(
Thánh-kinh: Khải 21:1-3, 9-14, 16-23; 22:1-2, 5, 14, 17.
Muốn có được khải thị đầy đủ của Đức Chúa Trời, chúng ta phải cần toàn bộ Kinh-thánh. Chúng ta được biết về sự sáng tạo của Đức Chúa Trời trong sách Sáng-thế Ký. Sau đó, chúng ta thấy một thành thánh trong sách cuối cùng của Kinh-thánh. Ban đầu có sự sáng tạo và cuối cùng có một cái thành. Trong sự sáng tạo, Chúa gọi “những sự không có thành ra có” (Rô 4:17), nhưng cái thành có ý nghĩa sâu xa hơn vì cái thành là một kiến ốc. Vậy trong gia tể Đức Chúa Trời, trước hết Ngài sáng tạo. Tiếp theo sự sáng tạo, Ngài bắt đầu xây dựng.
Ý tưởng xây dựng đã xuyên suốt toàn thể Tân-ước. Sau khi Phi-e-rơ nhận ra rằng Giê-su là Con Đức Chúa Trời, và là chính Đấng Christ, Chúa phán với ông rằng: “Ta sẽ xây hội-thánh Ta trên vầng đá này”. (Math. 16:18). Đây là ý tưởng xây dựng trong sách Ma-thi-ơ chương 16.
Ý tưởng xây dựng thật sự đã có trước đó từ lâu. Trong mối quan tâm của Đức Chúa Trời, thậm chí những gì đã diễn ra trong thời Cựu Ước cũng là sự xây dựng. Trong Ma-thi-ơ chương 21, Chúa dùng ẩn dụ vườn nho để chỉ về dân Do-thái. Trong phần cuối của ẩn dụ này, Chúa bảo những nhà lãnh đạo Do-thái rằng vì họ không sinh trái nên chủ vườn nho sẽ giao vườn nho lại cho một nước khác (tức là hội-thánh) (cc. 33-43). Chúa bảo họ: “Viên đá mà các thợ xây cất đã bỏ trở thành đá góc nhà” (c. 42). Chúa nói với họ rằng chính họ là những thợ xây và Ngài là đá góc nhà mà họ, tức những nhà lãnh đạo Do-thái, đã từ bỏ. Đá bị bỏ này đã trở nên đá góc nhà của một kiến ốc dưới sự tể trị của Đức Chúa Trời.
Là đá góc nhà, Đấng Christ là nền tảng của phúc-âm. Nhiều người giảng phúc-âm trích Công-vụ 4:12 rằng: “Chẳng có danh nào khác mà chúng ta cần phải nhờ đó mà được cứu”. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận thức rằng Công-vụ 4:12 đặt nền tảng trên câu 11. Câu 11 nói với chúng ta rằng Đấng Christ, tức hòn đá bị bỏ, đã trở nên đá góc nhà. Đá góc nhà này là chính Cứu Chúa trong câu 12. Việc Đấng Christ trở nên Cứu Chúa dựa trên sự kiện Ngài là hòn đá góc nhà đã bị những thợ xây loại bỏ trong gia tể Cựu Ước. Cho đến bấy giờ, dưới mắt của Đức Chúa Trời, các nhà lãnh đạo Do-thái là những thợ xây; còn việc hòn đá bị loại bỏ trở thành đá góc nhà là một lời tiên tri trong Thi-thiên 118:22. Dưới mắt Đức Chúa Trời, lúc ấy, cả thời Cựu Ước lẫn thời Tân Ước đều là thời kỳ xây dựng của Ngài.
Ngay sau khi sáng tạo, Ngài đã bắt đầu xây dựng. Sự sáng tạo là để sản xuất vật liệu xây dựng cho kiến ốc của Ngài. Đức Chúa Trời tạo dựng vũ trụ và loài người với mục đích xây dựng một thành phố. Sáng tạo là gọi sự không có thành ra có. Tuy nhiên, thành phố là một kiến ốc gồm những điều đã được tạo dựng. Đức Chúa Trời có hai công tác. Thứ nhất là công tác sáng tạo và thứ hai là công tác xây dựng. Giê-ru-sa-lem mới, một thành phố như một kiến ốc của Đức Chúa Trời, là sự tổng kết của toàn bộ khải thị của Đức Chúa Trời.
