Kinh văn: Giăng 3;16; 14;16; 15:4-5; 14:17; 6:47; 4;14;
1 Giăng 2:8; Phil.1:20-21; 1 Côr.1;30; Côl. 1;27
Ta thường nói về sự việc lẽ thật chủ quan và lẽ thật khách. Mọi lẽ thật trong Tân ước đều được chia làm hai hạng loại, tương tự mọi lẽ thật trong Cựu ước cũng được chia làm hai hạng loại như vậy. Để làm sự việc này trở nên sáng tỏ với nhiều người của anh em, trước hết tôi thích giải thích ý nghĩa của các lời khách quan và chủ quan. Ý nghĩa trực tự [ nghĩa đen] trong chữ Hoa cho khách quan và chủ quan là “quan điểm của người khách” và “quan điểm của người chủ”. Khách quan là nhìn xem mọi
sự từ địa vị của một người khách hay người đứng ngoài, còn chủ quan là quan sát mọi sự từ bản ngã của một người như chủ. Nhìn xem mọi sự từ địa vị người bên ngoài là khách quan, và nhìn xem mọi sự từ bên trong là chủ quan. Bất cứ điều gì xảy ra trong người khác là khách quan; bất cứ điều gì xảy ra trong tôi là chủ quan. Mọi lẽ thật mà không ở trong tôi đều là các lẽ thật khách quan; mọi lẽ thật ở bên trong tôi đều là các lẽ thật chủ quan. Mọi lẽ thật ở bên ngoài tôi đều là các lẽ thật khách quan; chúng là các lẽ thật; dầu thậm chí chúng ở bên ngoài tôi. Mọi kinh nghiệm bên trong tôi đều là chủ quan và cũng là các lẽ thật. Kinh thánh đặt sức nặng ngang bằng trên cả hai loại lẽ thật nầy. Bây giờ tôi thích đưa ra cho anh em vài sự minh họa. Giăng 3:16 chép,”Vì Đức Chúa Trời thương yêu thế nhân đến nỗi đã ban Con độc sinh của Ngài”. Giăng 14:16 chép, “Ta sẽ cầu xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi Đấng Yên Ủi khác”. Điều đáng buồn là nhiều người có thể đọc thuộc lòng Giăng 3:16 rất giỏi, lại không thể đọc thuộc lòng Giăng 14:16. Thực vậy hai câu nầy có giá trị ngang nhau. Đức Chúa Trời đã có hai “sự ban cho”. Trong Giăng 3:16, Ngài đã ban Con Ngài cho ta, còn trong Giăng 14:16, Ngài đã ban ĐứcThánh Linh cho ta. Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài cho các tội nhân, và Ngài đã ban Đức Thánh Linh cho những người tin vào Con Ngài. Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài cho thế giới để họ có thể được cứu qua Đấng đó. Đức Chúa Trời đã ban Đức Thánh Linh cho những ai tin Con Ngài để họ có thể được củng cố đắc thắng. Một là sự ban cho Con, còn điều kia là sự ban cho Đức Thánh Linh. Mọi sự được hoàn thành trong Con là lẽ thật khách quan, còn mọi sự được làm xong trong chúng ta qua sự vận hành của Đức Thánh Linh là lẽ thật chủ quan. Mọi sự được làm trong Christ đều là khách quan, còn mọi sự được thực hiện trong ta qua Đức Thánh Linh đều là chủ quan. Khi Chúa đã bị đóng đinh trên thập giá, ta đã bị đóng đinh ở đó với Ngài. Đây là sự kiện khách quan. Nếu ta dò xét bên trong chính mình để xem hoặc ta đã chết không, chắc chắn ta sẽ không cảm thấy rằng ta đã chết. Cũng một thể ấy, nếu ta rao giảng phúc âm cho một tội nhân, bảo cùng anh ta rằng anh là tội nhân và Christ đã chết vì anh, anh ta sẽ nhận biết anh dã chết với Christ chăng? Không có điều gì trong Christ là chủ quan. Mọi sự trong Christ đều là khách quan, và mọi công việc đã được thực hiện trong ta bởi Đức Thánh Linh đều là chủ quan. Đức Thánh Linh không hoạt động trong chính Ngài; mọi công việc của Đức Thánh Linh đều được thực hiện bên trong ta. Đang khi vài điều gì hay vài việc gì được thực hiện trong Christ, điều đó là khách quan; đang khi đôi điều gì được Đức Thánh Linh hoàn thành , điều dó là chủ quan. Xin vui lòng nhớ điểm nầy: các sự việc khách quan đều ở trong Christ, và mọi sự việc chủ quan đều ở trong chúng ta.
