“MỘT BỨC TƯỜNG LỚN VÀ CAO”
Nehemiah xây vách thành Jerusalem |
Khải 21:10-14, 17-18.
Chúng ta nhớ rằng thành phố này, và mọi sự liên kết với nó đều là sự tượng trưng theo cách biểu hiệu về Jésus Christ và Hội thánh được cứu chuộc của Ngài. Mọi sự ở đây là một sự tượng trưng về các đặc chất thuộc linh của Jésus Christ, và về các đặc chất đó mà phải được biểu hiện trong Hội thánh, và tại đây chúng ta ở trước sự có mặt và sự đầy đủ được dự biểu về thực hiện thành phố.
TẠI SAO CÓ BỨC TƯỜNG?
Bây giờ chúng ta đến bức tường của thành phố “Có một bức tường được lớn và cao”. Kích thước của bức tường được đưa ra – 144 thước mộc hay 12 x 12. Xin nhớ điều đó. Tôi giả định 144 thước mộc không có nhiều ngụ ý cho anh em, nhưng tôi bảo cùng anh em rằng chiều cao của bức tường này là 72 thước tây hay 216 bộ Anh, anh em sẽ nhận thấy rằng đó là một bức tường cao, xinh xắn, và thực sự thành này cần có một bức tường cao như vậy, và có một ý nghĩa rất thiết thực. Tôi nói rằng đó là 12 gia bội trên 12 và theo biểu hiệu trong Kinh Thánh về các con số, 12 tượng trưng sự cai trị. Chúng ta sắp gặp con số 12 nhiều lần trong thành phố.
Nên khi chúng ta trầm tư bức tường này chúng ta đang trẩm tư rằng điều đó cai trị mọi sự. Bức tường này tượng trưng sự cai trị đó đến từ bên trong và là một phần của thành phố. Tại sao anh em dựng lên một bức tường? Tại sao anh em có các bức tường cho nhà anh em và xung quanh miếng đất của anh em?
MỘT BIÊN GIỚI
Câu trả lời là bức tường tượng trưng một biên giới. Nó minh định một khu vực. Dân chúng có thể tiến tới nhà anh em, nhưng bức tường của anh em sẽ giới hạn bước tiến của họ. Bức tường nói: “Đừng tiến đến nữa. Điều gì ở bên ngoài có thể thuộc về anh, cái gì ở bên trong thuộc về tôi”. Bức tường của thành phố này cũng như vậy. Nó quyết định điều gì thuộc về Đức Chúa Trời và điều gì không thuộc về Đức Chúa Trời, và khi anh em xác nhận bức tường này anh em thấy được các nền tảng của nó là gì “mọi loại đá quí” (ngọc) – Khi ấy anh em được nhìn thấy, theo một đường lối biểu hiệu, thuộc tính của Đức Chúa Trời trong nhiều phương diện.
Nên bức tường là một chứng cớ về Đức Chúa Trời, thứ nhứt, chứng cớ cho Đức Chúa Trời giống như điều gì, và rồi làm chứng cớ rằng chỉ điều gì giống như Đức Chúa Trời có thể bước vào hội thánh này.
CHE CHỞ KHỎI ĐIỀU ÁC
Bức tường thì “lớn và cao”. Giống như thành phố, nó rất kiên cố, và anh em không thể vượt xuyên qua và leo qua bức tường này cách quá dễ dàng. Nếu anh em nỗ lực bước vào hội chúng này của Đức Chúa Trời theo một đường lối ngược lại với Ngài, anh em sẽ chạm mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta được bảo rằng đây là nơi Đức Chúa Trời cư trú. Đền tạm của Đức Chúa Trời ở đây, và có chép rằng: “Ngài sẽ cư trú với họ” (21:3). Vì vậy bất cứ điều gì nỗ lực bước vào nơi Đức Chúa Trời ở đều phải gặp Đức Chúa Trời.
Tôi nghĩ chúng ta rất cẩu thả trong ngôn ngữ chúng ta về việc đi lên thiên đàng. Nếu anh em hỏi một ai rằng anh ta hay chị ta có lên trời chăng, họ sẽ nói: “vâng, tôi hi vọng như vậy”. Anh em đều hi vọng lên trời, nhưng có một bức tường cao bao quanh thiên đàng và chúng ta phải vượt qua bức tường đó để bước vào nơi Đức Chúa Trời ở hầu cư trú chung với Ngài. Tôi lặp lại: “một bức tường lớn và cao”. Bức tường này không phải là một điều dễ điều đình.
