Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

HIỂU BIẾT BẢN NGÃ


Kinh văn: Phục 8: 2 
Nếu chúng ta muốn hiểu lý do cho câu kinh thánh này, ta phải trở lại nhìn xem lời hứa ban cho con cái Y-sơ-ra-ên tại chân núi Si-nai. Khi Đức Chúa Trời hiện ra trên núi Si-nai, Ngài phán, “Nếu các ngươi vâng lời ta và giữ giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta (báu vật đặc biệt cho ta) (Xuất 19: 5). Ngay sau khi nghe lời này, không phản đối, con dân Y-sơ-ra-ên “đồng thinh đáp rằng: chúng tôi xin làm mọi việc Đức Chúa Trời đã phán dặn” (câu 8). Điều này thăng tiến là dường nào! Con
dân Y-sơ-ra-ên tưởng rằng vì cớ Đức Chúa Trời đã cứu họ, dẫn dắt họ, cung cấp cho họ, và che chở cho họ đến mức độ như vậy, họ sẽ có thể tuyệt đối vâng theo bất cứ điều gì Ngài yêu cầu họ và bất cứ mệnh lệnh nào Ngài phán cùng họ. Nên Đức Chúa Trời hỏi hoặc họ muốn vâng theo lời Ngài, họ đều “đồng thinh trả lời” và nói rằng học đã rất sẵn sàng.
Giá trị của sự thử nghiệm
Nhưng những gì miệng anh em nói và hứa không tất yếu là những gì tay anh em làm hay con đường chơn anh em bước đi. Đức Chúa Trời phải thử nghiệm anh em trong các sự việc thực tiễn để xem hoặc anh em có thực sự khao khát Ngài và ý muốn Ngài, dẫu trong lòng mình anh em nghĩ và cũng cảm thấy rằng anh em hoàn toàn vâng phục lời Đức Chúa Trời, song le xác thịt anh em đồi bại, và những gì anh em nghĩ và cảm thấy thì khó tin cậy nỗi. Đức Chúa Trời phải thử nghiệm anh em để thấy hoặc anh em sẽ thực sự vâng theo các mệnh lệnh Ngài hay không. Môi-se bảo chúng ta rằng Đức Chúa Trời muốn trắc nghiệm con dân Y-sơ-ra-ên, tức là, thử nghiệm những gì ở trong lòng họ, hoặc họ muốn vâng giữ mệnh lệnh Ngài như họ đã hứa trên núi Si-nai hay không. Vì lý do này Đức Chúa Trời đã hạ họ xuống, và trắc nghiệm họ trong đồng vắng trãi 40 năm. Sự hạ xuống và thử nghiệm như vậy không phải để làm suy giảm (nhân) linh họ, nhưng chỉ vạch trần tình trạng thật của họ.
Có bao giờ anh em suy nghĩ rằng kinh nghiệm của dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng cũng là những gì con cái Đức Chúa Trời phải trãi qua chăng? Nếu đã không có sự hạ xuống và thử nghiệm trong đồng vắng cũng như lỗi lầm và nổi loạn đã xảy ra, ai có thể biết rằng con dân Y-sơ-ra-ên cực kỳ đồi bại chứ? Nếu chúng ta chỉ thấy các lời hứa nồng nhiệt của họ đưa ra tại núi Si-nai, chúng ta há chẳng có thể nghĩ rằng họ là dân rất vâng phục và luôn luôn giữ luật pháp sao? Tuy nhiên, những ai hứa nguyện thề thốt tại núi Si-nai là những người thờ lạy bò con bằng vàng, than phiền và tham dục trong đồng vắng, và đã không sẵn sàng bước vào Ca-na-an. Tiếp sau rất nhiều lỗi lầm, con dân Y-sơ-ra-ên nhận thức được rằng họ đồi bại là dường nào và không có gì là đáng khoe khoang trong xác thịt họ. Nhưng những gì họ đã khoác lác, tức là, những điều mà họ nghĩ họ tốt hơn các nước khác, đều là giả tạo tất cả. Thật vậy, họ không tốt hơn bất cứ nước nào trong thế giới một tí nào. Khi đó, họ sẽ biết Đức Chúa Trời đã chọn họ, không vì cớ họ tốt hơn các nước khác, nhưng vì cớ ân