Trong Giăng 15:4 Chúa lặp lại câu hãy cứ ở trong Ta đến hai lần. “ Hãy cứ ở trong Ta “ là gì? Đó chỉ là ở trong Chúa. Ở trong Chúa thì khách quan. Đầu tiên ta phải có phương diện khách quan trước khi ta có thể có kinh nghiệm về sự “Ta [cứ ở ] trong các ngươi”, là phương diện chủ quan. Ta phải nhớ rằng các chữ “Ta [ cứ ở] trong các ngươi” được các chữ “hãy cứ ở trong Ta” đi trước. Mọi kinh nghiệm chủ quan được căn cứ trên một sự kiện khách quan. Không một ai đã bao giờ có thể được cứu nếu đã chỉ có sự vận hành của Đức Thánh Linh mà không có sự hoàn thành của Christ. Cũng không có người nào đã được cứu bởi chỉ có sự hoàn thành của Christ mà không có sự vận hành của ĐứcThánh Linh. Như trước đây tôi đã nói, một con người phải có hai chân để đứng vững và hai mắt để thấy. Chim chóc phải có hai cánh để bay. Cũng vậy, trước hết ta phải ở trong Chúa, rồi Ngài sẽ ở trong chúng ta.
Giăng 6:47 chép, “ai tin thì có sự sống đời đời”. Mọi tín đồ đều biết câu nầy. Thực sự ta phải tin, và thực sự ai tin thì có sự sống đời đời. Tuy nhiên không ai có thể xác định vị trí sự sống đời đời. Giăng 4:14 nói gì với ta? Nhưng hễ ai uống nước Ta cho, thì đời đời hẳn chẳng hề khát nữa; vì nước Ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời”.Nước mà Ngài sẽ cho ta là nước sự sống, và nó sẽ cứ mãi mãi trào dâng lên từ bên trong cho đến khi ta cảm thấy mùi vị của nó. Về một mặt, Chúa nói về sự sống đời đời, và mặt khác, Ngài nói về một giếng nước hằng sống đang trào dâng lên mà giúp ta đủ sức nếm được hương vị của sự sống đời đời. Giăng 6:47 nói về phương diện khách quan, còn Giăng 4:14 nói về phương diện chủ quan. 1 Giăng 2:8 chép, “là điều chân thật trong Ngài và trong anh em”. Một số lẽ thật trong Ngài và một số lẽ thật trong ta. Tất cả chúng đều là lẽ thật, ta nên chú tâm đến mọi lẽ thật. Giăng 15 nói với chúng ta về sự kết quả: “ai cứ ở trong Ta và Ta ở trong họ, anh ta kết nhiều quả” [câu 5]. Nói cách khác, bất cứ khi nào lẽ thật khách quan được lẽ thật chủ quan làm cho quân bình, sẽ có sự kết quả nhiều. Giăng 14:17 chép, “Đức Linh của lẽ thật [ thực tại]…Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi”. Ngài ở với các ngươi là khách quan. Câu nầy chỉ tỏ sự kiện rằng ĐứcThánh Linh qua Christ đã ở với các môn đồ. Câu sẽ ở trong các ngươi là chủ quan. Điều nầy chỉ tỏ sự kiện Christ cư trú trong các môn đồ qua Đức Thánh Linh. Đã một lần chữ nầy có tính khách quan, ở bên ngoài họ, nhưng một lần nữa, Đức Thánh Linh đã đến và cư trú bên trong họ, các sự kiện khách quan đã trở nên kinh nghiệm chủ quan của họ.
Về một mặt, trong 1 Côr. 1:30 Phaolô nói,”nhưng từ trong Ngài anh em ở trong Christ Jêsus”. Về mặt khác, trong Côlôse 1:27 Phaolô nói, “Christ ở trong anh em, hi vọng về vinh quang”. Ở trong Christ là phương diện khách quan, còn có Christ là phương diện chủ quan.
Nếu ta muốn khám phá hai phương diện nầy của lẽ thật trong Kinh thánh, ta có thể tìm thấy vài trăm câu kinh thánh mà bày tỏ phương diện khách quan của lẽ thật. Nếu ta có thể hiểu thấu hai phương diện nầy, ta có thể hiểu thấu các lối đường trong kinh thánh. Tàu hỏa có hai lối đường để chạy lên trên. Nếu chỉ có một đường ray, tàu hỏa sẽ trật bánh. Với hai đường rầy, tàu hỏa có thể chạy tới. Chúng ta cần chú ý cả hai phương diện khách quan và chủ quan của lẽ thật. Nhấn mạnh mỗi một phương diện cách ngang bằng sẽ đem lại cho chúng ta sự giúp đỡ lớn lao nhất. Tôi không muốn rao giảng bất cứ bài học thần đạo nào tại đây. Đúng ra tôi muốn nói một ít về phương diện thực tiễn. Vì đang có thì giờ, tôi sẽ vắn tắt đề cập các sự hoàn thành chủ yếu của Christ về phương diện khách quan cũng như công tác của Đức Thánh Linh về phương diện chủ quan.
