New Jerusalem |
Kinh-thánh: Khải 1:1; 21:1-3; 10-21
CHÌA KHÓA (BÍ QUYẾT) ĐỂ HIỂU CÁC SÁCH
DO GIĂNG VIẾT
DO GIĂNG VIẾT
Sách Khải-thị rất khó hiểu. Đó là lý do tại sao Đức Chúa Trời trong sự khôn ngoan của Ngài đã dùng các dấu hiệu để bày tỏ cho chúng ta. Khải-thị 1:1 nói rằng Đức Chúa Trời ban khải thị về Giê-su Christ cho Ngài để tỏ ra cho các đầy tớ Ngài: “và
Ngài đã tỏ ra bởi các dấu hiệu”. Dấu hiệu là hình ảnh. Khi dạy trẻ em, chúng ta làm cho chúng hiểu được qua những hình ảnh. Đôi lúc, khi chia sẻ, tôi dùng biểu đồ để trình bày điều mình muốn nói. Giăng tiếp nhận một khải thị liên quan đến những điều rất thần thượng, huyền nhiệm, sâu xa đến nỗi lời loài người không thể giải thích đầy đủ. Vì vậy, sự mặc khải được bày tỏ qua các dấu hiệu. Không phải chỉ có sách Khải-thị nhưng Phúc-âm Giăng cũng là sách đầy các dấu hiệu. Trong bộ Nghiên Cứu về Sự Sống trong Phúc-âm Giăng, tôi đã nêu lên rằng từ ngữ phép lạ không được dùng đến. (Chỗ nào bản dịch King James dùng chữ “phép lạ”, chữ ấy đúng ra phải dịch là “dấu hiệu”). Sự kiện Chúa biến nước thành rượu là một phép lạ nhưng Giăng gọi là dấu hiệu (2:11) cho thấy rằng dấu hiệu ấy có một ý nghĩa. Chúa biến nước thành rượu có nghĩa là Ngài biến sự chết thành sự sống. Sự sống lại của La-xa-rơ là một phép lạ nhưng Giăng lại gọi sự kiện ấy là một dấu hiệu (11:47).
Giăng 1:14 nói rằng Lời trở thành xác thịt và đóng trại giữa vòng chúng ta. “Đóng trại” là động từ. Dấu hiệu này cho chúng ta chìa khóa để hiểu Chúa Giê-su sống trên đất này như thế nào. Ngài sống trên đất như đền tạm của Đức Chúa Trời. Để hiểu trọn vẹn về đền tạm chúng ta phải trở lại sách Xuất Ê-díp-tô Ký là nơi có những chương mô tả về đền tạm. Đền tạm của Đức Chúa Trời giữa vòng dân Ngài không phải chỉ là nơi Ngài cư ngụ nhưng cũng là nơi những người hầu việc Ngài vào ở với Ngài. Đây là Giê-su! Trong khi Giê-su ở trên đất Ngài đóng trại. Đức Chúa Trời ngự trong Ngài, và tất cả những người hầu việc Ngài, tức những người yêu mến Giê-su, có thể vào trong Ngài để ở với Đức Chúa Trời. Từ ngữ này là một dấu hiệu để mô tả những gì mà lời thông thường không giải thích được.
Chúa Giê-su cũng nói trong sách Giăng: “Ta là cái cửa” (10:7). Anh em có tin rằng Chúa là cái cửa với mi cửa và cột cửa không? Cửa là một dấu hiệu, có nghĩa rằng Ngài chính là một chỗ mở ra để người ta có thể bước vào và đi ra.
Chúng ta phải nhấn mạnh đến ngay câu đầu của sách Khải-thị là câu nói rằng khải thị thần thượng đã ban cho Giê-su Christ và Ngài tỏ ra bởi các dấu hiệu. Đây là chìa khóa để mở ra toàn bộ sách ấy. Không có chìa khóa này, sách Khải-thị vẫn bị đóng kín đối với chúng ta. Để hiểu được ý nghĩa thật sự của sách này, chúng ta phải hiểu những dấu hiệu ấy.
CÁC DẤU HIỆU CHÍNH TRONG SÁCH KHẢI-THỊ
Các Chân Đèn
Dấu hiệu thứ nhất trong sách Khải-thị mà sứ đồ Giăng đã thấy là các chân đèn. Trong chương một, chúng ta được cho biết rằng vào ngày của Chúa, Giăng ở trên đảo Pát-mô đã thấy bảy chân đèn bằng vàng. Ông đã thấy các chân đèn. Bảy chân đèn là bảy hội-thánh (1:20). Để mô tả hội-thánh là gì theo ý nghĩa thuộc linh thì phải cần cả hàng ngàn quyển sách. Nhưng chỉ cần một dấu hiệu, một bức hình thì đáng giá hơn nghìn lời nói.
Hội-thánh là gì? Hội-thánh phải như thế nào? Hãy nhìn xem các chân đèn. Hội-thánh phải bằng vàng. Vàng tượng trưng cho yếu thể tính của Đức Chúa Trời, tức bản chất của Đức Chúa Trời.
