“Người yêu của
Ta ơi, nàng thật toàn mỹ, và trong nàng chẳng có tì vết. Cô dâu của ta ơi, hãy
đến với ta từ Lebanon ; hãy
đến với Ta từ Lebanon .
Hãy nhìn từ đỉnh Amana, từ đỉnh Senir và Hermon, từ các hang sư tử, từ các núi
con beo. Em gái Ta, cô dâu của Ta ơi, nàng đã làm say đắm lòng Ta; nàng đã làm
say đắm lòng Ta bằng một cái liếc nắt, bằng một xâu chuỗi nơi cổ nàng. Em gái
ta, cô dâu của ta ơi, tình yêu nàng đẹp biết bao! Tình yêu của nàng ngon hơn
rượu dường nào, còn hương thơm của dầu xức nàng hơn mọi thứ hương liệu! Cô dâu
của Ta ơi, môi nàng nhỏ giọt mật tươi; mật và sữa ở dưới lưỡi nàng; còn hương
thơm của áo nàng tựa như hương thơm Lebanon . Em gái Ta, cô dâu của Ta
là một khu vườn rào kín, một khe suối đóng chặt, một nguồn mạch niêm phong. Các
chồi non của nàng là một vườn thạch lựu với những trái tuyển; phụng tiên với
cam tòng, cam tòng và hoa nghệ; xương bồ và nhục quế, với mọi loại cây nhũ
hương; một dược và lư hội, với mọi thứ hương liệu hảo hạng. Một nguồn mạch
trong các khu vườn, một giếng nước sống, và các dòng suối từ Lebanon . Hỡi
gió bắc, hãy tỉnh dậy; và hỡi gió nam, hãy đến! Hãy thổi trên khu vườn của tôi:
để các hương liệu trong đó bay ra; để người yêu dấu của tôi bước vào trong khu
vườn của chàng và ăn trái tuyển của chàng.” (Nhã Ca 4:7-16)
LỜI GIỚI THIỆU
Trong chương thứ hai của sách Nhã Ca, Chúa
yêu cầu người tìm kiếm của Ngài: “Trong các kẽ nứt của vầng đá, tại nơi ẩn náu
trong vách núi, hay cho Ta thấy vẻ mặt nàng, cho Ta nghe tiếng nàng” (2:14).
Chúa sẽ không để chúng ta đi cho đến khi chúng ta hoàn thành sự mong mỏi này.
Chính mục đích này– đó là chúng ta lưu lại trong các kẽ nứt của vầng đá và nơi
ẩn náu trong vách núi – quyết định Ngài sẽ dẫn dắt và xử lý chúng ta như thế
nào.
Sự xử lý đầu tiên của Ngài đối với chúng ta
khi Ngài dẫn chúng ta hướng đến mục đích này là cất đi cảm thức về sự hiện diện
của Ngài. Khi chúng ta đang vui hưởng việc ở trong các căn phòng của Vua (1:4),
Ngài cất đi cảm nhận về sự dịu ngọt của sự hiện diện Ngài. Theo cách này, Ngài
dạy dỗ chúng ta rằng việc nội cư của Ngài không liên quan đến các cảm nhận của
chúng ta. Kinh nghiệm của nàng Shulammite là: “Trên giường tôi, đêm từng đêm
tôi đã tìm người mà hồn tôi yêu mến; tôi đã tìm chàng, nhưng không gặp” (3:1).
Trong kinh nghiệm của mình, chúng ta mất cảm thức về sự hiện diện của Chúa.
Ở bước thứ hai, trong sự khốn cùng của mình,
chúng ta được thúc đẩy đề mở tình trạng của mình với các anh chị em khác. Điều
này được minh họa bởi việc nàng Shulammite nói: “Bây giờ tôi sẽ trổi dậy và đi
khắp thành; trên các đường phố và trong các quảng đường, tôi sẽ tìm người mà
hồn tôi yêu mến” (3:2). Sau điều này, Ngài dẫn chúng ta đến với các anh chị em
có kinh nghiệm, họ giống như “những người canh tuần đi khắp thành” (3:3). Các
thánh đồ có kinh nghiệm này giúp chúng ta được vững lập và cấu thành hơn nữa
trước mặt Chúa.
Cuối cùng, chúng ta học được rằng sự hiện
diện của Ngài với chúng ta là thật và đáng tin cậy, dù chúng ta có cảm thức
được điều đó hay không. Dù biết như vậy, nhưng chúng ta vẫn cố hết sức để giữ
lấy sự hiện diện của Ngài khi chúng ta kinh nghiệm sự hiện diện ấy (3:4). Theo
cách này, chúng ta đang dần dần được biến đổi từng bước một cách kiên định. Bởi
phương tiện là sự vận hành của Chúa, chúng ta đang tăng trưởng trong sự sống.
Những người khác cũng nhận thức rằng chúng ta đã kinh nghiệm công tác cấu tạo
của Chúa,vì vậy họ hỏi: “Người nữ này là ai mà đi lên từ đồng vắng giống như
các trụ khói, đượm hương thơm một dược và nhữ hương, với mọi loại phấn thơm của
thương nhân?” (3:6).
Bây giờ người tìm kiếm của Ngài đã trở nên sự
yên nghỉ của Ngài, được cấu thành bằng yếu tố của Ngài và phối hợp với những
người biết cách chiến đấu cho mối quan tâm của Chúa (đại diện bởi 60 dũng sĩ
vây quanh giường của Vua vào ban đêm). Nàng cũng đã trở nên phương tiện di
chuyển cho sự chuyễn động của Ngài (đại diện bởi chiếc kiệu của Solomon). Trong
nàng, Chúa có được một người mà qua đó Ngài có thể hành động và thực hiện niềm
ao ước của Ngài giữa vòng con người. Những người mà đã trở nên chiếc giường và chiếc
kiệu của Chúa đã đánh mất ý kiến của họ và thậm chí cả cảm nhận của họ về điều
họ cần phải là. Thay vì vậy, những người mang lấy Chúa được xây dựng bằng “các
trụ bạc” (3:10), nghĩa là tâm trí, tình cảm và ý muốn của họ đã kinh nghiệm
hiệu lực của sự cứu chuộc.
