Trong bài nầy chúng ta sẽ bàn thêm về 6 sự biểu hiệu của người tín đồ: ngọn đèn, thành phố tọa lạc trên núi, mặt trời, các trinh nữ, cây cối, đá quí.
1. Ngọn Đèn:
Mathio 5:15 chép ngọn đèn là biểu hiệu cho người tín đồ, vì “cũng không ai thắp đèn mà để dưới cái đấu, nhưng để trên giá đèn, thì nó soi sáng mọi người trong nhà”. Là ngọn đèn trên chơn đèn, ánh sáng không bị che khuất.
Chúa Jesus đã nói cách khôn ngoan về việc ngọn đèn không bị cái đấu che khuất. Thời xưa, cái đấu là đơn vị để đong các loại hạt, nên cái đấu liên quan việc kiếm sống. Do đó cái đèn bị cái đấu che khuất, chỉ dẫn sự lo âu về sinh kế. Nếu chúng ta là cơ đốc nhân mà lo âu về cuộc sống và quan tâm làm sao kiếm nhiều tiền, sự lo âu nầy sẽ trở thành cái đấu bao phủ ánh sáng của chúng ta.
2.Thành Phố Lập Trên Núi:
Trong Mathio 5:14a Chúa Jesus phán, “các ngươi là ánh sáng của thế giới”.Rồi trong câu 14b, Ngài phán, “thành phố nào lập trên núi thì không thể khuất được”. Là ánh sáng soi ra, dân vương quốc giống như thành phố toạ lạc trên núi. Một số thánh đồ có thể ngạc nhiên tại sao Chúa Jesus dùng thành phố toạ lạc trên núi như một minh hoạ về các tín đồ là ánh sáng soi loà. Nếu chúng ta ở trong sự xây dựng hội thánh theo cách thực tiễn, chúng ta sẽ nhận thức rằng chỉ được xây dựng chung với nhau chúng ta có thể là một thành phố toạ lạc trên núi.
Ánh sáng ở 5:14 không phải là một tín đồ cá thể, đó là thành phố được xây dựng. Dân vương quốc cần sự xây dựng. Nếu thánh đồ trong địa phương anh em không được xây dựng, nhưng tản lạc, chia rẽ, phân rẽ, không có thành phố ở đó. Khi không có thành phố, không có ánh sáng.
3. Mặt Trời:
Theo Mathio 13:43, Chúa Jesus ví sánh các tín đồ đắc thắng với mặt trời. “Rồi người công nghĩa sẽ chiếu loà như mặt trời trong nước của Cha họ”.Ngày nay chúng ta chiếu sáng như ngọn đèn, nhưng trong thời đại vương quốc, chúng ta sẽ chói loà như mặt trời.
Vương quốc của Cha là phần thưởng thuộc thiên của thiên hi niên (Khải 20: 4,6), sự biểu lộ của nước trời như là phần thưởng cho người đắc thắng. Chúng ta là con Đức Chúa Trời Cha, và Đức Chúa Trời là ánh sáng (1Giăng 1:5; 1 Tim 6:16). Ánh sáng thần thuợng, là Đức Chúa Trời, dĩ nhiên, lớn hơn ánh sáng mặt trời. Trong thiên hi niên, các người đắc thắng sẽ vui hưởng Cha như ánh sáng, họ sẽ chói loà như mặt trời trong vương quốc của Cha họ.
4. Các Nữ Đồng Trinh:
Biểu hiệu khác về các tín đồ trong Tân ước là các trinh nữ. Math. 25:1, “nước trời giống như 10 trinh nữ cầm đèn đi ra gặp chàng rễ”. Các nữ trinh ngụ ý các tín đồ trong phương diện sự sống. Các tín đồ, là dân vương quốc, các nữ trinh tinh khiết, mang chứng cớ cùa Chúa (đèn) trong thời đại tối tăm và đi ra gặp Chúa. Vì điều nầy, họ không chỉ cần Linh nột trú, nhưng cần sự đổ đầy Linh Đức Chúa Trời.
Làm một trinh nữ, không phải là sự việc công tác, phụng sự hay hoạt động, đó là sự việc sự sống. Hơn nữa, chúng ta không phải là các trinh nữ suông, nhưng là trinh nữ thuần khiết, tinh sạch. Làm một trinh nữ không phải là sự việc ta làm việc hay có thể làm gì, việc làm trinh nữ đó tuyệt đối là sự việc ta là gì.
Khi Chúa Jesus còn trên đất, Ngài được các nữ môn đồ yêu thương nhiều hơn nam môn đồ. Thí dụ Lu. 8:1-3 nói có một số phụ nữ dùng của cải của họ cung phụng Chúa và các môn đồ Ngài. Đây là biểu hiện tình yêu họ đối với Ngài. Cũng vậy có một phụ nữ, một quả phụ, đem tất cả mọi sự bà có dâng vào kho tiền đền thờ (Mác 12:41-44). Có một phụ nữ đập bễ bình dầu thơm rất quí giá, đổ trên Chúa Jesus (Mác 14:3). Các môn đồ nổi giận nói, “Sao uổng phí dầu thơm ấy như vậy?” (Mác 14:4).