điển tự do của Ngài. “Ta sẽ làm ơn kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót. Vậy điều đó chẳng phải bởi kẻ mong muốn, cũng chẳng phải bởi kẻ bôn ba, bèn là bởi Đức Chúa Trời thương xót” (La 9: 15-16). Đường lối Đức Chúa Trời đã dẫn dắt con dân Y-sơ-ra-ên trong quá khứ cũng là đường lối Ngài đang dẫn đắt con cái Ngài hôm nay. Bài học Ngài mong muốn dạy con cái Ngài hôm nay cũng là bài học Ngài đã dạy con cái Y-sơ-ra-ên, tức là, hiểu biết bản ngã. Đức Chúa Trời muốn dân Ngài biết rằng bản ngã họ đồi bại, vô vọng, không thể chữa trị, nhơ nhớp và bạc nhược. Điều này đến nỗi họ sẽ chỉ tin cậy nơi Đức Chúa Trời trong sự bất lực, tìm kiếm ý muốn Ngài, và dựa vào quyền năng Ngài để làm thành mục đích Ngài. Nhưng bao nhiêu tín đồ thực sự cảm thấy được đường lối này? Bao nhiêu người thực sự biết bản ngã thì tuyệt đối vô dụng và thực sự đầy dẫy sự đồi bại và nhơ nhớp? Há không có nhiều tín đồ nghĩ rằng bản ngã có đôi điều gì đó, có thể làm được điều gì đó, hay biết được đôi điều gì đó sao? Há mỗi tín đồ không nghĩ rằng anh ta hoàn toàn đáng tin cậy và rằng anh ta mạnh hơn anh em khác sao? Ai thực sự biết chính mình cách thấu đáo đây?
Lý do Đức Chúa Trời cho phép chúng ta thất bại
Đức Chúa Trời không cần biết các lỗi lầm và thất bại của chúng ta. Hoặc chúng ta đứng vững và đắc thắng hay ngã xuống và vấp ngã, Đức Chúa Trời biết rằng xác thịt thì hư hoại luôn luôn. Đức Chúa Trời biết hình thực thiên nhiên của chúng ta. Đức Chúa Trời không hi vọng rằng ta sẽ làm trọn sự công nghĩa của Ngài bằng xác thịt mình. Ngài biết rằng chúng ta không có gì cả trừ ra tội lỗi. Khi ta làm điều tốt, Ngài biết chúng ta bại hoại; khi ta làm ác, Ngài cũng biết ta bại hoại. Ngài không cần chờ đợi đến khi ta thất bại và lỗi lầm để biết rằng ta không thể chữa trị được. Nhưng chúng ta cần có các lỗi lầm và sa ngã, vì cớ, nếu không như vậy, ta không thể biết bản ngã. Khi mọi sự tiến triển êm ái, khi các ngọn gió đáng yêu chuộng trong hành trình đi thuyền, ta đắc thắng đầy hạnh phúc, ta nghĩ mình hoàn toàn tốt đẹp và có những gì đó người khác không có. Dẫu ta không dám khoe khoang cách tỏ tường, khi ta có sự tiến bộ mong manh trong sự sống thuộc linh hay sự thành công mong manh trong công việc thuộc linh, thật khó cho chúng ta không nghĩ về mình và coi rằng ta thật sự thánh khiết, có khả năng và siêu việt hơn anh em khác nhiều. Vào những lúc như vậy, ta khó tránh khỏi việc mất sự tin cậy nơi Đức Chúa Trời và trở nên bất cần. Vì vậy, Đức Chúa Trời cho phép chúng ta sa ngã từ vinh quang trên cao rớt xuống bụi đất. Ngài cho phép ta phạm tội, sa ngã và thối lui, để chúng ta có thể biết rằng bản ngã đồi bại không chịu nỗi, không thể chữa trị, và chính chúng ta y như tội nhân tồi tệ và cực ác trong thế giới. Kết quả, ta không dám thừa nhận điều gì trong ta, hãnh diện chính mình hay khoe khoang trong mình; đúng ra trong mọi sự ta tin cậy Đức Chúa Trời chung với sự sợ hãi và run rẫy. Anh em mến, ta cần các lỗi lầm và thất bại để hạ chúng ta xuống, khiến chúng ta biết bản ngã và biết xác thịt.