Chiếc kiệu của Chúa ngày nay bao gồm những
người đã kinh nghiệm sự vận hành bên trong của Đức Cháu Trời. Vì sự cấu thành
và chỗ đứng của họ, họ được Chúa và các thánh đồ đánh giá cao. Các thánh đồ
đánh giá cao hiệu quả và sự biểu lộ bên ngoài từ công tác của Chúa trên họ,
trong khi Chuá đánh giá cao sự vận hành bên trong của sự sống Ngài mà đã sinh
ra bảy loại bông trái. Thứ nhất, mắt nàng đã trở nên giống như bồ câu phía sau
tấm mạng che. Thứ hai, tóc nàng bây giờ giống như một bầy dê nằm nghỉ trên núi Gilead . Thứ ba, răng nàng tựa như một bầy chiên cái đã
xén lông. Thứ tư, môi nàng tựa sợi chỉ điều. Thứ năm, đôi má nàng như một miếng
thạch lựu sau tấm mạng che. Thứ sáu, cổ nàng tựa như ngọn tháp của Davia. Và
thứ bảy, đôi nhũ hoa nàng như hai con nai nhỏ, cặp linh dương sinh đôi, đang ăn
giữa các hoa huệ. (Ý nghĩa của các chi tiết này trong sự ngợi khen của Cháu đã
được bàn đến trong sự điệp trước). Người yêu của Chúa trong sách Nhã Ca mang
chứng cớ này.
Khi anh em trả giá trước mặt Chúa thì sẽ có
một kết quả đẹp đẽ, gấp bảy. Chúng ta phải ao ước kinh nghiệm này, vì hễ ai có
bảy chi tiết này thì lành mạnh trước mặt Chúa. Những người như vậy xứng đáng
trở nên cô dâu của Ngài. Khi chúng ta đạt đến giai đoạn này, Chúa được chúc
tụng trong chúng ta và vinh hóa qua chúng ta.
Khi đọc sách Nhã Ca, chúng ta nhận thấy rằng
người yêu của Đức Chúa Trời có một tấm lòng tìm kiếm. Chúng ta phải luôn luôn
cảm thấy mình chưa được hoàn hảo. Mặc dù có thể đã yêu Chúa nhiều năm, nhưng
chúng ta vẫn cần nhận thức rằng chúng ta thiếu hụt kinh nghiệm sự sống. Chúng
ta phải cảm thấy mình vẫn cần nhiều công tác của Linh. Chúng ta không nên thỏa
mãn cho đến khi đạt đến sự biểu lộ kỳ diệu mà Chúa ao ước này.
Chúa ngợi khen thị lực, sự thuận phục, khả
năng tiếp nhận, khả năng sản sinh sự sống, khả năng phát ngôn cho Ngài, sự vận
dụng để thực hiện ý muốn Ngài, và sự nhạy bén đối với sự sống của nàng. Chúa có
thể nói với nàng: “Nàng đã thật sự làm thỏa mãn lòng Ta.” Tuy nhiên, dù có mọi
điều này, nàng vẫn chưa hoàn toàn đạt đến chỗ mà Chúa đòi hỏi nàng trong chương
2 câu 14.
Trong chương 1, nàng đã khám phá ra rằng sống một nếp sống yêu thương với Chúa thật
dịu ngọt dường nào. Trong chương 2, nàng cũng đã đi đến chỗ quý trọng nhà yến
tiệc, hội thánh. Là người ao ước trở nên một phước hạnh cho hội thánh, nàng
nhận thức rằng nàng phải sống trong núi một dược và đồi nhũ hương” (4:6) để
được đượm nhuần bằng sự chết (một dược) và sự phục sinh và công tác của thập tự
giá nàng mới có thể thật sự làm thỏa mãn Đức Chúa Trời, làm chứng trong hội
thánh, và trở nên một người yêu đích thực của Chúa. Nàng biết rằng mối liên hệ
của nàng với Chúa không chỉ dẫn dắt nàng đọc Kinh Thánh, đi nhóm, hoặc chỉ nói:
“Chúa ôi, tôi yêu Ngài.” Mối liên hệ yêu thương này đòi hỏi một giá. Vì vậy,
nàng phải đi đến núi một dược và đồi nhũ hương. Đến bây giờ nàng nhận thức rằng
kinh nghiệm của nàng về thập tự giá không phải là kết quả từ sự vâng phục của
chính nàng. Tuy nhiên, bây giờ nàng bắt đầu đáp ứng với sự kêu gọi của Chúa
trong chương 2 để: “trỗi dậy và bước ra.” Vì vậy nàng bắt đầu trả giá và trở
nên một người đang đánh mất nhưng lại có được, “như nghèo nàn nhưng lại làm cho
nhiều người được phong phú” (2 Cor.6:10). Bây giờ Chúa có thể nói với nàng :
“Nàng xinh đẹp thay. Nàng làm thỏa mãn lòng Ta. Nàng không còn là một con ngựa
cái nữa; bây giờ nàng là người đẹp của Ta” (xem Nhã Ca 4:7).
SỰ VƯỢT TRỔI CỦA SỰ THĂNG
THIÊN
Được
kêu gọi vào trong Sự Thăng Thiên của Ngài
Nếu chúng ta sẵn lòng ở lại trên núi một dược
để kinh nghiệm sự chết của Chúa và ở lại trên đồi nhũ hương để kinh nghiệm sự
phục sinh của Ngài. Ngài sẽ kêu gọi chúng ta ở với Ngài trong sự thăng thiên
của Ngài.
Toàn Mỹ, Không
Tì Vết
Trước
hết, Chúa nói với nàng : “Người yêu của ta ơi, nàng thật toàn mỹ, và
trong nàng chẳng có tì vết” (4:7).
Là “Cô Dâu của
Ta”
Trong câu 8, Chúa nói: “Cô dâu của Ta ơi, hãy
đến với Ta từ Lebanon ; hãy
đến với Ta từ Lebanon .
Hãy nhìn từ đỉnh Amana, từ đỉnh Senir và Hermon, từ các hang sư tử, từ các núi
con beo.” Đây là lần đầu tiên Chúa gọi nàng là “ cô dâu của Ta.”
