Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Thành Thánh--Jerusalem Mới--3


BƯỚC VÀO THÀNH PHỐ
Mãi đến giờ này chúng ta chỉ dọn đường để tiến vào thành phố. Đang khi chúng ta tiến vào, tôi muốn chúng ta mở Kinh Thánh và đọc Khải 21:2, 10 và 11).
Đang khi chúng ta trầm tư thành phố này của Đức Chúa Trời, chúng ta đã đưa con đường mình xuyên qua sự biểu hiệu đến thực tế thuộc linh, và tôi hi vọng rằng bây giờ chúng ta đã thành
công trong việc nhận thức rằng chúng ta không coi nó như một vật gì, hay chỗ nào, nhưng đây chỉ là một sự trình bày theo đường lối biểu hiệu về Jésus Christ và Hội thánh của Ngài. Trong sự trình bày này, vào phần cuối của Kinh Thánh chúng ta thấy được điều Đức Chúa Trời đang hoạt động hướng về: đem sự đầy đủ của Con Ngài vào trong Hội thánh Ngài cho sự biểu lộ tối hậu. Đó là lời giải thích về sinh hoạt cơ đốc nhân và không có lời giải thích nào khác. Sinh hoạt đó bắt đầu với Christ, nó thăng tiến với sự gia tăng của Christ, và chấm dứt với sự đầy đủ của Christ.
Tôi tin rằng chúng ta đều hoàn toàn sáng tỏ về điều đó. Chúng ta cần phải hoán cải tâm trí chúng ta, và sự hoán cải đó phải có từ sự tưởng tượng dẫn đến thực tế, từ biểu hiệu đến ý nghĩa thuộc linh. Anh em biết, trong thế giới Tây phương nơi mà mọi sự đều rất thực tiễn, sự hoán cải đó là một điều rất lớn. Nên chúng ta đừng suy nghĩ về thời kỳ nào, chỗ nào, vật nào, được gọi là Giêrusalem mới, nhưng về Chúa Jésus Christ càng lúc càng trở nên đầy đủ hơn trong Hội thánh, mãi đến ngày kia sự đầy đủ và vinh quang sẽ đến khi mà những gì đã được thực hiện bây giờ đều được biểu lộ trong toàn thể vũ trụ.
Nên bây giờ chúng ta bước ngay đến thành phố. Tôi xin lặp lại, đó là Jêsus Christ và Hội thánh của Ngài được trình bày ở đây theo các giới hạn của Giêrusalem mới.
Chúng tôi muốn giải bày bốn lời mà chúng ta đọc ở trên:
- “Người đã mang tôi ra đi trong Linh” (nguyên văn: trong linh) - chữ thứ nhất “trong Linh”.
- Giêrusalem mới... chữ thứ hai là “mới”.
- “Từ trời” là thứ ba.
- Và thứ tư: “có vinh quang của Đức Chúa Trời”.
CÓ VINH QUANG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Vinh quang của Đức Chúa Trời là gì? Từ các tác phẩm khác của Giăng chúng ta biết rõ rằng vinh quang Đức Chúa Trời vốn ở trong Con Ngài, Jêsus Christ và đặc biệt nhờ sứ đồ Phao lô chúng ta cũng biết rằng Hội thánh phải làm cái bình của quang vinh đó. “Nguyện Ngài được vinh quang trong Hội thánh và trong Christ Jêsus trải suốt các thời đại đời đời” (Êph 3:21). Nhưng đó là các tuyên bố của chân lý. Chúng không định nghĩa hay giải thích gì cũng không cho chúng ta biết vinh quang Đức Chúa Trời là gì, nên điều quan trọng là chúng ta phải hiểu vinh quang là gì.
