Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG -3


Jasper
Bích ngoc--jasper
             Khải 21:2-3, 10-23; 22:1-2a, 14, 17, 19
Pearl
Ngọc châu-pearl
SỰ GIẢI NGHĨA CỦA HAI TRƯỜNG PHÁI CHÍNH
Giê-ru-sa-lem Mới là một điều khó hiểu cho các độc giả và giáo sư Kinh-thánh trải qua hai mươi thế kỷ của kỷ nguyên Cơ-đốc. Có hai trường phái chính giải nghĩa điều này. Trường phái thứ nhất nói rằng Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố vật chất. Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là một phần của trời mới và đất mới, và sẽ ở trên đất như là một thành phố theo nghĩa đen. Trường phái thứ nhì, rất nông cạn, nói rằng Giê-ru-sa-lem Mới là lâu đài trên thiên đàng.
Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ thành phố này chỉ là một thành phố vật chất hay một lâu đài trên thiên đàng. Chúng ta hãy để qua một bên những trường phái khác nhau này, là những trường phái có sự dạy dỗ xuất phát từ sự hiểu biết của con người.
 

Giê-ru-sa-lem Mới được đặt sau cùng toàn bộ khải thị của Đức Chúa Trời và chiếm hai chương cuối [của Kinh-thánh] là một điều rất có ý nghĩa. Chúng ta cần toàn bộ Kinh-thánh để hiểu, giải nghĩa và bày tỏ ý nghĩa của Giê-ru-sa-lem Mới là gì. Kết luận của một cuốn sách phải là lời cuối cùng liên quan đến nội dung của cuốn sách ấy. Đây là một nguyên tắc. Bất cứ sách nào có ý nghĩa chắc chắn đều phải có nội dung đúng đắn, rõ ràng và cũng có một kết luận đúng đắn, rõ ràng. Chúng ta hãy đến với toàn thể Kinh-thánh từ Sáng-thế Ký đến Khải-thị. Chúng ta phải suy gẫm nội dung và sau đó xem xét kết luận của Kinh-thánh.
KHẢI THỊ VỀ NƠI CƯ TRÚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh-thánh là một khải thị đầy đủ về nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Nơi cư trú này là chỗ để Ngài nghỉ ngơi, được thỏa mãn và được bày tỏ.
Sáng-thế Ký 1:1 nói ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên các từng trời và đất. Sau đó, khi mọi sự trong vũ trụ đã được tạo dựng, vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời dựng nên A-đam. Đức Chúa Trời muốn có con người. Ngài đã sửa soạn sẵn các từng trời, đất và mọi sự khác vì con người, là người mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh của chính Ngài và hình dạng của Ngài.

Điều trên bày tỏ mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời muốn có một biểu hiện. Ngài muốn có một điều gì đó sống động và hữu cơ để mang hình ảnh Ngài và có hình dạng Ngài. Hình ảnh chỉ về điều gì ở bên trong, trong khi hình dạng chỉ về điều gì ở bên ngoài. Bên trong tất cả chúng ta đều có trí tuệ, ý chí và tình cảm. Bên ngoài chúng ta có hình dạng, hình dáng thân thể.

Trong Sáng-thế Ký chương 1 chúng ta được bảo rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên các súc vật tùy theo từng loại và các cây cối cũng theo từng loại. Thí dụ ngựa thì được tạo dựng theo loài ngựa, trong khi cây đào và cây táo được tạo dựng theo loại của các cây ấy. Loại có nghĩa là một gia đình, một nhóm sinh vật. Tuy nhiên, con người không được tạo dựng theo loại của con người. Con người được tạo dựng theo loại của Đức Chúa Trời. Là con người chúng ta thuộc về loại của Đức Chúa Trời. Chúng ta cùng chung gia đình với Đức Chúa Trời vì chúng ta mang hình ảnh Ngài và có hình dạng của Ngài. Mặc dù vào lúc ấy con người chưa có sự sống của Đức Chúa Trời hay bản chất của Ngài, nhưng con người có hình ảnh và hình dạng của Ngài.

Điều này cho thấy Đức Chúa Trời muốn có một biểu hiện. Sáng-thế Ký 1:26-27 cho thấy con người không chỉ là một con người đơn độc. Câu 27 nói: “Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh của chính Ngài; Ngài dựng nên người nam và người nữ.” Điều này tỏ ra rằng con người ở đây là một điều có tính cách tập thể. J. N. Darby nói con người trong Sáng-thế Ký

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
1:27 có nghĩa là loài người, tức con người như một dòng giống. Trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời, Ngài đã làm một điều gì theo kế hoạch của Ngài để có được một biểu hiện. Loài người là để biểu hiện Đức Chúa Trời. Đây là khởi đầu của Kinh-thánh.
Rồi Kinh-thánh tiếp tục nói về tám nhân vật vĩ đại: A-đam, A-bên, Ê-nót, Ê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Kể cả A-đam, đây là tám nhân vật vĩ đại trong sách đầu tiên của Kinh-thánh.
Bê-tên — Nhà Của Đức Chúa Trời
Khi đọc đến Gia-cốp, nếu không có ánh sáng thần thượng, chúng ta chỉ có thể thấy Gia-cốp là một đứa trẻ hư hỏng. Nhưng đứa trẻ hư hỏng này, trong khi trốn tránh Ê-sau là anh mình, đã nằm ngủ ngoài trời và thấy một giấc mơ (Sáng 28:11-19).

Gia-cốp nằm mơ thấy một cái thang được bắc từ đất lên trời, với các thiên sứ lên xuống trên thang ấy. Các thiên sứ không đi xuống và đi lên, nhưng đi lên và đi xuống. Điều này chứng tỏ rằng thang ấy là từ đất bắc lên trời. Chúng ta thường nói mình nằm mơ về điều gì là vì chúng ta hay suy nghĩ về điều đó. Nếu chúng ta có một điều gì đó trong tâm trí mình thì khi ngủ điều ấy sẽ đến với chúng ta như một giấc mơ. Tuy nhiên, trong trường hợp Gia-cốp, tôi không tin là ông nằm mơ vì đã suy nghĩ về điều đó suốt ngày. Trong những ngày ấy, chắc ông suy nghĩ làm thế nào để chạy trốn khỏi Ê-sau. Dầu vậy, trong giấc mơ của ông không có Ê-sau và cũng không có La-ban. Ông thấy một cái thang từ đất đụng đến trời. Khi thức dậy, ông được linh cảm từ Đức Chúa Trời mà nói rằng: “Đây không gì khác hơn là nhà Đức Chúa Trời, đây là cửa trời” (Sáng 28:17). Ông bèn dựng lên hòn đá mà ông đã dùng để gối đầu, đổ dầu trên hòn đá ấy và đặt tên chỗ ấy là Bê-tên, có nghĩa là nhà của Đức Chúa Trời.