Trước hết mọi sự, sự chết của Christ trên thập giá vì các tội lỗi chúng ta và vì chúng ta, là cái nhân [cốt lõi] của mọi lẽ thật khách quan trong kinh thánh. Khi một người đụng chạm đến Kinh thánh , anh ta sẽ thấy sự chết của Christ, sự cứu chuộc của Christ, và thế nào Christ đã trở nên sinh tế vãn hồi vì các tội lỗi của ta. Một khi anh em mở Kinh thánh, anh em sẽ thấy các điều nầy, trừ khi anh em không đọc gì cả. Ngài đã bị treo trên cây gỗ để mang các tội lỗi của chúng ta. Sự việc nầy đã được hoàn thành trên thập giá. Ngài đã mang các tội lỗi của anh em, các tội lỗi của tôi, và các tội lỗi của rất nhiều người. Đây là các sự kiện.
Nếu Chúa Jêsus đã mang các tội lỗi của anh em, các tội lỗi của tôi và các tội lỗi của mọi người trong thế giới, vậy tại sao mọi người đã không được cứu? Tại sao có một số người đã tin Chúa và là những người ta biết rằng họ đã được cứu mà không có niềm vui sự cứu rỗi? Tại sao họ đau khổ về các tội lỗi của họ? Họ đau buồn vì cớ họ luôn luôn thấy phương diện chủ quan là thế nào họ vẫn còn ô tội, nhơ nhớp và bất khiết ở bên trong. Kết quả, họ không thấy họ có thể đã đựơc cứu như thế nào.Ta cần biết rằng mọi điều mà Christ đã hoàn thành đều về mặt khách quan và không thể được tìm thấy về mặt chủ quan. Nếu cái đèn nằm về mặt nầy, làm sao anh em có thể tìm thấy nó nằm về mặt khác? Những gì Chúa đã hoàn thành tại Gôgôtha đã không được hoàn thành trong ta. Nếu ta dò xem bên trong chính mình, ta sẽ không bao giờ thấy nó. Dầu tôi không thể tìm thấy việc Christ chết vì chúng ta ở bên trong, làm sao nó có thể được tìm thấy trên thập giá? Nếu sự chết của Christ vì chúng ta có thể được tìm thấy trên thập giá, khi ấy ta có thể tuyên bố, “halelugia! Christ đã mang các tội lỗi của tôi; tôi đã được cứu”. Bất cứ khi nào đức tin của ta bám lấy các điều khách quan, Đức Thánh Linh sẽ truyền quyền năng vào bản thể bề trong của ta và sẽ khiến ta có sự bình an của sự tha thứ và niềm vui sự cứu rỗi. Nếu ta cố sức tìm thấy sự chết của Christ về mặt chủ quan, ta sẽ không bao giờ tìm thấy nó vì cớ điều nầy không phải là đường lối của Đức Chúa Trời. Trước hết Đức Chúa Trời đã ban Con Ngài cho con người, và sau đó Ngài ban Đức Thánh Linh cho con người. Việc ban Đức Thánh Linh theo sau việc ban Con Đức Chúa Trời. Christ đã đến trước, rồi kế đó là Đức Thánh Linh. Những gì Đức Thánh Linh đang làm là làm xong trong ta những gì Chúa đã hoàn thành về phương diện của Ngài.
Sách Hêbơrơ bảo ta rằng đức tin giống như cái neo, vừa chắc vừa vững, đem chúng ta vào phía trong bức màn [Hêb.6:19].Giả sử ta ở trên chiếc tàu có chiếc neo rất lớn. Nếu nó luôn luôn được cất giữ trên tàu, cái neo nầy có ích lợi gì? Chiếc neo phải được quăng xuống nước để giữ cho chiếc tàu khỏi bị đá ngầm; nó không được giữ trên tàu. Đây là cách đức tin phải vận hành? Đức tin không bao giờ xuất phát từ việc tin nơi chính mình; đức tin đến từ việc ném chiếc neo của ta vào trong Chúa Jêsus, ném từ phương diện của ta qua phương diện của Ngài. Bất cứ khi nào đôi điều gì về phương diên khách quan được ta hiểu thấu, phương diện chủ quan trở nên vững chắc trong ta. Giả sử chiếc tàu để chiếc neo nằm trên boong tàu đang bị đá ngầm. Buộc chặt và đặt thêm nhiều neo trên tàu có làm cho tàu vững vàng chăng? Thậm chí nếu chiếc tàu có nhiều neo rộng lớn hơn hay chất đầy neo, nó cũng bị đá ngầm làm lung lay. Chiếc tàu chỉ vững chắc khi chiếc neo quăng xuống nước. Càng nhìn vào chính mình, ta càng thất vọng. Nếu ta ném đức tin mình trên thập giá của Chúa Jêsus, ta sẽ được bình an. Ta phải vững chắc về phương diện kia trước khi ta có thể được vững chắc về phương diện của mình; không thể đảo ngược thứ tự nầy. Đường lối đúng đắn là tiếp lấy phương diện chủ quan như là điểm khởi đầu và sau đó có phương diện chủ quan là kết quả. Nếu ta chỉ nhấn mạnh sự hoàn thành của Christ trên thập giá mà không chăm lo những gì Đức Thánh Linh muốn làm trong ta, ta sẽ không bao giờ có khả năng có kinh nghiệm. Cũng vậy, nếu ta chỉ nhấn mạnh Đức Thánh Linh bên trong ta mà không chăm lo sự hoàn thành của Christ trên thập giá, kết quả sẽ là không hiệu quả.