Chúng ta phải tự nhắc nhở rằng chữ “vinh quang” đó cai trị mọi sự mà Đức Chúa Trời lưu tâm đến. Một sự việc mà Đức Chúa Trời đã có từ buổi sáng thế, và trải suốt Cựu ước là vinh quang của Ngài. Khi chúng ta mở Tân ước và nhận thấy Con Đức Chúa Trời được giới thiệu trong thế giới này, chúng ta nghe vị sứ đồ nói: “chúng tôi đã ngắm xem vinh quang của Ngài, vinh quang như của Con độc sinh từ Cha” (Giăng 1:14). Chúng ta hỏi lại vinh quang Đức Chúa Trời là gì?
Vinh quang của Đức Chúa Trời là sự thỏa mãn tuyệt đối của bản chất thần thượng, khi Đức Chúa Trời có thể thực sự nói từ chính bản chất Ngài và từ mọi sự Ngài là gì, rằng “Ta hài lòng về điều đó. Điều đó hoàn toàn làm thỏa mãn chính bản chất của Ta”. Nếu anh em và tôi đã ở trong hiện diện của sự thỏa mãn thần thượng đó chúng ta sẽ cảm xúc một sự vui vẻ kinh khủng, và anh em sẽ cảm thán: “Ô, điều này là vinh quang!”
Chúng ta hãy suy nghĩ điều này theo đường lối trái ngược. Điều gì cướp bóc vinh quang trong đời sống và lòng dạ chúng ta. Điều gì làm cho chúng ta ca hát về ngày lớn khi “sẽ là vinh quang cho tôi?. Điều gì làm cho tôi khao khát về vinh quang? Tôi có thể bảo cùng anh em cách đơn giản. Vinh quang trong lòng và đời sống chúng ta bị giới hạn vì cớ cảm xúc chúng ta khác với cảm xúc của Chúa biết bao. Ô, bản chất chúng ta khác biệt bản chất Chúa biết bao! Điều đó làm chúng ta lo buồn mỗi ngày và che giấu vinh quang trong lòng chúng ta. Chúng ta rất ít sống trong sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời và rất nhiều trong sự bất mãn của chúng ta. Chúng ta đã chưa thực sự nắm được lẽ thật lớn về sự xưng nghĩa của chúng ta trong Christ Jêsus, cũng không đến chỗ hiểu rằng điều Đức Chúa Trời đang làm với chúng ta là thay đổi chúng ta từ điều chúng ta là gì trở thành Ngài là gì. Lần đầu khi anh em đến cùng Chúa Jêsus, anh em có một cảm thức diệu kỳ về vinh quang. Anh em không hiểu mọi lời dạy dỗ về việc đến cùng Chúa Jêsus nhưng anh em đến và dâng mình cho Ngài, tiếp nhận Ngài làm Chúa của anh em, và cái gì đó hầu như đã xảy ra ngay. Một gánh nặng lớn đã lăn khỏi lòng anh em. Một áng mây lớn được cất khỏi đời sống anh em và anh em phải nói: “Ô, điều này diệu kỳ! Đây là vinh quang!” Tại sao có điều đó? Vì cớ có một Đấng biết điều gì có ý nghĩa cho anh em đến một mức độ lớn lao. Đức Thánh Linh đã đến để hướng dẫn mọi người chúng ta đến vinh quang tối hậu đó và đây là khởi đầu Ngài phán: “Ta đã nắm lấy người này trên con đường dẫn đến vinh quang”, và vì vậy Ngài ghi nhận vinh quang trong lòng chúng ta. Mọi ý nghĩa của sự xưng nghĩa bởi đức tin – đó là được trở nên công nghĩa trong Christ – đều ở trong bước đầu tiên đó, nên Thánh Linh Đức Chúa Trời phán vào lúc đầu: “Ta hài lòng”. Lòng và bản chất của Đức Chúa Trời được thỏa mãn, và dù không có nhiều lời dạy dỗ, anh em biết điều đó rồi.
Vinh quang chỉ là cảm xúc, hay cảm thức diệu kỳ đó về tình trạng Đức Chúa Trời được hài lòng. Lối đi của con cái Đức Chúa Trời đã được định ý là lối đi của vinh quang Đức Thánh Linh đã chiếm hữu.