Người Được Tái Sinh Là Vật Liệu Xây Dựngcủa Đức Chúa Trời
Để Đức Chúa Trời có được một kiến ốc, trung tâm sự sáng tạo của Ngài là con người cần được tái sinh. Con người được tái sinh trở thành vật liệu xây dựng của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không truyền chính Ngài vào trong bất cứ điều nào thuộc cõi sáng tạo của Ngài. Trong cõi sáng tạo cũ, Ngài đã thở hơi thở sự sống vào trong con người (Sáng 2:7), nhưng hơi thở ấy không phải là điều gì đó thuộc yếu thể tính hay bản chất của Ngài. Đó chỉ là hơi thở của Ngài mà thôi. Hơi thở sự sống ấy, Neshamah (tiếng Hê-bơ-rơ), trở nên linh của con người; như trong
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
Châm-ngôn 20:27 nói: “linh (neshamah) con người là đèn của Chúa”. Không có gì thuộc thể yếu tính của Đức Chúa Trời đã được truyền vào con người mãi đến thời Tân Ước và vào lúc hoàn thành sự cứu chuộc trọn vẹn của Chúa Giê-su Christ. Rồi Đức Chúa Trời đã đến không những để truyền một điều gì của chính Ngài, nhưng là chính mình Ngài vào trong con người để con người có thể được tái sinh bởi Ngài (Giăng 3:5), được sinh ra bởi Ngài (Giăng 1:12-13).
Khi được cha về phần xác sinh ra, thể yếu tính và bản chất của người cha được truyền vào trong chúng ta. Hiện nay, là những người được tái sinh, chúng ta là con của Đức Chúa Trời. Chúng ta là con được sinh ra bởi Đức Chúa Trời, không phải là con nuôi được cha thừa nhận. Chúng ta đã được Cha [ruột] sinh ra. Bất cứ những gì Cha “là” đều đã được truyền vào trong chúng ta là con cái Ngài.
Điều duy nhất thuộc về Ngài mà chúng ta không có là Bản Thể Tam Nhất của Ngài. Ngài là chính Đức Chúa Trời. Dù chúng ta được Ngài sinh ra nhưng chúng ta không dự phần vào trong Bản Thể Tam Nhất của Ngài. Nói rằng chúng ta được thần hóa thành Đức Chúa Trời với ý nghĩa để chúng ta có Bản Thể Tam Nhất của Đức Chúa Trời là một điều phạm thượng. Chúng ta thờ phượng Ngài nhưng chính chúng ta không phải “là” và không bao giờ là đối tượng thờ phượng của bất cứ người nào. Điều ấy là phạm thượng.
Tuy nhiên chúng ta nên dạn dĩ nói rằng: “Ha-lê-lu-gia! Tôi có sự sống của Đức Chúa Trời (Côl. 3:4; 1 Giăng 5:12) và bản chất của Đức Chúa Trời (2 Phi. 1:4). Trong sự sống và trong bản chất, tôi giống y như Đức Chúa Trời của tôi vì tôi đã được Ngài sinh ra”. Sự sống của Ngài là sự sống của chúng ta, và bản chất của Ngài là bản chất của chúng ta. Ha-lê-lu-gia! Chúng ta là con cái tuyệt hảo của Đức Chúa Trời (Rô 8:16; 1 Giăng 3:1). Câu cuối cùng trong Thánh ca 608 nói rằng đối với Đức Chúa Trời, “chúng ta không khác gì cả trong sự sống”.
Vật liệu thiên nhiên ra từ sự sáng tạo của Đức Chúa Trời không đủ tiêu chuẩn để làm vật liệu xây cất của Ngài vì chúng không có yếu thể tính của Đức Chúa Trời. Những gì Đức Chúa Trời dùng vào việc xây dựng phải có yếu thể tính của Ngài.
Ngọn Núi Bằng Vàng
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường bị phiền hà bởi bụi bặm. Tôi thích tiểu bang Texas , nhưng có một điều tôi không thích ấy là ở đó quá nhiều gió. Quá nhiều gió mang đến nhiều bụi bặm. Tuy nhiên, khi chúng ta ở trong Giê-ru-sa-lem Mới thì sẽ không còn có bụi bặm nữa. Thành thánh Giê-ru-sa-lem Mới là một ngọn núi bằng vàng (Khải 21:18). Núi này cao khoảng 2.160 cây số, độ bằng khoảng cách từ New York đến Dal las. Giê-ru-sa-lem Mới cao 12.000 sta-đi-a (Khải 21:16); một sta-di-a bằng 183 mét. Anh em có bao giờ thấy một ngọn núi cao như vậy chưa? Nếu leo với tốc độ bốn mươi ba cây số một ngày, sẽ phải mất 50 ngày mới leo xong.