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG -2
Điều này có nghĩa là hội-thánh phải có yếu thể tính của Đức Chúa Trời làm tố chất của hội-thánh. Vàng này phải có hình dạng của một chân đèn, một chân đèn chiếu sáng với cường độ gia tăng gấp bảy lần. Một số đèn có công-tắc điều chỉnh ba độ sáng khác nhau; thế nhưng có bao giờ anh em thấy loại đèn có bảy độ sáng không? Chân đèn có sự chiếu sáng gấp bảy lần. Bản chất vàng tượng trưng cho yếu thể tính của Đức Chúa Trời, hình dạng của đèn là biểu tượng về Đấng Christ, tức hiện thân của Đức Chúa Trời Tam Nhất, và bảy chân đèn là bảy Linh (4:5).
Đấng Tam Nhất là như thế này: Linh là sự chiếu sáng ra, Đấng Christ là hiện thân và Đức Chúa Trời chính là yếu thể tính. Vậy hội-thánh là gì? Hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp, một kết cấu của Đức Chúa Trời Tam Nhất chiếu sáng ra các mỹ đức và thuộc tính của Đức Chúa Trời trong bóng đêm tăm tối để tất cả mọi người có thể thấy được ánh sáng. Chúng ta cần nhiều sứ điệp để mô tả hội-thánh là gì; nhưng sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho chúng ta thấy một chân đèn. Hỡi các thánh đồ, đây là hội-thánh. Hãy nhìn xem hội-thánh. Chân đèn là hội-thánh! Hội-thánh không phải bằng bùn, nhưng bằng vàng. Hội-thánh thuộc về bản chất thần thượng của Đức Chúa Trời. Hội-thánh không phải không có hình dạng nhưng có hình dáng hẳn hoi. Hội-thánh không tối tăm nhưng chiếu sáng. Đây mới là hội-thánh!
Bảy Ngôi Sao
Dấu hiệu thứ nhì là bảy ngôi sao đi với chân đèn. Bảy ngôi sao là các sứ giả hay thiên sứ của các hội-thánh (1:20). Trong mỗi hội-thánh, có một số anh em là các ngôi sao theo tính cách thuộc linh. Họ là những ngôi sao chiếu sáng. Trong Đa-ni-ên 12:3, họ là những người đem nhiều người trở về sự công chính sẽ chiếu sáng như các ngôi sao. Trong Ma-thi-ơ 13:43 Chúa nói người công chính sẽ chiếu rọi như mặt trời trong vương quốc sắp đến. Nhưng các sứ giả của hội-thánh không cần phải đợi đến thời đại sắp đến mới chiếu sáng ra. Bây giờ họ đang chiếu sáng. Tôi hy vọng rằng tất cả những trưởng lão trong các hội-thánh đều là các ngôi sao đang chiếu sáng. Khi người ta đến với các trưởng lão ấy, họ sẽ bước vào trong ánh sáng. Một ngôi sao chiếu sáng, soi rọi trong thời điểm tối tăm. Nhờ nhìn vào các ngôi sao, chúng ta có thể biết loại người nào mới là những người lãnh đạo trong hội-thánh.
Bích Ngọc — Biểu Hiện Bên Ngoài Của Đức Chúa Trời
Sau khi thấy các chân đèn và các ngôi sao chiếu sáng, Giăng thấy một ngai trên trời và Đấng ngồi trên ngai. Đấng ấy giống như biểu hiện bên ngoài của đá bích ngọc (4:2-3). Giăng thấy Đức Chúa Trời trong biểu hiện bên ngoài của bích ngọc. Bích ngọc có mầu xanh lá cây rất đẹp, tượng trưng cho sự đầy trọn của sự sống. Sự đầy trọn của sự sống là biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời. Bích ngọc cũng là biểu hiện bên ngoài của Giê-ru-sa-lem Mới (21:11), và toàn thể tường thành cũng được xây bằng bích ngọc (21:18). Điều này chứng tỏ toàn thể thành phố mang biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời, bởi vì thành ấy được cấu tạo bằng những người đã được biến đổi nên hình ảnh Ngài.
Chúng ta nên đọc Khải-thị 21:11 với 2 Cô-rin-tô 3:18: “Tất cả chúng ta với mặt không bị che phủ, nhìn xem và phản chiếu vinh hiển Chúa như một cái gương, đang được biến đổi nên cùng một hình ảnh từ vinh quang đến vinh quang.” Khải-thị
21:11 mô-tả Giê-ru-sa-lem Mới là “có vinh quang của Đức Chúa Trời. Ánh sáng của thành giống như một viên đá quý nhất, như một viên đá bích ngọc, trong như thủy tinh”. Toàn thể thành phố mang vinh quang của Đức Chúa Trời và chiếu sáng như bích ngọc; ấy là vì toàn bộ cơ cấu tạo thành của Giê-ru-sa- lem Mới đã được biến đổi nên hình ảnh của Đức Chúa Trời. Đấng ngồi trên ngai, là Đức Chúa Trời, trông giống như bích ngọc, và toàn thể thành phố trông cũng giống như bích ngọc. Điều này có nghĩa là Sáng thế Ký 1:26 đã được ứng nghiệm: “Chúng ta hãy tạo dựng nên loài người theo hình ảnh chúng ta”. Con người phải trở thành biểu hiện của Đức Chúa Trời, và điều này được thành tựu trong Giê-ru-sa-lem Mới. Toàn thể Giê-ru-sa-lem Mới là một hình ảnh, một biểu hiện của Đức Chúa Trời. Biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời có thể được mô tả bằng một dấu hiệu, ấy là bích ngọc.
