“Đức Chúa Trời có phán một lần, tôi có nghe sự này hai lần, rằng quyền năng thuộc về Đức Chúa Trời” (Thi 62:11)
Thật khó cho chúng ta các con cái của thời đại cơ khí nhớ rằng ngoại trừ Đức Chúa Trời, không có quyền năng nào khác. Hoặc vật lý, thông minh, luân lý hay thuộc linh, quyền năng đều chứa đựng trong Đức Chúa Trời, từ Ngài
tuôn đổ ra và lại trở về cùng Ngài. Quyền năng vận hành trong khắp cõi sáng tạo của Ngài đều tồn tại trong Ngài, thậm chí khi nó vận hành trong một nguyên tử hay một thiên hà.
tuôn đổ ra và lại trở về cùng Ngài. Quyền năng vận hành trong khắp cõi sáng tạo của Ngài đều tồn tại trong Ngài, thậm chí khi nó vận hành trong một nguyên tử hay một thiên hà.
Ý niệm cho rằng quyền năng là đôi điều phân biệt khỏi Đức Chúa Trời và lắc lư qua lại để hành động cách xa Ngài là ý niệm sai lầm. Quyền năng của thiên nhiên là hiện diện của Đức Chúa Trời trong vũ trụ. Ý tưởng này được đan dệt vào trong sách Gióp, các sách của sự khôn ngoan, các thi thiên và các sách tiên tri. Các tác phẩm của Giăng và Phao lô trong Tân ước hòa hợp với giáo lý này là của Cựu ước, còn trong sách Hêbơrơ bảo rằng Christ nâng đỡ muôn vật bằng lời quyền năng Ngài.
Chúng ta đừng tưởng rằng quyền năng của Đức Chúa Trời như một năng lực hoang dại và vô lý đang tuôn chảy cách tình cờ xuyên qua thế giới giống như một cú đánh của sấm chớp hay một cơn gió lốc. Đây là hiện tượng đôi khi được các giáo sư Kinh Thánh tạo ra, họ luôn nhắc nhở chúng ta rằng dunamis, chữ Hi Lạp thay cho quyền năng, có gốc rễ mà từ đó phát sinh chữ: “cốt mìn” của chúng ta. Một điều ngạc nhiên nhỏ bé là các cơ đốc nhân nhạy cảm lại rút lui không tiếp xúc với một lực lượng có tính cách hủy diệt và không thể tiên đoán trước này.
Đức Chúa Trời là một Tam Vị Nhất Thể trong sự hiệp nhất. Sự hiệp nhất không được phân chia của Thần Cách là một chân lý đã được khải thị cho Israel và được hội thánh cơ đốc nắm giữ cách bất biến, giáo lý về hiệp nhất thần thượng không chỉ có nghĩa, chỉ có một Đức Chúa Trời; nó có nghĩa Đức Chúa Trời Tam Nhất là một với chính Ngài, thuộc về một bản thể đơn độc, không có chia ra các phần. Chân lý này được anh Faber tán dương trong các dòng như sau:
“Hỡ I Chúa như là Biển không thể dò lường! Tất cả mọi sự sống đều xuất phát từ trong Ngài, và sự sống Ngài là sự hiệp nhất tối đại hạnh phúc. Muôn vật đều đến từ Ngài, Ngài đã làm mọi công tác, Ngài đã làm để tôn kính bản thể độc nhất của Ngài. Và nhờ bản thể độc nhất của Ngài, bao giờ cũng nhờ vào đó thôi mà Ngài có thể làm, và đang làm điều Ngài đã làm”.
Vậy, quyền năng Đức Chúa Trời không phải là điều Ngài có; nhưng Đức Chúa Trời là gì. Quyền năng là cái gì đó thực sự về Đức Chúa Trời như sự khôn ngoan và tình yêu đều là các thực sự về Ngài. Nếu chúng ta có thể tuyên bố được, đó là một thiết diện của hữu thể Ngài, một thiết diện chung với và không thể phân chia khỏi mọi điều khác mà Ngài vốn là gì. Tưởng tượng rằng quyền năng Đức Chúa Trời vận hành cách đui mù hay tình cờ là rơi vào tình trạng làm nạn nhân cho các quan niệm duy vật. Đó là tưởng về quyền năng Đức Chúa Trời như phân rẽ khỏi các thuộc tánh của nhân phẩm như sự khôn ngoan, yêu thương và nhơn từ. Đó là tưởng tượng một năng lực vô hạn, gián tiếp, một vài điều không và không thể hiện hữu.