Vàng, Đá Quí Và Ngọc Trai
Tường thành được xây bằng bích ngọc trên nền của mười hai thứ đá quí khác nhau (Khải 21:18-20). Đá quí trước tiên là một vật liệu được tạo dựng rồi sau đó được biến đổi nhờ sức ép và sức nóng. Chúng không chỉ thuộc về thiên nhiên, nhưng đã được tạo dựng và rồi được biến đổi. Trong Tân Ước có một ý tưởng mạnh mẽ về sự biến đổi (2 Côr. 3:18). Mười hai cửa là mười hai viên ngọc trai (21:21). Ngọc trai cũng phải qua một tiến trình. Ngọc trai được sinh ra bởi con trai (sò) trong những dòng nước chết. Khi con trai (sò) bị thương do hạt cát rơi vào trong, nó tiết ra dịch sự sống của mình bao phủ hạt cát và làm cho hạt cát ấy trở thành viên ngọc trai quí giá. Trong tiến trình này, chúng ta thấy có sự chết, sự giết chết, và sự tiết ra dịch sự sống để sinh ra một hạt ngọc trai.
Toàn bộ thành phố được xây dựng bằng vàng, đá quí và ngọc trai. Nơi đó chúng ta không cần phải quét nhà. Nơi đó không có bụi bặm! Tất cả những hữu thể thọ tạo đều đã được biến đổi.
Kiến Ốc Thần Thượng Với Con Người Đã Được Biến Đổi
Trong 1 Cô-rin-tô chương 3, Phao-lô nói rằng nền móng duy nhất đã được lập, nhưng chúng ta phải cẩn thận về cách mình
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG 111
xây trên nền ấy. Chúng ta có thể xây bằng hai loại vật liệu: vàng, bạc, đá quí hoặc gỗ, cỏ, rơm rạ (3:10-12). Gỗ, cỏ và rơm rạ khi bị thiêu đốt sẽ trở thành bụi đất, nhưng vàng, bạc và đá quí thì không thể nào bị thiêu hủy được.
Theo quan niệm của Phao-lô, con người thọ tạo thuộc thiên nhiên là gỗ, cỏ và rơm rạ, trong khi con người được tái sinh và biến đổi là vàng, bạc và đá quí. Khi Phi-e-rơ đến gặp Chúa Giê-su, ông là một con người “bụi đất”, người làm bằng bụi đất (Sáng 3:19), vì ông được sinh ra từ dòng giống A-đam. A-đam được làm bằng bụi đất và Phi-e-rơ được sinh ra là con người bụi đất. Dầu vậy, Chúa Giê-su gọi ông là Sê-pha (tiếng Hi-lạp là Phi-e-rơ), có nghĩa là đá (Giăng 1:42). Việc Chúa Giê-su đổi tên ông từ Si-môn thành Phi-e-rơ chứng tỏ rằng Phi-e-rơ sẽ được biến đổi.
Đó là lý do Phi-e-rơ có ý niệm rất mạnh mẽ về vấn đề trên, ngay cả khi ông viết thư Phi-e-rơ thứ nhất. Ông nói rằng Chúa Giê-su là viên đá sống (1 Phi. 2:4), và khi chúng ta đến với viên đá sống này, tất cả chúng ta đều trở nên đá sống để được xây dựng thành nhà thuộc linh (2:5). Nhà thuộc linh không xây bằng gỗ, cỏ và rơm rạ. Nhà ấy được xây bằng vật liệu đã được biến đổi. Vì lối suy tưởng của chúng ta bị những tư tưởng thiên nhiên về luân lý, triết học và đạo đức chiếm hữu hoàn toàn nên chúng ta bỏ qua vấn đề này trong Tân- ước. Tuy nhiên, toàn bộ Tân Ước được dầm thấm ý tưởng về một kiến ốc thần thượng của con người gồm những con người đã được biến đổi. Kết cuộc của Kinh-thánh là một thành thánh bao gồm vàng, ngọc trai và đá quí.
Phần Mở Đầu và Phần Kết ThúcTương Ứng Với Nhau
Tất cả những vật liệu tạo nên thành thánh này được tìm thấy trong hai chương đầu của sách Sáng-thế Ký. Trong Sáng-thế Ký chương 2 có cây sự sống. Cạnh cây ấy có một dòng sông. Sông chảy tới đâu thì nơi ấy có vàng và “vàng của miền đất ấy rất tốt”. Có nhũ hương, một loại ngọc sinh ra từ sự sống thực vật và đá mã não (Sáng 2:9-12). Tiếp theo vào cuối chương này có một cô dâu dành cho A-đam (2:21-23).
