Trong bài nầy, chúng ta bàn luận thêm về các biểu hiệu của người tín đồ: bò đạp lúa, công nhân trong xưởng mộc, người mẹ nuôi dưỡng, người cha, kiến trúc sư khôn ngoan bậc thầy, các đại sứ, quản gia.
1.Bò Đạp Lúa:
Bây giờ chúng ta đến biểu hiệu bất thường khác về các tín đồ: các con bò đạp lúa. Trong 1 Cor.9:9, 10a các tín đồ được ví sánh với các con bò lao động, đạp cả vụ lúa. “Vì có chép trong luật
Moses rằng: ngươi chớ khớp miệng con bò đương đạp lúa. Có phải Đức Chúa Trời lo cho bò sao? Ngài há chẳng vì chúng ta mà nói đó ư?” Tại đây Phao-lô trích dẫn Cựu ước theo cách lạ lùng và áp dụng nó cho tình thế hiện tại, đặc biệt cho tình thế của những người lao tác khi hầu việc Chúa.
Trong 1 Tim. 5:18 Phao-lô lại trích dẫn Phục truyền 25:4, “ngươi chớ khớp miệng con bò đương đạp lúa”. Theo văn mạch, những người lao khổ về việc rao giảng Lời và dạy dỗ Lời (c.17), có thể bận rộn hoàn toàn, dâng trọn thì giờ cho điều nầy. Vì vậy, hội thánh và các thánh đồ nên chăm sóc cuộc sống của họ. Vì lý do nầy, trong câu 18, Phao-lô tham chiếu những gì Kinh thánh nói về việc không khớp miệng bò đạp lúa.
2.Công Nhân Trong Xưởng Mộc:
2 Tim. 2:15 chép rằng Timothy nên trình diện chính mình “cho Đức Chúa Trời ưng thuận, như một công nhân không hỗ thẹn, cắt thẳng (phân giải ngay thẳng) lời của lẽ thật”. Điều nầy chỉ dẫn rằng một số tín đồ mà biết lẽ thật nên học tập làm công nhân trong xưởng mộc, cắt (giảng) lời của lẽ thật cách ngay thẳng, tức là, mở lời Đức Chúa Trời trong nhiều phần khác nhau cách đúng đắn và thẳng thắn, không có sự méo mó. Người thợ mộc luôn luôn cắt khúc gỗ cách ngay thẳng.
3. Người Mẹ Nuôi Dưỡng:
Trong 1 Tê. 2:7 Phao-lô nói rằng, “nhưng chúng tôi ở giữa anh em cách ôn nhu, như người vú nuôi (mẹ) ẵm ấp (âu yếm) chính các con cái mình”. Chữ Hi lạp trophos dịch là “vú nuôi”, đôi khi có nghĩa là mẹ; do đó nó gợi ý người mẹ nuôi dưỡng. Vì vậy, chữ nầy không chỉ bao hàm sự dưỡng nuôi, nhưng cũng bao hàm ý chăm sóc êm ái.
Thậm chí dù Phao-lô là một anh em, ông coi mình như một bà mẹ nuôi nấng. Chắc chắn, ông không có tư tưởng về địa vị, uy tín hay quyền bính. Tư tưởng làm người mẹ nuôi dưỡng thì khác lạ đối với tư tưởng về uy tín, hay địa vị. Người mẹ nuôi dưỡng có địa vị nào? Tầng lớp, uy tín hay quyền uy nào thuộc về bà? Giá trị của bà là việc nuôi nấng, và âu yếm con cái mình, chăm sóc chúng cách thân ái.
Chữ “âu yếm”( ẵm ấp) thì đáng yêu, là một chữ nói lên sự êm ái hoàn toàn. Phao-lô coi mình như người âu yếm, không phục vụ suông. Chắc chắn ông đã không kiểm chế các tín đồ. Ông cũng không phục vụ họ suông. Đúng ra, ông ẵm ấp họ. Sự chăm sóc của ông dành cho họ đầy sự êm ái.
4. Người Cha:
1 Tê. 2:12 chép, “anh em cũng biết thể nào chúng tôi đối với mỗi người trong anh em như cha đối với con, khuyên lơn, yên ủi và làm chứng cho”. Vị sứ đồ mạnh mẽ nhấn mạnh họ đã là gì và thế nào (1 Tê. 1:5), và về cách mà họ mở đường đem những người mới hoán cải vào sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Trong 2:11 Phao-lô ví sánh mình vói một người cha khuyên lơn con cái mình. Khi âu yếm các tín đồ như con cái họ, các sứ đồ coi mình là mẹ nuôi duỡng. Khi khuyên lơn họ, các sứ đồ coi mình là cha họ.
