Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

Thành thánh--Jerusalem Mới--4

John trên núi cao

TRONG LINH HAY TRONG THẾ GIỚI

        Khải 21:9-11
Có những người nghĩ rằng tôi đang lầm khi thuộc linh hóa mọi điều, và họ nói tôi sai trật khi tôi nói đây không phải là một thành phố sát nghĩa, nhưng tượng trưng một dân thuộc linh. Nhưng tôi nắm giữ địa vị của tôi. Người khác lại nghĩ rằng tại đây chỉ cần một câu để biện chính cho địa vị đó. Thiên sứ nói cùng Giăng: “Hãy lại đây, ta sẽ chỉ tỏ cho ngươi Tân Phụ, vợ của Chiên Con”, và khi người đưa Giăng đến đó, đã không có vợ hay Tân Phụ gì cả: người chỉ tỏ một thành phố cho ông
và còn có rất nhiều điều như vậy trong sách này. Đã có lúc khi một quyển sách bị niêm bên ngoài và bên trong, Giăng đã khóc vì cớ không có ai có thể mở sách ra. Thiên sứ phán: “đừng khóc, kìa Sư tử của bộ tộc Giu đa, rễ của Đavít đã toàn thắng, để mở quyển sách” (Khải 5:5). Khi Giăng quay lại để xem Sư tử này: “Tôi đã thấy... một Chiên Con” (câu 6). Vâng, có gì chung giữa một con sư tử và một con Chiên? Anh em chỉ có thể giải thích điều đó, nếu anh em có được các nguyên tắc thuộc linh.
Đây là điều thiết yếu để chúng ta thực sự hiểu được hình thức đặc biệt mà chức vụ lời của Giăng đưa ra, và đây vốn là phương pháp của ông nhiều hơn bất cứ ai khác trong Tân ước. Giăng rất lưu tâm đến ý nghĩa thuộc linh  nằm phía sau các sự việc vật chất. Anh em biết điều đó vốn đúng biết bao trong phúc âm của ông – mọi người sẽ chấp nhận nguyên tắc này trong phúc âm của ông! Ông đã gọi mọi phép lạ của Jêsus là các dấu hiệu (Giăng 2:11, 20:30- sign- theo nguyên văn) và đã không nói: “vả đây là điều mà Jêsus đã làm”, nhưng, “đây là điều Jêsus ngụ ý khi Ngài đã làm điều đó”, khi Jêsus biến nước thành rượu nho, Giăng ngụ ý điều đó dạy chúng ta rằng Jêsus có thể ban cho chúng ta một loại sự sống hoàn toàn mới mẻ. Khi rượu nho hay sự sống cũ thiếu hụt và làm cho chúng ta thất vọng, Jêsus có thể ban cho một sự sống mới. Khi Jêsus khiến một người nghèo chổi dậy khỏi giường nằm, sau khi anh ta đã nằm đó, không thể bước đi trải 38 năm, Giăng nói: “đó là một dấu hiệu”. Jêsus có thể nắm lấy một người què thuộc linh, nghèo nàn về mặt luân lý và khiến anh ta đứng dậy. Ngài có thể ban cho anh ta quyền năng để bước đi trong một loại sự sống mới. Khi Jêsus đã ban nhãn quan cho người mù từ thuở sinh ra, Giăng nói: “đó là một dấu hiệu, dấu hiệu là Jêsus có thể ban cho chúng ta một nhãn quan mới đến nỗi chúng ta có thể thấy những điều thuộc linh, mà chúng ta chưa hề thấy từ trước”. Có như vậy với tất cả tám dấu hiệu trong phúc âm Giăng.
Anh em chấp nhận điều đó trong phúc âm Giăng và nói: “những điều trong thế giới thiên nhiên này là các dấu hiệu của những điều trong thế giới thuộc linh”. Nhưng nếu anh em chấp nhận điều đó trong phúc âm Giăng, tại sao anh em không muốn chấp nhận điều đó trong sách Khải thị của ông? Thành phố này, Giêrusalem mới là một dấu hiệu của những điều khác. Mọi phần của thành phố này biểu thị đôi điều thuộc linh, đôi điều có liên hệ đến Chúa Jêsus.