Trong Khải-thị chương 21 và 22, có một cô dâu, tức thành phố được xây bằng vàng, ngọc trai và đá quí. Bên trong thành này có một con sông và trong dòng sông này có cây sự sống. Sáu điều nầy — cô dâu, vàng, ngọc trai, đá quí, cây sự sống và dòng sông — được tìm thấy trong hai chương đầu của sách Sáng-thế Ký. Có một điều khác biệt trong sách Sáng thế Ký là thành phố chưa được xây cất. Ba vật liệu có sẵn ở đó nhưng chưa được dùng để xây lên thành phố. Sáu ngàn năm sau đó, qua công việc xây dựng của Đức Chúa Trời, tất cả những vật liệu ấy được dùng để xây dựng nên một thành phố. Anh em có thấy phần mở đầu và phần kết thúc trong Kinh-thánh tương ứng với nhau như thế nào không?
Vào năm 1963, tôi đến ở nhà một anh em tại Ty ler thuộc tiểu bang Texas . Anh em này có một người bạn làm mục sư truyền giảng lưu động. Sau một buổi nhóm, người bạn ấy bèn gọi điện thoại cho một người bạn khác của mình tên là James Bar ber ở Plainview , Texas . Anh ấy nói với anh James rằng bằng mọi giá anh James phải đến nghe tôi chia sẻ. Tối hôm sau, anh James Barber đến nhóm. Tối hôm đó, tôi chia sẻ về sự tương ứng giữa phần mở đầu và phần kết thúc của Kinh-thánh. Và James Bar ber đã bị bắt phục, Sau hội đồng, anh nói anh rất sáng tỏ theo đuổi con đường này. Đây là khởi đầu của nếp sống hội-thánh tại Texas . Tôi hi vọng chúng ta cũng có được một ấn tượng vinh hiển về sự tương ứng giữa phần khởi đầu và phần kết thúc của Kinh-thánh. Đây là gia tể của Đức Chúa Trời để xây dựng nơi cư trú đời đời của Ngài bằng những vật thọ tạo đã được biến đổi thành vật liệu của Ngài.
Sự Xây Dựng Của Đức Chúa TrờiTrong Xuất Ê-díp-tô Ký
Khi con dân Y-sơ-ra-ên được đưa đến núi Si-nai, Đức Chúa Trời mặc khải cho họ sơ đồ đền tạm của Ngài và họ đã xây đền tạm ấy. Đó là một biểu tượng. Trong Nơi Chí thánh bên trong đền tạm không thấy gì khác hơn là vàng. Vàng được thếp trên những tấm ván và trên trần nhà cũng thấy sợi chỉ làm bằng vàng. Trên người thầy tế lễ thượng phẩm có bảng đeo ngực bằng vàng với đầy đủ mười hai viên đá quí. Mười hai viên đá
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
quí trên bảng đeo ngực ấy có tên mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên (Xuất 28:15-21). Đây là “bộ mẫu tự” đặc biệt mà qua đó Đức Chúa Trời bày tỏ ý tưởng của Ngài cho con dân Ngài bằng cách sử dụng U-rim và Thu-mim (Xuất 28:30). Chúng ta có thể thấy ý tưởng về việc xây dựng của Đức Chúa Trời cũng có trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký qua việc sử dụng những viên đá quý.
SỰ XÂY DỰNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI TRONG TÂN ƯỚC
Trong Tân Ước, chúng ta được truyền lệnh là phải cẩn thận về cách mình xây cất (1 Côr. 3:10-12). Đừng dùng gỗ, cỏ, hoặc rơm rạ tức là đừng dùng chính con người thiên nhiên của chúng ta. Hội-thánh không được xây dựng bằng con người thiên nhiên. Hội-thánh được xây dựng bằng những người đã được tái sinh và biến đổi. Khi mang sự sống thiên nhiên của mình vào trong hội-thánh, anh em làm cho hội-thánh ấy không còn là hội-thánh nữa. Đây là điều đang xảy ra ngày nay. Có nhiều Cơ-đốc-nhân, thậm chí những công nhân của hội-thánh, đang làm cho hội-thánh không còn là hội-thánh nữa bằng cách dùng đường lối thiên nhiên, xác thịt, đường lối của con người chứ không phải đường lối được tái sinh và biến đổi.