Chuyển động
với Chúa
Trên Lập
trường Là Sự Thăng Thiên
Chúa yêu cầu nàng : “Hãy đến với Ta.” Điều
này chỉ tỏ rằng Chúa có một sự kêu gọi. Ý định của Ngài là kêu gọi chúng ta đi
lên để chuyên động với Ngài trong sự thăng thiên của Ngài.
1.
Từ Lebanon
- Nhìn xem Những Điều Trên Trái Đất
từ Lập Trường Là Sự Thăng Thiên
Miền đất Lebanon
chỉ về sự phục sinh và thăng thiên của Chúa. Chúa kêu gọi nàng chuyển động với
Ngài trong lĩnh vực của sự thăng thiên. Chúa nói với nàng : “Nàng phải ở trong
sự vượt trỗi của sự thăng thiên của Ta. Nàng cần nhìn mọi điều từ sự thăng
thiên. Đừng lưu lại trong sự theo đuổi, công tác nhỏ bé của chính nàng, và các
kế hoạch cho tương lai của nàng. Nàng phải ở với Ta trong lĩnh vực mà Ta ở,
trong cõi thiên thượng, để xem xét những điều của Linh, để cùng lao tác với Ta
và hoàn thành niềm ao ước của Ta.
2.
Từ Đỉnh Amana - Nhìn xem Những
Điều Trên Trái Đất
với Cái Nhìn của Lẽ Thật
Chúa kêu gọi người tìm kiếm của Ngài đi với
Ngài không chỉ từ Lebanon
mà còn từ đỉnh Amana. Đỉnh Amana tượng trưng cho thực tại của lẽ thật. Chúa
muốn nói với nàng: “Đừng chỉ rao giảng theo cảm nhận riêng của ngươi như trước
đây. Ngươi phải nhìn thấy điều gì là thật theo lẽ thật. Lẽ thật không nên chỉ
là lời trong miệng ngươi”.
3. Từ Đỉnh Senir – Nhìn xem Mọi Điều với Cái Nhìn
về Chiến Trận Thuộc Linh
trong Hội Thánh
Chúa cũng ở với nàng trên đỉnh Senir. “Senir” có nghĩa là giáp trụ, chỉ
về hội thánh, là người mặc lấy toàn bộ giáp trụ của Đức Chúa Trời trong Eph.
chương 6. Nói cách khác, anh em không những phải ở trong các nơi thiên thượng
và trong thực tại của những điều thuộc linh mà còn phải mặc lấy hội thánh. Giáp
trụ dành cho chiến trận thuộc Linh. Chiến trận thật sự chỉ có thể thành công
khi anh em ở với Đấng Christ trên lập trường của sự thăng thiên và trong Hội
thánh.
4. Từ Đỉnh Hermon – Nhìn Xem Những Điều Trên Trái Đất
Với Quyền Năng của Sự Chiến
Thắng của Christ
Chúng ta cũng được kêu gọi để đi cùng với
Chúa từ đỉnh Hermon, là điều chỉ về sự hủy diệt. Đấng Christ đã đắc thắng quyền
lực của tội và hủy diệt quyền lực của kẻ thù qua thập tự giá của Ngài (Heb.
2:14). Chúng ta phải vận dụng quyền năng đắc thắng của thập tự giá của Chúa để
hủy diệt kẻ thù.Chúng ta dược mong đợi đi cùng với Ngài từ “các hang sư tử” và
“các núi con beo”. Peter đã mô tả ma quỷ như sư tử gầm rống (1 Pet. 5:8). Sư tử
thì giỏi gầm rống, và beo thì giỏi cào xé và hủy diệt. Trong thơ Ephesians,
Paui cho chúng ta biết rằng trận chiến của chúng ta là với một kẻ thù chiếm cứ
các nơi thiên thượng (6:12). Việc bước đi trên các đỉnh núi và từ đó nhìn xuống
chắc chắn sẽ đem chúng ta đến chỗ đối mặt với các hang sư tử và các núi con
beo. Khi Đấng Christ kêu gọi chúng ta bước đi với Ngài trong sự thăng thiên,
chúng ta không nên mong rằng mọi sự sẽ dễ dàng cho chúng ta. Trái lại, sư tử và
beo sẽ ở gần hơn bao giớ hết. Thậm chí chúng ta sẽ phải học tập chiến đấu với kẻ
thù mặt đối mặt.
KINH NGHIỆM SỰ THĂNG THIÊN
Là những người đứng với Chúa trong sự thăng
thiên của Ngài, chúng ta sẽ đương đầu với hai tình huống sau:
Thứ nhất, chúng ta sẽ phải tham dự vào chiến
trận thuộc Linh. Anh em phải nhận thức rằng khi ở trên lập trường của sự thăng
thiên, anh em cũng ở gần nơi kẻ thù cư trú. Mọi mưu kế của Satan đều khởi phát
từ các nơi cao. Tuy nhiên, anh em không chỉ đang cầm khiên của đức tin để chống
cự các mũi tên lửa là các mưu kế của hắn; thay vì vậy, anh em đang trực diện
tham chiến với Satan và quân đội của hắn. Anh em sẽ có thể nhìn thấy điều Satan
sắp sửa thực hiện, và anh em sẽ có thể theo đó mà đối phó. Do đó, anh em sẽ có
thể chiếm thế chủ động để cản phá sự tấn công của hắn. Khi ở với Đấng Christ
trong sự thăng thiên của Ngài, anh em không còn chờ đợi Satan tấn công từ trên
cao nữa. Thay vì vậy, anh em nhìn thấy các kế hoạch của hắn và có thể ngăn chặn
hắn.