Anh em chấp nhận điều đó chăng? Nếu anh em chấp nhận, chúng ta có thể tiếp tục.
Chúng ta trở lại câu 10 chương 21: “Người đã đem tôi ra đi trong Linh (linh) đến một ngọn núi lớn và cao, và bày tỏ thành thánh Giêrusalem cho tôi”.
Vâng “một ngọn núi lớn và cao” và “người đã đem tôi ra đi trong Linh”. Theo các tư liệu thuộc Linh, điều đó có nghĩa Giăng sinh động trong linh. Anh em có nghĩ rằng thiên sứ này đã nắm lấy sứ đồ Giăng khi ông còn ở trên đảo Bát mô và cất ông bay đến một ngọn núi cao lớn nào đó chăng? Có thể đã có rối loạn tại Bát mô nếu điều đó đã xảy ra. Các nhà cầm quyền La mã sẽ nói:” Giăng đã đào thoát!”. Anh em thấy điều tôi ngụ ý chăng? Đây là một kinh nghiệm thuộc linh. Có thể đã là một giấc mơ hay một khải tượng. Anh em biết khi nằm mơ, chúng ta có thể đi một đoạn đường dài. Đôi lúc tôi nằm mơ, tôi đi đến nước khác, nhưng sau khi tỉnh dậy tôi thấy tôi vẫn còn ở tại nhà, nhưng tôi đã đi khoảng đường xa trong giấc mơ. Anh em sẽ chấp nhận điều đó theo thiên nhiên. Tại sao anh em không muốn chấp nhận điều đó theo thuộc linh?
Tại đây có hai điều và anh em phải nhớ rằng đây là hai luật cơ bản của Tân ước, hay của sinh hoạt cơ đốc nhân.
Thứ nhất có Đức Thánh Linh. Đức Thánh Linh là một thực tế vĩ đại. Anh em tin nơi thực tế của Đức Thánh Linh như một thực sự, nhưng anh em không thể thấy Ngài, hay nghe Ngài bằng tai thiên nhiên của anh em, và anh em không thể biết thực tế của Đức Thánh Linh cho đến khi có đôi điều xảy ra trong anh em. Vào phần đầu trong phúc âm mình, chính Giăng này diễn giảng về việc “được sinh bởi Linh”. Khi Jêsus diễn giảng về Nicôđem về việc tái sanh, tâm trí Nicôđem chỉ hoạt động trong lãnh vực thiên nhiên và ông thưa: “không có thế!” Jêsus phán: “điều gì sinh bởi xác thịt là xác thịt, điều gì sinh bởi Linh là linh” (Giăng 3:6). Điều gì sinh ra từ Linh? Đó là linh loài người của chúng ta. Vì cớ linh đó đã bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời nó trông có vẻ như chết, và sự chết là sự phân cách với Đức Chúa Trời, hoặc trong thời gian hay trong cõi vĩnh cửu.
Được tái sinh có nghĩa linh chúng ta được đưa vào sự liên hiệp của sự sống với Đức Chúa Trời, và điều mà Tân ước ngụ ý khi diễn giảng về “được sinh động trong linh” tức là “ở trong sự liên hiệp sinh động với Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh”, có nghĩa linh chúng ta được sống động đối với Đức Chúa Trời và các điều thần thượng. Tại đây Giăng đã chỉ nói theo nguyên tắc rằng, linh ông đã sinh động đối với Đức Thánh Linh vào lúc đó, và nếu điều này trở nên sự thật đối với mỗi chúng ta, chúng ta thấy được một thế giới mới. “Và người đã bày tỏ thành thánh cho tôi” và Đức Thánh Linh sẽ làm điều đó với mọi người chúng ta, đến nỗi chúng ta có thể nói. “tôi đã thấy mấy điều mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ cho tôi”. Anh em có tin tôi khi tôi nói rằng điều đó sẽ thành sự thật cho mọi sơ đốc nhân chăng? Sinh hoạt cơ đốc nhân không chỉ là việc đọc Kinh Thánh cầu nguyện, đi nhóm các buổi nhóm của hội thánh. Các điều đó có thể tốt và cần thiết, nhưng thực ra sinh hoạt cơ đốc nhân là đồng đi với Đức Chúa Trời trong sự sáng. Đó là tình trạng sinh động với Đức Chúa Trời trong linh và Đức Chúa Trời có thể bày tỏ cho chúng ta trong lòng mình ý chỉ của Ngài là gì, đến nỗi cơ đốc nhân chân thật có thể nói: “Chúa đang bày tỏ nhiều điều cho tôi”.