Điểm chính ở đây là trong khi các ngưới nam có khuynh hướng suy nghĩ các sự việc trước khi yêu, còn các người nữ yêu cách mù quáng và đổ mọi sự ra trong tình yêu chân thật cho Ngài. Vì lý do nầy, trong sáng tạo mới, Đức Chúa Trời làm cho mọi tín đồ thành các phụ nữ, các trinh nữ yêu Chúa Jesus. Vì vậy, Phao-lô đã có thể nói cùng các tín đồ ở Co-rinh-tô,“ tôi đã gã anh em cho một Chồng mà thôi, hầu trình diện anh em cho Đấng Christ như một nữ trinh tinh khiết” (2 Cor. 11:2). Hơn nữa, Khải thị 21:2 miêu tả Jerusalem mới “sửa soạn như một tân phụ trang sức đợi chồng mình”. Điều nầy chỉ dẫn rằng nếu chúng ta muốn tham dự trong Jerusalem mới, đó là trinh nữ tổng kết, chính chúng ta phải là các trinh nữ yêu Chúa và chờ đợi Ngài.
Trước mặt Đức Chúa Trời, mọi tín đồ, anh em hay chị em, đều là trinh nữ như nhau. Khi Chúa tái lâm vì các tín đồ, Ngài sẽ chỉ gặp các trinh nữ, Ngài sẽ không gặp người nam nào. Bất cứ ai coi mình là nguời nam, không phải là trinh nữ, sẽ không đủ tư cách lên không trung gặp Chúa. Do đó, tất cả chúng ta phải coi mình là trinh nữ và nói, “Tôi yêu Chúa Jesus, tôi yêu Chồng tôi, dù tôi chưa bao giò thấy Ngài, tôi dâng chính mình cho Ngài. Tôi dâng tương lai và mọi sự cho Ngài. Bây giờ, đang khi tôi làm việc cho Ngài, tôi đang bước ra khỏi thế giới để gặp Ngài”.
5. Cây Cối:
1 Cor. 3:6-8, Phao-lô nói, “tôi đã trồng, Abolo đã tưới, Đức Chúa Trời làm cho lớn lên”.
Mathio 15:3, “phàm cây nào mà Thiên phụ Ta không trồng, thì phải nhổ đi”.
Các tín đồ như là cây cối được Đức Chúa Trời trồng qua chức vụ các tôi tớ Ngài. Đời sống thảo mộc minh họa đời sống tín đồ. Cần có sự trồng tỉa, sự tưới nước và sự lớn lên. Chỉ Đức Chúa Trời, là nguồn sự sống, có thể ban cho sự lớn lên.
Tín đồ là cây trồng, và hội thánh được ví sánh là nông trại của Đức Chúa Trời. 1Cor. 3:9 chép, “anh em là ruộng Đức Chúa Trời cày”( nông trại), 1Cor.3:9.Trong nông trại, là hội thánh, tín đồ được trồng và được tưới nước.
Điều đặc biệt là 1 Cor. 3:9 phô bày hia tư tưởng liên kết nhau:” anh em là đồng ruộng Đức Chúa Trời, anh em là nhà xây của Đức Chúa Trời.
Sự sống thảo mộc biểu hiệu đời sống tín đồ đang phát triển trong nông trại, nhưng muốn xây nhà cần có các nguyên liệu như vàng, bạc, đá quí mà các câu tiếp theo của 1 Cor 3:9 mô tả.
Tín đồ cần trải qua kinh nghiệm biến đổi thuộc linh, như gỗ hóa thạch, mới được Đức Chúa Trời dùng xây dựng hội thánh, là nhà đời đời của Đức Chúa Trời.
6. Các Viên Đá Thuộc Linh:
Trong Tân ước, các tín đồ cũng được đá làm biểu hiệu, và họ được gọi là đá sống (1 Phi. 2:5). Đá sống nầy là tội nhân được biến đổi.
Theo Giăng 1:42, khi Chúa Jesus nhìn Peter lần đầu, Ngài phán, “ngươi sẽ được gọi là Cephas (Peter)”—nghĩa là một viên đá. Đá nói lên nguyên liệu biến đổi, để xây nhà Chúa, 1Cor. 3:12.
1Phiero 2:5 chép, “anh em cũng là đá sống, được xây dựng thành nhà thuộc linh”.Christ là Đá sống (c.4), tín đồ cũng do được tân sinh, biến đổi mà trở nên đá sống.
Lúc Peter hoán cải, Chúa ban cho ông tên mới, là Cephas (đá). Khi Peter tiếp nhận sự khải thị về Christ, là Con Đức Chúa Trời, Chúa khải thị thêm rằng Ngài cũng là Vầng đá--một viên đá (Math. 16:16-18). Peter được ấn tượng về hai chi tiết nầy, cả Christ và các tín đồ Ngài, đều là đá cho sự xây dựng của Đức Chúa Trời.
Mục tiêu của Đức Chúa Trời trong các tín đồ là có một ngôi nhà xây dựng bằng các viên đá sống. Ngài không muốn các viên đá sống phân rẽ, phân tán, hay được chất đống ngổn ngan. Ngài muốn các viên đá được xây dựng lẫn nhau.
Ngôi nhà thuộc linh mà chúng ta được xây dựng vào là kiến ốc của Đức Chúa Trời. Cuối cùng, kiến ốc nầy được tổng kết trong Jerusalem mới. Trong Jerusalem mới sẽ không có đất sét, vì tất cả đất sét đã biến đổi thành đá quí. Điều đó có nghĩa Jerusalem mới được xây dựng bằng đá quí. Bây giờ, chúng ta đang trở thành đá quí, hầu sẽ được xây dựng vào Jerusalem mới./.