Thứ hai, anh em sẽ sở hữu lợi thế thiên
thượng của Chúa, vì anh em cùng với Chúa xuất hiện từ “Lebanon.” Chúng ta không
bao giờ đơn độc khi ở trong sự thăng thiên của Chúa. Ngài không bao giờ để
chúng ta chiến đấu một mình trong chiến trận thuộc linh. Khi chúng ta bước vào
trong sự thăng thiên với Chúa, Chúa ở với chúng ta để kinh nghiệm thực tại của
mọi điều thuộc Linh. Ngài ở với chúng ta từ Lebanon , từ đỉnh Amana, từ dỉnh
Senir và Hermon, từ các hang sư tử và các núi con beo. Chúng ta sẽ có cùng một
tâm trí với Chúa, và chúng ta sẽ ở trong sự hòa hợp với Ngài để thực hiện niềm
ao ước đời đời của Đức Chúa Trời qua công tác của Ngài trên đất.
Khi Chúa kêu gọi chúng ta tiến tới để ở với
Ngài trong sự thăng thiên của Ngài, Ngài nhấn mạnh bốn điều.
Trước hết, chúng ta phải nhận thức vị trí của
mình. Anh em đang ở đâu? Ở Lebanon. Anh em đang ở trên lập trường của sự thăng
thiên. Anh em không cần cầu xin sự chiến thắng; anh em đang ở trên lập trường
của sự chiến thắng. Anh em không cần cầu xin sức lực; anh em đang ở trên lập
trường của sức lực. Anh em không cần cầu xin ánh sáng; anh em đang ở trong sự
sáng. Tại sao vậy? Vì anh em đang ở với Chúa trong các nơi thiên thượng. theo
vị trí và tình trạng của mình, chúng ta là trời, dù chúng ta vẫn bước đi trên
đất. Nguyện Chúa mở mắt chúng ta để chúng ta thấy vị trí của mình là ở trong
các nơi thiên thượng.
Thứ hai, những người ở với Chúa trong sự
thăng thiên của Ngài có khả năng để cứ ở trong thực tại của lẽ thật. Điều anh
em phát ngôn và điều anh em sống không nên tách rời nhau nữa. Những gì anh em
nói phải là thực tại của anh em. Anh em cần trả giá để lẽ thật trở nên thực tại
của anh em. Đừng chỉ mua một ít một dược nhưng hãy cư trú trên núi một dược.
Chúa sẽ bán núi một dược cho anh em. Anh em cần trả giá để kinh nghiệm thực tại
của lẽ thật. Nếu thật sự ao ước đi đến núi một dược, anh em phải sẵn lòng quăng
xa mọi điều khác. Đừng bận tâm. Đừng lo lắng. Đừng lập kế hoạch. Đừng nghĩ quá
nhiều. Cuộc đời anh em ở trong tay Chúa. Anh em sống bởi đức tin trước mặt
Chúa. Điều anh em nghe và phát ngôn về lẽ thật phải trở nên thực tại của anh
em.
Thứ ba, Chúa khải thị rằng chúng ta cần mặc
lấy giáp trụ, tức là hội thánh. Chúng ta phải biết rằng chúng ta không còn chỉ
một mình nữa. Chúng ta thuộc linh hoặc hữu dụng bao nhiêu cũng không quan
trọng. bây giờ chúng ta phải sống trong nếp sống hội thánh và để cho Thân Thể
trở nên sự bảo vệ của chúng ta. Dù hội thánh mạnh hay yếu cũng không quan
trọng. Hội thánh là giáp trụ của chúng ta để chiến đấu với Satan.
Thứ tư, Chúa bày tỏ rằng chúng ta đang sống
trong chiến thắng của thập tự giá. Chúng ta phải ở trong mối liên hiệp với Chúa
cách liên tục để kinh nghiệm mọi sự phong phú của thập tự giá.
Khi chúng ta dâng chính mình cho Chúa và nói
với Ngài: “Tôi sẽ đi đến núi một dược và đồi nhũ hương,” chắc chắn Ngài sẽ cảm
động và khải thị cho chúng ta những điều này: chúng ta sống trong các nơi thiên
thượng; lẽ thật có thể trở nên thực tại của chúng ta; chúng ta phải mặc lấy hội
thánh để có nếp sống của chiến trận thuộc linh; và chúng ta sống trong chiến
thắng của thập tự giá. Ở đây Chúa muốn nói: “Nếu muốn sống trên núi một dược và
đồi nhũ hương, ngươi cần kinh nghiệm thực tại của sự thăng thiên. Ngươi phải
sống một nếp sống của sự thăng thiên và kinh nghiệm sự vượt trổi của sự thăng
thiên. Khi ấy, lẽ thật, hội thánh và sự chiến thắng của thập tự giá có thể được
thực thể hóa trong ngươi.”
LỜI CHÚA KHEN NGỢI NGƯỜI YÊU DẤU CỦA NGÀI
1.
Nàng Đã Làm Say Đắm lòng
Chúa
Bởi Sự Vâng Phục của Nàng
Câu 9 của chương 4 nói: “Em gái Ta, cô dâu
của Ta ơi, nàng đã làm say đắm lòng Ta; nàng đã làm say đắm lòng Ta bằng một
cái liếc mắt, bằng một xâu chuỗi nơi cổ nàng.” Nàng Shulammite đáp lại sự kêu
gọi của Chúa thứ nhất bằng một cái liếc mắt, và thứ hai bằng một xâu chuỗi nơi
cổ nàng. Nàng không còn tranh luận với Chúa hay mặc cả với Ngài nữa. Nàng đáp
lại bằng ánh mắt làm say đắm lòng Ngài bằng cái liếc mắt của nàng. Cách tốt
nhất để biết một người có ở trong sự hòa hợp của anh em hay không là bởi cái
liếc mắt của người ấy. Điều này thường đúng đối với chồng và vợ.
Sự vâng phục của nàng Shulammite đến một cách
tự nhiên. Nàng chỉ đơn giản nhìn Chúa. Cái liếc nhìn của nàng dường như muốn
nói với Ngài: “Chúa ôi, tôi ở với Ngài. Tôi đáp ứng với mọi đòi hỏi của Ngài.