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
Sư Tử Của Chi Phái Giu-đa
Trong Khải-thị 5:5, Giê-su Christ được gọi là Sư tử của chi phái Giu-đa. Danh hiệu này có nghĩa Đấng Christ là Vua khải hoàn. Mọi tạo vật sống đều ở dưới Ngài. Không ai có thể bắt phục Ngài; trái lại, Ngài bắt phục mọi sự. Lần đầu tiên được xem một con sư tử trong vườn bách thú, tôi sợ rằng hàng rào sắt không đủ chắc chắn để ngăn chận sinh vật táo bạo và luôn chiến thắng ấy. Không điều gì hay không ai có thể bắt phục Đấng Christ chúng ta được.
Chiên Con
Đấng Christ không những chỉ là Sư tử nhưng cũng là một Chiên Con (5:6). Đối với Sa-tan và mọi kẻ thù địch, Đấng Christ là Sư tử; nhưng đối với chúng ta là những người đã được cứu, Ngài là Chiên Con. Anh em có sợ một con chiên không? Có thể anh em sợ sư tử nhưng cảm thấy ưa thích chiên con. Đối với chúng ta, Chúa Giê-su là một Chiên Con, một Chiên Con Cứu Chuộc. Nếu ai nghĩ rằng trong cõi đời đời sẽ có một con chiên con thật sự với bốn chân và một cái đuôi ở trên ngai của Đức Chúa Trời thì người ấy không hiểu Kinh-thánh cách đúng đắn. Tôi xin nhắc lại với anh em rằng Khải-thị là một quyển sách đầy các dấu hiệu.
Người Nữ Hoàn Vũ và Người-Con-Trai
Người nữ hoàn vũ trong Khải thị chương 12 mặc mặt trời. Trên đầu nàng có vương miện gồm mười hai ngôi sao, và dưới chân nàng là mặt trăng (c. 1). Người nữ này là ai? Nhiều nhà giải nghĩa Kinth-Thánh thuộc trường phái chính thống theo sự giảng dạy của giáo phái Anh Em, cho rằng người nữ tượng trưng cho Y-sơ-ra-ên và người-con-trai của nàng tượng trưng cho Đấng Christ. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu kỹ càng Lời Chúa, chúng tôi nhận thức rằng từ chương mười hai người nữ này được cấu tạo bởi hai loại người: những người giữ các mạng lệnh của Đức Chúa Trời và những người mang chứng cớ của Giê-su (c. 17). Những người giữ luật pháp là người Do-thái, tức dân Y-sơ-ra-ên. Người mang chứng cớ Giê-su là các tín đồ Tân Ước. Vì thế, nói rằng người nữ này tượng trưng cho dân Y-sơ-ra-ên chỉ đúng một phần mà thôi vì như vậy là loại bỏ tín đồ Tân Ước sang một bên.
Nói rằng người-con-trai do người nữ này sinh ra là Giê-su Christ là sai. Sau khi người-con-trai được cất lên đến ngai của Đức Chúa Trời thì còn ba năm rưỡi nữa. Một ngàn hai trăm sáu mươi ngày trong 12:6 là ba năm rưỡi, mà mọi người đồng ý là thời kỳ của cơn đại nạn. Cơn đại nạn có xảy ra ngay sau khi Chúa thăng thiên không? Không, cơn đại nạn chưa xảy đến! Sự kiện này chứng tỏ một cách mạnh mẽ rằng người-con-trai đây không phải là Chúa Giê-su.
Người nữ đội một mão miện gồm có mười hai ngôi sao trên đầu. Nàng mặc mặt trời và mặt trăng ở dưới chân nàng. Những điều này chỉ về ba loại người giữa vòng những người đã được cứu chuộc, ấy là các tổ-phụ, dân Y-sơ-ra-ên và các tín đồ thời Tân Ước. Các tổ-phụ được tượng trưng bởi các ngôi sao, dân Y-sơ-ra-ên được tượng trưng bởi mặt trăng và các tín đồ thời Tân Ước tượng trưng bởi mặt trời. Vì thế, người nữ này là một cơ cấu tổng hợp của tất cả những người đã được Đức Chúa Trời cứu chuộc, kể cả các tổ-phụ, các tín đồ thời Cựu-ước và tất cả các thánh đồ thời Tân Ước.
Người-con-trai là những người đắc thắng của tất cả các thế hệ. Trải qua các thế kỷ, giữa vòng dân Đức Chúa Trời có một số nhỏ đã tuận đạo; họ là những người trung tín. Ngay trước khi cơn đại nạn xảy ra, những thánh đồ tuận đạo này sẽ được sống lại và được cất lên đến ngai của Đức Chúa Trời.
Con Rồng Lớn Màu Đỏ Và Con Thú
Con rồng lớn màu đỏ tượng trưng cho Ma Quỷ tức là Sa-tan (12:3-4). Bắt đầu chương kế tiếp, có một con thú trồi lên từ biển lớn là Địa Trung Hải (13:1-2). Đây là Antichrist. Thật thế, nó là Sê-sa sắp đến, là Sê-sa cuối cùng của Đế-quốc La-mã được phục hồi.