Thi dụ, trong sự đóng đinh với Christ, ta có tự đóng đinh mình không? Không. La mã 6:6 bảo cùng chúng ta, “vì biết rằng người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh với Ngài, hầu cho thân thể của tội lỗi bị phế bỏ, để chúng ta không còn làm tôi mọi cho tội lỗi nữa”. Ta không thi hành sự việc đóng đinh; người cũ của ta đã bị đóng đinh với Christ khi Ngài đã bị đóng đinh trên thập tự giá. Đây là lẽ thật khách quan. Mắt ta phải đặt trên Chúa. Thật là kinh khủng nếu ta đóng đinh chính mình. Thậm chí dầu ta thấy tình trạng tồi tệ của mình, ta không đủ khả năng đóng đinh nó. Lỗi lầm lớn nhất mà các tín đồ tạo ra là họ ưa nói, “thậm chí dầu Kinh thánh nói tôi đã chết với Christ, khi tôi nhìn vào chính mình, tôi nhận thức rằng tôi vẫn còn rất cứng lòng. Tôi rất dễ nổi giận; tôi vẫn rất xấu xa và không tốt”. Ta đã được đóng đinh với Ngài, nhưng ta càng nổ lực, ta lại càng không chết. Ta sai lầm vì ta khởi đầu từ sự kết cuộc của mình. Ta nên nhớ rằng Christ là sự khởi đầu thiết thực đối với mọi sự. Sự chết thiết thực thì không phải thấy mình đã chết; khi Christ đã chết, ta cũng đã chết với Ngài. Chỉ khi nào chiếc neo được ném xuống, nó có hiệu quả. Đức tin chỉ có kiến hiệu khi nó được ném vào trong Christ. Nếu mắt ta luôn luôn đặt trên chính mình, ta không thể bị đóng đinh. Việc ta làm ra vẽ là đã chết là sự chết giả mạo, và ta không có đường lối đặt mình vào chỗ chết.Ta đã chết với Christ trên thập tự giá rồi; điều nầy đã được Christ hoàn thành rồi.Về phương diện khách quan Christ đã chết, và ta cũng đã chết rồi.
La mã 8:13 nói, “vì nếu anh em sống theo xác thịt, anh em phải chết, song nếu nhờ Đức Linh làm chết các hành vi [ thói quen] của thân thể thì anh em sẽ sống”. Câu nầy chạy song song với Lamã 6:6, mà nói về việc được đóng đinh với Christ; còn câu nầy nói về việc nhờ Linh làm chết các hành vi của thân thể. Tôi tin rằng tôi đã bị đóng đinh với Christ. Vì điều nầy tôi có thể nói, “halelugia!”. Khi Christ đã chết, người cũ của tôi đã bị đóng đinh với Ngài. Ngày nay, về mặt chủ quan, Linh sẽ đem sự việc nầy lên và nói cùng anh em rằng sự việc nầy đã được đóng đinh trên thập tự giá rồi. Anh em muốn theo sự phát ngôn của Đức Linh chăng? Nếu anh em nói anh em sẵn sàng, sự việc sẽ được xử lý đến. Rồi ngày hôm sau Đức Linh sẽ đem một sự việc khác và nói cùng anh em rằng nó đã bị đóng đinh trên thập giá rồi. Anh em có sẵn sàng bước theo sự phát ngôn của Ngài không? Nếu anh em đồng ý, sự việc khác sẽ được xử lý. ĐứcLinh sẽ nói, “sự nổi giận của con đã được đóng đinh trên thập giá rồi. Con không cần nổi giận nữa”. Nếu anh em nói, “con sẵn sàng không nổi giận”, khi ấy Đức Linh sẽ ban cho anh em quyền năng để không nổi giận. Rồi Đức Linh sẽ nói rằng sự kiêu ngạo của anh em đã bị đóng đinh và anh em có thể đuợc giải phóng khỏi sự kiêu ngạo của mình. Nếu anh em đồng ý với sự việc không kiêu ngạo, Đức Linh sẽ ban cho anh em quyền năng để không kiêu ngạo. Nếu anh em vui lòng bước đi theo Đức Linh trong sự việc nầy đến sự việc khác, Đức Linh sẽ làm trọn công việc của Ngài trong anh em. Nếu anh em nương cậy vào chính mình để đè nén cơn giận của anh em, anh em sẽ nhận thấy cho dầu có nghiến răng mình, điều đó cũng không có hiệu quả. Trước hết anh em phải thấy sự hoàn thành của sự chết Christ trên thập giá về mặt khách quan trước khi Đức Linh sẽ thực hiện sự chết đó trong anh em.