Phi-e-rơ nói với chúng ta rằng như trẻ sơ sinh, chúng ta cần uống sữa của Lời để có thể được biến đổi thành đá quí hầu xây dựng nên nhà thuộc linh (1 Phi 2:2-5). Những lời do Giăng viết ra đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề biến đổi này. Trong chương đầu của Phúc-âm Giăng, có Đấng Christ nhập thể là đền tạm của Đức Chúa Trời (1:14). Rồi trong hai đoạn cuối sách Khải-thị của Giăng có đền tạm được mở rộng không những bao gồm Đấng Christ mà luôn tất cả các tín đồ của Ngài, vì vào lúc ấy, họ đã được tái sinh, được hoàn toàn biến đổi và được xây dựng thành một thực thể. Đó là Giê-ru-sa-lem Mới. Đây là sự khải thị thực sự của Đức Chúa Trời.
Kinh-thánh bắt đầu với sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và kết thúc bằng kiến ốc của Ngài. Kiến ốc này là một thực thể đã được tái sinh và biến đổi. Ngọc trai chỉ về sự tái sinh. Đó là lý do tại sao tất cả các cổng vào đều là ngọc trai. Không được tái sinh, không ai có thể vào vương quốc Đức Chúa Trời được (Giăng 3:5). Sự tái sinh là cửa vào vương quốc Đức Chúa Trời như đã được tượng trưng cách đầy đủ bởi các cổng bằng ngọc trai. Đá quí chỉ về sự biến đổi. Sau khi bước qua cửa bằng ngọc trai mà vào trong vương quốc, chúng ta dần dần được biến đổi để xây dựng kiến ốc.
ĐỀN TẠM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là đền tạm của Đức Chúa Trời với con người trong cõi đời đời. Đền tạm trong Khải-thị không phải là một từ ngữ mới. Từ ngữ ấy được bày tỏ trọn vẹn và mô tả trong Xuất Ê-díp-tô Ký từ chương 25 đến 40. Rồi Giăng 1:14 nói rằng Lời đã trở nên xác thịt và đóng trại ở giữa chúng ta. Khi Chúa Giê-su còn ở trên đất, Ngài là đền tạm. Và trong hai chương cuối của Kinh-thánh có đền tạm đời đời. Để hiểu được hai đoạn cuối của Khải-thị chúng ta phải trở lại nghiên cứu sách Xuất Ê-díp-tô Ký từ chương 25 đến 40 và Giăng 1:14.
Tổng Thể Của Tất Cả Chân Đèn
Thành thánh, tức núi bằng vàng là tổng thể của toàn bộ các chân đèn. Toàn thể thành phố có một con đường (21:21; 22:2), nhưng con đường này dẫn đến tất cả mười hai cổng. Làm sao chỉ một con đường trong thành lại có thể dùng cho mười hai cổng được? Lại nữa, tường thành cao một trăm bốn mươi bốn cúp-bít (21:17), và chính chiều cao của thành phố là mười hai ngàn sta-đi-a (21:16). Những sự kiện này cho thấy rằng thành phố phải là một ngọn núi. Trên đỉnh núi có một ngai và từ ngai có con đường xoắn ốc vòng xuống chân núi dẫn đến mười hai cổng. Phải là một con đường xoắn ốc, uốn quanh ngọn núi cho đến khi lượn vòng hết tất cả mười hai cổng. Chỉ một con đường, từ đỉnh đi xuống chân núi, dẫn đến và dùng cho tất cả mười hai cổng. Trên đỉnh núi bằng vàng này có ngai là trung tâm. Trên ngai có Đấng Christ, tức là Chiên Con với Đức Chúa Trời ở trong Ngài (22:1). Chiên Con này là đèn với Đức Chúa Trời ở trong Ngài là ánh sáng (21:23; 22:5). Điều này tỏ ra rằng Đức Chúa Trời ở trong Chiên Con cũng như ánh sáng ở trong đèn vậy.
Núi cao bằng vàng này là một giá đèn. Trên giá đèn này là cây đèn; vì vậy đây là chân đèn bằng vàng. Ấy là một chân đèn
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
bằng vàng mà Đấng Christ là đèn và Đức Chúa Trời ở trong Ngài như ánh sáng chiếu ra cho đến đời đời. Vì vậy, thành thánh, tức ngọn núi bằng vàng ấy, là tổng thể của tất cả các chân đèn, là toàn bộ tất cả các chân đèn ngày nay, chiếu sáng ra vinh quang của Đức Chúa Trời trong cõi đời đời trong trời mới và đất mới.
Thành Phố Và Con Đường của Thành
Thành phố và con đường của thành bằng vàng ròng trong suốt như thủy tinh (21:18b, 21b). Vàng trong suốt tiêu biểu cho bản chất Đức Chúa Trời. Các giáo sư Kinh-thánh nói chung đều đồng ý rằng trong biểu tượng học vàng tượng trưng cho bản chất thần thượng, cho yếu thể tính thần thượng.
