Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

TRẠNG THÁI GẦN GŨI LÀ TRẠNG THÁI GIỐNG NHAU


     Một nan đề nghiêm trọng và thường gây âu lo cho nhiều Cơ đốc nhân là họ cảm thấy rằng Đức Chúa Trời ở xa đối với họ, hay họ ở xa cách Đức Chúa Trời, cũng giống  như  nhau.

Thật khó vui vẻ trong Chúa vì chúng ta đang chịu khổ do cảm thức xa cách này. Điều này giống như cố sức có được mùa hạ ấm áp, chói sáng mà không có mặt trời. Dĩ nhiên bối rối đầu nhất ở đây không thuộc trí năng và không thể được chữa trị bằng phương tiện trí năng, song le lẽ thật phải thấm nhập tâm trí trước khi nó có thể đi sâu vào tấm lòng, nên chúng ta hãy cùng nhau lý luận về điều này. Trong các sự việc thuộc linh chúng ta chỉ suy nghĩ cách chính xác khi chúng ta quan niệm xóa bỏ quan niệm về không gian. Không gian không có liên hệ đến sự vật, còn linh độc lập đối với nó. Nhờ quan niệm về không gian chúng ta đánh giá mối liên hệ của các thân thể vật chất đối với nhau.
Chúng ta đừng bao giờ suy nghĩ về Đức Chúa Trời như là gần hay xa về mặt không gian, vì Ngài không ở đây hay ở đó nhưng mang cả đây và đó trong lòng Ngài. Không gian không vô hạn như một số người đã tưởng, chỉ Đức Chúa Trời là vô hạn và Ngài nuốt trọn không gian trong sự vô hạn của Ngài “Đức Giê-hô-va phán, há không phải Ta đầy dẫy trời và đất sao?”. Ngài đầy dẫy trời và đất như đại dương đầy dẫy chiếc thùng phuy khi nó được chìm ngập trong đó, và như đại dương bao quanh chiếc thùng nên Đức Chúa Trời cũng đầy dẫy vũ trụ “Trời của các từng trời không thể chứa đựng Ngài”. Đức Chúa Trời không bị chứa đựng, Ngài chứa đựng.
Là các tạo vật sinh ra từ trái đất, tự nhiên chúng ta có khuynh hướng suy nghĩ theo các phương pháp loại suy thế hạ. “Kẻ từ trái đất mà ra là thuộc về đất, và do trái đất mà phát ngôn”. Đức Chúa Trời đã sáng tạo chúng ta, các hồn sinh động và đã ban thân thể cho chúng ta để nhờ đó chúng ta có thể kinh nghiệm thế giới xung quanh mình và truyền thông với nhau. Khi con người đã sa ngã xuyên qua tội lỗi, anh ta bắt đầu suy nghĩ về chính anh như đang có một hồn thay vì là một hồn. Điều này tạo nên một loại dị biệt vì hoặc một người tin rằng anh ta là một thân thể có một hồn hay một hồn đang có một thân thể.
Hồn ở bên trong và kín giấu, còn thân thể luôn luôn hiện hữu đối với các giác quan, kết quả chúng ta có khuynh hướng cảm xúc thân thể, và quan niệm về gần hay xa, bị cột chặt vào các điều vật chất, hầu như hoàn toàn tự nhiên đối với chúng ta. Nhưng điều này chỉ có giá trị khi nó áp dụng cho các loài thọ tạo luân lý. Khi chúng ta cố sức áp dụng nó cho Đức Chúa Trời, nó không còn giữ tình trạng có giá trị của nó nữa.
Tuy nhiên khi chúng ta diễn giảng về loại người ở “xa” cách Đức Chúa Trời, chúng ta nói thật. Chúa phán về Ysơraên “Lòng họ ở xa Ta lắm”, và tại đó chúng ta có định nghĩa về cái xa gần trong mối tương quan của chúng ta với Đức Chúa Trời. Các lời này không ám chỉ đến khoảng cách vật lý, nhưng trạng thái giống nhau.
Đức Chúa Trời ở gần cách đều nhau với mọi phần của vũ trụ Ngài, điều đó đã được dạy dỗ cách minh bạch trong kinh văn (Thi 139:1-18), song le một số hữu thể kinh nghiệm trạng thái gần gũi của Ngài còn số khác lại không, tùy thuộc trên trạng thái giống nhau luân lý của họ đối với Ngài. Chính tình trạng khác nhau tạo nên cảm thức về sự xa cách giữa các tạo vật, giữa loài người và Đức Chúa Trời.