Bức tường không gì khác hơn là bản chất của Đức Chúa Trời. Đó là tại sao tôi đã đề cập 12 lần 12. Đó là sự cai trị của bản chất Đức Chúa Trời.
Nên chúng ta đến điều thứ hai về bức tường. Bức tường để che chở, để ngăn chặn mọi sự ở ngoài tức những sự có hại và nguy hiểm. Đó là bản chất Đức Chúa Trời – một sự phòng ngự và che chở nghịch lại mọi điều tà ác.
LÀM SAO CHÚNG TA VƯỢT QUA?
Bây giờ tôi sắp bước đến đôi điều rất thực tiễn ở đây. Anh em biết, người ta dựng các bức tường quanh giáo hội. Họ đã dựng hàng ngàn bức tường quanh nó. Có bức tường của chủ nghĩa hệ phái, mà con người đã dựng lên, bức tường của các tên tuổi nào đó như của hệ phái Luther, Wesley, và tôi có thể tiếp tục kể nhiều danh khác mà anh em biết, và nếu anh em muốn bước vào giáo hội họ, anh em phải chịu phục dưới một trong các danh này. Đôi khi đó là bức tường của một loại giáo điều đặc biệt nào đó, và nếu anh em không chấp nhận giáo điều đó anh em không thể bước vào giáo hội. Đôi lúc đó là một hệ thống kỹ thuật “hành xử như thế nào”, và nếu anh em không phù hợp theo đường lối đặc biệt của họ để làm các sự việc như vậy, anh em không thể bước vào giáo hội họ. Tôi có thể nói nhiều loại bức tường nữa. Các bức tường mà con người đã dựng lên thì rất nhiều, nhưng tôi đã nghiên cứu các câu này về bức tường và tôi không nghĩ tôi có thể lỗi lầm khi nói – tôi không thể tìm thấy điều gì từ con người có thể giúp minh định biên giới này.
Tôi có thể tìm thấy điều gì trên bức tường này? Tất cả những gì tôi có thể tìm thấy là bản chất của Đức Chúa Trời được biểu lộ trong Jésus Christ, và đó là sự biệt lập duy nhất mà Đức Chúa Trời nhìn nhận. Anh em sẽ bước vào đây cách dễ dàng nếu bản chất của Jésus Christ ở trong anh em. Có 12 thiên sứ ở 12 cửa cổng, và khi anh em bước đến một cổng nào, không có thiên sứ nào sẽ hỏi anh em rằng: “anh em thuộc về hệ phái nào? Anh nắm giáo điều nào?” Thiên sứ sẽ nhìn vào anh em và tôi, và mọi người muốn bước vào, các thiên sứ không phải hỏi các câu hỏi nào. Họ biết ngay không phải hỏi câu nào, vì điều duy nhất họ muốn biết là: “Jésus có ở trong đời sống anh em chăng? Anh em giống Ngài bao nhiêu?”. Đó là tiêu chuẩn xét đoán duy nhất để ở nơi Đức Chúa Trời ở. Anh em có tiếp nhận Chúa Jésus Christ vào đời sống anh em chăng? Từ khi anh em đã tiếp nhận như vậy, anh em có cho phép Ngài chiếm hữu anh em càng đầy đủ chăng? Đã có một sự gia tăng liên tục của Christ trong đời sống anh em chăng? Đó là nền tảng của sự phán đoán, và đó là điều mà quyết định hoặc chúng ta có thể bước vào hay hoặc chúng ta ở ngoài.
Anh em nghĩ rằng điều đó huyền bí và trừu tượng chăng? Chúng ta hãy rất thực tiễn. Khi chúng ta du hành trên thế giới này, anh em gặp nhiều người. Rồi một ngày kia anh em gặp một người. Có thể anh hay chị ấy bước vào toa xe lửa mà anh em có mặt ở đó rồi. Có nhiều người khác ở đó, nhưng có cái gì đó về người này làm cho anh em tự nhủ thầm: “tôi chắc rằng người này là cơ đốc nhân” Không ai nói lời gì cho anh em, nhưng khi anh em hỏi người đó, anh em sẽ khám phá rằng mình đúng. Đó là một con cái của Đức Chúa Trời. Anh em nói: “Tôi biết anh là con của Chúa” – “Ô làm sao anh biết tôi là cơ đốc nhân? Tôi đâu có nói trước mà?” – “Đúng, anh đã không nói gì với tôi. Nhưng có cái gì đó về anh bảo cho tôi biết rằng anh thuộc về Chúa, điều đó làm anh hoàn toàn khác biệt với người khác”.
