
A. Khởi đầu từ các từng trời trước đại nạn - Khải 12:5; 14:1; Lu 21:36.
B. Xuống khoảng không vào gần cuối đại nạn - I Tê 4:16-17.
C. Đến trái đất vào lúc kết thúc đại nạn - II Tê 2:8.
II. Thái độ của các tín đổ đối với sự tái lâm của Christ:
A. Yêu mến - II Ti 4:8
B. Chờ đợi – Phil 3:20b
C. Tiếp lấy như sự khuyến khích - II Ti 4:1
D. Tỉnh thức và sẵn sàng - Math 24:42-44; 25:13
E. Cầu xin đắc thắng - Lu 21:36
TIẾT LỘ CÁC LỜI TIÊN TRI VỀ SỰ TÁI LÂM CỦA CHRIST
Trong thời kỳ trước cuộc cải chánh, giáo hội Công giáo ít chú ý sự tái lâm của Christ. Sau cuộc cải chánh, cơ đốc nhân trong các hội thánh kháng cách bắt đầu chú ý các lời tiên tri về sự việc này và đem ra bàn luận từng điểm một. Sau khi các sứ đồ đầu tiên qua đi, giáo hội trên trái đất có các nan đề lớn, đặc biệt trong các sự tranh luận có liên quan sự giải nghĩa Kinh Thánh, đến nỗi cuối cùng giáo hội chia thành hai phần, Đông giáo hội và Tây giáo hội. Kết quả vào năm 325 S.C hoàng đế Constantine của La mã đã triệu tập hội nghị tại Nicea. Tất cả các lãnh tụ cơ đốc đã hội họp với nhau và đặt ra bài sứ điều Nicea, đã tạm thời giải quyết mọi sự tranh luận của họ. Rồi sau 200 năm nữa, vào năm 590 S.C, hệ thống giáo hoàng đã được thành lập theo hình thức và được hội chúng nhìn nhận cách phổ thông. Điều này đã trở thành giáo hội Công giáo La mã.
Dưới sự cai trị của giáo hội Công giáo, hội chúng đã trải qua thời kỳ gọi là thời đại ám thế trải 10 thế kỷ. Rồi vào năm 1517 Martin Luther lãnh đạo cải cách hội chúng, ông dịch Kinh Thánh ra tiếng Đức, do đó mở ra các lẽ thật Kinh Thánh. Tiếp theo điều này nhiều tập thể cải chánh đã được thành lập, nhiều chi tiết lẽ thật khác nhau đã được giải phóng dần dần. Tuy nhiên, lẽ thật về sự tái lâm của Chúa vẫn còn mơ hồ. Rồi vào năm 1828, các Anh Em tại Anh quốc đã được Chúa dấy lên. Họ đã được Chúa soi sáng về lẽ thật, và đã có sự tiến bộ lớn lao trong tri thức về Kinh Thánh theo đường lối tổng quát, dưới tay họ các lời tiên tri về sự tái lâm của Chúa trở nên rõ rệt. Đặc biệt J.N Darby đã có sự đóng góp lớn lao hơn hết. Tuy nhiên luận lý trong đường hướng tư tưởng của anh hơi thiếu hụt, các chi tiết về sự tái lâm của Chúa không sáng tỏ đủ. Sau đó Chúa dấy G.H Pember lên, người rất thạo thuộc lời tiên tri Kinh Thánh, đặc biệt trong lịch sử của các lời tiên tri. Anh đã viết bốn quyển sách về các lời tiên tri của Kinh Thánh. Một quyển, nhan đề “Các Lời Tiên Tri Lớn”, bao gồm các lời tiên tri về dân Do Thái, các dân ngoại và hội chúng; còn ba quyển sách khác cũng bao gồm các lời tiên tri về dân Do Thái, dân ngoại và hội thánh, cách riêng biệt. Bốn quyển sách này có thể được coi là nền tảng sự nghiên cứu lời tiên tri Kinh Thánh. Mọi người theo đuổi tri thức các lời tiên tri trong Kinh Thánh được 4 quyển sách này giúp đỡ. Pember rất thông thạo lịch sử về các lời tiên tri Kinh Thánh, và sự nghiên cứu của anh về sự việc này tuyệt vời. Thí dụ, về khải tượng sự tranh chấp giữa chiên đực và dê đực ở Đa niên 8, Pember nhận thức rằng dê đực ngụ ý đế quốc Hi Lạp, và chiên đực, đế quốc Ba Tư, vì cớ biểu hiệu của Hi Lạp cổ là con dê, và biểu hiệu của Ba Tư là chiên đực.