Trong 1Cor. 4:15 Phao-lô nói, “bởi chưng dẫu anh em có một vạn thầy (hướng dẫn viên) trong Christ, nhưng chẳng có nhiều cha; vì ở trong Christ Jesus, tôi dùng phúc âm mà sanh anh em ra”. Hướng dẫn viên ban giáo huấn và chỉ dẫn cho con cái dưới sự bảo vệ của họ; các người cha chuyển giao sự sống cho con cái mà họ đã sinh ra. Vị sứ đồ là một người cha như vậy. Ông đã sinh các tín đồ Cô-rinh-tô trong Christ qua phúc âm, chuyển giao sự sống thần thượng vào trong họ đến nỗi họ trở nên con cái Đức Chúa Trời và chi thể của Christ.
5. Kiến Trúc Sư Khôn Ngoan Bậc Thầy:
Phao-lô nói cùng chúng ta trong 1 Cor. 3:10, “theo ân điển Đức Chúa Trời ban cho tôi, tôi đã lập nền tảng như một kiến trúc sư khôn ngoan bậc thầy, nhưng các kẻ khác xây dựng trên đó”. Trong Mathio 16:18, Chúa Jesus nói Ngài sẽ xây dựng hội thánh Ngài; song le tại đây vị sứ đồ nói ông là một kiến trúc sư, thậm chí một kiến trúc sư khôn ngoan bậc thầy. Điều nầy chỉ dẫn rằng Chúa không xây dựng hội thánh cách trực tiếp, nhưng gián tiếp qua các người cung phụng của Ngài, thậm chí qua mọi chi thể của Thân thể Ngài, như được khải thị trong Eph. 4:16. Dầu trong 1 Cor. 3:6, và 7, vị sứ đồ công nhận rằng ông không là gì cả, ông thẳng thắn và trung tín làm sáng tỏ tại đây rằng, bởi ân điển Đức Chúa Trời, ông là kiến trúc sư khôn ngoan bậc thầy, người lập nền tảng độc nhất, Jesus Christ, cho kẻ khác xây dựng lên trên.
6. Các Đại Sứ:
Trong cả 2 Cor. 5:20 và Eph. 6:20, Phao-lô nói rằng ông và các đồng công của ông là các nhà đại sứ của Christ. Đại sứ là người được một quyền bính đặc biệt sai đi để tiếp xúc dân nào đó. Các tín đồ trung tín đều là các nhà đại sứ được Đức Chúa Trời, là quyền uy cao nhất trong vũ trụ, sai phái,. Họ là một với Đức Chúa Trời, đại diện Đức Chúa Trời để thi hành mục đích Ngài trong Christ trên trái đất nầy.
7. Các Quản Gia:
Trong Luca 16 :1, Chúa Jesus minh hoạ các tín đồ, do tình yêu và ân điển của Đức Chúa Trời cứu rỗi, như các quản gia của Ngài, và Ngài đã giao thác các sở hữu của Ngài cho họ.
Trong 1 Phi. 4:10, Peter bảo cùng chúng ta rằng mọi tín đồ, là những người đã tíếp nhận ân tứ, nên cung phụng “lẫn nhau, như các quản gia tốt của ân điển muôn mối Đức Chúa Trời”.
Trong 1 Cor 4:1 Phao-lô coi chính mình và các đồng công của ông như các thừa sai của Christ và các quản gia của các lẽ huyền nhiệm của Đức Chúa Trời. Chữ Hi lạp dịch là “quản gia” thì cùng gốc rễ như chữ “cuộc gia tể” hay “sự phân phát” trong 1Tim. 1:4 và Eph. 1:10. Chữ nầy có nghĩa một quản gia phân phối, một nguời quản lý người nhà, người phân phối sự cung cấp gia đình cho các thành viên của ngôi nhà. Các sứ đồ đã được Chúa bổ nhiệm làm các quản gia như vậy, phân phối các huyền nhiệm của Đức Chúa Trời, đó là Christ như huyền nhiệm của Đức Chúa Trời và hội thánh như huyền nhiệm của Christ (Col. 2:2; Eph. 3:4) cho các tín đồ./.