Mười Hai Nền và Mười Hai Cổng
Mười hai nền bằng mười hai loại đá quí khác nhau mang tên của mười hai sứ đồ, được tượng trưng cho tất cả thánh đồ Tân Ước, đại diện bởi mười hai sứ đồ (21:14, 19-20). Giê-ru-sa-lem Mới là một cơ cấu tổng hợp gồm tất cả các thánh đồ đã được cứu chuộc, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Mười hai sứ đồ đại diện cho các thánh đồ thời Tân Ước trong khi tên của mười hai chi phái trên mười hai cổng đại diện cho thánh đồ thời Cựu Ước (21:12-13, 21a).
Ngọc trai tượng trưng cho các thánh đồ được sinh bởi Đấng Christ nhập thể, chịu đóng đinh trên thập tự giá và đã sống lại. Trong sự nhập thể, Ngài giống như một con trai (sò) sống trong những dòng nước chết. Chúng ta là những hạt cát đã làm Ngài bị thương. Những vết thương này khiến Ngài phải tiết ra chất dịch sống bao phủ chúng ta, biến chúng ta thành những hạt ngọc trai. Ở đây có sự nhập thể, sự đóng đinh và sự sống lại. Qua tiến trình này, chúng ta là những hạt cát, được làm cho trở nên các viên ngọc trai quí giá.
Những Viên Đá Quí
Nền và tường thành được xây bằng các đá quí tiêu biểu cho những thánh đồ đã được biến đổi bởi Linh thánh hóa (21:19-20, 18a, 11b). Chúng ta đã được dựng bằng bụi đất, nhưng đã được tái sinh trở nên đá và được biến đổi thành đá quí. Bụi đất mà được tái sinh trở nên đá và được biến đổi thành đá quí thì đủ phẩm chất để dùng làm vật liệu xây dựng của Đức Chúa Trời.
Chiều Dài, Chiều Rộng và Chiều Cao của Thành
Chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thành đều bằng nhau, giống như Nơi Chí Thánh trong Cựu Ước cũng có ba chiều bằng nhau (1 Vua 6:20). Kích thước đó là: chiều dài hai mươi cúp-bít, chiều ngang hai mươi cúp-bít và chiều cao hai mươi cúp-bít. Đây là Nơi Chí Thánh trong biểu tượng đền thờ. Nơi Chí Thánh trong đền tạm là mười cúp-bít nhân mười cúp-bít nhân mười cúp-bít (Xuất 26:2-8). Trong cả hai trường hợp, ba kích thước đều bằng nhau. Nguyên tắc ở đây là một kiến ốc có ba chiều bằng nhau tượng trưng cho Nơi Chí Thánh là chính nơi Đức Chúa Trời ngự (Khải 21:16). Vì thế, toàn thể thành phố là chính nơi Đức Chúa Trời ngự.
Không Có Đền Thờ
Giăng nói rằng ông thấy “không có đền thờ trong đó, vì đền thờ của thành là Chúa Đức Chúa Trời Đấng Toàn-năng và Chiên Con” (Khải 21:22). Điều này chứng tỏ rằng toàn thể thành là đền thờ. Trước hết, có đền tạm trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký. Sau đó khi vào trong miền đất tốt lành, con dân Y-sơ-ra-ên xây dựng một đền thờ để thay thế đền tạm. Thậm chí trước khi đền thờ được xây trong 1 Sa-mu-ên 3:3, đền tạm được gọi là đền thờ. Điều này có nghĩa là đền tạm và đền thờ thực sự chỉ về một điều mà thôi. Một đền có thể hạ xuống và di chuyển khắp nơi trong đồng vắng còn đền kia thì được dựng trên một chỗ cố định trong miền đất tốt lành làm một kiến ốc lâu bền hơn.
Thành thánh được gọi là đền tạm. Trong Cựu Ước, đền thờ ở trong thành phố Giê-ru-sa-lem; nhưng trong Khải-thị 21 và 22 thì toàn thể thành phố là đền tạm và đền thờ. Đền thờ này không những là nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời nhưng cũng là nơi cư ngụ của tất cả những người hầu việc Ngài. Lúc ấy, tất cả những thánh đồ sẽ là những thầy tế lễ với chức vụ tế lễ đời đời. Tất cả chúng ta sẽ hầu việc Ngài (22:3). Rồi nơi chúng ta
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
cư trú cũng sẽ là đền thờ. Giê-ru-sa-lem Mới là đền thờ vĩ đại, nơi Đức Chúa Trời và những người Ngài đã cứu chuộc sẽ cùng cư ngụ với nhau.