Trong hai thế kỷ đầu tiên, các tín đồ đã chào nhau bằng cách nói, “Chúa đang tái lâm sớm” hay “trong Christ”. Thưc vậy, một khi ta thấy rằng ta đang ở trong Christ, mọi sự đều dịu ngọt và quí báu. Đồng thời Đức Linh bên trong ta sẽ làm chết các hành vi của thân thể. Ngày nay các cơ đốc nhân chú tâm quá nhiều hoặc vào lẽ thật khách quan hay lẽ thật chủ quan. Khi một người chú ý thái quá vào lẽ thật chủ quan , anh ta đè nén chính mình. Điều nầy giống như không quăng chiếc neo xuống nước; nó vô dụng. Kế đó, có một số người nghĩ rằng vì cớ Christ đã chết, họ không cần chăm lo điều gì cả. Điều nầy cũng sai. Đích thực Christ đã chết trên thập giá; nhưng nếu anh em không tin điều nầy, anh em vẫn còn hư mất. Tuy nhiên, nếu anh em tin rằng Christ đã chết trên thập giá và sẵn sàng tin vào Ngài, anh sẽ được cứu. Cũng vậy, khi Đức Linh phán cùng anh em rằng sự nóng giận, sự kiêu ngạo, và ghen tị của anh em đã bị đóng đinh rồi, nếu anh em sẵn sàng và có khát vọng, Đức Linh sẽ ban cho anh em quyền năng để chiến thắng. Khi anh em tin lẽ thật khách quan, Đức Linh sẽ đồng thời làm cho lẽ thật khách quan trở nên kinh nghiệm chủ quan của anh em. Đức Linh sẽ là ứng nghiệm lẽ thật bên ngoài mà anh em tin vào anh em. Đức Linh sẽ làm ứng nghiệm những gì anh em tin là đã hoàn thành trên thập giá vào anh em.
Đây không chỉ là trường hợp có với lẽ thật về việc chúng ta đồng chết với Christ, nhưng nó cũng áp dụng cho lẽ thật về sự phục sinh. Êphêsô 2:6 chép, “khiến cho chúng ta cùng sống lại ….trong Christ Jêsus”. Làm thế nào ta được sống lại? Ta đã được sống lại với Ngài. Điều nầy từ trong [thuộc về] Christ và là lẽ thật khách quan. Không chỉ Êphêsô nói về sự phục sinh, Phierơ cũng nói, “Đức Chúa Trời … đã tái sinh chúng ta để được hi vọng sống bởi sự sống lại từ kẻ chết của Jêsus Christ”[ 1 Phierơ 1:3]. Nói cách khác, vào lúc một cơ đốc nhân được tái sinh, đó là thời gian anh ta được đồng sống lại chung với Christ. Thực vậy, mỗi cơ đốc nhân tái sinh đã được phục sinh với Chúa, và mọi cơ đốc nhân mà đã được phục sinh với Chúa đều đã được tái sinh. Ta đã đuợc sống lại với Ngài, và Ngài đã khiến ta sống lại.
Ý nghĩa của sự phục sinh là gì? Chúa Jêsus đã chết trong thân thể Ngài; tất cả huyết trong thân thể Ngài đã đổ ra; Ngài đã chịu đựng vô số vết thương trên đầu Ngài từ chiếc mão gai; Ngài đã có các vết thương trên hai bàn tay và hai bàn chân cùng một vết thương dài và sâu bên sườn Ngài từ ngọn giáo. Đây là quyền năng sự chết đã nắm lấy thân thể Ngài. Khi sự sống của Đức Chúa Trời vào thân thể Ngài, Ngài đã trở nên sống động. Đây là ý nghĩa của sự phục sinh. Sự sống nầy đã chiến thắng mọi hiệu lực của sự chết trong thân thể Ngài; nó đã chữa lành mọi vết thương và cất đi mọi sự đau đớn. Đây là sự phục sinh. Trước đây, nhiều cặp mắt đã không thấy, các đôi tai không thể nghe, nhiều bàn tay không thể cử động; bây giờ tất cả chúng đều có thể thi hành chức năng. Theo Kinh thánh, đã chết là tuyệt đối bất lựcvà hoàn toàn yếu nhược. Sự chết là sự bất khả năng và sự không có thể theo cách thuộc linh.Trước đây, vô số vải liệm đã bao bọc Chúa. Nhưng điều gì đã xảy ra vào lúc Chúa phục sinh? Sự phục sinh của Chúa khác biệt cách lớn lao so với sự phục sinh của Laxarơ. Khi Laxarơ bước ra khỏi mộ, hai tay và hai chân ông còn buộc vải liệm, mặt thì phủ khăn. Ông cần một người khác tháo gở cho ông tự do. Ngược lại, về sự phục sinh của Chúa, kinh thánh chép, “Simôn Phierơ vào trong mộ, thấy [ ngắm] vải gai còn nằm đó,và chiếc khăn mà đã được trùm trên đầu Ngài , không nằm chung với vải gai mịn, nhưng đã được cuốn lại để riêng ra nơi khác” [Giăng 20:6-7]. Chúa đã không chậm rãi cắt tháo vải liệm của Ngài. Quyền năng và sự sống của Đức Chúa Trời đã bước vào và tháo gở sự nô lệ đúng luật và không đúng luật. Ô một xác chết đã trở nên con người cử động và tự do! Đây là sự phục sinh của Chúa.