Ước muốn của Ngài là mệnh lệnh đối với tôi. Hãy xem, tôi ở dây. Tôi không muốn
làm tổn thương Ngài hoặc ngăn trở Ngài nữa. Tôi sẵn lòng đặt qua một bên mọi
điều tôi có để niềm ao ước của Ngài có thể được hoàn thành.” Chúa cảm động sâu
sắc. Ngài nói: “Em gái Ta, cô dâu của Ta ơi, nàng đã làm say đắm lòng Ta.” Lòng
Chúa hân hoan vì nàng đáp lại sự kêu gọi của Ngài để bước vào trong sự thăng
thiên của Ngài. Khi Chúa yêu cầu nàng đi cùng với Ngài, đáng ngạc nhiên thay,
nàng vâng phục!
Nàng cũng có một xâu chuỗi nơi cổ, khải thị
rằng ý chí của nàng đã trao cho Chúa.
Một xâu chuỗi là một dây chuyền đeo trên cổ, biểu thị cho ý chí. Vì vậy, xâu
chuỗi ở đây là một biểu tượng về sự
thuận phục. Trên cổ nàng không có gì ngoài một xâu chuỗi, đó là sự đòi hỏi của
Chúa. Chúa đã đòi hỏi nàng một vấn đề nào đó, và mệnh lệnh này đã trở nên xâu
chuỗi của nàng. Nàng vâng phục Chúa cách trọn vẹn. Một sự đáp ứng như vậy làm
say đắm lòng Chúa. Trước đây, nàng Shulammite đã thực hiện một cuộc trình diễn
hoành tráng về việc theo đuổi Chúa, nhưng Chúa đã ví nàng như một con ngựa cái.
Ở dây nàng không nói một lời, nhưng Chúa nói rằng nàng làm say đắm lòng Ngài.
Trong 4:6, nàng nói: “Về phần tôi, tôi sẽ đi đến núi một dược và đồi nhũ
hương.” Rồi Chúa yêu cầu nàng đi cùng với Ngài. Nàng không nói gì nhưng trả lời
bằng một ánh mắt. Sự đáp lại của nàng được biểu lộ với một xâu chuỗi trên cổ
nàng. Xâu chuỗi này chỉ tỏ rằng nàng quan tâm đến điều Chúa quan tâm. Chúa thật
sự được đụng chạm bởi điều này. Mắt nàng nói với Ngài rằng nàng được nối kết
với Ngài cách sâu xa.
Nguyện Chúa thương xót để chúng ta có thể là
những người làm say đắm lòng Ngài. Mặc dù chúng ta biết nhiều và có thể có một
niềm ao ước mạnh mẽ, nhưng không có điều gì là thật cho đến khi chúng ta làm
say đắm lòng Chúa. Chúng ta phải làm thỏa mãn Chúa trong mọi sự và làm say đắm
lòng Ngài trong mỗi một vấn đề. Anh em phải thật sự hành động. Mỗi khi Chúa có
một mệnh lệnh, chúng ta phải có khả năng đáp lại: “Chúa ôi, tôi ở đây. Tôi ở
ngay dây.” Trên cổ anh em không có gì ngoài một xâu chuỗi mỗi khi Chúa đòi hỏi
anh em một điều gì đó.
2. “Tình yêu của Nàng Ngon Hơn Rượu Dường Nào”
Chúa khen ngợi nàng: “Em gái ta, cô dâu của Ta
ơi, tình yêu nàng đẹp biết bao! Tình yêu của nàng ngon hơn rượu dường nào, còn
hương thơm của dầu xức nàng hơn mọi thứ hương liệu!” (4:10). Khi nàng hoàn toàn
thuận phục, Chúa không nói rằng sự thuận phục của nàng đẹp nhưng nói rằng tình
yêu của nàng xinh đẹp. Anh chi em ơi, sự lao tác của anh chị em có khiến cho
Chúa nói: “Tình yêu nàng đẹp biết bao” không? Hay anh chị em vẫn còn mong Chúa
khen ngợi hiệu quả của sự lao tác của anh chị em. Thay vì vậy, Ngài ao ước nói:
“Em gái Ta, cô dâu của Ta ơi, tình yêu nàng
đẹp biết bao!” Trong chương 1, nàng Shulammite nói với Chúa: “Tình yêu chàng
ngon hơn rượu.” Ở đây, chính Chúa nói với nàng:” Tình yêu của nàng đẹp biết
bao.”
Một buổi nhóm tốt là một sự vui hưởng đối với
Chúa. Một công tác tốt lành cũng là một sự vui hưởng đối với Chúa. Tuy nhiên,
đây không phải là ao ước của Chúa. Chúa muốn chúng ta được thỏa mãn và đắc
thắng, nhưng đây cũng không phải là niềm ao ước chính yếu của Ngài. Điều Ngài
thật sự ao ước là tình yêu không dứt của chúng ta đối với Ngài. Bất kể chúng ta
được chúc phước như thế nào, bất kể chúng ta được chứng thực như thế nào, bất
kể chúng ta có bao nhiêu kinh nghiệm, chúng ta vẫn cần nói với Chúa: “Ô Chúa,
tôi yêu Ngài. Tôi yêu Ngài trong mọi sự lao tác của tôi. Tôi phục vụ Ngài vì
tôi yêu Ngài. Tại sao tôi đi nhóm? Đó là vì tôi yêu Ngài.” Chúng ta có là những
người khiến cho Chúa phải thốt lên: “Tình yêu nàng đẹp biết bao!” không? Thí
dụ, có thể có một buổi nhóm tốt mà sau
đó mọi người đều phấn khởi nói rằng: “Sự hiện diện của Chúa phong phú dường
nào! Mọi lời chứng đều rất thắng thế!” Chúa sẽ trả lời: “đó là nhờ tình yêu của
Ta, điều mà ngươi thừa nhận là ngon hơn rượu hảo hạng. Nhưng còn tình yêu của ngươi
thì sao?” Điều Chúa quý trọng là tình yêu của chúng ta.