Điều đó rất đơn giản, nhưng há không đúng sao? Tại sao trong một buổi nhóm anh em có thể bảo người này thực sự là dân của Chúa, và người kih không thuộc về Chúa. Đó là điều thiên sứ tìm kiếm tại các cửa cổng.
Dĩ nhiên đó chỉ là đường lối minh họa. Chúng ta đang diễn giảng về khâu cư trú với Đức Chúa Trời trong thời gian và trong cõi vĩnh cửu, và chỉ có thể cư trú với Ngài nếu có bản chất của Ngài ở trong chúng ta.
Tôi chỉ muốn lặp lại một câu: Đó là sự biệt lập duy nhất mà Đức Chúa Trời nhìn nhận. Chúng ta ở trong hay chúng ta ở ngoài tùy theo lượng Christ ở trong chúng ta.
ĐÁNH GIÁ JÉSUS CHRIST LÀ CHIÊN CON
CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Điều đó dẫn chúng ta đến một điều khác nữa trước khi chúng ta kết thúc. Chúng ta được bảo rằng vách tường này ở trên nền tảng của 12 sứ đồ Chiên Con. Không chép rằng 12 sứ đồ là nền tảng, nhưng nền tảng là nền tảng 12 sứ đồ Chiên Con. Các sứ đồ là các người do Chúa sai đi, và khi họ được sai vào trong thế giới họ đã rao giảng điều gì? Nền tảng của mọi sự rao giảng của họ là gì? Mọi sự đều tóm trong một lời này: Chiên Con. Anh em biết rằng khi sứ đồ Giăng, người viết sách này, viết phúc âm của ông, ông đã rất sớm viết rằng: “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất bỏ tội lỗi của thế giới” (Giăng 1:29), và trong các đường lối khác nhau, mọi sứ đồ rao giảng Jésus Christ đều đã rao giảng phúc âm của Chiên Con Đức Chúa Trời. Trong sách Khải thị này danh”Chiên Con” đã xuất hiện 28 lần.
Vào lúc đầu, Chiên Con có nghĩa cất bỏ tội lỗi. Đó chính là sự bắt đầu của mọi sự mà sắp bước vào hiện diện của Đức Chúa Trời cất bỏ tội lỗi của chúng ta. Đó là nền tảng của bức tường này.
Rồi, không chỉ Chiên Con Đức Chúa Trời cất bỏ tội lỗi thôi, nhưng trong sách này có dùng câu khác: hôn lễ của Chiên Con. Dĩ nhiên đó là ngôn ngữ lạ sai, nhưng có nghĩa gì? Một hôn lễ là gì? Đó là một giao ước của hai phe, một giao ước của tình yêu và hôn lễ của Chiên Con, nhờ huyết của Chiên Con, chỉ có nghĩa là một giao ước được lập lên để liên hiệp chúng ta với Chúa Jésus. Đó là giao ước của tình yêu vĩnh cửu của Ngài vì chúng ta, và giao ước của chúng ta với Ngài, vì cớ sự hy sinh của Ngài hầu yêu Ngài đời đời. Hôn lễ của Chiên Con là một giao ước của tình yêu giữa Christ và Hội chúng Ngài đến đời đời, và chỉ những ai đã bước vào giao ước đó mới được tồn tại vĩnh viễn trong Ngài.
Khi anh em đến phần cuối của sách này có chép rằng: “sách sự sống của Chiên Con”. Điều đó là gì? Lần nữa đây chỉ là hình ảnh. Tôi không nghĩ rằng khi chúng ta vào thiên đàng, chúng ta sẽ mở ra một quyển sách cụ thể. Dĩ nhiên chúng ta đã từng hát:
“Tiên danh đã chép chưa Ngài
Vào trang thiên thơ quí thay?”