Mùa Gặt Và Trái Đầu Mùa
Đức Chúa Trời có một mùa gặt hái trên đất. Mùa gặt này
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
tượng trưng cho tất cả thánh đồ thời Tân Ước đang sống trên đất gần thời điểm Chúa trở lại (14:15). Trái đầu mùa sẽ ra từ giữa vòng các tín đồ còn sống này. Giữa vòng các tín đồ đang sống đây có một số người đắc thắng đã được “chín” trước và trở thành trái đầu mùa.
Ba-by-lôn Lớn
Ba-by-lôn Lớn tượng trưng cho giáo-hội Công-giáo La-mã. Giáo-hội ấy được gọi là đại dâm phụ (17:1, 5) vì có những liên hệ tội lỗi với các nhà cai trị trên đất vì lợi ích riêng tư của mình.
Vợ Chiên Con
Vợ Chiên Con, tức cô dâu trong Khải-thị 19:7, sẽ là tất cả những người đắc thắng trải qua mọi thế hệ, bao gồm những người trong thời kỳ Cựu-ước, đó là những người đắc thắng đã chết và được phục sinh cộng với những người đắc thắng còn đang sống (trái đầu mùa). Họ sẽ là cô dâu của Ngài trong một ngàn năm (20:4-6). Ngày ấy sẽ là ngày cưới. Một ngàn năm đối với Chúa là một ngày (2 Phi. 3:8). Toàn thể thời đại ngàn năm ấy sẽ là một ngày cưới. Vào ngày cưới, người vợ sẽ là cô dâu, nhưng sau ngày cưới, cô dâu ấy sẽ trở thành người vợ. Tất cả những người đắc thắng giữa vòng dân đã được cứu chuộc của Đức Chúa Trời sẽ là cô dâu của Ngài.
Giê-ru-sa-lem Mới
Bây giờ chúng ta đến dấu hiệu cuối cùng là Giê-ru-sa-lem Mới. Giê-ru-sa-lem Mới là tổng thể của tất cả các chân đèn. Khởi đầu sách này có bảy chân đèn, tức các chân đèn địa phương, trong thời đại này. Vào cuối sách có một tổng thể, một chân đèn tổng hợp, không phải là các chân đèn địa phương nhưng là một chân đèn đời đời, một chân đèn hoàn vũ. Khải-thị bắt đầu bằng các chân đèn và chấm dứt bằng một chân đèn. Các chân đèn là những dấu hiệu của các hội-thánh; Giê-ru-sa-lem Mới cũng là một chân đèn tức là dấu hiệu chỉ về nơi cư trú của Đức Chúa Trời.
ÔN LẠI CÁC DẤU HIỆU
Tất cả các dấu hiệu này là quang cảnh chính trên màn ảnh truyền hình thần thượng về sách Khải-thị. Chương trình phát hình bắt đầu với bảy chân đèn, tượng trưng cho các hội-thánh; tiếp theo đó là là bảy ngôi sao chiếu sáng chỉ về các sứ giả của tất cả các hội-thánh; có đá bích ngọc chỉ về biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời; có một con sư tử và một chiên con, cả hai tượng trưng cho Đấng Christ; sau đó một người nữ hoàn vũ với mười hai ngôi sao trên đầu, với mặt trời bao quanh nàng, với mặt trăng dưới chân nàng; rồi có một con rồng đỏ đang sẵn sàng nuốt chửng con của nàng; sau đó người đàn bà sinh một người-con-trai và người-con-trai ấy được cất lên đến ngai của Đức Chúa Trời; rồi một con thú từ Địa Trung Hải trồi lên; rồi đến một mùa gặt trên đất và từ mùa gặt này ra trái đầu mùa; sau đó có một đại dâm phụ, là Ba-by-lôn lớn, kinh khủng, xấu xí, ghê tởm; nhưng rồi, Ha-lê-lu-gia, một người vợ xinh đẹp, một cô dâu xuất hiện; rồi cuối cùng có một điều sáng chói hơn, vĩ đại hơn, là Giê-ru-sa-lem Mới, tức đền tạm của Đức Chúa Trời cũng giống như Giê-su là đền tạm của Đức Chúa Trời khi Ngài còn ở trên đất.
Giê-ru-sa-lem Mới này không những chỉ là một đền tạm cho Đức Chúa Trời nhưng cũng là vợ của Con Đức Chúa Trời, là Giê-su Christ. Đức Chúa Trời sẽ có một đền tạm và Đấng Christ sẽ có một người vợ. Cả đền tạm và người vợ đều là một, tức Giê-ru-sa-lem Mới.
HIỂU BIẾT SÁCH KHẢI-THỊ
Đây là sách Khải-thị, chứa đựng tất cả những dấu hiệu chính yếu. Nếu hiểu được các dấu hiệu ấy, anh em sẽ hiểu được toàn bộ sách Khải-thị. Với một cái nhìn trong sáng và chính xác như thế, anh em có tin rằng Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là một thành phố vật chất được Đức Chúa Trời xây dựng trải qua các thế kỷ không? Khải-thị là sách có nhiều dấu hiệu. Mỗi một điểm chính yếu đều là một dấu hiệu. Không nên giải thích các dấu hiệu theo nghĩa đen. Anh em có nghĩ hội-thánh là một chân đèn thực sự với bảy ngọn đèn đang chiếu sáng không? Hiểu như vậy là sai rồi. Anh em có tin rằng Giê-su Christ là một con chiên thực sự không? Như vậy thật là vô lý và buồn cười.