Nô-ê đã được Đức Chúa Trời giao sứ mạng đóng một con tàu, và Áp-ra-ham đã nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời rằng toàn thể trái đất, toàn thể nhân loại, sẽ được phước trong dòng dõi của ông. Nhưng đứa trẻ hư hỏng này, là cháu nội của Áp-ra-ham, có một giấc mơ. Sau giấc mơ ông thức dậy và nói một điều kỳ diệu, là điều đã cấu tạo và chỉ đạo toàn thể Kinh-thánh, ấy là nhà của Đức Chúa Trời. Đây là một điểm chỉ đạo xuyên suốt Kinh-thánh. Từ đứa trẻ hư hỏng có một giấc mơ như vậy đã sinh ra một dân tộc, tức dân Y-sơ-ra-ên.
Đền Tạm — Nhà Của Đức Chúa Trời
Trong Xuất Ê-díp-tô Ký, sách thứ nhì của Kinh-thánh, Đức Chúa Trời chiếm hữu tất cả con dân Y-sơ-ra-ên. Chẳng những Ngài cứu vớt họ nhưng cũng tụ họp họ lại ở núi Si-nai. Tại đó, Đức Chúa Trời cho họ một khải tượng (Xuất 19) chứ không phải chỉ một giấc mơ. Khải tượng Môi-se nhận được từ Đức Chúa Trời tại núi Si-nai và giấc mơ của Gia-cốp có liên hệ với nhau. Trong giấc mơ, Gia-cốp thấy một điều liên quan đến nhà của Đức Chúa Trời, và bây giờ con cháu ông là một dân ra từ Gia-cốp đang ở tại núi Si-nai với các từng trời mở ra cho họ. Một người đại diện của họ là Môi-se đã lên núi ở với Đức Chúa Trời và Ngài đã chỉ cho ông kiểu mẫu về nhà của Ngài, một kiểu mẫu để xây đền tạm.
Đền tạm là nhà của Đức Chúa Trời. 1 Sa-mu-ên 3:3 gọi đền tạm là đền thờ của Chúa tức có ý nói là nhà của Đức Chúa Trời. Đền tạm, tức nơi cư trú của Đức Chúa Trời, cũng được gọi là đền thờ, nhà của Đức Chúa Trời.

Trên núi Si-nai, Môi-se thấy tất cả các kiểu thiết kế và con dân Y-sơ-ra-ên đã xây đền tạm theo kiểu mẫu này. Trong đoạn chót của Xuất Ê-díp-tô Ký, đền tạm đã được dựng lên và ngay lập tức vinh quang của Đức Chúa Trời từ trời ngự xuống đầy dẫy đền tạm này (Xuất 40:34). Thật là tuyệt diệu! Điều này thậm chí còn lớn hơn những hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sáng tạo vũ trụ là một điều tổng quát nhưng để Đức Chúa Trời có một chỗ nhất định hầu cho Ngài có thể giáng xuống và ngự vào một cách vnh quang thì thật là tuyệt diệu. Đền tạm vật chất là một biểu tượng về tất cả con dân Y-sơ-ra-ên là nơi cư trú của Đức Chúa Trời.
Đền Tạm — Giê-su Christ, Đấng Thần-nhân
Cuối cùng biểu tượng ấy được tổng kết trong Chúa Giê-su. Khi Chúa Giê-su đến, Đức Chúa Trời đến. “Ban đầu có Lời, Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Lời là Đức Chúa Trời” và Lời này đã trở thành xác thịt (Giăng 1:1, 14). Chúng ta biết đây là Giê-su trong sự nhập thể. Khi Ngài đến trong sự nhập thể, Ngài “đã đóng

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
trại” (c. 14). Điều này tỏ ra rằng chính Chúa, như đền tạm sống, là sự ứng nghiệm của đền tạm trong Xuất Ê-díp-tô Ký chương 40. Giê-su, như đền tạm, không phải là một kiến ốc nhưng là một Con Người hữu cơ, sống động. Đấng là đền tạm này, là một Thân-vị thần thượng, Thân-vị kỳ diệu, Đấng Thần-nhân [người-Trời]. Ấn tượng đầu tiên về đền tạm mà Kinh-thánh cho chúng ta biết ấy là đền tạm là một điều gì đó hữu cơ, một con người hữu cơ. Thậm chí còn hơn thế nữa, đền tạm là một con người hữu cơ hòa lẫn với Đức Chúa Trời. Đền tạm là Đấng Thần-nhân, là Giê-su Christ.

Vào phần cuối của Kinh-thánh có Giê-ru-sa-lem Mới, là sự tổng kết sau cùng của đền tạm (Khải 21:3). Đền tạm, trong cả hai Giao Ước, Cựu Ước và Tân Ước, thật ra là một con người sống động có hai bản chất — bản chất con người và bản chất thần thượng. Chúa Giê-su là một con người được cấu tạo bởi thần tính và nhân tính. Thánh Linh là yếu tố thần thượng, tức thần tính, và mỹ đức con người là yếu tố loài người, tức nhân tính. Vì vậy, sự thọ thai Giê-su có yếu tố thần thượng và cũng có yếu tố loài người. Sự thụ thai này sinh ra một con trẻ mang hai bản chất — thần thượng và con người. Con trẻ này không những có tính chất con người những cũng thần thượng. Ngài là Đấng Thần-nhân, và Đấng Thần-nhân này là đền tạm.

Tôi xin nhấn mạnh rằng đây là đền tạm theo ý nghĩa Kinh thánh. Trong Kinh-thánh, đền tạm là một con người sống động như là một cơ cấu tổng hợp bản chất thần thượng và bản chất con người. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem Mới không thể là một thành phố theo nghĩa đen, cũng không phải là một lâu đài trên trời. Theo ý nghĩa Kinh-thánh, đền tạm nghĩa là một con người sống động như là một cơ cấu tổng hợp gồm thần tính và nhân tính.
Đền Tạm và Đền Thờ
Dân Y-sơ-ra-ên xây đền tạm trước. Sau khi đi vào miền đất tốt lành, Đức Chúa Trời mặc khải cho họ qua Đa-vít (2 Sa 7:2, 5-13) rằng Ngài muốn có một điều gì vững chắc và không thể di chuyển được. Đền tạm là “nhà có thể mang đi được” của Đức Chúa Trời. Đền tạm có thể thỏa mãn Đức Chúa Trời tạm thời nhưng không lâu dài. Ngài muốn có một điều gì đó chắc chắn xây trên một nền vững chắc. Đền thờ thì không thể di chuyển hoặc mang đi được nhưng là một điều cố định. Đa-vít biết lòng của Đức Chúa Trời và đã chuẩn bị sẵn tất cả những vật liệu dành cho sự xây cất đền thờ (1 Sử 22). Đức Chúa Trời đã ban cho ông một người con trai, tức Sa-lô-môn, là người sẽ xây cất đền thờ. Đền thờ là đền tạm mở rộng. Khi đền thờ đã được xây cất xong, những vật dụng trong đền tạm đều được mang vào đền thờ (2 Sử 5:1, 5), chứng tỏ rằng đền tạm và đền thờ thật sự là một.

Trong Tân Ước, sách Giăng 1:14, Chúa Giê-su được mặc khải là đền tạm, nhưng trong Giăng 2:19-21 Ngài cho biết rằng Ngài là đền thờ. “Hãy phá hủy đền thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ dựng lại” (c. 19). Lời của Giê-su ở đây cho biết Thân Thể Ngài là đền thờ thật. Khi Ngài nói Ngài sẽ dựng lại đền thờ trong ba ngày, chúng ta biết rằng Ngài đã dựng một ngôi nhà của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Ngôi nhà của Đức Chúa Trời mà Giê-su dựng trong sự phục sinh không những chỉ là chính mình Ngài mà bao gồm các tín đồ của Ngài nữa (Êph. 2:6). Vì vậy, đền thờ đã được dựng nên trong sự phục sinh và bởi sự phục sinh của Giê-su là một đền thờ tập thể. Đền thờ này là hội-thánh. Hội-thánh chính là đền thờ (1 Côr. 3:16).
Hội-thánh — Được Cấu Tạo Bởi Những Chi Thể Sống Động Của Đấng Christ
Nhiều Cơ-đốc nhân tưởng hội-thánh là một kiến ốc vật chất. Họ nói về tòa nhà ấy như là hội-thánh hoặc nơi thánh. Nhiều người nghĩ về hội-thánh là một tòa nhà có nóc cao, cửa kính nhiều mầu và tháp chuông.