Trong thế chiến thứ nhất, tôi có mặt trong quân đội, và vào các buổi tối chúa nhật chúng tôi có cuộc nhóm họp lớn lao cho các binh sĩ. Đã có chừng 1.200 người trở về, kẻ thì bị thương, người bị bịnh. Chúng tôi thường nói: “các cậu bé ơi, chúng ta sẽ hát bài nào?” Anh em biết mỗi lần họ đều chọn bài nào trước nhất chăng? – “Thời gian sẽ chấm dứt lúc tiếng loa rao tin Chúa tái lâm từ trời… lúc danh sách khởi xướng mừng nghe Jésus gọi tôi!” Vâng, ý tưởng thì đúng, nhưng sách sự sống của Chiên Con chỉ có nghĩa sự ghi chép những kẻ đã tiếp nhận sự sống vĩnh cửu đó bởi đức tin trong Jésus Christ.
Lần nữa điều này rất thực tiễn. Đã có một ngày, khi Chúa Jésus còn ở trên trái đất, một quần chúng đông họp xung quanh Ngài, tại đó có một phụ nữ mắc một chứng bịnh trải 12 năm. Bà đã dùng hết sinh kế để nhờ các y sĩ, nhưng không ai có thể giúp đỡ bà. Bà đứng ở phía ngoài quần chúng lớn đó và bắt đầu chen lấn xuyên qua đám đông. Bà đã lấn theo hướng này rồi lấn hướng kia, và người viết phúc âm cho chúng ta biết rằng bà tự nhủ thầm: “Nếu ta chỉ rờ áo Ngài, ta sẽ được lành” (Math 9:21). Cuối cùng, sau nhiều vất vả và rối loạn, bà đã đến sát phía sau Ngài và chỉ rờ tà áo của Ngài. Lập tức bà được lành bịnh. Nhưng Jésus đã quay xung quanh và nói: “ai đã rờ ta?”. Các môn đồ thưa: “thưa Thẩy, quần chúng vây chặt lấn ép Thầy mà Thầy còn nói: “ai đã rờ ta?”. Nhưng Jésus nói: “hẳn có người đã rờ đến ta, vì ta nhận thức mỹ đức đó đã lưu xuất từ ta” (Luca: 8:46 bản King James). “Mỹ đức” là một chữ khác thay cho “sự sống”, và sự sống đã lưu xuất từ Ngài vào người đàn bà này. Người đàn bà thấy rằng bà đã không thể giấu mình, thực vậy sự sống mới này rất có ý nghĩa đối với bà nên bà tiến lên, phủ phục trước mặt Chúa và thú nhận. Jésus phán: “hỡi con gái, đức tin con đã cứu con, hãy đi trong sự bình an”.
Được ở trong sách sự sống của Chiên Con có nghĩa sự sống lưu xuất từ Ngài đã đổ vào chúng ta bởi đức tin trong Ngài. Chúa Jésus biết khi nào sự sống đãlưu xuất từ chính Ngài để vào một ai khác. Ngài biết khi nào có bất cứ ai đã rờ đụng Ngài trong đức tin và tiếp nhận sự sống thần thượng của Ngài. Ngài phán: “Ta đã đến hầu họ có thể có sự sống” (Giăng 10:10). Và khi, bởi đức tin trong Ngài, chúng ta với tới Ngài và tiếp nhận sự sống của Ngài, đó là được ghi chép trên trời.
Khi các môn đồ trở về cùng Chúa Jésus sau một cuộc truyền giảng, họ thưa: “Thưa Thầy, thậm chí các quỉ đã phục chúng tôi”. Nhưng Ngài phán: “đừng mừng vì điều đó. Hãy mừng vì tên các ngươi đã được ghi trên trời”.
Điều lớn hơn hết là tên của chúng ta phải được ghi trên trời, và điều đó tùy thuộc trên việc chúng ta đã nhận sự sống của Chúa Jésus như Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng đã ban sự sống Ngài cho chúng ta. Tôi hi vọng mọi người ở đây đều được ghi danh trong sách sự sống của Chiên Con. Không y sĩ nào có thể chữa lành bệnh tội lỗi của anh em, nhưng điệu bộ của đức tin trong Chúa có thể chữa được, đó là những người ở trong sách sự sống của Chiên Con.
Đây là điều sẽ quyết định hoặc chúng ta có thuộc về Hội thánh và Jésus Christ chăng, và theo ngôn ngữ tượng hình, đó là điều mà quyết định hoặc chúng ta có thể bước qua các cổng đó và vào thành phố chăng – Chỉ nhờ chúng ta đánh giá Jésus Christ là Chiên Con Đức Chúa Trời nhiều bao nhiêu mà thôi.
T.A.Sparks