Nếu Đức Chúa Trời là Đấng Tối Hảo thì hạnh phước cao đại hơn hết của chúng ta trên trái đất phải nằm trong khâu hiểu biết Ngài càng toàn hảo nếu có thể.
Cứu cánh tối hậu mà sự sứu chuộc dẫn đưa đến là cái nhìn trực diện về Thần Cách đáng chúc tụng đời đời. Trong tình trạng hiện hữu của chúng ta, với đôi mắt thiên nhiên, chúng ta không thể nhìn vào Đức Chúa Trời, vì có chép rằng, “ngươi không thể thấy mặt Ta, vì sẽ không có người nào thấy Ta và còn sống” (Xuất 33:20).
Tuy nhiên, khi công tác của Christ đã được hoàn toàn trong dân Ngài, sẽ có thể, thậm chí cách tự nhiên, cho các con người đã được cứu chuộc ngắm xem Đấng Cứu Chuộc của họ. Điều này đã được sứ đồ Giăng tuyên bố cách minh bạch “Song chúng ta biết rằng khi Ngài hiển hiện, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài vốn thật là vậy và cũng chép rằng “Ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi mọi của Ngài sẽ phụng sự Ngài; và họ sẽ thấy mặt Ngài (Khải 22:3-4).
Kinh nghiệm hỉ lạc này đã được gọi là Khải Tượng Hạnh Phúc và sẽ là tuyệt đỉnh của mọi hạnh phước con người có thể có được. Nó sẽ đưa thánh đồ đã được vinh hóa vào một tình trạng tối đại hạnh phúc miên viễn, mà nếu chỉ nếm được một phút cũng sẽ xua đuổi khỏi tâm trí chúng ta mọi kỷ niệm của đau buồn và thống khổ dưới thấp này đến đời đời. Đấng đósẽ là phần gia tài của mọi người đắc thắng. Bernard of Cluny (xem Thánh Ca 338 của Tin Lành VN) đã mô tả điều này trong đường lối như sau:
“Ô Tân Phụ không biết sự gian xảo ơi,
Ngươi cảm xúc trong niềm hỉ lạc huyền nhiệm,
Các cái hôn dịu ngọt hơn hết của Vương Hoàng,
Và nụ cười khả ái hơn hết của Vương Hoàng,
Các bông hoa huệ không tàn úa, các chiếc xuyến của trân châu sinh động là thuộc về ngươi;
Chiên Con bao giờ cũng gần bên ngươi,
Tân Lang thuộc riêng về ngươi,
Ngài là mão miện để tưởng thưởng,
Là cái khiên để bảo vệ,
Chính Ngài là Tòa Nhà,
Và Ngài là Kiến Trúc Sư”.
Thực vậy đoàn ngũ tuyển lựa của các Cơ đốc nhân trải suốt các thế kỷ đều đã làm chứng rằng họ đã được say mê trong một tình trạng mà nơi đó trải nhiều biến chuyển dài dòng của thời gian, họ đã có thể kinh nghiệm khải tượng Hạnh Phúc ít ra ở vài mức độ nào đó, đang còn ở trong thân thể thiên nhiên của họ ở đây, nhìn thấy được Đấng đáng chúc tụng đời đời, không bằng mắt vật lý nhưng bằng mắt của Đức Linh.
Tôi đã cực kỳ cẩn trọng và chậm chạp chấp nhận cái bất thường này. Tôi đã có khuynh hướng thối lui khỏi bụi gai cháy này. Nhưng tính chất thánh khiết của một số người mà đã tạo nên các lời tuyên bố như vậy, cảm thức tốt đẹp mặn mòi của họ và thần đạo học thuần chánh, có cơ bản của họ, cùng với phụng vụ tận hiến của họ đối với nhân loại, chắc chắn đã đặt họ ở trên bất cứ nỗi ngờ vực mong manh nhất nào mà cho họ là các người cuồng tín hay giả hình. Còn tôi phải là người chấp nhận lời chứng của họ là có giá trị.
Tôi đoán rằng đại đa số chúng ta phải chờ đợi ngày lớn, lúc Chúa tái lâm để nhận thức kỳ quan đầy đủ của khải tượng về Đức Chúa Trời Chí Cao. Tôi tin, trong lúc ấy chúng ta đang đánh mất một lượng vinh quang sáng chói lớn lao mà thuộc về chúng ta bởi giao ước bằng huyết và đang sẵn dành cho chúng ta trong thế giới hiện hữu nếu chúng ta chỉ muốn tin nó và bươn tới trong con đường thánh khiết.