Tuy nhiên, Kinh-thánh mặc khải rằng hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp sống động bao gồm các chi thể sống động của Đấng Christ (1 Phi. 2:5). Hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp hữu cơ bao gồm tất cả các tín đồ thật. Chúng ta là hội-thánh. Hội-thánh không phải là một kiến ốc không có sự sống. Hội-thánh thì hữu cơ. Hội-thánh là chúng ta, là anh em và tôi, là những người đã được Linh tái sinh với sự sống thần thượng. Hội-thánh là tất cả những thánh đồ yêu dấu. Hội-thánh là một cơ cấu hữu cơ. Hội-thánh sống và sống động. Hội-thánh không phải không có

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
sự sống, vì các thành phần của hội-thánh là những người sống động. Là tín đồ, chúng ta là những thành phần cấu tạo. Hội-thánh bao gồm tất cả các thánh đồ, vì thế hội-thánh là một điều gì sống động.
Hội-thánh — Nhân Tính Và Thần Tính
Hội-thánh cũng là một con người tập thể bao gồm hai yếu tố: nhân tính và thần tính. Là các thành phần cấu tạo của hội-thánh, tín đồ chúng ta có hai bản chất—bản chất con người và bản chất thần thượng. Chúng ta nhận được bản chất con người bởi sự sinh ra thiên nhiên. Sau đó trong sự sinh ra lần thứ hai, tức sự sinh ra thuộc linh, chúng ta nhận được một bản chất khác, bản chất thần thượng. Vào lúc được tái sinh, chúng ta nhận được sự sống thần thượng (1 Giăng 5:11). Nếu chúng ta có sự sống, chắc chắn cùng với sự sống ấy có bản chất của sự sống. Chúng ta là những người dự phần bản chất thần thượng (2 Phi. 1:4); cho nên chúng ta có hai bản chất.

Ngày nay có một khuynh hướng giữa vòng những sinh viên thần học tin rằng Cơ-đốc-nhân chỉ có một bản chất mà bản chất ấy sẽ dần dần được cải thiện. Điều này không những là một sự dạy dỗ sai lầm nhưng còn là một tà giáo. Dạy dỗ như vậy hủy bỏ sự kiện về sự tái sinh.

Tuy nhiên, hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp tập thể sống động của những người mang hai bản chất — con người và thần thượng. Đối với Đấng Christ, Ngài có thần tính trước rồi nhân tính sau. Đối với chúng ta, chúng ta có nhân tính trước rồi thần tính sau. Đấng Christ, như đền tạm, là một con người có thần tính cộng thêm nhân tính, và chúng ta, như sự mở rộng của Đấng Christ, là nơi Đức Chúa Trời cư ngụ, tức chính đền thờ, là một cơ cấu tổng hợp gồm nhân tính trước và thần tính sau. Đấng Christ có thần tính cộng với nhân tính. Chúng ta có nhân tính cộng với thần tính. Trong bản chất, Ngài và chúng ta đều giống nhau. Chỉ có một điều khác biệt: Ngài có Bản Thể Đức Chúa Trời Tam Nhất mà chúng ta không có; dầu vậy, chúng ta có sự sống thần thượng và bản chất như Ngài. Chúng ta không có quyền làm đầu và thần cách Tam Nhất của Ngài.
Thành Tựu Của Đền Thờ
Giê-ru-sa-lem Mới là thành tựu của một đền thờ như đã nói trên. Dựa theo nguyên tắc này, chúng ta không thể nói Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố vật chất hoặc lâu đài thiên thượng được. Vì Giê-ru-sa-lem Mới là sự tổng kết của toàn bộ xây dựng nơi cư trú của Đức Chúa Trời trải qua nhiều thế hệ như là kết cuộc của toàn thể khải thị Đức Chúa Trời về gia tể của Ngài nên thành phố ấy hoàn toàn là hữu cơ. Ấy là con người hòa lẫn với Đức Chúa Trời. Cơ cấu tổng hợp này sẽ là nơi cư ngụ chung để Đức Chúa Trời ngự trong các thánh đồ và để các thánh đồ ở trong Đức Chúa Trời.

Giê-ru-sa-lem Mới là cơ cấu tổng hợp gồm những người được cứu chuộc và tái sinh, tức là các con của Ngài. Thành này cũng là sự qui tụ toàn diện của quyền làm con thần thượng. Ê-phê-sô chương 1 nói rằng chúng ta đã được lựa chọn và được định trước được quyền làm con (cc. 4-5). Sự qui tụ toàn diện của quyền làm con này sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới. Ấy là cơ cấu tổng hợp gồm tất cả các con của Đức Chúa Trời (Khải 21:7). Một kiến ốc như vậy, tức thành thánh, là một con người tập thể sống động bởi vì thành ấy được gọi là vợ của Chiên Con (Khải 21:9). Một thành phố vật chất không thể là người vợ được. Người vợ là một con người, cho nên thành phố này phải là một con người tập thể sống động.
YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA KIẾN ỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nội dung kiến ốc của Đức Chúa Trời có một số yếu tố mà những yếu tố này thì nội tại, ẩn giấu và ở bên trong. Yếu tố nội tại của Giê-ru-sa-lem Mới như nơi cư trú đời đời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Đức Chúa Trời Tam Nhất Thần Thượng
— Cấu Trúc Căn Bản
Đức Chúa Trời Tam Nhất Thần Thượng là cấu trúc căn bản của Giê-ru-sa-lem Mới. Giê-ru-sa-lem Mới được kết cấu bằng bản chất của Cha, được tượng trưng bằng vàng. Thành ấy thật là một núi bằng vàng và con đường của thành cũng bằng vàng

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
(Khải 21:18b, 21b). Điều này tỏ ra rằng thành ấy là một điều thần thượng. Thần tính là yếu tố căn bản của nội dung kiến ốc này.
Sự cứu chuộc của Con qua sự chết và sự phục sinh được tượng trưng bằng ngọc trai. Ngọc trai ra từ các con trai. Chúng được sản sinh sau khi các con trai bị những hạt cát làm cho bị thương. Con trai tiết ra dịch sống bao phủ hạt cát và biến nó thành một hạt ngọc trai. Điều này tượng trưng cho sự nhập thể của Đấng Christ và việc Ngài vào trong những dòng nước chết cũng như là con trai vậy. Việc Ngài bị thương vì tội lỗi chúng ta và tuôn đổ sự sống phục sinh của Ngài sinh ra ngọc trai.
Sự biến đổi của Linh được tượng trưng bằng những đá quý. Trong vàng là bản chất của Cha, trong ngọc trai là sự cứu chuộc của Con qua sự chết và sự phục sinh của Ngài, và trong đá quý là Linh trong công tác biến đổi của Ngài. Điều này có nghĩa rằng chính Đức Chúa Trời Tam Nhất là cấu trúc căn bản của Giê-ru-sa-lem Mới. Đấng Tam Nhất cũng là cấu trúc căn bản của nếp sống hội-thánh, mà nếp sống hội-thánh là sự thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới. Kích thước của hội-thánh nhỏ hơn nhiều nhưng các yếu tố thì giống nhau.
Sự Sống Thần Thượng — Nguồn Cung ỨngVà Nuôi Dưỡng Bên Trong
Vì sự sống thuộc thể của mình, chúng ta cần nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng hằng ngày. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải ăn ít nhất ba lần một ngày. Sự sống thần thượng là nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng bên trong cho tất cả các phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Sự kiện này được bày tỏ bởi nước sự sống tuôn chảy ra từ ngai thần thượng để dầm thấm toàn thể thành (Khải 22:1, 17). Trong nước ấy, cây sự sống mọc lên, sinh ra mười hai loại trái mỗi tháng, mười hai tháng mỗi năm, để nuôi toàn thể thành (Khải 22:2a, 14, 19). Nước sự sống và cây sự sống cùng với trái cây sự sống là để cung ứng và nuôi dưỡng. Toàn thể thành sống nhờ hai điều trên.