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
cười. Anh em có tin rằng Sê-sa sắp đến của Đế-quốc La-mã sẽ là một con thú thật sự trồi lên khỏi biển Địa Trung Hải mà nhẩy lên bờ không? Anh em có tin rằng vợ của Chiên Con trong Khải-thị chương 19 sẽ là một người nữ được trang điểm với một áo cưới dài không? Một lần nữa, nếu hiểu như vậy thì thật là vô lý.
GIẢI THÍCH GIÊ-RU-SA-LEM MỚI
Thế còn Giê-ru-sa-lem Mới thì sao? Cũng cùng một nguyên tắc, thật là vô lý nếu nghĩ rằng Giê-ru-sa-lem Mới sắp đến là một thành phố vật chất. Chỉ vì sách Khải-thị dùng sư tử như là dấu hiệu chỉ về Đấng Christ là một vị vua đắc thắng, chúng ta không nên nghĩ rằng Đấng Christ cũng giống như một con sư tử ở trong sở thú. Sư tử đây không phải là một con sư tử thật — ấy là dấu hiệu chỉ về Đấng Christ là một vị vua đắc thắng khải hoàn. Chiên Con không phải là một con chiên thật — nhưng là dấu hiệu chỉ về Đấng Christ, tức Đấng Cứu Chuộc. Tương tự như vậy, Giê-ru-sa-lem Mới là một dấu hiệu, tượng trưng cho một điều gì có tính cách thuộc linh.
Nguyên tắc diễn giải Kinh-thánh phải nhất quán. Vì chúng ta không hiểu các dấu hiệu khác theo nghĩa đen, nên chúng ta cũng hiểu chắc chắn rằng Giê-ru-sa-lem Mới không phải là một thành phố vật chất để chúng ta cư ngụ trong đó. Diễn giải như thế là hoàn toàn theo tính cách thiên nhiên. Nếu anh em không diễn giải Đấng Christ là một con sư tử với bốn chân và một cái đuôi, vậy tại sao anh em lại cho rằng Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố thật sự? Sư tử là một dấu hiệu và thành phố cũng là một dấu hiệu.
Chìa Khóa Của Sách Khải-Thị
Khải-thị 1:1 là một câu then chốt cho toàn bộ quyển sách. Chỉ một câu này có thể mở được tất cả các cửa. Chúng ta đã có một chìa khóa chính. Chúng ta có thể đến mở bất cứ cánh cửa nào. Chúng ta cần phải lấy Khải-thị 1:1 làm chìa khóa chính. Điểm then chốt là: “bởi các dấu hiệu”. Mọi hình ảnh trong quyển sách này đều là dấu hiệu cả.
Các giáo-sư theo trường phái chính thống chắc chắn sẽ đồng ý rằng Đấng Christ là một con chiên nhưng không có bốn chân và một cái đuôi. Họ sẽ không đưa ra lời giải thích vô lý và buồn cười như thế. Nhưng về Giê-ru-sa-lem Mới thì sao? Khi còn trẻ, tôi cũng tin rằng Giê- ru-sa-lem Mới là một tòa lâu đài trên thiên đàng. Tôi vui mừng với niềm tin rằng một ngày kia chúng ta sẽ được ở trong một lâu đài. Chúng tôi có một bài hát góp phần truyền giảng phúc-âm nói về việc chúng ta sẽ bước vào các cổng bằng ngọc trai và đi trên đường bằng vàng. Tuy nhiên, dần dần khi nghiên cứu Kinh-thánh, tôi khám phá ra rằng Giê-ru-sa-lem Mới là một người vợ. Ai dám lấy một thành phố theo nghĩa đen làm vợ mình? Cho dù thành phố có mười hai cửa bằng ngọc trai và một con đường bằng vàng, ai dám lấy thành phố ấy làm vợ mình?
Trong khi nghiên cứu và hiểu biết Lời Thánh, Cơ-đốc nhân thường đem vào những suy tưởng thiên nhiên. Trong trời mới và đất mới, chúng ta sẽ ở trong Giê-ru-sa-lem Mới. Nhưng chúng ta không nên nghĩ rằng Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố vật chất. Chính Đức Chúa Trời mới là nơi cư trú của chúng ta. Khi còn trẻ, tôi nghe vài giáo-sư Kinh-thánh bàn luận xem chúng ta sẽ ăn gì và nhà vệ sinh ở đâu trong “tòa lâu đài trên thiên đàng” ấy. Đem tư tưởng thiên nhiên của chúng ta vào vấn đề như thế thật nghèo nàn biết bao!
Hôm nay, tôi hỏi một vài thánh đồ xem họ có ở trong hội-thánh không. Khi họ trả lời “có” tôi xin họ chỉ cho tôi thấy hội-thánh. Tân Ước cho chúng ta biết rằng hội-thánh là nhà Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đang cư ngụ trong ngôi nhà này; nhưng đâu là hội-thánh? Hội-thánh, tức nhà của Đức Chúa Trời và nhà của chúng ta, không phải là một kiến ốc vật chất nhưng là một cơ cấu tổng hợp các tín đồ sống động (1 Phi. 2:5). Hội-thánh không phải là một thực thể vật chất không có sự sống, nhưng là một cơ cấu tổng hợp hữu cơ của những con người sống động. Hội-thánh tồn tại khi các tín đồ đến với nhau. Hội-thánh, tức nhà của Đức Chúa Trời ngày nay, là một cơ cấu tổng hợp của những con người sống động; ấy là một con người tập thể. Điều đó đúng trong thời đại này và cũng đúng trong cõi đời đời.