Nếu chúng ta dò tìm lịch sử trong Cựu ước, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời dấy lên các quyền lực ngoại bang để trừng trị Ysơraên vì cớ sự phản loạn của Ysơraên. Thứ nhất, Đức Chúa Trời đã dấy Canh đê lên, cũng biết là Babylôn. Vào năm 600 S.C. Nêbucatnếtsa vua Babylôn, dẫn đội quân lớn tiêu hủy thành thánh, Giêrusalem và đền thánh, ông ta đưa toàn thể con cái Ysơraên lưu đày qua Babylôn. Tuy nhiên, vì cớ Nêbucátnếtsa quá độc ác đối với con cái Ysơraên, 70 năm sau cuộc lưu đày của Ysơraên, Đức Chúa Trời đã dấy lên đế quốc Mê đi Ba Tư. Từ sách Êsai chúng ta có thể thấy rằng Siru, vua Ba Tư là kẻ yêu dấu của Đức Chúa Trời và thậm chí ông trở thành hình bóng của Christ. Vào năm 539 B.C. Siru đánh bại Babylôn và dưới sự cảm thúc của Đức Chúa Trời, giải phóng con cái Ysơraên hầu họ có thể trở về tái thiết đền thờ. Điều này được ghi chép trong sách Exơra. Rồi sau bốn vua khác, vua Attaxétxe ra lệnh tái thiết thành phố Giêrusalem. Điều này được ghi chép trong sách Nêhêmi. Vì vậy trải một thời gian Ba Tư đã làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời. Gần năm 330 S.C, A-lich-sơn đại đế nắm quyền lực tại Maxêđoan, bắc bộ Hi Lạp. Khi còn trong tuổi 30, ông đã thành lập đế quốc Hi Lạp, và trong thời gian ngắn ông đã chinh phục các vùng đất phía đông Địa trung hải và tất cả con đường đến Ấn độ dương. Do đó ông đã đánh bại Ba tư, biểu hiệu bằng chiên đực. Khi ông xâm lăng Giêrusalem thầy thượng tế Jaddua đi ra gặp ông và cho ông xem phần kinh văn Đaniên 8 về con dê đực. Sau khi đọc xong, A lịch sơn đánh giá lớn lao, nên ông bắt đầu đối xử dân Do Thái cách nhân từ. Ông có sức mạnh như sức con dê đực và thô bạo, chuyên chế độc tài. Lịch sử ghi chép rằng khi ông trở về Ma xê đoan, ông đội mão có sừng dê đực.
Tiếp sau Pember, Robert Govett đã đến, anh ấy đã viết các lời tiên tri Kinh Thánh có sự chính xác lớn lao. Sau đó, học viên của anh là D.M. Panton, đã ấn hành tạp chí nhan đề Bình Minh, trong đó anh giải phóng một số lẽ thật về lời tiên tri. Anh đã trợ giúp tài chánh cho M.E. Barber, giúp đỡ chị đến Hoa Lục. Nguyên thủy M.E. Barber đã đến Phúc Châu, Trung Quốc để làm công tác truyền giáo chung với hội truyền giáo Anh quốc. Sau đó, vì cớ vài cáo buộc giả tạo, chị được gọi trở về Anh quốc. Sau khi giông tố im lặng, chị rút ra khỏi hội truyền giáo và nhận gánh nặng từ Chúa trở lại Trung Hoa. Vào lúc đó Chúa đã dấy anh Nghê Thác Thanh tại Phúc Châu. Anh Nghê đã không chỉ học được nhiều bài học thuộc linh quí báu từ cô Barber, nhưng cũng nhờ sự giới thiệu và gởi gắm của cô anh tiếp xúc với các tác phẩm của Panton và các người khác.