TRONG LINH
Đức Thánh Linh đã lãnh trách nhiệm. Bây giờ, sau khi anh em đã đi bước đầu và nếm vài phần vinh quang, anh em sẽ đến một tình thế, hay một sự cám dỗ nơi đó vướng mắc toàn thể vấn đề vinh quang. Đức Thánh Linh chỉ ngón tay của Ngài vào vài điều trong đời sống anh em và phán: “Điều đó thuộc về thế giới mà con phải từ bỏ lại phía sau, nên con phải từ bỏ nó lại phía sau. Điều kia thể nào? Con sắp làm gì với nó? Con sắp tiếp tục duy trì nó hay con sắp bỏ nó”. Sự liên tục của vinh quang tùy thuộc trên quyết định của anh em. Nếu anh em nắm giữ, không từ bỏ điều gì đó, vinh quang của sự thỏa mãn thần thượng sẽ bị mây che phủ. Một đám mây sẽ đến trên lòng anh em, và dân chúng mà vốn đã thấy anh em đến cùng Chúa lúc đầu sẽ nói: “có điều gì đã xảy ra vậy? Ánh sáng đã biến mất khỏi gương mặt anh ta”. Rồi sau đó anh em có một trận đánh lớn, và nếu anh em vượt nổi hầu Chúa nắm trọn con đường Ngài, vinh quang cũ sẽ trở lại và anh em sẽ cảm xúc: “Ô, gánh nặng đã lăn xa rồi”.
Những anh em chúng ta mà đã đồng tiến lên với Chúa trải nhiều năm đều đã có nhiều trận đánh. Chúng ta phải đạt đến các địa vị mới theo ý chỉ của Đức Chúa Trời, và đang khi khâu xuất phát chưa giải quyết xong thì hầu như vinh quang đã được cất đi và phải chờ đợi cái gì, nhưng khi chúng ta đánh trận xong khâu xuất phát và sáng tỏ với Chúa, vinh quang trở lại. Có lẽ các trận đánh lớn hơn hết sẽ đến vào lúc cuối cùng – sách Khải thị bảo như vậy – nhưng rồi, xuyên qua trận đánh cuối cùng và lớn hơn hết của mọi trận đánh, chúng ta sẽ bước thẳng vào vinh quang vĩnh cửu, đó là chúng ta đến chỗ mà bản chất của Đức Chúa Trời được thỏa mãn đầy trọn với công tác Ngài trong chúng ta.
Bây giờ anh em hiểu ý nghĩa của vinh quang chưa? Vinh quang là một ảnh hưởng diệu kỳ của Đức Chúa Trời trong đời sống anh em. Chúng ta sẽ thấy điều đó trong mọi bài suy gẫm của chúng tôi, “có vinh quang của Đức Chúa Trời”. Thật là một ảnh hưởng dường bao khi vinh quang của Đức Chúa Trời ở trong lòng chúng ta! Khi bản chất Đức Chúa Trời được thỏa mãn đầy trọn và chúng ta hòa hợp với bản chất đó, có vinh quang trong lòng chúng ta. Anh em có thấy rằng Đức Thánh Linh đang nỗ lực sản xuất trong chúng ta những gì đó mà sẽ làm thỏa mãn lòng Đức Chúa Trời chăng?
Có lẽ đây là trường học khó khăn, có nghĩa có nhiều sự sửa trị, và nhiều sự trắc nghiệm về tình yêu của chúng ta đối với Chúa. Nó liên tục đặt ra các câu hỏi hoặc chúng ta có thực sự muốn Chúa được thỏa lòng về chúng ta chăng, nhưng đời sống này là trường học của những người mà phải làm các con trai của Đức Chúa Trời, cư trú trong vinh quang Ngài,
Nên anh em thấy hai điều này liên kết với nhau như thế nào. “Trong Linh ... có vinh quang của Đức Chúa Trời”. Ở ngoài Linh, anh em ở ngoài vinh quang, vì cớ như anh em biết, một trong các danh của  Linh là Linh của vinh quang. Điều đó ngụ ý toàn bộ mục đích và công tác của Đức Thánh Linh là phải đưa chúng ta đến vinh quang, đến sự thỏa mãn của Đức Chúa Trời.