Tôi nhớ, lần đầu tiên khi tôi bắt đầu công tác cho Chúa, tôi cầu xin Chúa khiến tôi phục sinh chung với Ngài. Tôi đã nghĩ nếu Chúa làm tôi phục sinh chung với Ngài, khi ấy tôi sẽ có quyền năng thi hành ý muốn của Đức Chúa Trời. Tôi đã sai lầm khi tôi cầu nguyện theo lối đó, vì cớ đó là đôi điều do tôi đề xuất. Kinh thánh nói tôi đã được phục sinh chungvới Christ. Đây là sự kiện đã được hoàn thành. Xin nhớ rằng ta càng xây về mình, ta sẽ càng tồi tệ. Không phải ta không nên có các kinh nghiệm chủ quan, nhưng trước hết ta phải tin lẽ thật khách quan. Bây giờ tôi có thể thưa, “Chúa ôi, con cảm tạ Ngài; Ngài đã phục sinh và con đã được phục sinh chung với Ngài”. Trước hết ta phải tin sự kiện ta đã được phục sinh. Làm sao ta đã được phục sinh? Ta có cảm thấy ta đã được phục sinh chăng? Ta có thể hỏi làm sao ta đã đượccứu. Trong khi ta còn là tội nhân, ta đã nghe phúc âm rằng Chúa Jêsus đã chết cho ta và tẩy sạch mọi tội lỗi khỏi ta bằng huyết của Ngài. Ta đã tin và đã được cứu tức thì. Ta đã không nhìn vào chính mình để xem hoặc ta có đủ tư cách , nhưng nhìn lại những gì Chúa đã hoàn thành trên thập giá. Một khi ta nắm lấy sự kiện nầy, ta sẽ được bình an.
Tuy nhiên, nếu ta chỉ chú ý lẽ thật khách quan và không chú tâm lẽ thật chủ quan, ta giống như chim chóc nổ lực bay. Ta không nên nhấn mạnh một nữa và xao lảng phần kia. Êphêsô bảo rằng ta đã được sống lại chung với Christ Jêsus.Về mặt khác, Êph.1:19-20 nói, “ biết quyền năng Ngài quá đổi lớn lao đối với chúng ta là những kẻ có lòng tin , y theo sự vận hành của đại năng do lực lượng Ngài , mà Ngài đã vận hành trong Christ”. Dầu các tín đồ tại Êphêsô đã được phục sinh với Christ, sứ đồ Phaolô vẫn muốn họ biết tính cách cực kỳ vĩ đại của quyền năng Ngài. Câu 19 nói cùng chúng ta về tính cách vĩ đại của quyền năng nầy; câu 20 nói rằng quyền năng nầy là quyền năng phục sinh. Nói cách khác, dầu ta đã được phục sinh, ta vẫn cần biết tính cách vĩ đại của quyền năng nầy. Về mặt khách quan ta có sự phục sinh; về mặt chủ quan ta vẫn cần biết quyền năng phục sinh. Môt người không thể nói, “ tánh nóng giận của tôi đã bị đóng đinh, tôi vẫn có thể nổi giận”. Về mặt chủ quan anh ta vẫn cần được Đức Linh làm cho mạnh mẽ để từ chối thế giới và vâng theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Với thực tại của phương diện khách quan, một người vẫn cần có các kinh nghiệm chủ quan. Có một hiện tượng rất xấu là một số người không tin các sự kiện khách quan nhưng chỉ tập trung các nổ lực của họ vào các kinh nghiệm. Người khác chỉ tin các sự kiện khách quan và bỏ qua các nghiệm chủ quan. Theo kinh thánh, nếu một người thiếu hụt đức tin, anh ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm sự giải cứu thuộc linh, và nếu anh thiếu sự vâng phục, anh cũng sẽ không kinh nghiệm sự giải phóng thuộc linh. Đức tin thì hướng về những gì Christ đã hoàn thành còn vâng phục thì đặc biệt hướng về những gì Đức Linh sẽ hoàn thành. Đức tin thì hướng về Christ, còn vâng phục hướng về Đức Linh. Vì vậy, tin và vâng phục là điều rất thiết yếu.