Năm 1928 tại Thượng hải, anh Nghê đã có sự nghiên cứu Kinh Thánh về sách Khải thị, và anh đã cho tôi bản thảo các lời ghi chú khi tôi kết hợp công tác Chúa vào năm 1933. Rồi vào năm 1976, tại Anaheim , California , tôi chủ tọa cuộc huấn luyện nghiên cứu sự sống sách Khải thị. Ngày nay trong bản Tân ước khôi phục, các lời ghi chú có liên quan các lời tiên tri là các lời trích dẫn nắm được qua việc tôi nghiên cứu các tác phẩm của Darby, Pember, Govett, Panton và anh Nghê. Các ghi chú này rất sáng tỏ và trong suốt. Do đó tri thức chúng ta về các lời tiên tri Kinh Thánh có nền tảng vững chắc, chớ không xuất phát từ sự tưởng tượng của chúng ta, nó cũng không phải là sự sáng tạo nguyên thủy và độc nhất của chúng ta. Đúng ra, những gì chúng ta thấy là sự tiến bộ mà chúng ta tạo được bằng cách đứng trên vai các anh em trước chúng ta. Nhờ nghiên cứu các tác phẩm của các học giả Kinh Thánh này, chúng ta kết luận rằng, trong 200 năm qua, nếu những ai đã giải thích các lời tiên tri về sự tái lâm của Chúa đều có lỗi lầm nào đó, lỗi lầm của họ ở hai điểm: Điểm thứ nhất có liên quan tuần lễ cuối của 70 tuần lễ trong sách Đaniên, còn điểm thứ hai liên hệ sự quang lâm của Christ và sự biến hóa các thánh đồ. Khi giải thích các lời tiên tri, bất cứ ai chểnh mảng tuần lễ cuối của 70 tuần lễ, đều rơi vào sự sai lầm. Trong quá khứ mấy người nói rằng Nã phá luân là Antichnist. Tuy nhiên, Nã phá luân là vua Pháp quốc, và trong thời ông, quốc gia Ysơraên chưa phục hồi. Vào thập niên 1930, Panton nói rằng Mussolini là Antichrist, và anh ấn hành các bức ảnh của Néron và Mussolini, chỉ ra sự tương tự của hai người. Sau đó người khác nói Hitler là Antichrist. Tuy nhiên, Antichrist sẽ được sống lại sau khi bị hạ sát, nhưng thân thể của Hitler thậm chí không còn nguyên vẹn để chôn cất, sau khi ông chết. Mới đây, đã có sự thay đổi lớn lao trong tình thế Trung Đông, một số người tiên đoán rằng tổng thống Hussein của Iraq sẽ là Antichrist. Tuy nhiên, Hussein là một người Á rập, nhưng Antichrist sẽ xuất thân từ một trong các nước xung quanh Địa trung hải. Tất cả các câu nói này đều sai lầm và không hòa hợp với lời tiên tri về tuần lễ cuối cùng.
SỰ QUANG LÂM – PAROUSIA (HIỆN DIỆN) CỦA CHRIST
Bây giờ chúng ta sẽ diễn giảng về sự quang lâm - Parousia của Christ. Chữ Hi lạp Parousia có nghĩa sự hiện diện; trong thời xưa chữ đó áp dụng cho sự đi đến của nhân vật đáng kính. Trong Tân ước chữ này ám chỉ sự hiện diện đến của Christ, sự hiện diện của Đấng rất đáng kính phục. Sự hiện diện này sẽ kéo dài một thời gian. Trước hết nó sẽ bắt đầu trên trời với sự biến hóa các người đắc thắng trước 3 năm rưỡi đại nạn (Khải 12:5; 14:1; Lu 21:36); rồi gần cuối đại nạn sự hiện diện này sẽ ngự xuống và ở trên không (I Tê 4:16-17); cuối cùng vào cuối đại nạn, nó sẽ từ khoảng không đến trái đất (II Tê 2:8).
SỰ BIẾN HÓA CÁC THÁNH ĐỒ
Liên quan đến các người đắc thắng, sự biến hóa thánh đồ đối với sự hiện diện của Christ, sẽ xảy ra trước đại nạn, nhưng liên quan đa số thánh đồ, nó sẽ xảy ra vào ngày cuối cùng của đại nạn. Trước cơn đại nạn, nam tử sẽ được cất lên hiện diện của Christ trên các từng trời nơi có ngai của Đức Chúa Trời (Khải 12:5). Trái đầu mùa cũng sẽ được biến hóa đến hiện diện của Christ trên các từng trời, nơi có núi Si ôn thiên thượng (Khải 14:1-4). Thêm vào đó, các kẻ đắc thắng mà còn đang sống vào lúc đó sẽ được biến hóa đến hiện diện của Christ trên các từng trời và sẽ đứng trước mặt Ngài (Math 24:40-41; Lu 21:36; Khải 3:10) để vui hưởng hiện diện của Chúa và thoát khỏi cơn đại nạn.