Ánh Sáng Thần Thượng — Ánh Sáng Bên Trong Và Vinh Quang Bên Ngoài
Đấng Tam Nhất thần thượng là cấu trúc căn bản, sự sống thần thượng là nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng bên trong, và ánh sáng thần thượng là ánh sáng bên trong và vinh quang bên ngoài để bày tỏ. Đức Chúa Trời trong Chiên Con là đèn như ánh sáng bên trong (Khải 21:23). Trong Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ không cần mặt trời, mặt trăng, hoặc đèn cầy hoặc dầu xăng hay điện. Chúng ta không cần ánh sáng thiên tạo hay nhân tạo, vì chúng ta có chính mình Đức Chúa Trời là ánh sáng bên trong. Đồng thời, ánh sáng này chiếu vào và xuyên qua đá quý, như bích ngọc, tượng trưng cho các tín đồ đã được biến đổi (Khải 21:11). Bích ngọc “trong như thủy tinh”. Đức Chúa Trời là ánh sáng ở trong Chiên Con, là đèn chiếu sáng khắp thành. Bên trong thành có ánh sáng chiếu sáng. Bên ngoài thành, ánh sáng này bày tỏ vinh quang của Đức Chúa Trời, nên toàn thể thành mang vinh quang của Đức Chúa Trời. Vinh quang của Đức Chúa Trời là chính mình Đức Chúa Trời, chiếu ra ngoài thành xuyên qua tường trong suốt bằng bích ngọc (21:18). Ngày nay, hội-thánh phải như vậy, tức là một cơ cấu tổng hợp sống động của Đức Chúa Trời có Đấng Christ vừa là ánh sáng chiếu rọi bên trong và vừa là sự bày tỏ bên ngoài trong vinh quang.
Sự Hòa Lẫn của Đức Chúa Trời với Con Người Ba-Phần
Đã được cứu chuộc, được tái sinh rồi, bây giờ chúng ta đang được biến đổi. Chúng ta cũng đang trên con đường được vinh hóa. Linh chúng ta đã được tái sinh, hồn rắc rối của chúng ta đang được biến đổi và thân thể tồi tàn của chúng ta đang chờ đợi sự biến hóa.
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời Tam Nhất hoàn toàn hòa lẫn với con người-ba-phần đã được cứu chuộc, tái sinh, biến đổi và vinh hóa. Sự hòa lẫn này là nơi cư trú đời đời của Đức Chúa Trời, tượng trưng bởi số mười hai. Mười hai là ba nhân bốn. Chúng ta biết điều này vì thành vuông góc bốn bên. Mỗi bên có

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
ba cửa (21:13). Trong cõi đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là sự hòa lẫn trọn vẹn chứ không phải là sự cộng thêm vào. Đó là sự nhân thêm lên — Đức Chúa Trời Tam Nhất (ba) nhân với con người (bốn).
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, số mười hai được dùng mười bốn lần. Mười hai nền bằng mười hai đá quý mang tên mười hai sứ đồ (21:14, 19-20). Mười hai cổng bằng mười hai hạt ngọc trai với mười hai thiên sứ mang tên mười hai chi phái (21:12, 21a). Thành có ba chiều, kích thước mỗi chiều là mười hai ngàn sta-đi-a (21:16). Chiều cao của tường là một trăm bốn mươi bốn cúp-bít (21:17a), đó là mười hai nhân với mười hai cúp-bít. Cây sự sống sinh mỗi tháng mười hai loại trái, ra trái mười hai tháng mỗi năm (22:2). Số mười hai xuất hiện nhiều lần có nghĩa thành thánh là sự hòa lẫn Đức Chúa Trời Tam Nhất với con người ba-phần.
Một Kiến Ốc Trong Sự Phục Sinh
Khải-thị 21:17b nói kích thước của thành là “số đo của một người, ấy là của thiên sứ”. Đây là dấu hiệu cho thấy đến lúc ấy người ta sẽ giống như các thiên sứ. Trong Ma-thi-ơ 22:30, Chúa Giê-su cho biết trong sự phục sinh người ta sẽ “như các thiên sứ của Đức Chúa Trời trên trời”. Vì vậy, việc con người giống như thiên sứ cho thấy nguyên tắc về sự phục sinh. Do đó, toàn thành sẽ ở trong sự phục sinh. Đấng Christ là Đầu và chúng ta là chi thể của Ngài, tất cả sẽ ở trong sự phục sinh.
Sự Biểu Hiện Trọn Vẹn Của Đức Chúa Trời Tam Nhất
Tường thành được làm bằng bích ngọc và ánh sáng của thành cũng giống như bích ngọc (21:18, 11). Trong 4:3 có nói rõ rằng Đức Chúa Trời đang ngồi trên ngai, trông Ngài giống như bích ngọc. Vậy, bích ngọc tượng trưng cho biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời. Trong cõi đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ mang biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời giống như bích ngọc, và toàn thể thành phố sẽ có biểu hiện bên ngoài của bích ngọc. Điều này chứng tỏ sẽ có một sự biểu hiện tập thể và đời đời của Đức Chúa Trời.

Sự kiện này ứng nghiệm Sáng-thế Ký 1:26. Cách Kinh-thánh bắt đầu giống như cách Kinh-thánh chấm dứt. Kinh-thánh bắt đầu bằng hình ảnh của Đức Chúa Trời để bày tỏ Ngài và chấm dứt bằng sự bày tỏ có tính cách tập thể, rộng lớn, bao la và huy hoàng. Đây là sự tổng  kết sau cùng của bản ký thuật về đền tạm và đền thờ. Kinh-thánh là bản ký thuật về hai điều này: đền tạm và đền thờ. Và kết cuộc của Kinh-thánh là sự tổng kết của đền tạm và đền thờ.

Giê-ru-sa-lem Mới là gì thì ngay bây giờ Hội-thánh cũng phải đúng là như vậy. Là hội-thánh trong sự khôi-phục của Chúa, chúng ta phải có Đức Chúa Trời Tam Nhất là cấu trúc của chúng ta, với sự sống thần thượng là nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng bên trong và với ánh sáng thần thượng là sự soi sáng bên trong và sự biểu hiện bên ngoài của chúng ta. Đây là chứng cớ của Giê-su. Đầu sách Khải-thị có các chân đèn là chứng cớ của Giê-su (1:2, 12). Rồi đến cuối sách ấy, có một tổng thể các chân đèn, tức Giê-ru-sa-lem Mới, là chứng cớ đời đời của Giê-su. Ngày nay, chúng ta cần phải là một chứng cớ sống động như vậy của Giê-su. Chúng ta không phải là một công tác Cơ-đốc khác, cũng không phải chỉ là một nhóm Cơ-đốc nhân. Chúng ta là chứng cớ của Giê-su như chân đèn ngày nay, mà chân đèn này sẽ được hoàn thành trong Giê-ru-sa-lem Mới. Chúng ta sẽ là gì tại Giê-ru-sa-lem Mới thì trước hết tại đây chúng ta phải là như vậy.
W.L.
 Kinh-thánh
SỰ GIẢI NGHĨA CỦA HAI TRƯỜNG PHÁI CHÍNH
 : Khải 21:2-3, 10-23; 22:1-2a, 14, 17, 19


Giê-ru-sa-lem Mới là một điều khó hiểu cho các độc giả và giáo sư Kinh-thánh trải qua hai mươi thế kỷ của kỷ nguyên Cơ-đốc. Có hai trường phái chính giải nghĩa điều này. Trường phái thứ nhất nói rằng Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố vật chất. Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là một phần của trời mới và đất mới, và sẽ ở trên đất như là một thành phố theo nghĩa đen. Trường phái thứ nhì, rất nông cạn, nói rằng Giê-ru-sa-lem Mới là lâu đài trên thiên đàng.
Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ thành phố này chỉ là một thành phố vật chất hay một lâu đài trên thiên đàng. Chúng ta hãy để qua một bên những trường phái khác nhau này, là những trường


phái có sự dạy dỗ xuất phát từ sự hiểu biết của con người.