Tôi thật sự hi vọng lời này sẽ ở với anh em
suốt phần đời còn lại của anh em. Có thể anh em sẽ công tác nhiều, lao tác
nhiều và phục vụ nhiều trong những năm sắp tới. Nhưng trong những năm đó, liệu
anh em vẫn có thể nói với Chúa: “Tình yêu chàng ngon hơn rượu” không? Thật vậy,
anh em có thể làm sản sinh nhiều điều
cho Ngài, nhưng chính tình yêu của anh em đối với Ngài mới thật sự làm cho Ngài
thỏa mãn chứ không phải “rượu” do anh em sản sinh. Tình yêu là ngọn cờ giữa
Chúa và anh em. Tình yêu là ngọn cờ giữa Chúa phất trên đời sống anh em. “Tình
yêu là ngọn cờ chàng phất trên tôi” (2:4) – Anh em không thể thay thế ngọn cờ
này bằng những điều khác trong đời sống anh em. Bất kể anh em lao tác quyết
liệt đến đâu, bất kể anh em trả giá bao nhiêu, Chúa sẽ nói rằng điều đó vô ích
nếu ngài không có được tình yêu của anh em.
3. “Hương Thơm Của Dầu Xức Nàng
Hơn Mọi Thứ Hương Liệu”
Chúa cũng khen ngợi nàng: “Hương thơm của dầu
xức nàng hơn mọi thứ hương liệu!’ Ở đầu sách này có nói rằng dầu xức của vua có
hương thơm dễ chịu (1:3). Điều đó bày tỏ chính Chúa có hương thơm dễ chịu. Ở
đây Chúa khen ngợi nàng Shulammite rằng hương thơm của dầu xức nàng vượt xa mọi
thứ hương liệu. Chúa không còn là Đấng duy nhất có hương thơm dễ chịu nữa; bây
giờ chúng ta cũng ngát hương. Không chỉ mình Chúa có Thánh Linh, chúng ta cũng
sỡ hữu Thánh Linh. Dầu xức trên đầu
“Aaron” (đại diện cho Đấng Christ trong Thi Thiên 1330 cũng lan tỏa đến chúng
ta, Thân Thể Ngài. Vì Chúa như Linh tổng hợp đã công tác trong chúng ta nên
chúng ta có hương thơm dễ chịu. Sự sống tuôn chảy từ chúng ta có thể cung ứng
và làm thỏa mãn dân chúng ở bất cứ nơi nào chúng ta đến.
4.
“Môi Nàng Nhỏ Giọt Mật Tươi…Còn Hương Thơm
Của Áo Nàng
Tựa Như Hương Thơm Lebanon”
Chúa nói tiếp: “Cô dâu của Ta ơi, môi nàng
nhỏ giọt mật tươi; mật và sữa ở dưới lưỡi nàng; còn hương thơm của áo nàng tựa
như hương thơm Lebanon .”
(4:11). Môi chúng ta, điều đại diện cho lời nói và sự phát ngôn của chúng ta,
nhỏ giọt mật ong. Mật là một trong những loại thực phẩm phong phú và phục hồi
sinh lực tốt nhất. Điều chúng ta nói trở nên đầy quyền năng phục hồi của sự
sống. Khi chúng ta phát ngôn cho Chúa với mật, các lời của chúng ta đầy sự
sống. Chúng nhỏ giọt chậm rãi như tàng ong. Chúng ta phong phú đến nỗi không
cần vội vã đổ ra điều chúng ta có; các lời của chúng ta được thốt ra chậm rãi
như mật từ tàng ong. Là những người như vậy, chúng ta có thể giải phóng điều
Chúa đã ủy thác cho chúng ta bất kể chúng ta ở đâu.
“Mật và sữa ở dưới lưỡi nàng.” Mật ban cho
chúng ta sức lực khi mệt nhọc. Sữa làm cho chúng ta no thỏa khi đói. Người mệt
nhọc được phục hồi và người đói được no thỏa qua các lời của chúng ta. Khi dân
chúng đến với chúng ta, dù trẻ hay già, yếu đuối hay mạnh mẽ, họ cũng sẽ có
được sự phong phú của sự sống.
Khi đáp lại sự kêu gọi của Chúa, chúng ta ở
tại Lebanon– lĩnh vực của sự thăng thiên; chúng ta ở trên đỉnh Amana– thực tại
của lẽ thật; chúng ta ở trên đỉnh Senir – toàn bộ giáp trụ; và chúng ta ở trên
đỉnh Hermon, trong hang sư tử và trên núi con beo- chúng ta có khả năng biện
biệt các mưu kế của Satan. Khi ở trong lĩnh vực của sự thăng thiên và đến với
dân chúng, chúng ta sẽ thấy đầy dẫy sự sống và sự cung ứng để có thể phục hồi
người khác. “Ô, nguyện môi tôi nhỏ giọt mật tươi, và nguyện anh em vui hưởng sự
dịu ngọt của tình yêu tôi!” (Hymn 303, Phụ Lục Tiếng Hoa).
Là một người yêu Chúa và có lưu
lượng sự sống phong phú, anh em dâng cho Chúa sự vui hưởng, vì Ngài đã có được
một người thuộc về Ngài cách trọn vẹn. “Hương thơm của áo nàng tựa như hương
thơm Lebanon .”
Áo chỉ về hành vi của một người. Bây giờ hành vi của anh em hoàn toàn ở trong
sự phục sinh. Dù bên ngoài anh em vẫn sống một nếp sống bình thường, nhưng anh
em sống một nếp sống được phân rẽ và có hương thơm thiên thượng.
5.“Em gái Ta, Cô Dâu của Ta Là Một Khu Vườn
Rào Kín, Một Khe Suối Đóng Chặt, Một Nguồn Mạch Niêm Phong”
“Em gái Ta, cô dâu của Ta là một
khu vườn rào kín, một khe suối đóng chặt, một nguồn mạch niêm phong” (4:12)
Trong Kinh Thánh, ý tưởng đầu tiên của Đức Chúa Trời là về một khu vườn– Vườn
Eden. Khi Ngài tạo dựng con người, Ngài đã trồng một khu vườn và đặt con người
ở đó để chăm sóc vườn. Con người đã có thể vui hưởng sữa và mật. Than oi! Adam
và Eve đã thất bại và gây thiệt hại cho chủ đích của Đức Chúa Trời. Nhưng ngợi
khen Chúa, trong một người mà đứng trong sự phục sinh của Đấng Christ, con người khôi phục lại điều đã bị mất, và Đức
Chúa Trời có thể làm chứng: “Thật kỳ diệu! Bây giờ Ta có một vườn Eden khác. Em gái Ta, cô
dâu của Ta giống như một khu vườn rào
kín.”