Philip 3:10 chép, “biết Ngài và quyền năng sự phục sinh Ngài”. Phaolô nói rằng mục tiêu của việc ông kể mọi sự là lỗ lã là để biết quyền năng sự phục sinh. Ông đã không nói ông muốn biết sự phục sinh, vì cớ một khi một người đã tin, anh ta có sự phục sinh. Nhưng về mặt chủ quan anh ta vẫn cần kể mọi sự là lỗ để biết quyền năng sự phục sinh.
Sự thăng thiên là lẽ thật lớn lao được hoàn thành cuối cùng trong Tân ước. Sự nhục hóa, sự đóng đinh, sự phục sinh và sự thăng thiên của Chúa là một số lẽ thật lớn nhất trong Kinh thánh. Về sự thăng thiên của Chúa, anh em không biết tôi đã tốn bao nhiêu thì giờ cách vắn tắt sau khi tôi đã được cứu để suy nghĩ nó có thể tốt đẹp như thế nào nếu tôi đã chỉ có thể hằng ngày ngồi trên các nơi trên trời và đặt tội lỗi tôi dưới chân tôi. Tôi giống như chiếc máy bay trên bầu trời mà đã không có thể ở trong bầu trời đời đời. Tôi đã tiếp tục cầu xin Chúa hầu một ngày kia tôi sẽ có thể ngồi cách vững vàng trên các nơi trên trời và lập thành tích về sự thăng thiên. Sau đó, một ngày kia tôi đọc Êphêsô 2:6 :” Và đã được đồng sống lại với Ngài và đuợc đồng ngồi với Ngài trong các nơi trên trời trong Christ Jêsus”. Khi ấy tôi đã nhận thức rằng khi các cơ đốc nhân đã được đồng sống lại với Christ, họ cũng đã được đồng ngồi với Ngài trong các nơi trên trời. Điều nầy không nhờ vào sự chuyên cần hay các lời cầu nguyện của họ. Vì cớ Christ đã đem chúng ta lên các nơi trên trời khi Ngài đã thăng thiên. Vì cớ Ngài ở trong các nơi trên trời, tôi cũng ở trong các nơi trên trời. Tuy nhiên, tôi nên để cho quyền năng sự thăng thiên của Chúa được biểu lộ trong tôi.
Về mặt khác, Côlôse 3:1-3 chép, “vậy nếu anh em đã được đồng sống lại với Christ, hãy tìm các sự ở trên, là nơi Đấng Christ đang ngồi bên hữu Đức Chúa Trời. Hãy đặt tâm trí anh em trên các sự ở trên, không xu hướng về các sự dưới đất . Vì anh em đã chết, sự sống anh em đã giấu với Đấng Christ trong Đức Chúa Trời”. Điều nầy có tính chủ quan. Sự thăng thiên nghĩa là sự sống chúng ta đã được giấu kín với Christ trong Đức Chúa Trời. Vì cớ ta đã chết, phục sinh và thăng thiên, ta phải tìm kiếm các điều ở trên và hằng ngày đặt tâm trí mình trên các điều ở trên. Giả sử một tội nhân nghe rằng Chúa Jêsus đã chết vì anh ta và suy nghĩ rằng vì Chúa đã chết vì anh, anh có thể tiếp tục phạm tội. Tất cả chúng ta đều biết rằng điều nầy không đúng. Ta có địa vị sự thăng thiên. Tuy nhiên, nếu ta tiếp tục đặt tâm trí mình trên các điều đang ở trên trái đất, thậm chí địa vị thăng thiên của ta sẽ không đem lại điều gì tốt đẹp cho ta. Nếu ta tin vào sự thăng thiên của Christ, và đồng thời, liên tục đặt tâm trí mình trên cácsự ở trên hơn là các sự ở trên đất, ta sẽ không chỉ ở trên các nơi trên trời cách khách quan, nhưng ta cũng sẽ được ở trong các nơi trên trời cách chủ quan.
Anh em ơi, chỉ có các sự kiện khách quan mà không có kinh nghiệm chủ quan thì là quá lý thuyết; người đó sẽ không có hương vị của thiên đàng từ điều nầy. Điều tuyệt đối cần thiết là tin mọi sự Christ đã làm về mặt khách quan. Cũng tuyệt đối cần thiết vâng lời những gì Đức Linh muốn làm về mặt chủ quan. Mọi kinh nghiệm thuộc linh trước hết đến từ việc tin những gì Christ đã hoàn thành và kế đó vâng phục sự hướng dẫn của Đức Linh. Các sự hoàn thành của Christ khiến ta chiếm được địa vị; sự hướng dẫn của Đức Linh khiến ta chiếm được các kinh nghiệm. Các sự hoàn thành của Christ là các sự kiện cho ta tin. Sự hướng dẫn của Đức Linh là nguyên tắc cho ta vâng phục. Mọi kinh nghiệm thuộc linh bắt đầu từ mặt khách quan; không có ngoại lệ nào. Chiếc neo của ta phải được ném vào sự chết, sự phục sinh và sự thăng thiên của Christ.