MỚI
Bây giờ chúng ta đến hai chữ khác “trong Linh... tôi đã thấy Giêrusalem mới”. Đó không chỉ là một đường lối nói năng theo biểu hiệu rằng anh em phải chịu dưới sự cai trị của Đức Thánh Linh nếu anh em sắp thấy các điều mới của Đức Chúa Trời. Một trong các lời đặc biệt của Tân ước là lời này, “mới”. Trong Christ Jêsus có một tân sáng tạo, trong Christ Jêsus có một người mới... trong Christ Jêsus có một sự sống mới... Trong Christ Jêsus có một con đường mới của sự sống”, và vì vậy anh em cắt bỏ lời đó khỏi Tân ước của anh em đến phần cuối cùng, khi có chép: “một trời mới và một trái đất mới” (Khải 21:1), và rồi “Giêrusalem mới”, chữ “mới” không có ý nghĩa gì trừ khi có điều gì cũ. Đó là một sự so sánh và một sự trái ngược. Đã có một Giêrusalem cũ, nhưng nó đã qua đi. Nó đã chịu thẩm phán và loại bỏ, và khi Giêrusalem cũ bị loại bỏ, Giêrusalem mới được giới thiệu. Chúng ta chưa thấy ý nghĩa của thành phố Giêrusalem, nhưng chúng ta chỉ lưu tâm chữ “mới” này. Đây là điều hoàn toàn tươi mới và có đôi điều về thành phố đó mà chưa bao giờ có từ trước.
Khi anh em suy gẫm lịch sử của Giêrusalem cũ, đó là một lịch sử đau buồn và bi thảm biết bao! Đó là một câu chuyện bi thảm vì cớ tội lỗi của nó. Nó có các ngày vinh quang, nhưng chúng rất ít. Vinh quang đã sớm ra đi và bi kịch được chép suốt cả Cựu ước. Các lời cuối cùng về Giêrusalem đó đã được Chúa tuyên bố: “Ôi Giêrusalem, Giêrusalem... ghe phen ta muốn nhóm họp các con cái ngươi như gà mái túc các con nó lại dưới cánh, mà các ngươi lại chẳng khứng. Kìa, nhà các ngươi để lại cho ngươi cảnh hoang vu: (Math 23:37-38), và hai ngàn năm qua cứ nhắc đến câu chuyện về sự hoang vu đó!
Dân mới này mà Đức Chúa Trời đang sản xuất thì đối lập lại Giêrusalem cũ. Đây là dân đã được gọi bước “vào vinh quang vĩnh cửu của Ngài” (I Phi 5:10). Dân này không được gọi đến bi kịch vào lúc cuối cùng, nhưng vinh quang, một dân mà qua đó  mọi quyền lực tà ác không thắng nổi, dù chúng đã thắng trên Giêrusalem cũ. Đây là Giêrusalem mới.
TỪ TRỜI
Dĩ nhiên, nếu anh em chỉ dùng trí tưởng tượng của mình, anh em không biết điều này có nghĩa gì. Anh em bắt đầu nghĩ về vài sự vật lớn tên gọi một thành phố từ trời giáng xuống. Anh em ơi, anh em sẽ không tiến xa nhiều trước khi anh em thấy điều đó tuyệt đối không thể có. Tôi xin nhắc nhở anh em một lần nữa rằng không thể có một thành phố sát nghĩa như vậy ở đây.