Đang khi tìm cách hiểu biết Đức Chúa Trời cách tốt hơn, chúng ta phải giữ vững chắc trong tâm trí rằng chúng ta không cần thuyết phục Đức Chúa Trời. Ngài đã được thuyết phục rồi trong việc thi ân cho chúng ta, không bởi lời cầu nguyện của chúng ta nhưng bởi sự mỹ hảo rời rộng của chính lòng Ngài. Meister Eckhart nói “Bản chất Đức Chúa Trời là ban phát chính mình Ngài cho mọi tâm hồn trinh khiết. Vậy khá biết rằng Đức Chúa Trời rộng rãi tác động, tuôn đổ chính mình Ngài vào trong anh em, ngay khi Ngài thấy anh em đã sẵn sàng”. Như bản chất ghét chân không nên, Đức Thánh Linh tuôn đổ xối xả đến để làm đầy dẫy bản chất nào đã trở nên trống không bằng cách tự phân rẽ khỏi thế giới và tội lỗi. Đây không phải là một hành động phản thiên nhiên như vậy, vì nó ở trong sự hòa hợp toàn hảo với bản chất Đức Chúa Trời. Ngài phải hành động như Ngài muốn hành động vì cớ Ngài là Đức Chúa Trời.
Có thể khó quá nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cầu nguyện không dứt ở bề trong về phần của người muốn sống sinh hoạt cảm thức Đức Chúa Trời. Vào những lúc tuyên bố sự cầu nguyện thì đúng và tốt; chúng ta sẽ không bao giờ chừa bỏ nhu cầu của nó đang khi chúng ta còn lưu lại trên trái đất. Nhưng loại cầu nguyện này phải được nâng đỡ và thành toàn bởi sự cầu nguyện liên tục, không nói ra.
Nhưng một vài người có thể hỏi hoặc trong một thế giới như vầy có thể suy nghĩ liên tục về Đức Chúa Trời chăng? Há chẳng phải đây là một gánh nặng quá lớn lao để cố sức giữ Đức Chúa Trời liên tục nơi tiêu điểm của tâm trí chúng ta đang khi tiếp tục thi hành các hoạt động chính thường của chúng ta trong nền văn minh ồn ào phức tạp cao độ này chăng?
Malaval đã có lời giải đáp cho điều này như sau: “Đôi cánh chim bồ câu không đè nặng nó xuống, trái lại chúng nâng và đỡ nó lên. Nên sự suy tưởng về Đức Chúa Trời thì không bao giờ là một gánh nặng, nó là cơn gió nhẹ khoan nhơn gánh vác chúng ta lên, một bàn tay nâng đỡ chúng ta và sức đẩy chúng ta, một sự sáng hướng dẫn chúng ta, và một linh làm sinh động hóa chúng ta dù chúng ta không cảm xúc sự vận hành của nó.
Tất cả chúng ta biết làm thế nào sự hiện diện của một người mà chúng ta yêu kính sâu xa, sẽ nhấc linh chúng ta lên và bao phủ chúng ta bằng một cảm thức chói sáng của sự bình an và sống động. Nên người yêu Đức Chúa Trời cách tối thượng sẽ được nhấc vào sự say mê do Hiện Diện cảm thức được của Ngài. “Môn đồ đã thấy Chúa thì vui mừng”(Giăng 20:20).
Nên chúng ta đình chỉ than phiền và nhìn lên. Đức Chúa Trời ở đây, Christ đã phục hoạt. Linh đã được đổ ra từ trên cao. Chúng ta đều biết các điều này như chân lý thần học. Chúng ta phải biến nó thành kinh nghiệm thuộc linh hoan hỉ. Làm sao điều này hoàn thành được? Không có kỹ thuật mới, nếu cái gì mới, cái đó sai trật. Phương pháp cũ vẫn kiến hiệu. Sự tương giao cảm thức được với Christ thì bằng đức tin, yêu thương và vâng phục. Người tín đồ khiêm hòa hơn hết không thể không có các điều này./.
A.W.Tozer