Giăng 15:4-5 chép, “Hãy cứ ở trong Ta, Ta cũng ở trong các ngươi. Như nhánh, nếu không ở trong cây nho, thì không thể tự kết quả được; nếu các ngươi chẳng cứ ở trong Ta thì cũng vậy.Ta là cây nho các ngươi là nhánh. Ai cứ ở trong Ta, và Ta ở trong họ, thì nấy kết quả nhiều; vì ngoài Ta các ngươi không thể làm chi được”. Thứ tự trong câu nầy rất quan trọng. Việc “ở trong Ta” là thứ nhất. Đấng “Ta” trong câu nầy là Chúa. Trước hết, một người phải ở trong Christ. Đây là phương diện khách quan. Rồi sau đó “Ta ở trong các ngươi” theo sau. “Ta ở trong các ngươi” là Christ đang cư ngụ trong ta. Đây là phương diện chủ quan. Trước hết ta phải có phương diện khách quan, sau đó phương diện chủ quan sẽ được cộng thêm vào. Những gì theo sau là lời hứa rằng ta sẽ kết nhiều quả. Việc ở trong Chúa là mặt khách quan. Một khi ta có mặt khách quan, sau đó ta sẽ có mặt chủ quan là Chúa cư ngụ trong ta .Khi ta tin vào phương diện khách quan, mọi sự về phương diện khách quan sẽ vào ta. Kết quả của mặt khách quan cộng với mặt chủ quan là kết bông trái. Sẽ không có sự kết trái nào nếu ta chỉ có mặt khách quan; cũng một thể ấy, ta sẽ không có kết quả nào nếu ta chỉ có mặt chủ quan. Bất cứ khi nào mặt khách quan và mặt chủ quan liên kết với nhau, sẽ có sự kết bông trái.
Khi Hội thánh đã bắt đầu tại Giêrusalem, có cả đàn ông và đàn bà cầu nguyện trên phòng cao. Trong tiêu biểu[ hình bóng] học, đàn ông đại diện cho lẽ thật khách quan, còn đàn bà đại diện lẽ thật chủ quan. Hiện diện của đàn ông tiêu biểu cho sự hiện diện của lẽ thật khách quan hay giáo lý, còn sự hiện diện của đàn bà tiêu biểu sự hiện diện của lẽ thật chủ quan hay kinh nghiệm. Kết quả của điều nầy là 3000 và sau đó là 5000 hồn được cứu. Đây là đường lối hội thánh bắt đầu. Trong tương lai, vào lúc Christ tái lâm, sẽ có Chiên Con của Đức Chúa Trời, về phương diện khách quan. Cũng sẽ có Cô Dâu của Chiên Con, “mặc áo bằng vải gai mịn, sáng láng,và tinh sạch; vì vải gai mịn là các nghĩa hạnh của các thánh đồ” [Khải 19:8]. Đây là phương diện chủ quan.
Hoặc Chúa có hài lòng với nếp sống của các cơ đốc nhân hay không tuỳ thuộc trên việc họ có quân bình về hai phuơng diện nầy hay không. Trong Hội thánh ngày nay, một số người chỉ giảng lẽ thật chủ quan.Một thí dụ cho điều nầy là có một tập thể tạm gọi là thánh khiết; họ chỉ có phương diện đàn bà. Tuy nhiên, các người khác chỉ dạy về lẽ thật khách quan. Thí dụ về điều nầy là Các Anh Em; họ chỉ có phương diện đàn ông. Cả hai sự cực đoan nầy đều chịu đựng sự thiệt hại. Bởi chỉ chú ý vào phương diện chủ quan, một người không chỉ không chiếm được kinh nghiệm nào, nhưng anh ta cũng mất mát mỗi ngày. Về mặt kia, những ai chỉ chú tâm mặt khách quan và sống cuộc đời vô tư lự hằng ngày, nghĩ rằng họ đã đồng chết, sống lại và thăng thiên với christ , và , vì vậy, không cần chăm lo điều gì khác, họ cũng không có kinh nghiệm gì cả. Đường lối của Đức Chúa Trời không phải là chỉ chú ý phuơng diện khách quan hay chỉ chú tâm đến phương diện chủ quan mà thôi. Nguyên tắc dành cho chúng ta trong kinh thánh là trước hết có phương diện khách quan và sau đó có phương diện chủ quan. Trước hết ta nên có các sự kiện của Christ và sau đó theo sau sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh. Kết quả sẽ là kết nhiều bông trái. Nguyện Đức Chúa Trời dạy dỗ ta vâng phục Ngài càng thêm và hầu việc Ngài càng hơn theo đúng đường lối của Ngài.
WN.1932.