Đức Chúa Trời muốn các tín đồ được giải cứu khỏi bản ngã
Trước khi chúng ta được tái sinh và được cứu, Đức Thánh Linh khiến ta chịu thuyết phục đến nỗi ta có thể biết rằng mình là tội nhân, mọi điều tốt và công nghĩa của chúng ta trong quá khứ chỉ như là giẻ rách, không đủ sức che đậy sự lõa lồ cua chúng ta và cứu chúng ta. Ta cũng biết rằng thậm chí nếu ta nỗ lực tối đa để làm lành cả cuộc đời còn lại của mình, sự công nghĩa của ta vẫn không đủ khả năng làm thỏa mãn sự đòi hỏi của luật pháp. Kết quả, ta biết mình không thể thiết lập sự công nghĩa của mình bên ngoài Christ (La 10: 3). Ta biết ta phải đến cùng Đức Chúa Trời trong tình trạng bất lực, tiếp nhận sự công nghĩa của Chúa Jesus và được cứu qua Ngài. Đó là kinh nghiệm quá khứ của chúng ta. Nhưng ta mau quên biết dường nào! Khi được cứu và tái sinh, ta đã biết điều đó không dựa vào việc ta làm lành hay sự công nghĩa của ta, nhưng hoàn toàn do phẩm chất của Christ. Vào lúc đó, Đức Thánh Linh khải thị tình trạng hư mất của chúng ta cho chúng ta thấy. Ngài bày tỏ cho chúng ta rằng không chỉ sự công nghĩa của chúng ta không đáng tin cậy, nhưng chính chúng ta đã đầy dẫy các sự nhơ nhớp và cực kỳ đồi bại. Sau khi chúng ta đã được cứu, dầu chúng ta đã đầy dẫy sự vui mừng, ta vẫn rất hạ mình vì cớ ta tiếp nhận ân điển về sự được tha thứ. Tuy nhiên, sau đó ít lâu, ta quên nguyên tắc sơ khởi mà bởi đó ta được cứu. Vì cớ sự sống mới này đã có các niềm ao ước mới mẻ, ta đã bắt đầu làm trọn sự công nghĩa bởi chính mình, đáp ứng sự đòi hỏi bên ngoài. Khi ta đã được cứu, Đức Chúa Trời bảo ta rằng, “sự nhân từ và công nghĩa của con là vô ích”. Tuy nhiên, ta không nhận thức rằng Ngài cũng sẽ bảo cùng ta, “sự nhân từ và công nghĩa của con vô ích đến đời đời”. Ta đã không nhận thức rằng, y như Đức Chúa Trời đã nói ta không làm vui lòng Ngài khi ta đã được cứu (bất cứ bên ngoài trông có vẻ gì đi nữa), Ngài cũng sẽ nói như vậy với ta sau khi ta đã được cứu. Cách mà ta nắm lấy để có được sự cứu rỗi cũng là cách ta sẽ nắm lấy để nuôi dưỡng sự sống này sau khi được cứu. Nguyên tắc vào lúc được cứu sẽ tiếp tục đến đời đời. Bản ngã thì luôn luôn vô dụng; nó luôn luôn bị Đức Chúa Trời xét đoán và nên đặt vào chỗ chết. Nhưng điều đáng tiếc là sự nhân từ và công nghĩa mà ta ném bỏ vào lúc được cứu rỗi lại được hoan nghênh trở lại sau đó ít lâu. Bản ngã, mà ta đã tuyên bố là vô dụng khi ta tin Chúa, dần dần trở nên năng động trở lại. Nguyên thủy, Đức Chúa Trời định ý rằng sau khi ta được cứu ta nên biết sự đồi bại của bản ngã cách sâu xa hơn nữa. Kết quả, từ bỏ sự nhân từ và công nghĩa của bản ngã cách sâu xa hơn nữa. Thái độ ta đã có với bản ngã khi lần đầu ta tin Chúa chỉ là khởi đầu công việc tốt lành của Đức Chúa Trời. Mục tiêu của Đức Chúa Trời là hành động càng sâu nhiệm hơn nữa theo cách như vậy hầu người tín đồ được hoàn toàn thoát khỏi sự cai trị của bản ngã. Tuy nhiên, người tín đồ tiêu hủy công việc của Đức Chúa Trời.