Quyền năng của Đức Chúa Trời là một với ý chỉ của Đức Chúa Trời, và chỉ hoạt động theo như Ngài muốn nó có vậy. Nó là một với tình yêu và sự nhơn từ của Ngài và (như đã được nhìn thấy theo quan điểm thấp kém của chúng ta) là khả hữu vô hạn thuộc tất cả các thuộc tánh trong sự toàn hảo của Ngài. Đó là hữu thể thánh khiết của Ngài đang tác động.
Đức Chúa Trời là Linh và vũ trụ Ngài thuộc linh cách căn bản. Thậm chí khoa học, đang đi khập khiễng dọc theo xa xa ở phía sau sự khải thị, bây giờ đều biết rằng vật chất không phải là bản thể chắc chắn, dù họ đã một lần tưởng như vậy. Các nhà khoa học luôn thay đổi tận căn bản các niềm tin tưởng của họ từ thời này sang thời kia và tôi không muốn trích dẫn lời của họ để minh xác cho chân lý cơ đốc; nhưng dường như phải có một sự song hành giật mình giữa lý thuyết nguyên tử về vật chất và quan niệm Thánh Kinh về Lời Vĩnh Hằng, như là căn nguyên và sự nâng đỡ của muôn vật thọ tạo. Há đã có thể có, như một số nhà thần bí đã quả quyết, mọi vật trên trời và trên đất, vật hữu hình và vật vô hình, trong thực tế chỉ là các bước đi ra của quyền năng Đức Chúa Trời hay sao?
Bất luận Đức Chúa Trời là gì Ngài đều vô hạn. Mọi quyền năng đang hiện hữu nằm trong Ngài; bất cứ quyền năng đang hành động ở bất cứ nơi đâu đều thuộc về Ngài. Thậm chí quyền năng làm ác trước hết phải từ Ngài mà đến, vì không có nguồn gốc nào khác để có quyền năng đó. Lucifer, con của sáng sớm, khi hắn tự nhắc mình lên nghịch lại Đấng Chí Cao, đã có các khả năng mà hắn đã nhận được từ Đức Chúa Trời. Hắn đã lợi dụng các điều này để trở nên Ma quỷ.
Tôi ý thức rằng loại dạy dỗ này đặt ra một điều rất khó khăn nào đó, nhưng chúng ta sẽ không bao giờ rút lui trước chân lý nếu chỉ vì cớ chúng ta không thể giải thích nó. Tránh né chân lý này là sẽ còn dấy lên nhiều vấn đề khó khăn hơn nữa, và tệ hơn hết, đó là suy nghĩ cách yếu đuối về Đức Chúa Trời mà vốn là sự sỉ nhục tối thượng đối với Ngài.
Thực sự về tội lỗi đưa nguyên tố xáo trộn vào trong suy tưởng của chúng ta về Đức Chúa Trời và vũ trụ cũng như ép buộc chúng ta đưa ra các phán quyết trên nhiều điều. Phao lô đã luận về “huyền nhiệm của sự bất pháp”, và nó thích hợp cho chúng ta chấp nhận các lời được hà hơi này của ông như là lời giải đáp hiện hữu cho vấn đề tội lỗi. Người khôn ngoan sẽ ghi nhận rằng những điều chúng ta không thể hiểu, đều không có gì liên quan với sự cứu rỗi chúng ta. Chúng ta được cứu bởi chân lý chúng ta biết.
Nếu chúng ta là các Cơ đốc nhân chân chính, chúng ta có thể biết điều này, rằng quyền năng và giới hạn của Đức Chúa Trời vô hạn của chúng ta, tất cả đều ở xung quanh chúng ta, bao bọc chúng ta và bảo trì chúng ta trong tình trạng hiện hữu và giữ chúng ta đến sự cứu rỗi sẵn sàng được hiển lộ. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn xem Đức Chúa Trời cách tin cậy và cứ chờ đợi “sự vận hành của đại năng do lực lượng Ngài mà Ngài đã vận hành trong Đấng Christ khi khiến Đấng ấy từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại trên trời”. Ê phê sô 1:19-20.
A.W.Tozer