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG 131
Nhất Quán Suốt Toàn Bộ Kinh-Thánh
Tư tưởng về nhà của Đức Chúa Trời cũng có trong Cựu Ước. Môi-se nói trong Thi-thiên 90:1 rằng: “Lạy Chúa! Từ đời này qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng con.”
Chúa Giê-su phán rằng hễ ai yêu thương Ngài thì Cha Ngài và Ngài sẽ đến cùng người và lập một chỗ ở với người (Giăng 14:23). Chúng ta sẽ là nơi ở của Ngài và Ngài sẽ là nơi ở của chúng ta. Trong Giăng chương 15, Chúa phán: “Hãy cứ ở trong Ta và Ta trong các ngươi” (c. 4). 1 Giăng 3:24 và 4:15 nói chúng ta cứ ở trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời cứ ở trong chúng ta.
Trong thời đại hội-thánh, chúng ta đang ở trong Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời đang cứ ở trong chúng ta. Anh em có tin rằng khi bước vào trời mới và đất mới, chúng ta sẽ ra khỏi Đức Chúa Trời và Đức Chúa Trời sẽ lìa khỏi chúng ta không? Nếu trong thời đại này chúng ta có thể ở trong Đức Chúa Trời, nhận Ngài làm nơi ở của mình và có thể dâng cho Ngài một chỗ ở trong chúng ta thì thật không hữu lý khi cho rằng trong cõi đời đời chúng ta sẽ không còn có Ngài là nơi ở của chúng ta nữa mà chúng ta lại sống trong một thành phố bằng vàng như là nơi ở của mình.
Chúng ta phải tin rằng việc chúng ta cứ ở trong Chúa và Ngài cứ ở trong chúng ta sẽ được tăng cường, mở rộng và nâng cao đến cực điểm. Đó là lý do tại sao Giăng nói ông thấy thành phố ấy không có đền thờ trong đó: “vì đền thờ của thành là Chúa Đức Chúa Trời Đấng Toàn Năng và Chiên Con”. (Khải 21:22). Điều này bày tỏ mạnh mẽ rằng thành phố ấy không phải là một thành phố vật chất. Trong thành phố này, đền thờ là một Thân-vị. Thân-vị này là Đức Chúa Trời và Chiên Con. Chính Đức Chúa Trời Tam Nhất sẽ là đền thờ. Nếu đền thờ ở trong thành phố là một Thân-vị, anh em có tin được rằng thành phố ấy là một “cái gì đó” không có sự sống không?
Vì đền thờ là một Thân-vị thần thượng, tức chính Đức Chúa Trời Tam Nhất, thành phố cũng phải là những con người. Thật vậy, toàn thể thành phố là Nơi Chí Thánh với ba kích thước bằng nhau (1 Vua 6:20; Khải 21:16). Vì Đức Chúa Trời Tam Nhất sẽ là đền thờ và toàn thể thành phố sẽ là Nơi Chí Thánh nên thành phố ấy không thể là một điều gì thuộc vật chất được. Thành phố ấy phải là một cơ cấu tổng hợp hữu cơ.
Trong thời Tân Ước, việc Đức Chúa Trời cư trú trên đất này trước hết là một Con Người độc nhất, là Giê-su Christ. Ngài là đền tạm của Đức Chúa Trời. Sau đó, tiếp theo Ngài, hội-thánh là đền thờ của Đức Chúa Trời (Êph. 2:21-22; 1 Côr. 3:16). Giê-su, một Con Người độc nhất là đền tạm của Đức Chúa Trời, tức nơi ở của Ngài. Rồi hội-thánh, là con người tập thể, trở nên đền thờ của Đức Chúa Trời, tức nơi ở của Đức Chúa Trời. Đó là Tân Ước. Sau thời đại Tân Ước, khi vào trong cõi đời đời, nơi ở của Đức Chúa Trời sẽ không thay đổi từ những con người sống động trở nên một thành phố vật chất không có sự sống. Chúng ta phải tin rằng những người này đã được xây dựng với nhau làm nơi ở của Đức Chúa Trời sẽ được mở rộng và tăng cường. Trong thời đại sắp đến, sẽ có sự mở rộng của những con người sống động này làm nơi ở của Đức Chúa Trời.
Không Phải Là Một Thành Phố Theo Nghĩa Đen
Nếu Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố thật làm bằng vàng, ngọc trai và đá quý (theo nghĩa đen) thì có nghĩa rằng một thành phố vật chất là sự kết cuộc của toàn bộ khải-thị. Điều này không hợp lý. Đức Chúa Trời đã và đang hành động qua suốt nhiều thời đại. Trước hết, Ngài sáng tạo vũ trụ. Rồi Ngài dựng nên con người. Sau đó, Ngài nhập thể để cứu chuộc loài người. Ngài đã sống trên đất này, chịu đóng đinh rồi sống lại, thăng thiên và đã tuôn đổ chính Ngài ra là Linh trên các môn đồ Ngài. Rồi các sứ đồ đi ra rao giảng phúc-âm. Có nhiều người được cứu và thêm vào hội-thánh; họ được xây dựng thành một Thân Thể để bày tỏ Đấng Christ. Anh em có tin được rằng kết quả sau cùng sẽ là Đức Chúa Trời chỉ sở hữu được một thành phố vật chất không? Anh em có nghĩ rằng đây là chủ tâm của Ngài không?