Vinh Quang của Đức Chúa Trời Là Ánh Sáng Và Chiên Con Là Đèn
“Vinh quang của Đức Chúa Trời sáng tỏa và Chiên Con là đèn của thành” (Khải 21:23). “Họ không cần ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ sáng tỏa họ.” (22:5). Vinh quang của Đức Chúa Trời là ánh sáng và Chiên Con là đèn chỉ về Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là ánh sáng của Giê-ru-sa-lem Mới trong cõi đời đời. Trong thành mới này, không cần có mặt trời, là ánh sáng thiên nhiên hoặc đèn nhân tạo vì chính mình Đức Chúa Trời sẽ là ánh sáng và Đấng Christ sẽ là đèn, chiếu ra Đức Chúa Trời soi sáng toàn thành. Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời trong Đấng Christ là mọi sự trong Giê-ru-sa-lem Mới.
Ngai Của Đức Chúa Trời Và Của Chiên Con
Ngai của Đức Chúa Trời và của Chiên Con là trung tâm quản trị của thành. Từ ngai ấy, chảy ra sông sự sống ở giữa con đường với cây sự sống như một cây leo mọc dọc theo hai bên bờ sông (22:1-2). Đường thì hình xoắn ốc và dòng sông thì ở trong con đường. Vì cây sự sống mọc dọc hai bên bờ sông nên cây ấy chắc hẳn phải là một loại cây nho. Một cây mọc thẳng đứng không thể nào mọc cả hai bên bờ sông được. Cho nên cây ấy chắc chắn phải là một cây nho, mọc theo hình xoắn ốc dọc theo con đường. Giăng chương 15 nói về cây nho (c. 1). Giê-su là cây nho, tức là cây sự sống.
Trong một buổi phát thanh, một giáo sư Kinh-thánh kia được hỏi về cây sự sống. Ông ấy nói cây sự sống không còn nữa. Điều này không đúng. Cây sự sống vẫn tồn tại cho đến ngày nay và sẽ tồn tại mãi mãi. Trong Khải-thị 2:7, Chúa Giê-su nói rằng hễ ai đắc thắng Ngài “sẽ cho ăn cây sự sống”. Thậm chí lời hứa này đang được ứng nghiệm ngày hôm nay. Cây sự sống mà chúng ta đang ăn là Giê-su (Giăng 6:57). Chúa Giê-su nói với chúng ta rằng, một mặt, Ngài là bánh sự sống (6:48), tượng trưng bằng ma-na. Rồi mặt khác trong Giăng chương 15, Ngài bảo chúng ta rằng Ngài là cây nho và trong
14:6 Ngài là sự sống. Là cây nho và sự sống, Ngài là cây sự sống. Cây sự sống trong Sáng-thế Ký 2:9 chỉ về Đấng Christ. Ngài đến với chúng ta là thực tại trong Giăng chương 14 và 15. Ngày nay, Ngài vẫn còn là cây sự sống để chúng ta có thể ăn Ngài.
Cây sự sống, là cây nho mọc dọc theo cả hai bên bờ sông, chỉ về Đức Chúa Trời trong Chiên Con là trung tâm của Giê-ru-sa-lem Mới và Ngài cung ứng sự sống thần thượng của Ngài để nuôi dưỡng và làm thỏa mãn thành ấy. Đường mà sông nước sự sống chảy trên đó, chạy vòng theo hình xoắn ốc từ đỉnh núi xuống đến tất cả mười hai cổng của bốn vách thành vì sự tương giao của thành (22:1-2). Con đường dành để giao thông, giao thông là sự tương giao. 1 Giăng 1:1 và 3 cho chúng ta thấy từ sự sống thần thượng sinh ra sự tương giao thần thượng. Con đường, dòng sông và cây sự sống là dành cho sự tương giao. Ngày nay, trong sự khôi phục của Chúa, chúng ta đang ở trong sự tương giao này, mà sự tương giao này là ở dọc theo con đường có dòng sông đang chảy và có cây sự sống đang mọc.
CÔ DÂU — VỢ CHIÊN CON
Thành tựu sau cùng là cô dâu, tức là vợ Chiên Con (Khải 21:2, 9). Toàn bộ thành thánh là cô dâu. Trong Phúc-âm Giăng, khi các môn đồ của Giăng Báp-tít ganh tị với các môn đồ của Giê-su, Giăng nói: “Người có cô dâu là chú rể”: (Giăng 3:26-29). Là bạn của Chú Rể, Giăng Báp-tít vui vẻ để những người đã theo ông lìa khỏi mình mà theo Giê-su vì Ngài là Chú Rể. Sự tái sinh trong Giăng chương 3 là để sinh ra cô dâu.