Nếu thành này sắp từ trời giáng xuống, nó phải có ở đó trước khi nó giáng xuống. Điều này có nghĩa gì? Sứ đồ Phao lô bảo chúng ta rằng hội thánh đã đồng ngồi với Christ trong các nơi thiên thượng ngay bây giờ (Êph 2:6), nhưng chúng ta có thể đáp: “Chúng tôi không ở trong trời, chúng tôi ở trên trái đất này rất nhiều. Mọi điều ở dưới thấp này thiết thực hơn các điều ở trong trời”. Anh em có hoàn toàn xác quyết rằng anh em đúng chăng? Điều đó thực sự đúng chăng? Điều đầu tiên anh em nhận thức khi anh em được tái sinh là gì? Đó là: tôi không thuộc về thế giới này nữa. Cái gì đó đã xảy ra cho tôi và đã làm tôi phân rẽ khỏi thế giới. Những vật trong thế giới này bây giờ đều khác biệt, và những điều đã một lần làm sự sống tôi nay không còn làm sự sống của tôi nữa. Những vật mà tôi đã một lần theo đuổi, bây giờ tôi không còn mong muốn nữa. Dân chúng đã một lần làm các bạn bè chân thật của tôi, nay không còn là bạn bè chân thật của tôi nữa. Các bạn bè thật của tôi bây giờ là dân của Đức Chúa Trời, và gia đình thật của tôi là gia đình của Đức Chúa Trời. Điều gì đã xảy ra cho tôi vậy? Họ bảo tôi đã “được tái sanh”, nhưng khi họ nói vậy họ không nói đúng. Điều Kinh Thánh chép là “sinh từ trên cao”.
Anh em biết nếu anh em đã được sinh ra và sống tuổi ấu thơ tại chỗ nào đó, khi đó sẽ có một sự liên kết dị thường giữa anh em và chỗ mà anh em sống. Tôi đã sống tuổi thơ và học tại một chỗ kia, và bằng cách này hay bằng cách khác, sau nhiều năm, tôi vẫn còn muốn trở lại chỗ đó, và thỉnh thoảng tôi đã trở lại thật. Nhưng, ô mọi sự đã thay đổi! Mọi bạn bè cũ đã ra đi, mọi cảnh cũ đã đổi thay. Đôi lúc, khi tôi lìa khỏi chỗ sinh ra của tôi, tôi nói: “Tôi sẽ không bao giờ trở lại”, nhưng hãy chờ một hay hai năm sau, và tôi sẽ trở lại. Tôi không thể cứ cách xa nó. Có vài sự lôi kéo ở bên trong. Anh em thấy điều tôi ngụ ý chăng? Nếu chúng ta đã thực sự được sinh từ trên thì sẽ luôn luôn có một sự lôi kéo chúng ta cách xa những gì ở dưới. Có thể anh em có những lúc tồi tệ, và anh em có thể bị cám dỗ bỏ cuộc, nhưng bằng cách này hay bằng cách khác chúng ta cũng cứ tiến lên.
“Tôi đã ở trong Linh... và tôi đã thấy Giêrusalem mới từ trời mà xuống”. Công tác rất quyền năng của Đức Thánh Linh trong một đời sống là làm cho đời sống đó biết rằng nó thuộc về trời chớ không thuộc về thế giới này.
Phao lô nói: “Quyền công dân của chúng ta ở trong trời” (Phil 3;20), và tác giả Thi thiên chép: “Kẻ này được sinh ra ở đó” (Thi 87:4). Chúng ta không thuộc về thế giới này, và chúng ta phải biết điều đó. Nếu chúng ta có thể định cư và thỏa mãn với thế giới này, chứng tỏ chúng ta không biết gì cả về công tác của Đức Thánh Linh. Ngài là Linh được sai xuống từ trời để liên kết chúng ta với trời.
Đến cùng Giêrusalem mới có nghĩa như vậy. Đây không phải là một ý tưởng trừu tượng, cũng không phải là một sự tưởng tượng theo biểu hiệu, nhưng một thực tế quyền năng trong đời sống. Chúng ta không sắp đi vào thành phố chúng ta là thành phố.
T.A.S.