Hỡi các anh em là các cơ đốc nhân trưởng thành, hãy thật kiên nhẫn với điều này, vì cớ có nhiều cơ đốc nhân trẻ tại đây, và chúng ta không thể thăng tiến thật xa cho đến khi chúng ta đã lập một nền tảng đúng đắn. điều tôi vừa nói có tính cách cơ bản cho bước đầu trong sinh hoạt cơ đốc nhân.
Bây giờ chúng ta có thể tiến tới bước kế tiếp. Anh em nói:“Vâng, điều đó quá diệu kỳ và tôi muốn đời sống tôi giống như vậy, nhưng làm sao có được?” Chúng ta có câu trả lời ở đây, nhưng theo nguyên tắc thuộc linh. Điều gì Chúa bày tỏ cho lòng chúng ta đều sẽ tùy thuộc trên việc anh em ở trên núi cao bao nhiêu. Lần nữa anh em nói: “Anh Sparks ơi, anh ngụ ý gì?” Vâng, tôi không nói về việc leo núi như núi Jungfrau hay núi Bliimlisalp. Núi này ngụ ý gì? Leo lên ngọn núi có nghĩa gì? Có nghĩa tách khỏi thế giới này. Khi anh em lên một ngọn núi, anh em lìa bỏ thế giới ở phía sau; có một sự phân rẽ lớn lao giữa anh em và thế giới, và anh em sẽ không bao giờ thấy được các điều thuộc linh cho đến khi điều đó đã xảy ra.
Anh em hãy tin tôi, đây không phải sự việc tuổi tác hay năm tháng. Có rất nhiều cơ đốc nhân vốn đã được cứu trải nhiều năm nhưng họ vẫn còn đặt các mối lưu tâm của họ trong thế giới này - thế giới này và những vật của thế giới này vẫn có một chỗ rộng lớn trong sinh hoạt của họ. Họ được gọi là “các cơ đốc nhân thế tục”. Dĩ nhiên, đó là một sự mâu thuẫn trong từ liệu, vì cớ đó không phải là cơ đốc giáo chân thật. Hãy lắng nghe Jésus đang khi Ngài cầu nguyện cùng Cha Ngài về  các môn đồ của Ngài: “họ không từ thế giới, như con không từ thế giới” (Giăng 17;16). “Họ không từ trong thế giới. Họ không thuộc về đây. Họ thuộc về nơi khác. Thế giới này không phải là sinh hoạt của họ, sinh hoạt của họ ở trên cao”. Điều đó có trong phúc âm Giăng, và há đây không phải là ngôn ngữ trong sáng và thẳng thắn sao?
Trong sách Khải thị, Giăng diễn tả điều này theo lối minh họa - về một ngọn núi lớn và cao - và ông nói: “Dân mà tạo thành thành phố này là dân thiên thượng, không phải dân thế hạ. Họ là dân mà đã phân rẽ trong linh đối với thế giới này”. Sứ đồ Phao lô nói như sau: “Vậy nếu anh em đã được đồng sống lại với Christ, hãy tìm kiếm những sự ở trên cao nơi Christ đang ở” (Côlôse 3:1), và điều đó chỉ có nghĩa: “hãy leo lên núi. Hãy lìa bỏ thế giới này trong linh, trong lòng và leo lên với Chúa Jésus”.
Tôi xin trở lại điều tôi đã bắt đầu nói: Sinh hoạt này trong linh, trong sự liên hiệp với Christ, không phải là sự việc về năm tháng hay tuổi tác. Có thể anh em đã được tái sinh hôm qua, song le anh em ở trên núi cao rồi, vì cớ anh em đã nói lên tiếng “vĩnh biệt” tuyệt đối với thế giới này. Anh em rất hoàn toàn về sự việc sự sống mới này với Chúa.