Cuối cùng, chúng ta sẽ là một người nữ tập thể trong cõi đời đời (Khải 21:2). Người nam độc nhất trong cõi đời đời là Đức Chúa Trời chúng ta, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Chúa chúng ta. Chúng ta sẽ là một người nữ tập thể xứng hợp với Ngài. Cuối cùng, kết quả ra từ công tác nhị diện của Đức Chúa Trời — tức sáng tạo và xây dựng — sẽ là một cặp vợ chồng. Đức Chúa Trời kết hôn với con người và con người kết hôn với Đức Chúa Trời. Phần kết luận của sáu mươi sáu sách trong Kinh-thánh là
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
Khải-thị 22:17 nói rằng: “Linh và cô dâu nói...” Kết luận của Kinh-thánh là lời mà cặp vợ chồng ấy nói.
Cô dâu xứng hợp với Linh này là thành tựu sau cùng bao gồm tất cả những con người ba-phần đã được cứu chuộc, tái sinh, biến đổi và đã được vinh hóa. Linh, tức Linh tổng-bao-hàm, là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất. Linh là Đức Chúa Trời Tam Nhất đến với chúng ta, vì thế, Đấng đến với chúng ta này chính là sự tổng kết. Ngài đã trải qua những quá trình của sự nhập thể, cuộc sống con người, sự đóng đinh trên thập tự giá, sự sống lại và sự thăng thiên.
Ngày nay, Đức Chúa Trời chúng ta là Đức Chúa Trời đã trải qua những quá trình. Ban đầu có Lời và Lời là Đức Chúa Trời, và chính Lời này đã trở nên xác thịt. Sự nhập thể này là một quá trình. Chính Đấng đã nhập thể sống trên đất tại nhà của một người thợ mộc nghèo nàn. Sau ba mươi ba năm rưỡi, Ngài bị dẫn đi như chiên con đến nơi làm thịt và Ngài bị giết trên thập tự giá. Sự kiện ấy cũng là một quá trình. Ngài xuống Âm-phủ (Công 2:27; Êph. 4:9), và Ngài bước vào sự phục sinh. Những điều này cũng là các quá trình. Chắc chắn những bước này là các quá trình mà Ngài đã trải qua. Ngày nay, Đức Chúa Trời chúng ta không thể giống như Đấng trước khi đã nhập thể.
Anh em có tin rằng Đức Chúa Trời giống như Đấng trước khi nhập thể không? Hê-bơ-rơ 13:8 nói: “Giê-su Christ hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời vẫn y nguyên”. Nếu bảo rằng từ lúc Chúa sống lại Ngài y nguyên như hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời thì tôi đồng ý với anh em, nhưng nếu bảo rằng câu Kinh-thánh trên nói về Giê-su trước khi nhập thể thì tôi không đồng ý với anh em. Ngài không có xác thịt khi nhập thể. Qua tất cả những quá trình, Đức Chúa Trời trở thành Đấng Cứu Chuộc, Đấng Cứu Rỗi chúng ta và là sự sống của chúng ta. Thậm chí, ngày nay, Ngài trở nên Linh ban-sự-sống phong phú, dư dật bên trong chúng ta.
Vì vậy, kết cuộc của Kinh-thánh là sự tổng kết của Đức Chúa Trời Tam Nhất đã trải qua những quá trình; trong khi người vợ là một tập hợp và thành tựu bao gồm tất cả những con người ba-phần đã được cứu chuộc, tái sinh, biến đổi và vinh hóa. Ha-lê-lu-gia! Đức Chúa Trời Tam Nhất kết hôn với con người ba-phần. Đây là đôi uyên ương đời đời bày tỏ Đức Chúa Trời Tam Nhất cho đến đời đời. Con người ba-phần ấy sẽ vui hưởng Đức Chúa Trời Tam Nhất phong phú này trong cõi đời đời.
Chúng ta đã được chọn và được định trước, chúng ta đã được kêu gọi, được cứu rỗi và tái sinh. Bây giờ chúng ta đang được biến đổi để trở nên các vật liệu quí giá được xây dựng thành nhà thuộc linh để hầu việc Đức Chúa Trời và trở thành Thân Thể Đấng Christ để bày tỏ Ngài. Đây là mục tiêu của chúng ta. Là con cái Đức Chúa Trời, chúng ta đang được biến đổi để có thể được xây dựng nên một ngôi nhà hầu phụng sự Đức Chúa Trời và trở thành Thân Thể để bày tỏ Đấng Christ
W.L.