Giê-ru-sa-lem Mới được đặt sau cùng toàn bộ khải thị của Đức Chúa Trời và chiếm hai chương cuối [của Kinh-thánh] là một điều rất có ý nghĩa. Chúng ta cần toàn bộ Kinh-thánh để hiểu, giải nghĩa và bày tỏ ý nghĩa của Giê-ru-sa-lem Mới là gì. Kết luận của một cuốn sách phải là lời cuối cùng liên quan đến nội dung của cuốn sách ấy. Đây là một nguyên tắc. Bất cứ sách nào có ý nghĩa chắc chắn đều phải có nội dung đúng đắn, rõ ràng và cũng có một kết luận đúng đắn, rõ ràng. Chúng ta hãy đến với toàn thể Kinh-thánh từ Sáng-thế Ký đến Khải-thị. Chúng ta phải suy gẫm nội dung và sau đó xem xét kết luận của Kinh-thánh.
KHẢI THỊ VỀ NƠI CƯ TRÚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Kinh-thánh là một khải thị đầy đủ về nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Nơi cư trú này là chỗ để Ngài nghỉ ngơi, được thỏa mãn và được bày tỏ.
Sáng-thế Ký 1:1 nói ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên các từng trời và đất. Sau đó, khi mọi sự trong vũ trụ đã được tạo dựng, vào ngày thứ sáu, Đức Chúa Trời dựng nên A-đam. Đức Chúa Trời muốn có con người. Ngài đã sửa soạn sẵn các từng trời, đất và mọi sự khác vì con người, là người mà Ngài đã dựng nên theo hình ảnh của chính Ngài và hình dạng của Ngài.

Điều trên bày tỏ mạnh mẽ rằng Đức Chúa Trời muốn có một biểu hiện. Ngài muốn có một điều gì đó sống động và hữu cơ để mang hình ảnh Ngài và có hình dạng Ngài. Hình ảnh chỉ về điều gì ở bên trong, trong khi hình dạng chỉ về điều gì ở bên ngoài. Bên trong tất cả chúng ta đều có trí tuệ, ý chí và tình cảm. Bên ngoài chúng ta có hình dạng, hình dáng thân thể.

Trong Sáng-thế Ký chương 1 chúng ta được bảo rằng Đức Chúa Trời đã tạo nên các súc vật tùy theo từng loại và các cây cối cũng theo từng loại. Thí dụ ngựa thì được tạo dựng theo loài ngựa, trong khi cây đào và cây táo được tạo dựng theo loại của các cây ấy. Loại có nghĩa là một gia đình, một nhóm sinh vật. Tuy nhiên, con người không được tạo dựng theo loại của con người. Con người được tạo dựng theo loại của Đức Chúa Trời. Là con người chúng ta thuộc về loại của Đức Chúa Trời. Chúng ta cùng chung gia đình với Đức Chúa Trời vì chúng ta mang hình ảnh Ngài và có hình dạng của Ngài. Mặc dù vào lúc ấy con người chưa có sự sống của Đức Chúa Trời hay bản chất của Ngài, nhưng con người có hình ảnh và hình dạng của Ngài.

Điều này cho thấy Đức Chúa Trời muốn có một biểu hiện. Sáng-thế Ký 1:26-27 cho thấy con người không chỉ là một con người đơn độc. Câu 27 nói: “Đức Chúa Trời tạo dựng con người theo hình ảnh của chính Ngài; Ngài dựng nên người nam và người nữ.” Điều này tỏ ra rằng con người ở đây là một điều có tính cách tập thể. J. N. Darby nói con người trong Sáng-thế Ký

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
1:27 có nghĩa là loài người, tức con người như một dòng giống. Trong sự tạo dựng của Đức Chúa Trời, Ngài đã làm một điều gì theo kế hoạch của Ngài để có được một biểu hiện. Loài người là để biểu hiện Đức Chúa Trời. Đây là khởi đầu của Kinh-thánh.
Rồi Kinh-thánh tiếp tục nói về tám nhân vật vĩ đại: A-đam, A-bên, Ê-nót, Ê-nóc, Nô-ê, Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. Kể cả A-đam, đây là tám nhân vật vĩ đại trong sách đầu tiên của Kinh-thánh.
Bê-tên — Nhà Của Đức Chúa Trời
Khi đọc đến Gia-cốp, nếu không có ánh sáng thần thượng, chúng ta chỉ có thể thấy Gia-cốp là một đứa trẻ hư hỏng. Nhưng đứa trẻ hư hỏng này, trong khi trốn tránh Ê-sau là anh mình, đã nằm ngủ ngoài trời và thấy một giấc mơ (Sáng 28:11-19).

Gia-cốp nằm mơ thấy một cái thang được bắc từ đất lên trời, với các thiên sứ lên xuống trên thang ấy. Các thiên sứ không đi xuống và đi lên, nhưng đi lên và đi xuống. Điều này chứng tỏ rằng thang ấy là từ đất bắc lên trời. Chúng ta thường nói mình nằm mơ về điều gì là vì chúng ta hay suy nghĩ về điều đó. Nếu chúng ta có một điều gì đó trong tâm trí mình thì khi ngủ điều ấy sẽ đến với chúng ta như một giấc mơ. Tuy nhiên, trong trường hợp Gia-cốp, tôi không tin là ông nằm mơ vì đã suy nghĩ về điều đó suốt ngày. Trong những ngày ấy, chắc ông suy nghĩ làm thế nào để chạy trốn khỏi Ê-sau. Dầu vậy, trong giấc mơ của ông không có Ê-sau và cũng không có La-ban. Ông thấy một cái thang từ đất đụng đến trời. Khi thức dậy, ông được linh cảm từ Đức Chúa Trời mà nói rằng: “Đây không gì khác hơn là nhà Đức Chúa Trời, đây là cửa trời” (Sáng 28:17). Ông bèn dựng lên hòn đá mà ông đã dùng để gối đầu, đổ dầu trên hòn đá ấy và đặt tên chỗ ấy là Bê-tên, có nghĩa là nhà của Đức Chúa Trời.

Nô-ê đã được Đức Chúa Trời giao sứ mạng đóng một con tàu, và Áp-ra-ham đã nhận được lời hứa của Đức Chúa Trời rằng toàn thể trái đất, toàn thể nhân loại, sẽ được phước trong dòng dõi của ông. Nhưng đứa trẻ hư hỏng này, là cháu nội của Áp-ra-ham, có một giấc mơ. Sau giấc mơ ông thức dậy và nói một điều kỳ diệu, là điều đã cấu tạo và chỉ đạo toàn thể Kinh-thánh, ấy là nhà của Đức Chúa Trời. Đây là một điểm chỉ đạo xuyên suốt Kinh-thánh. Từ đứa trẻ hư hỏng có một giấc mơ như vậy đã sinh ra một dân tộc, tức dân Y-sơ-ra-ên.
Đền Tạm — Nhà Của Đức Chúa Trời
Trong Xuất Ê-díp-tô Ký, sách thứ nhì của Kinh-thánh, Đức Chúa Trời chiếm hữu tất cả con dân Y-sơ-ra-ên. Chẳng những Ngài cứu vớt họ nhưng cũng tụ họp họ lại ở núi Si-nai. Tại đó, Đức Chúa Trời cho họ một khải tượng (Xuất 19) chứ không phải chỉ một giấc mơ. Khải tượng Môi-se nhận được từ Đức Chúa Trời tại núi Si-nai và giấc mơ của Gia-cốp có liên hệ với nhau. Trong giấc mơ, Gia-cốp thấy một điều liên quan đến nhà của Đức Chúa Trời, và bây giờ con cháu ông là một dân ra từ Gia-cốp đang ở tại núi Si-nai với các từng trời mở ra cho họ. Một người đại diện của họ là Môi-se đã lên núi ở với Đức Chúa Trời và Ngài đã chỉ cho ông kiểu mẫu về nhà của Ngài, một kiểu mẫu để xây đền tạm.
Đền tạm là nhà của Đức Chúa Trời. 1 Sa-mu-ên 3:3 gọi đền tạm là đền thờ của Chúa tức có ý nói là nhà của Đức Chúa Trời. Đền tạm, tức nơi cư trú của Đức Chúa Trời, cũng được gọi là đền thờ, nhà của Đức Chúa Trời.