Đại đa số tín đồ, những kẻ không được biến hóa trước đại nạn, sẽ bị bỏ lại để trải qua đại nạn đến nỗi họ có thể đạt đến sự trưởng thành. Suốt thời kỳ đó, sẽ có vô số tai họa siêu nhiên, còn Antichrist sẽ làm tất cả những gì hắn có thể làm được để chèn ép thánh đồ cách độc ác. Kết quả, thế giới sẽ không còn là chỗ đáng yêu thích. Dù họ sẽ kinh nghiệm sự chăm sóc và nuôi dưỡng của Đức Chúa Trời, các tín đồ vẫn sẽ cùng khổ. Rồi khi hoàn tất 3 năm rưỡi, khi kèn thứ bảy thổi lên, tất cả các thánh đồ đã chết trải qua các thế hệ sẽ được sống lại rồi cùng với các thánh đồ đang sống mà còn ở lại, sẽ được biến hóa đến hiện diện của Christ trên không trung (I Tê 4:15-17; I Cô 15:51-52). Điều này sẽ bao gồm sự biến hóa 10 trinh nữ phục sinh (Math 25:1-12) và sự biến hóa 2 chứng nhân, mà sẽ được sống lại (Khải 11:11-12). Vào lúc đó Chúa sẽ lập tòa xét đoán của Ngài để xét xử mọi thánh đồ (II Cô 5:10), Ngài cũng sẽ cưới các người đắc thắng của Ngài mà sẽ được mời dự tiệc cưới của Chiên Con như Tân phụ của Christ (Khải 19:7-9). Sau đó, Christ sẽ hiện ra cách công khai.
HỦY DIỆT ANTICHRIST
Tiếp sau tiệc cưới Chiên Con, Christ sẽ đến chung với các kẻ đắc thắng của Ngài, vợ mới cưới của Ngài, như quân đội Ngài để chiến đấu với Antichrist, các vua dưới quyền hắn, và quân đội hắn ở Hạtmaghêđôn (Khải 16:14, 16). Vào lúc đó, các đội quân của Antichrist họp lại ở đó cho cuộc chiến tranh tiêu diệt quốc gia Ysơraên. Tại đó Christ sẽ giày đạp lò ép rượu nho lớn cơn thanh nộ của Đức Chúa Trời (Khải 14:19), và huyết người sẽ lên đến khớp ngựa (Khải 14:20), vì cớ sự giày đạp của Ngài, áo xống của Christ sẽ nhúng trong huyết (Khải 19:13). Về một mặt, Christ sẽ vô hiệu hóa Antichrist bởi sự hiển lộ quang lâm của Ngài (II Tê 2:8); về mặt khác, như chớp sáng Ngài sẽ hiện ra cùng con cái Ysơraên, và toàn thể nhà Ysơraên sẽ được cứu (Math 24:27, 30; Khải 1:7; La 11:26-27; Xa 12:10-14). Sau điều này Christ sẽ sai một thiên sứ trói Satan và ném hắn vào vực sâu (Khải 20:1-3). Do đó Ngài sẽ đưa vương quốc mình xuống trái đất (Khải 11:15; 12:10a). Ngài sẽ ngồi trên ngai vinh quang của mình để xét xử các nước mà còn sống vào lúc đó và phân rẽ họ, người này khỏi người kia. “Chiên” là những kẻ vâng phục phúc âm đời đời và đối xử tốt với các tín đồ đau khổ, sẽ được ban phước và được kể là công nghĩa để thừa hưởng vương quốc; nhưng “dê” là những kẻ không vâng phục phúc âm đời đời, sẽ bị rủa sả và chịu hư mất đời đời (Math 25:31-46; Sứ 10:42b; II Ti 4:1).