Đang khi chúng ta di chuyển trên thế giới này, chúng ta gặp nhiều người tự xưng là các cơ đốc nhân, và điều lạ thường là chúng ta không thể thảo luận với họ về những điều của Chúa. Các cơ đốc nhân này trố mắt và há hốc mồm khi anh em bắt đầu thảo luận những điều của Chúa. Đối với họ dường như anh em đang nói bằng ngôn ngữ của xứ khác, lý do là vì họ đã chưa bước ra khỏi thế giới này trong linh. Tôi xin nói cùng các cơ đốc nhân trẻ tuổi rằng núi này đã dành sẵn cho anh em kể từ ngày anh em tái sinh.
Bây giờ tôi muốn nói một điều rất mạnh mẽ, và có thể khó cho anh em chấp nhận. Anh em có nhận thức rằng thế giới này đang ở dưới sự rủa sả chăng? Đức Chúa Trời đã tuyên cáo một sự rủa sả trên thế giới này, và lời diễn tả của sự rủa sả là gì? Định luật hư hỏng vận hành nơi nào có sự rủa sả. Sinh hoạt con người không đạt được sự đầy đủ và hoàn hảo. Mọi sự đều bất toàn và bị sự chết hủy hoại. Jésus Christ đã kể về một người tích lũy các kho tàng lớn trong đời mình, rồi khoanh tay và nhủ thầm: “hồn ơi, bây giờ ngươi có thể hưu hạ. Ngươi có các nhà kho lớn dành cho ngươi, nên hãy ăn uống và vui chơi”. Nhưng Đức Chúa Trời phán: hỡi kẻ ngu dại, đêm nay hồn ngươi sẽ bị đòi lại, và những vật ngươi đã chuẩn bị sẽ thuộc vể ai? (Lu 12:20).
Sự rủa sả và sự chết ngụ ý sự phá hỏng mọi mục đích của con người, và điều gì đúng đối với mục đích con người thì cũng đúng đối với thế giới. Ô, có biết bao người đã nỗ lực vượt qua hàng rào phá hỏng này. Ngày nay anh ta đã đi được đoạn đường dài biết bao. Nếu trước đây 25 năm, anh em được bảo những điều ngày hôm nay như thế nào, anh em không bao giờ tin. Vâng con người đã đi một con đường rất dài thậm chí đến mặt trăng - và rồi ai đó sẽ đặt tay trên một cái nút, các quả bom hạt nhân sẽ rơi xuống và mọi công tác của con người sẽ bị xóa tan trong chốc lát. Mọi người đều biết rằng điều đó có thể có, và lời Đức Chúa Trời tỏ rõ rằng đích xác điều đó sẽ xảy ra. Vì cớ sự rủa sả ở trên thế giới này và nó không bao giờ có thể đến chỗ hoàn hảo.
Nếu anh em và tôi ở trong linh và lại cột chặt với thế giới này, chúng ta sẽ chịu đựng sự chết thuộc linh. Bất cứ cơ đốc nhân nào nhạy cảm đối với Đức Thánh Linh đều sẽ ghi nhận được vài điều sai trật khi họ đang chạm thế giới này và họ phản ứng ngay: “Tôi đã đi xuống. Tôi đã đụng chạm thế giới bị rủa sả này và sự chết được ghi nhận trong linh tôi”.
Anh em sẽ không bao giờ thấy các sự việc của Đức Chúa Trời cho đến khi anh em vượt lên trên màn sương mù của trái đất này. Nếu anh em bước vào sự sống bản ngã, có sự phá hỏng. Nếu anh em đụng chạm sinh hoạt thế giới này, đó là sự phá hỏng, và anh em sẽ không bao giờ thấy các sự việc của Đức Chúa Trời cho đến khi anh em vượt trên thế giới này trong linh. Ngôn ngữ rất đơn giản và rất có ý nghĩa: “Tôi đã ở trong Linh, và tôi ở trên núi lớn và cao, và tôi thấy đôi điều”. Đây là các định luật thuộc linh của sinh hoạt cơ đốc nhân và chúng rất thiết thực. Tôi hi vọng chúng ta biết được điều này.
T.A.Sparks