Nếu thật sự là như vậy, Đức Chúa Trời quả là một kiến trúc sư quá dở. Qua sự sáng tạo, nhập thể, chịu đóng đinh, sống lại và thăng thiên của Ngài, qua việc Ngài xây dựng các hội-thánh và làm hoàn hảo các thánh đồ từ thế hệ này đến thế hệ nọ, Đức
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
Chúa Trời đang chuẩn bị một điều gì vĩ đại hơn là một thành phố to lớn theo nghĩa đen rất nhiều. Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên một điều huy hoàng hơn một thành phố, đó là vũ trụ. Thái dương hệ rất đẹp thế nhưng Đức Chúa Trời không thỏa mãn với điều ấy. Vậy thì làm sao Ngài có thể thỏa mãn với một thành phố, thậm chí với một thành phố chỉ bằng phân nửa nước Mỹ? Giải thích một khải thị như vậy, một dấu hiệu như vậy, theo cách thiên nhiên là sai lầm.
Hội-thánh ngày nay là nhà của chúng ta. Khi đến với hội-thánh tức là chúng ta về nhà của mình. Hội-thánh ở trong Đức Chúa Trời. Nếp sống hội-thánh với Đức Chúa Trời thì ở khắp mọi nơi. Có các hội-thánh tại Dallas , Hous ton, Hồng Kông và trên khắp đất. Ha-lê-lu-gia! Hễ chúng ta đi đâu, nhà chúng ta ở đó. Nhà của chúng ta là hội-thánh. Tại sao chúng ta lại lo lắng liệu mình sẽ có một căn nhà tại Giê-ru-sa-lem hay không? Chúng ta không cần phải lo lắng về điều ấy. Đức Chúa Trời không quan tâm đến những điều vật chất ấy. Ý tưởng về vật chất này phải bị loại bỏ.
Nơi Ở Của Đức Chúa Trời Cho Đến Đời Đời
Điều Đức Chúa Trời quan tâm là một cơ cấu tổng hợp sống động gồm những người thuộc về Ngài đã được chọn lựa, cứu chuộc, tái sinh, biến đổi và vinh hóa. Tất cả những người này được xây dựng với nhau để bày tỏ Đức Chúa Trời cho đến đời đời. Điều này sẽ mãi mãi làm thỏa mãn Đức Chúa Trời. Sa-tan sẽ ở trong hồ lửa. Đức Chúa Trời sẽ ở trong nơi cư ngụ sống động của Ngài. Tất cả những người mà Ngài đã tạo dựng, chọn lựa, cứu chuộc, tái sinh và biến đổi sẽ được vinh hóa trở nên hình ảnh của Ngài. Ngài sẽ sống trong họ và họ sẽ sống trong Ngài. Không ai có thể giải thích đầy đủ một ý niệm sâu xa như thế. Thật lạ lùng! Điều này sẽ là nơi ở của Đức Chúa Trời và vợ của Con yêu dấu Ngài, tức là Đấng Christ. Không có kiến ốc vật chất nào có thể trở thành một người vợ được. Một người vợ là một thực thể có tính cách hữu cơ, một con người sống động.
Giê-ru-sa-lem Mới tượng trưng cho nơi ở của Đức Chúa Trời trong trời mới và đất mới. Trong Tân Ước, nơi ở của Đức Chúa Trời trên đất trước hết là một Con Người duy nhất, là Giê-su Christ, được tượng trưng bởi đền tạm (Giăng 1:14), sau đó là một con người tập thể, tức hội-thánh, được tượng trưng bởi đền thờ (1 Côr. 3:16). Trong trời mới và đất mới, nơi cư trú của Đức Chúa Trời tức vợ của Chiên Con (Khải 21:9-10), cũng là một cơ cấu tổng hợp sống động bao hàm những người đã được cứu chuộc, gồm cả thánh đồ thời Cựu Ước như được đại diện bởi mười hai chi phái, lẫn các thánh đồ Tân Ước như được đại diện bởi mười hai sứ đồ (Khải 21:12, 14).
Những người này, đã được xây dựng với nhau thành nơi ở của Đức Chúa Trời, trước hết đã kinh nghiệm được sự tái sinh qua sự chết và sự sống lại của Đấng Christ. Điều này được tượng trưng bởi các cửa bằng ngọc trai là lối vào trong thành. Một hạt ngọc trai được sản sinh bởi một con trai, một tạo vật sống động trong những dòng nước sự chết. Khi một hạt cát làm con trai ấy bị thương, nó tiết ra một chất dịch bao phủ hạt cát và biến hạt cát ấy trở thành một hạt ngọc trai. Vết thương của con trai ấy tượng trưng cho sự chết, và sự tiết ra chất dịch sống bao phủ hạt cát tượng trưng cho sự sống phục sinh. Sự chết và sự sống lại của Giê-su khiến chúng ta trở nên các hạt ngọc trai qua sự tái sinh. Không ai có thể bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời trừ ra là được tái sinh (Giăng 3:5).