SỰ PHỤC HỒI YSƠRAÊN
Trong suốt cơn đại nạn, Ysơraên sẽ bị Antichristt và quân đội hắn giày đạp dưới chơn (Khải 11:2). Hơn nữa, các tai họa chính yếu của đại nạn sẽ xảy ra trong xứ đó (Math 24:16-22). Vào cuối cùng, Antichrist sẽ giết nhiều người Do Thái và sẽ vây hãm họ trên núi Ôlive. Tuy nhiên, vào lúc nguy kịch, Christ sẽ đến trên đám mây trời với quyền năng và vinh quang lớn, tất cả Ysơraên sẽ nhìn xem Đấng họ đã đâm, họ sẽ than vãn vì cớ Ngài và hối cải (Math 24:30; Xa 12:10). Rồi Christ sẽ ngự xuống trên núi Ôlive để cứu Ysơraên (Xa 14:4-5). Sau khi Christ xét xử các nước, Ngài sẽ sai các thiên sứ mình dùng tiếng kèn lớn, họ sẽ gom góp các con cháu Ysơraên từ bốn hướng gió trở về đất lành mà Ngài đã hứa cùng Ápraham. Đó sẽ là thời kỳ sự phục hồi nước Ysơraên (Math 24:31), nó sẽ đưa đến sự phục hồi muôn vật (Sứ 3:21) vào điểm đó, thời đại vương quốc sẽ bắt đầu.
THÁI ĐỘ CỦA CÁC TÍN ĐỒ
ĐỐI VỚI SỰ TÁI LÂM CỦA CHRIST
*- Yêu mến, chờ đợi và tiếp lấy như sự khuyến khích.
Vì chúng ta biết sự tái lâm của Chúa là rất quí báu, chúng ta nên yêu mến sự hiện ra của Ngài (II Ti 4:8). Kinh Thánh kết luận: “Lạy Chúa Jésus, xin hãy đến” (Khải 22:20). Từ văn kiện trong Tân ước, khó khám phá rằng trong lòng họ, các sứ đồ tin chắc rằng Chúa sẽ đến nhanh chóng, và họ cũng sống một cuộc sống chuẩn bị cho sự tái lâm của Chúa. Trong lịch sử hội thánh, tôi biết rằng Cô M.E. Barber là người đã sống cuộc sống như vậy. Vào ngày cuối cùng của năm 1925, anh Nghê đến để cầu nguyện với chị, chị cầu nguyện: “Chúa ôi, Ngài có thực sự ngụ ý nói rằng Ngài sẽ để cho năm 1925 qua đi, rằng Ngài sẽ chờ đến năm 1926 trước khi Ngài trở lại chăng? Tuy nhiên vào ngày cuối cùng này tôi vẫn cầu nguyện hầu Ngài sẽ trở lại hôm nay!”. Không bao lâu sau đó, anh Nghê gặp chị trên đường phố, lần nữa chị nói cùng anh ấy: “thật lạ lùng mãi đến ngày này Ngài chưa trở lại”. Đừng nghĩ rằng vì chúng ta đã sáng tỏ về các dấu hiệu sự tái lâm của Chúa, chúng ta có thể lười biếng và có thể yêu thế giới trước nhất rồi sau đó mới theo đuổi Chúa khi tuần lễ cuối cùng đến. Không có sự tiện lợi như vậy. Chúng ta tin rằng Chúa đáng sợ. Trong Luca 12 Chúa kể một thí dụ về người nhà giàu nỗ lực chất chứa của cải cho chính mình đến nỗi hồn ông ta có thể tự hưởng thụ và được vui sướng. Nhưng Đức Chúa Trời nói cùng ông ta: “hỡi kẻ u mê kia, đêm nay họ đòi hồn ngươi lại” (C 16-20). Mọi “ngày nay” mà chúng ta có thực sự là ân điển của Chúa. Vì vậy, đang khi chúng ta có ngày nay, đang khi vẫn còn hơi thở, chúng ta nên yêu Chúa và sự hiện diện ra của Ngài, chờ sự tái lâm của Chúa (Phil 3:20), và luôn tiếp lấy sự tái lâm Ngài làm sự khuyến khích.
Trong II Ti 4:1 Phao lô nói cùng Ti mô thê: “ở trước mặt Đức Chúa Trời và Christ Jésus, là Đấng sẽ xét đoán kẻ sống và kẻ chết, ta nhơn sự hiện ra của Ngài và vương quốc Ngài mà răn bảo con rằng: “Đây là lời khuyên răn từ Phao lô trước sự tuẫn đạo tức thì của ông. Ông nói mình đã đánh trận tốt, hoàn thành cuộc đua đã giữ đức tin và tại tòa xét đoán ông sẽ được ban thưởng mão công nghĩa, mà cũng thưởng mọi kẻ yêu sự hiện ra của Ngài nữa (II Ti 4:6-8). Ông nhắc nhở Ti mô thê, cũng như chúng ta, bởi sự xét đoán và vương quốc của Chúa, chúng ta nên có sinh hoạt yêu mến sự hiện ra của Chúa./.