Chỉ có Đức Chúa Trời và con
người ở trong vườn Eden .
Cũng vậy, chỉ có Đức Chúa Trời và con người ở trong anh em. Đối với Chúa, anh
em là một khu vườn ngát hương, xanh tươi và đầy sự sống. Chúa có thể nói với
anh em: “Khi đến với ngươi, khi nhìn ngươi, và khi tương giao với ngươi, Ta cảm
thấy chủ đích của Ta trong việc tạo dựng con người đã được thành tựu. Thật vậy,
Ta đã có được khu vườn của Ta.”
Kinh nghiệm của anh em ở đây thì
cao hơn kinh nghiệm được khải thị ở đầu chương 4, trong đó anh em được liên
hiệp với Chúa, nhưng vẫn còn tự do. Bây giờ, như một khu vườn, anh em không có
trách nhiệm gì ngoài việc mọc lên một điều gì đó để người khác vui hưởng. Như
một khu vườn, anh em không có ý kiến về việc nên trồng cây gì hoặc trồng ở đâu
và khi nào. Chúa là Chủ. Ngài sẽ quyết định khi nào thì vui hưởng phần của anh
em. Chúa của chúng ta rất vĩ đại, Ngài có nhiều người yêu và sẽ vui hưởng từng
người một.
Anh em cũng là “ một khe suối
đóng chặt”. Điều này có nghĩa là anh em luôn luôn sôi sục với sự vui hưởng sự
sống trước mặt Chúa. Anh em là “một nguồn mạch niêm phong.” Anh em không chỉ
xinh đẹp, đáng vui hưởng, tươi mới và mới mẻ mà còn đầy dẫy sự sống. Chúa nhìn
anh em và thấy anh em có rất nhiều “cây gậy” và “chồi non.” Có rất nhiều điều
nẩy mầm từ anh em. Chúa tìm thấy một lạc viên được khôi phục trong anh em!
6. “Các chồi
non của Nàng Là một Vườn Thạch Lựu”
Làm thế nào lạc viên của Chúa có
thể được khôi phục? Bí quyết là thạch lựu. Cây thạch lựu thì đầy sự sống. Nếu
bẻ trái thạch lựu ra, anh em sẽ thấy hạt và nước. Những cây gậy và cá chồi non
chỉ về sự dư dật của sự sống.
Các câu 13 và 14 trong chương 4
cho chúng ta biết rằng khu vườn này đầy những trái tuyển. Có phụng tiên với cam
tòng và hoa nghệ; xương bồ và nhục quế, với mọi loại cây nhũ hương; một dược và
lư hội, với mọi thứ hương liệu hảo hạng. Tất cả những điều này được sản sinh từ
kinh nghiệm của người tìm kiếm về núi một dược và các loại phấn thơm của thương
nhân.
Dường như Chúa nói với nàng: “Sự
chết đã vận hành trong ngươi, và bây giờ, qua mối liên hiệp với Ta, ngươi đầy
dẫy sự cung ứng.” Như Paul đã làm chứng: “Vậy thì sự chết vận hành trong chúng
tôi, còn sự sống vận hành trong anh em” (2 Cor. 4:12). Anh chị em ơi, khi đọc
sách này, anh chị em sẽ thấy rằng Chúa không mấy quan tâm đến những điều khác
hơn tình yêu và thập tự giá. Nếu yêu Chúa, anh chị em phải vác thập tự giá, và
càng vác thập tự giá, anh chị em sẽ càng yêu Chúa. Chúa luôn luôn đặt trước mặt
anh chị em hai vấn đề này. Ngài không quan tâm đến công tác hay tính thuộc Linh
của anh chị em. Đây hoàn toàn là vấn đề sự sống. Anh chị em sẽ tăng trưởng
trong sự sống cách tự phát qua tình yêu và thập tự giá.
7. “Các Dòng
Suối Từ Lebanon ”
Chúa tiếp tục làm chứng trong
câu 15 rằng người yêu dấu của Ngài là “một nguồn mạch trong các khu vườn, một
giếng nước sống, và các dòng suối từ Lebanon .” Nàng đầy dẫy nguồn cung
ứng sự sống. Nàng là một nguồn mạch trong các khu vườn, một giếng nước sống.
Nàng không chỉ được người khác giúp đỡ, nàng cũng lao tác cùng với họ. Vì nàng
đứng cách thuận phục trong tình trạng thiên thượng, nàng trở nên nguồn cung ứng
sự sống cho ngay cả những người có kinh nghiệm, với các khu vườn và nguồn mạch.
Nàng phong phú đến nỗi có thể đáp ứng nhu cầu của mọi người. Hội thánh làm
chứng rằng nàng là một người của Linh.
Anh chị em ơi, anh chị em phải
nhận biết nguyên tắc thuộc linh này: chúng ta có được sự sống bởi kinh nghiệm
sự chết. Chúng ta phải đi đến núi một dược và đồi nhũ hương cho đến khi bình
minh ló dạng và bóng tối trốn đi, tức là cho đến khi Chúa trở lại và chúng ta
được cất lên. Chúa muốn nói rằng: “Nếu ngươi sẵn lòng dâng chính mình cho Ta và
để cho Ta giảm hạ ngươi, đánh bóng ngươi, và tạo hình ngươi theo hình ảnh của
Ta, Ta sẽ đem ngươi đến Lebanon ,
đến đỉnh Amana, đỉnh Senir và hermon.” Vào lúc này, chúng ta đã nhận biết các
kẽ nứt của vầng đá và nơi ẩn náu trong vách núi. Bây giờ kinh nghiệm của chúng
ta là kinh nghiệm về sự mở rộng chiến thắng của thập tự giá. Không có gì đáng
ngạc nhiên khi lòng của Chúa được lôi cuốn đến với chúng ta.