Trên núi Si-nai, Môi-se thấy tất cả các kiểu thiết kế và con dân Y-sơ-ra-ên đã xây đền tạm theo kiểu mẫu này. Trong đoạn chót của Xuất Ê-díp-tô Ký, đền tạm đã được dựng lên và ngay lập tức vinh quang của Đức Chúa Trời từ trời ngự xuống đầy dẫy đền tạm này (Xuất 40:34). Thật là tuyệt diệu! Điều này thậm chí còn lớn hơn những hành động sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sáng tạo vũ trụ là một điều tổng quát nhưng để Đức Chúa Trời có một chỗ nhất định hầu cho Ngài có thể giáng xuống và ngự vào một cách vnh quang thì thật là tuyệt diệu. Đền tạm vật chất là một biểu tượng về tất cả con dân Y-sơ-ra-ên là nơi cư trú của Đức Chúa Trời.
Đền Tạm — Giê-su Christ, Đấng Thần-nhân
Cuối cùng biểu tượng ấy được tổng kết trong Chúa Giê-su. Khi Chúa Giê-su đến, Đức Chúa Trời đến. “Ban đầu có Lời, Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Lời là Đức Chúa Trời” và Lời này đã trở thành xác thịt (Giăng 1:1, 14). Chúng ta biết đây là Giê-su trong sự nhập thể. Khi Ngài đến trong sự nhập thể, Ngài “đã đóng

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
trại” (c. 14). Điều này tỏ ra rằng chính Chúa, như đền tạm sống, là sự ứng nghiệm của đền tạm trong Xuất Ê-díp-tô Ký chương 40. Giê-su, như đền tạm, không phải là một kiến ốc nhưng là một Con Người hữu cơ, sống động. Đấng là đền tạm này, là một Thân-vị thần thượng, Thân-vị kỳ diệu, Đấng Thần-nhân [người-Trời]. Ấn tượng đầu tiên về đền tạm mà Kinh-thánh cho chúng ta biết ấy là đền tạm là một điều gì đó hữu cơ, một con người hữu cơ. Thậm chí còn hơn thế nữa, đền tạm là một con người hữu cơ hòa lẫn với Đức Chúa Trời. Đền tạm là Đấng Thần-nhân, là Giê-su Christ.

Vào phần cuối của Kinh-thánh có Giê-ru-sa-lem Mới, là sự tổng kết sau cùng của đền tạm (Khải 21:3). Đền tạm, trong cả hai Giao Ước, Cựu Ước và Tân Ước, thật ra là một con người sống động có hai bản chất — bản chất con người và bản chất thần thượng. Chúa Giê-su là một con người được cấu tạo bởi thần tính và nhân tính. Thánh Linh là yếu tố thần thượng, tức thần tính, và mỹ đức con người là yếu tố loài người, tức nhân tính. Vì vậy, sự thọ thai Giê-su có yếu tố thần thượng và cũng có yếu tố loài người. Sự thụ thai này sinh ra một con trẻ mang hai bản chất — thần thượng và con người. Con trẻ này không những có tính chất con người những cũng thần thượng. Ngài là Đấng Thần-nhân, và Đấng Thần-nhân này là đền tạm.

Tôi xin nhấn mạnh rằng đây là đền tạm theo ý nghĩa Kinh thánh. Trong Kinh-thánh, đền tạm là một con người sống động như là một cơ cấu tổng hợp bản chất thần thượng và bản chất con người. Vì vậy, Giê-ru-sa-lem Mới không thể là một thành phố theo nghĩa đen, cũng không phải là một lâu đài trên trời. Theo ý nghĩa Kinh-thánh, đền tạm nghĩa là một con người sống động như là một cơ cấu tổng hợp gồm thần tính và nhân tính.
Đền Tạm và Đền Thờ
Dân Y-sơ-ra-ên xây đền tạm trước. Sau khi đi vào miền đất tốt lành, Đức Chúa Trời mặc khải cho họ qua Đa-vít (2 Sa 7:2, 5-13) rằng Ngài muốn có một điều gì vững chắc và không thể di chuyển được. Đền tạm là “nhà có thể mang đi được” của Đức Chúa Trời. Đền tạm có thể thỏa mãn Đức Chúa Trời tạm thời nhưng không lâu dài. Ngài muốn có một điều gì đó chắc chắn xây trên một nền vững chắc. Đền thờ thì không thể di chuyển hoặc mang đi được nhưng là một điều cố định. Đa-vít biết lòng của Đức Chúa Trời và đã chuẩn bị sẵn tất cả những vật liệu dành cho sự xây cất đền thờ (1 Sử 22). Đức Chúa Trời đã ban cho ông một người con trai, tức Sa-lô-môn, là người sẽ xây cất đền thờ. Đền thờ là đền tạm mở rộng. Khi đền thờ đã được xây cất xong, những vật dụng trong đền tạm đều được mang vào đền thờ (2 Sử 5:1, 5), chứng tỏ rằng đền tạm và đền thờ thật sự là một.

Trong Tân Ước, sách Giăng 1:14, Chúa Giê-su được mặc khải là đền tạm, nhưng trong Giăng 2:19-21 Ngài cho biết rằng Ngài là đền thờ. “Hãy phá hủy đền thờ này đi, trong ba ngày Ta sẽ dựng lại” (c. 19). Lời của Giê-su ở đây cho biết Thân Thể Ngài là đền thờ thật. Khi Ngài nói Ngài sẽ dựng lại đền thờ trong ba ngày, chúng ta biết rằng Ngài đã dựng một ngôi nhà của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh. Ngôi nhà của Đức Chúa Trời mà Giê-su dựng trong sự phục sinh không những chỉ là chính mình Ngài mà bao gồm các tín đồ của Ngài nữa (Êph. 2:6). Vì vậy, đền thờ đã được dựng nên trong sự phục sinh và bởi sự phục sinh của Giê-su là một đền thờ tập thể. Đền thờ này là hội-thánh. Hội-thánh chính là đền thờ (1 Côr. 3:16).
Hội-thánh — Được Cấu Tạo Bởi Những Chi Thể Sống Động Của Đấng Christ
Nhiều Cơ-đốc nhân tưởng hội-thánh là một kiến ốc vật chất. Họ nói về tòa nhà ấy như là hội-thánh hoặc nơi thánh. Nhiều người nghĩ về hội-thánh là một tòa nhà có nóc cao, cửa kính nhiều mầu và tháp chuông.