Hai tạo vật có thể rất gần gũi nhau về mặt vật lý, tiếp xúc nhau. Song le vì cớ sự dị biệt của bản chất nên họ vẫn cách xa nhau hàng triệu dặm. Có thể có một thiên sứ và con khỉ ở chung trong một căn phòng, nhưng vì có sự khác biệt cơ bản giữa bản chất của họ làm cho sự thông công trở nên bất năng. Thực ra họ đã “ở xa” đối với nhau.
Vì trạng thái không giống nhau về mặt luân lý giữa con người và Đức Chúa Trời, Kinh Thánh có một lời, sự mất tình nghĩa, và Đức Thánh Linh giới thiệu một bức tranh kinh khiếp về sự mất tình nghĩa này khi nó tự tác thành trong tâm tính loài người. Bản chất sa đọa của con người đối kháng cách chính xác với bản chất Đức Chúa Trời như đã được khải thị trong Jêsus Christ. Vì cớ không có tình trạng giống nhau luân lý nên không có sự thông công, vì cảm thức về khoảng cách vật lý, cảm xúc rằng Đức Chúa Trời ở xa trong không gian. Quan niệm lầm lạc này gây chán nản cho sự cầu nguyện và ngăn trở nhiều tội nhân tin nơi sự sống.
Phao lô đã khuyến khích dân thành Nhã-điển bằng cách nhắc họ nhớ rằng Đức Chúa Trời vốn không xa cách bất cứ ai trong họ, vì trong Ngài mà họ đã sống, chuyển động và có được hữu thể của họ. Song le, loài người suy nghĩ về Ngài ở xa hơn ngôi sao xa hơn hết. Sự thật Ngài ở gần chúng ta nhiều hơn chúng ta đối với chính mình. Nhưng làm thế nào tội nhân cảm thức có thể bắc cầu qua vực sâu mà phân cách họ với Đức Chúa Trời bằng kinh nghiệm sinh động đây? Câu trả lời là anh ta không thể, nhưng vinh quang của sứ điệp cơ đốc là Christ đã thực hiện. Xuyên qua huyết thập tự giá của Ngài, Ngài đã tạo sự bình an hầu Ngài có thể hòa giải mọi sự với chính Ngài. Và anh em, vốn đã mất tình nghĩa (xa cách) và là các thù nghịch trong tâm trí anh em bởi các công việc tà ác, nhưng bây giờ Ngài đã giải hòa trong thân thể của xác thịt Ngài xuyên qua sự chết, để trình diện anh em là thánh khiết, không tì vít và không chỗ chê trách trước nhãn quan của Ngài (Côl 1:21-22).
Sự tân sinh làm cho chúng ta trở nên các người tham dự thần tánh. Tại đó công tác phá hủy sự dị biệt giữa chúng ta và Đức Chúa Trời đã bắt đầu. Từ đấy công tác đó cứ tiến triển bởi sự vận hành thánh hóa của Đức Thánh Linh cho đến khi Đức Chúa Trời được thỏa mãn.
Đó là thần đạo học về điều đó, nhưng như tôi đã nói, thậm chí hồn mà đã được tái sinh đôi khi cũng có thể chịu đau khổ vì cảm xúc rằng Đức Chúa Trời xa cách anh ta. Khi ấy anh ta nên làm gì?
Thứ nhất, sự bối rối không gì khác hơn một sự đổ vỡ tạm thời trong sự thông công cảm xúc được về Đức Chúa Trời vì cớ bất cứ một trăm lý cớ nào đó. Sự chữa trị là đức tin. Hãy tin cậy Đức Chúa Trời trong bóng tối cho đến khi ánh sáng trở lại.
Thứ hai, cảm thức về tình trạng xa cách cứ tiếp tục mặc dù có sự cầu nguyện, và những gì anh em tin là niềm tin. Nhìn vào sinh hoạt bề trong của anh em để tìm các bằng cớ hiển nhiên về các thái độ sai lầm các tư tưởng gian ác hay các khuyết điểm trong tâm tính. Những điều này không giống Đức Chúa Trời và nên một vực sâu tâm lý giữa anh em và Ngài. Hãy loại bỏ điều ác khỏi anh em, hãy tin và cảm thức về tình trạng gần gũi sẽ được phục hồi. Trong chỗ thứ nhất Đức Chúa Trời vốn không bao giờ ở xa.
A.W.Tozer