Trong thành thánh, bản chất hay yếu thể tính của Đức Chúa Trời trở nên yếu tố căn bản của chúng ta, được tượng trưng bởi vàng (Khải 21:18b, 21b); thành phố đích thực bằng vàng và đường đi cũng là vàng. Yếu thể tính của toàn thể tín đồ là chính mình Đức Chúa Trời.
Nhờ công tác của Linh, chúng ta sẽ được biến đổi nên hình ảnh của Đức Chúa Trời, tượng trưng bởi bích ngọc. Bản chất của Cha (vàng), sự cứu chuộc của Con và sự tái sinh của chúng ta (ngọc trai) và công tác biến đổi của Linh (các đá quý) sản sinh ra tất cả mọi thành phần cấu tạo nên nơi ở đời đời của Đức Chúa Trời. Nơi ở của Đức Chúa Trời cũng là nơi ở của chúng ta. Chúng ta cũng sẽ được xây dựng với nhau để trở nên Nơi Chí Thánh của Đức Chúa Trời để bày tỏ Ngài trong vinh quang.
GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
Dấu Hiệu Cuối Cùng và Lớn Lao Nhất
Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có ấn tượng sâu xa với sự giải thích đúng đắn cùng sự hiểu biết dấu hiệu cuối cùng và lớn lao này trong toàn bộ Kinh-thánh. Trong cả sáu mươi sáu sách của Kinh-thánh, Giê-ru-sa-lem Mới là dấu hiệu cuối cùng và lớn lao nhất. Lời cuối cùng luôn luôn là lời quyết định. Qua sự sáng tạo, nhập thể, cứu chuộc, phục sinh, thăng thiên cùng tất cả những công tác biến đổi và xây dựng của Ngài trải qua tất cả các thế kỷ Cơ-đốc, Đức Chúa Trời sẽ có được một cơ cấu tổng hợp sống động gồm dân được cứu chuộc để trở nên nơi ở và người tương xứng với Ngài hầu thỏa mãn Ngài hoàn toàn. Chúng ta sẽ liên kết với Ngài vì chúng ta sẽ là người tương xứng với Ngài.
Chúa Giê-su bảo người Sa-đu-sê trong Ma-thi-ơ 22:30 rằng trong sự phục sinh sẽ không có cưới gả nhưng tất cả chúng ta sẽ giống như các thiên sứ. Kinh-thánh không nói với chúng ta về các vấn đề hay những mối liên hệ thuộc thể trong cõi đời đời. Những gì Kinh-thánh mặc khải thật là cao sâu. Chúng ta phải được giải cứu khỏi cách suy nghĩ thiên nhiên của con người mà cho rằng Giê-ru-sa-lem Mới là nơi ở vật chất. Chúng ta phải nhận thức được những gì chất chứa trong lòng Chúa. Ngài cần một nơi cư trú đời đời, bao gồm hàng tỷ người sống động đã được biến đổi và vinh hóa để trở thành nơi cư trú sống động và nên vợ yêu dấu của Ngài tức người tương xứng với Ngài. Sự tổng kết sau cùng này thật đáng để cho Ngài dựng nên cõi sáng tạo, nhập thể, chết trên thập tự giá, được phục sinh và mất nhiều thế kỷ để xây dựng các hội-thánh.
Nếu Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố theo nghĩa đen thì thành phố ấy chỉ bằng nửa kích thước của nước Mỹ (xem Khải 21:16). Nước Mỹ ngày nay có một dân số khoảng một phần tư tỷ người. Dầu vậy, qua nhiều thế hệ, Đức Chúa Trời sẽ cứu hàng tỷ người. Nếu vậy, làm sao hàng tỷ người lại có thể sống trong một thành phố bằng nửa kích thước của nước Mỹ được? Chúng ta đừng nên theo những sự dạy dỗ có tính cách thiên nhiên nhưng hãy vận dụng tâm trí sáng suốt của mình để thấy được những gì Chúa đang mong muốn.
Lời Chúa là lẽ thật. Cảm tạ Đức Chúa Trời, Ngài đã ban cho chúng ta quyển sách này. Chúng ta có một điều rất vững chắc trong ngôn ngữ loài người để có thể nghiên cứu nhiều lần. Chúa Giê-su phán với Phi-e-rơ rằng Ngài sẽ xây dựng hội-thánh Ngài trên vầng đá này (Math. 16:18). Phi-e-rơ nói với chúng ta rằng, là những đá sống, tất cả chúng ta sẽ được xây dựng thành một nhà thuộc linh (1 Phi 2:5). Phao-lô nói rằng ông đã đặt nền nhưng tất cả chúng ta phải lưu ý về cách mình xây dựng, ấy là chúng ta phải xây bằng vàng, bạc và những đá quý (1 Côr. 3:10-12). Ý tưởng về sự xây dựng của Đức Chúa Trời xuyên suốt toàn thể Tân Ước cho đến cuối cùng. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói rằng Giê-ru-sa-lem Mới là sự tổng kết sau cùng của công tác xây dựng của Đức Chúa Trời trải qua mọi thế hệ.
W.L.