Tuy nhiên, Kinh-thánh mặc khải rằng hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp sống động bao gồm các chi thể sống động của Đấng Christ (1 Phi. 2:5). Hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp hữu cơ bao gồm tất cả các tín đồ thật. Chúng ta là hội-thánh. Hội-thánh không phải là một kiến ốc không có sự sống. Hội-thánh thì hữu cơ. Hội-thánh là chúng ta, là anh em và tôi, là những người đã được Linh tái sinh với sự sống thần thượng. Hội-thánh là tất cả những thánh đồ yêu dấu. Hội-thánh là một cơ cấu hữu cơ. Hội-thánh sống và sống động. Hội-thánh không phải không có

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
sự sống, vì các thành phần của hội-thánh là những người sống động. Là tín đồ, chúng ta là những thành phần cấu tạo. Hội-thánh bao gồm tất cả các thánh đồ, vì thế hội-thánh là một điều gì sống động.
Hội-thánh — Nhân Tính Và Thần Tính
Hội-thánh cũng là một con người tập thể bao gồm hai yếu tố: nhân tính và thần tính. Là các thành phần cấu tạo của hội-thánh, tín đồ chúng ta có hai bản chất—bản chất con người và bản chất thần thượng. Chúng ta nhận được bản chất con người bởi sự sinh ra thiên nhiên. Sau đó trong sự sinh ra lần thứ hai, tức sự sinh ra thuộc linh, chúng ta nhận được một bản chất khác, bản chất thần thượng. Vào lúc được tái sinh, chúng ta nhận được sự sống thần thượng (1 Giăng 5:11). Nếu chúng ta có sự sống, chắc chắn cùng với sự sống ấy có bản chất của sự sống. Chúng ta là những người dự phần bản chất thần thượng (2 Phi. 1:4); cho nên chúng ta có hai bản chất.

Ngày nay có một khuynh hướng giữa vòng những sinh viên thần học tin rằng Cơ-đốc-nhân chỉ có một bản chất mà bản chất ấy sẽ dần dần được cải thiện. Điều này không những là một sự dạy dỗ sai lầm nhưng còn là một tà giáo. Dạy dỗ như vậy hủy bỏ sự kiện về sự tái sinh.

Tuy nhiên, hội-thánh là một cơ cấu tổng hợp tập thể sống động của những người mang hai bản chất — con người và thần thượng. Đối với Đấng Christ, Ngài có thần tính trước rồi nhân tính sau. Đối với chúng ta, chúng ta có nhân tính trước rồi thần tính sau. Đấng Christ, như đền tạm, là một con người có thần tính cộng thêm nhân tính, và chúng ta, như sự mở rộng của Đấng Christ, là nơi Đức Chúa Trời cư ngụ, tức chính đền thờ, là một cơ cấu tổng hợp gồm nhân tính trước và thần tính sau. Đấng Christ có thần tính cộng với nhân tính. Chúng ta có nhân tính cộng với thần tính. Trong bản chất, Ngài và chúng ta đều giống nhau. Chỉ có một điều khác biệt: Ngài có Bản Thể Đức Chúa Trời Tam Nhất mà chúng ta không có; dầu vậy, chúng ta có sự sống thần thượng và bản chất như Ngài. Chúng ta không có quyền làm đầu và thần cách Tam Nhất của Ngài.
Thành Tựu Của Đền Thờ
Giê-ru-sa-lem Mới là thành tựu của một đền thờ như đã nói trên. Dựa theo nguyên tắc này, chúng ta không thể nói Giê-ru-sa-lem Mới là một thành phố vật chất hoặc lâu đài thiên thượng được. Vì Giê-ru-sa-lem Mới là sự tổng kết của toàn bộ xây dựng nơi cư trú của Đức Chúa Trời trải qua nhiều thế hệ như là kết cuộc của toàn thể khải thị Đức Chúa Trời về gia tể của Ngài nên thành phố ấy hoàn toàn là hữu cơ. Ấy là con người hòa lẫn với Đức Chúa Trời. Cơ cấu tổng hợp này sẽ là nơi cư ngụ chung để Đức Chúa Trời ngự trong các thánh đồ và để các thánh đồ ở trong Đức Chúa Trời.

Giê-ru-sa-lem Mới là cơ cấu tổng hợp gồm những người được cứu chuộc và tái sinh, tức là các con của Ngài. Thành này cũng là sự qui tụ toàn diện của quyền làm con thần thượng. Ê-phê-sô chương 1 nói rằng chúng ta đã được lựa chọn và được định trước được quyền làm con (cc. 4-5). Sự qui tụ toàn diện của quyền làm con này sẽ là Giê-ru-sa-lem Mới. Ấy là cơ cấu tổng hợp gồm tất cả các con của Đức Chúa Trời (Khải 21:7). Một kiến ốc như vậy, tức thành thánh, là một con người tập thể sống động bởi vì thành ấy được gọi là vợ của Chiên Con (Khải 21:9). Một thành phố vật chất không thể là người vợ được. Người vợ là một con người, cho nên thành phố này phải là một con người tập thể sống động.
YẾU TỐ NỘI TẠI CỦA KIẾN ỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Nội dung kiến ốc của Đức Chúa Trời có một số yếu tố mà những yếu tố này thì nội tại, ẩn giấu và ở bên trong. Yếu tố nội tại của Giê-ru-sa-lem Mới như nơi cư trú đời đời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Đức Chúa Trời Tam Nhất Thần Thượng
— Cấu Trúc Căn Bản
Đức Chúa Trời Tam Nhất Thần Thượng là cấu trúc căn bản của Giê-ru-sa-lem Mới. Giê-ru-sa-lem Mới được kết cấu bằng bản chất của Cha, được tượng trưng bằng vàng. Thành ấy thật là một núi bằng vàng và con đường của thành cũng bằng vàng

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
(Khải 21:18b, 21b). Điều này tỏ ra rằng thành ấy là một điều thần thượng. Thần tính là yếu tố căn bản của nội dung kiến ốc này.
Sự cứu chuộc của Con qua sự chết và sự phục sinh được tượng trưng bằng ngọc trai. Ngọc trai ra từ các con trai. Chúng được sản sinh sau khi các con trai bị những hạt cát làm cho bị thương. Con trai tiết ra dịch sống bao phủ hạt cát và biến nó thành một hạt ngọc trai. Điều này tượng trưng cho sự nhập thể của Đấng Christ và việc Ngài vào trong những dòng nước chết cũng như là con trai vậy. Việc Ngài bị thương vì tội lỗi chúng ta và tuôn đổ sự sống phục sinh của Ngài sinh ra ngọc trai. 
Sự biến đổi của Linh được tượng trưng bằng những đá quý. Trong vàng là bản chất của Cha, trong ngọc trai là sự cứu chuộc của Con qua sự chết và sự phục sinh của Ngài, và trong đá quý là Linh trong công tác biến đổi của Ngài. Điều này có nghĩa rằng chính Đức Chúa Trời Tam Nhất là cấu trúc căn bản của Giê-ru-sa-lem Mới. Đấng Tam Nhất cũng là cấu trúc căn bản của nếp sống hội-thánh, mà nếp sống hội-thánh là sự thu nhỏ của Giê-ru-sa-lem Mới. Kích thước của hội-thánh nhỏ hơn nhiều nhưng các yếu tố thì giống nhau.
Sự Sống Thần Thượng — Nguồn Cung ỨngVà Nuôi Dưỡng Bên Trong
Vì sự sống thuộc thể của mình, chúng ta cần nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng hằng ngày. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải ăn ít nhất ba lần một ngày. Sự sống thần thượng là nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng bên trong cho tất cả các phần của Giê-ru-sa-lem Mới. Sự kiện này được bày tỏ bởi nước sự sống tuôn chảy ra từ ngai thần thượng để dầm thấm toàn thể thành (Khải 22:1, 17). Trong nước ấy, cây sự sống mọc lên, sinh ra mười hai loại trái mỗi tháng, mười hai tháng mỗi năm, để nuôi toàn thể thành (Khải 22:2a, 14, 19). Nước sự sống và cây sự sống cùng với trái cây sự sống là để cung ứng và nuôi dưỡng. Toàn thể thành sống nhờ hai điều trên.