Do chúng ta là một với Chúa vì
chủ địch của Ngài, chúng ta trở nên những người ở trong lòng Ngài. Lòng Ngài ở
trên chúng ta. Kết quả là chúng ta trở nên một khu vườn rào kín, một khe suối
đóng chặt, một nguồn mạch niêm phong chỉ dành cho Chúa vui hưởng. Chúng ta đã
trở nên đầy dẫy sự phong phú của Chúa, điều đó giống như mật và sữa tuôn chảy
từ chúng ta để phục hồi và nuôi dưỡng những người xung quanh chúng ta. Chúng ta
được nối kết với Chúa vì niềm ao ước của Ngài. Chúng ta chỉ vì Ngài. Dù có thể
chúng ta đang thực hiện nhiều điều về mặt thực tiễn, nhưng trong lòng, chúng ta
chỉ ao ước, quý trọng Chúa và hi vọng trong Chúa, Đấng đáng yêu và đẹp đẽ. Thật
là một kinh nghiệm kỳ diệu! Vì vậy, Chúa có thể nói về nàng rằng nàng là “Một
nguồn mạch trong các khu vườn, một giếng nước sống, và các dòng suối từ
Lebanon,” Nàng thật sự là nguồn cung ứng đối với người khác. Những người khác
đang tăng trưởng trong vườn, còn nàng là một nguồn mạch trong các khu vườn. Những
người khác có các giếng nước, còn giếng của nàng là một giếng nước sống.
“HỠI GIÓ BẮC, HÃY TỈNH DẬY; VÀ HỠI GIÓ NAM ,
HÃY ĐẾN! HÃY THỔI TRÊN KHU VƯỜN CỦA TÔI:
ĐỂ CÁC HƯƠNG LIỆU TRONG ĐÓ BAY RA”
Bây giờ người yêu dấu của Chúa
đang vui mừng cực điểm. Nàng nói: “Hỡi gió bắc, hãy tỉnh dậy; và hỡi gió nam,
hãy đến! Hãy thổi trên khu vườn của tôi: để các hương liệu trong đó bay ra; để
người yêu dấu của tôi bước vào trong khu vườn của chàng và ăn trái tuyển của
chàng” (4:16).
Nàng biết Chúa vui hưởng và quý
báu nàng, và nàng cũng biết sự phong phú của sự sống trong nàng đã trở nên một
nguồn cung ứng và phục hồi đối với người khác.
Tuy nhiên, nàng cũng biết rằng
nàng cần ba điều:
Thứ nhất, nàng nhận thức rằng
nàng cần gió bắc và gió nam. Nàng biết rằng: “Khi tôi ở trong một tình trạng kỳ
diệu như vậy, tôi phải tiến tới. Để tôi tiến tới, Chúa phải công tác trên tôi
hơn nữa. Ô Chúa, hãy dùng mọi cơ hội để công tác trong tôi. Hãy để gió bắc (
gió lạnh, buốt và không thể chịu nổi) và gió nam ( gió ấm, nhẹ và dễ chịu) đến
cùng với nhau.” Nàng thật dạn dĩ và sôi nổi dường n ào! Nàng rất vui mừng vì
nàng đã trở nên phước hạnh của hội thánh và sự vui hưởng của Chúa, nhưng nàng
vẫn cầu xin về mọi loại môi trường. Nàng không muốn sống một nếp sống thông
thường. Nàng ao ước một nếp sống đầy dẫy mọi loại kinh nghiệm mới mẻ. Dù nàng
không hiểu điều mình đang cầu xin, nhưng sự khao khát của nàng vẫn làm Chúa vui
lòng.
Thứ hai, nàng nhận thức rằng
kinh nghiệm và sự cấu thành của nàng đã làm cho nàng trở nên quý báu. Nàng đã
sản sinh mọi loại trái tuyển và hương liệu, và nàng đã nhận thức được rất nhiều
phước hạnh. Nàng không còn thông thường trước mặt Chúa nữa. Nàng cũng đã kinh
nghiệm nhiều sự vui hưởng. nàng có thể làm chứng về câu chuyện của nàng với
Chúa trong suốt nhiều năm, thể nào nàng đã giúp đỡ hội thánh vào lúc này và
chúc phước những người khác vào lúc khác. Nàng có nhiều kinh nghiệm để chống đỡ
nàng. Khi nhìn lại đời sống mình, nàng có thể nói: “Chúa ôi, tôi không còn
thông thường nữa. Tôi đặc biệt. Tôi có mọi loại hương thơm và trái tuyển. Các
loại hương thơm là để Ngài ngửi, và trái để Ngài nếm. Mọi điều tôi có và mọi
điều tôi đã trở nên là vì sự thỏa mãn của Ngài.
Điều này dẫn chúng ta đến vấn đề
thứ ba mà nàng nhận thức: nàng nhận biết rằng khu vườn của nàng thuộc về Chuá. Ban
đầu nàng nói: “Hãy thổi trên khu vườn của tôi”. Sau đó nàng nói: “Để người yêu
dấu của tôi bước vào trong khu vườn của chàng”. Nàng biết rằng nàng thuộc về
Cháu và Chúa thuộc về nàng. Kinh nghiệm của nàng là kinh nghiệm về việc ở trong
mối liên hiệp với Chúa. Sự tin chắc của nàng không chỉ là về việc sự cứu rỗi
của nàng được đảm bảo đời đời, cũng không phải về việc nàng là con cái Đức Chúa
Trời. Nàng nhận thức rằng nàng hiện hữu vì sự thỏa mãn của Chúa. Mối quan tâm
của nàng bây giờ là: “Chúa ôi, Ngài có cảm thấy dịu ngọt khi tôi đến với Ngài
không? Ngài có vui hưởng sự cầu nguyện và phản chiếu của tôi không? Ngài có cảm
thấy chúng ta hoàn toàn được nối kết trong Linh khi tôi phát ngôn cho Ngài
không? Ngài có cảm thấy chúng ta là một khi tôi đi thăm viếng và làm chứng cho
Ngài không?” Nàng được liên hiệp với Chúa đến mức độ khu vườn của nàng thật sự là
khu vườn của Chúa. Nàng có một sự biểu lộ của sự sống đẹp đẽ và vinh hiển dường
nào! Chúng ta ngợi khen Chúa về loại cách sống này mà chúng ta có thể kinh
nghiệm với Chúa của chúng ta.