Ánh Sáng Thần Thượng — Ánh Sáng Bên Trong Và Vinh Quang Bên Ngoài
Đấng Tam Nhất thần thượng là cấu trúc căn bản, sự sống thần thượng là nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng bên trong, và ánh sáng thần thượng là ánh sáng bên trong và vinh quang bên ngoài để bày tỏ. Đức Chúa Trời trong Chiên Con là đèn như ánh sáng bên trong (Khải 21:23). Trong Giê-ru-sa-lem Mới, chúng ta sẽ không cần mặt trời, mặt trăng, hoặc đèn cầy hoặc dầu xăng hay điện. Chúng ta không cần ánh sáng thiên tạo hay nhân tạo, vì chúng ta có chính mình Đức Chúa Trời là ánh sáng bên trong. Đồng thời, ánh sáng này chiếu vào và xuyên qua đá quý, như bích ngọc, tượng trưng cho các tín đồ đã được biến đổi (Khải 21:11). Bích ngọc “trong như thủy tinh”. Đức Chúa Trời là ánh sáng ở trong Chiên Con, là đèn chiếu sáng khắp thành. Bên trong thành có ánh sáng chiếu sáng. Bên ngoài thành, ánh sáng này bày tỏ vinh quang của Đức Chúa Trời, nên toàn thể thành mang vinh quang của Đức Chúa Trời. Vinh quang của Đức Chúa Trời là chính mình Đức Chúa Trời, chiếu ra ngoài thành xuyên qua tường trong suốt bằng bích ngọc (21:18). Ngày nay, hội-thánh phải như vậy, tức là một cơ cấu tổng hợp sống động của Đức Chúa Trời có Đấng Christ vừa là ánh sáng chiếu rọi bên trong và vừa là sự bày tỏ bên ngoài trong vinh quang.
Sự Hòa Lẫn của Đức Chúa Trời với Con Người Ba-Phần
Đã được cứu chuộc, được tái sinh rồi, bây giờ chúng ta đang được biến đổi. Chúng ta cũng đang trên con đường được vinh hóa. Linh chúng ta đã được tái sinh, hồn rắc rối của chúng ta đang được biến đổi và thân thể tồi tàn của chúng ta đang chờ đợi sự biến hóa.
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, Đức Chúa Trời Tam Nhất hoàn toàn hòa lẫn với con người-ba-phần đã được cứu chuộc, tái sinh, biến đổi và vinh hóa. Sự hòa lẫn này là nơi cư trú đời đời của Đức Chúa Trời, tượng trưng bởi số mười hai. Mười hai là ba nhân bốn. Chúng ta biết điều này vì thành vuông góc bốn bên. Mỗi bên có

GIÊ-RU-SA-LEM MỚI — SỰ TỔNG KẾT SAU CÙNG
ba cửa (21:13). Trong cõi đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ là sự hòa lẫn trọn vẹn chứ không phải là sự cộng thêm vào. Đó là sự nhân thêm lên — Đức Chúa Trời Tam Nhất (ba) nhân với con người (bốn).
Trong Giê-ru-sa-lem Mới, số mười hai được dùng mười bốn lần. Mười hai nền bằng mười hai đá quý mang tên mười hai sứ đồ (21:14, 19-20). Mười hai cổng bằng mười hai hạt ngọc trai với mười hai thiên sứ mang tên mười hai chi phái (21:12, 21a). Thành có ba chiều, kích thước mỗi chiều là mười hai ngàn sta-đi-a (21:16). Chiều cao của tường là một trăm bốn mươi bốn cúp-bít (21:17a), đó là mười hai nhân với mười hai cúp-bít. Cây sự sống sinh mỗi tháng mười hai loại trái, ra trái mười hai tháng mỗi năm (22:2). Số mười hai xuất hiện nhiều lần có nghĩa thành thánh là sự hòa lẫn Đức Chúa Trời Tam Nhất với con người ba-phần.
Một Kiến Ốc Trong Sự Phục Sinh
Khải-thị 21:17b nói kích thước của thành là “số đo của một người, ấy là của thiên sứ”. Đây là dấu hiệu cho thấy đến lúc ấy người ta sẽ giống như các thiên sứ. Trong Ma-thi-ơ 22:30, Chúa Giê-su cho biết trong sự phục sinh người ta sẽ “như các thiên sứ của Đức Chúa Trời trên trời”. Vì vậy, việc con người giống như thiên sứ cho thấy nguyên tắc về sự phục sinh. Do đó, toàn thành sẽ ở trong sự phục sinh. Đấng Christ là Đầu và chúng ta là chi thể của Ngài, tất cả sẽ ở trong sự phục sinh.
Sự Biểu Hiện Trọn Vẹn Của Đức Chúa Trời Tam Nhất
Tường thành được làm bằng bích ngọc và ánh sáng của thành cũng giống như bích ngọc (21:18, 11). Trong 4:3 có nói rõ rằng Đức Chúa Trời đang ngồi trên ngai, trông Ngài giống như bích ngọc. Vậy, bích ngọc tượng trưng cho biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời. Trong cõi đời đời, Giê-ru-sa-lem Mới sẽ mang biểu hiện bên ngoài của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời giống như bích ngọc, và toàn thể thành phố sẽ có biểu hiện bên ngoài của bích ngọc. Điều này chứng tỏ sẽ có một sự biểu hiện tập thể và đời đời của Đức Chúa Trời.

Sự kiện này ứng nghiệm Sáng-thế Ký 1:26. Cách Kinh-thánh bắt đầu giống như cách Kinh-thánh chấm dứt. Kinh-thánh bắt đầu bằng hình ảnh của Đức Chúa Trời để bày tỏ Ngài và chấm dứt bằng sự bày tỏ có tính cách tập thể, rộng lớn, bao la và huy hoàng. Đây là sự tổng  kết sau cùng của bản ký thuật về đền tạm và đền thờ. Kinh-thánh là bản ký thuật về hai điều này: đền tạm và đền thờ. Và kết cuộc của Kinh-thánh là sự tổng kết của đền tạm và đền thờ.

Giê-ru-sa-lem Mới là gì thì ngay bây giờ Hội-thánh cũng phải đúng là như vậy. Là hội-thánh trong sự khôi-phục của Chúa, chúng ta phải có Đức Chúa Trời Tam Nhất là cấu trúc của chúng ta, với sự sống thần thượng là nguồn cung ứng và sự nuôi dưỡng bên trong và với ánh sáng thần thượng là sự soi sáng bên trong và sự biểu hiện bên ngoài của chúng ta. Đây là chứng cớ của Giê-su. Đầu sách Khải-thị có các chân đèn là chứng cớ của Giê-su (1:2, 12). Rồi đến cuối sách ấy, có một tổng thể các chân đèn, tức Giê-ru-sa-lem Mới, là chứng cớ đời đời của Giê-su. Ngày nay, chúng ta cần phải là một chứng cớ sống động như vậy của Giê-su. Chúng ta không phải là một công tác Cơ-đốc khác, cũng không phải chỉ là một nhóm Cơ-đốc nhân. Chúng ta là chứng cớ của Giê-su như chân đèn ngày nay, mà chân đèn này sẽ được hoàn thành trong Giê-ru-sa-lem Mới. Chúng ta sẽ là gì tại Giê-ru-sa-lem Mới thì trước hết tại đây chúng ta phải là như vậy.
W.L.