Cách Đức Chúa Trời dẫn dắt các tín đồ biết bản ngã của họ
Công việc đầu tiên của Đức Thánh Linh trong tín đồ là là cho anh ta biết bản ngã sau khi anh ta được cứu. Đây là điều Ngài muốn, theo ý muốn của Đức Chúa Trời, từ bỏ tất cả những gì từ bản ngã và hoàn toàn tùy thuộc Đức Chúa Trời. Nhưng điều này khó biết dường nào! Biết bản ngã thực là không thuận lợi dường bao! Từ bỏ bản ngã không chịu nỗi là dường nào! Tín đồ thường không biết bản ngã và không muốn biết bản ngã. Vì cớ anh không biết bản ngã, anh nghĩ bản ngã đáng tin cậy; vì cớ anh không muốn biết bản ngã, Đức Thánh Linh không có cách nào khải thị cho anh về tính chất chân thật của anh dưới ánh sáng Đức Chúa Trời. Dưới các tính cách như vậy, Đức Chúa Trời không có cách nào hơn là dùng phương pháp đau đớn hơn nữa để làm cho tín đồ biết bản ngã. Phương cách này có chủ tâm cho phép anh ta sa ngã.
Y như các lỗi lầm trong đồng vắng khiến cho con dân Y-sơ-ra-ên nhận thức các động cơ bản ngã của họ, các lỗi lầm tương tự những lỗi lầm trong đồng vắng cũng làm cho các tín đồ biết được tình trạng vô vọng của bản ngã. Vì cớ các tín đồ tự tin và nghĩ rằng chính họ thạo việc, có khả năng, có năng lực và có lẽ có tài năng trong nhiều đường lối, họ hoàn toàn mất tấm lòng tin cậy Đức Chúa Trời. Vì vậy, Đức Chúa Trời cho phép họ sa bại trong mọi việc làm của họ và không có bông trái còn lại. Điều này khiến họ nhận thức rằng chính họ không đáng tin cậy. Nhiều tín đồ tưởng tượng rằng theo thiên nhiên họ kiên nhẫn, nhân từ, cao thượng và thánh khiết. Vì lý do này, Đức Chúa Trời khiến cho các điều khác nhau xảy đến trên tín đồ để đưa họ đến điểm họ không còn kiên nhẫn, nhân từ, cao thượng và thánh khiết nữa, làm họ biết rằng không một điều nào xuất phát từ bản ngã cố hữu là đáng tin cậy. Các tín đồ có thể nghĩ rằng họ yêu Đức Chúa Trời. Họ có thể muốn khoe khoang về tính chất hoàn toàn trong sự dâng mình của họ hay về sự chuyên cần trong công tác của họ. Nhưng Đức Chúa Trời cho phép thế giới và dân cư trong đó thu hút họ và khiến họ hoặc kín đáo đồi bại hay bất trung cách công khai. Kết quả, các tín đồ nhận thức rằng tình yêu họ vì Đức Chúa Trời rất hay dao động, Các tín đồ khác có thể cảm thấy rằng họ hoàn toàn vì Đức Chúa Trời, không có gì để dành cho họ. Đức Chúa Trời sẽ khiến những người này kinh nghiệm sự ngợi khen và hoan nghênh của loài người đến nỗi họ sẽ thấy thế nào họ đã ăn cắp vinh quang của Đức Chúa Trời và thèm muốn sự tôn cao của loài người. Đôi lúc, khi các tín đồ đã tiến bộ cách yếu ớt trong lối đi thuộc linh của mình, họ cảm thấy rằng họ đang đắc thắng và được thánh hóa. Nhưng đang khi họ được thỏa mãn, Đức Chúa Trời cho phép họ lỗi lầm và phạm tội y như anh em khác, và thậm chí còn tồi tệ hơn anh em khác. Do đó, làm cho họ nhận thấy rằng họ không tốt đẹp gì hơn bất cứ người nào khác.
Anh em ơi, nếu anh em không hiểu lầm tôi, tôi thích nói cùng anh em một lời: Đức Chúa Trời thích con cái Ngài phạm tội hơn là Ngài thích họ làm điều lành. Các tín đồ càng phạm tội, Đức Chúa Trời càng hài lòng. Xin đừng hiểu lầm những gì tôi ngụ ý, nhưng hãy thận trọng đừng hiểu lầm các lời tôi. Tôi không đang thuyết phục anh em phạm tội, Đức Chúa Trời cũng không muốn anh em phạm tội. Tuy nhiên, sự tự tin, tự khoe khoang, tự thỏa mãn của các tín đồ, và mọi tư tưởng vị kỷ, cảm xúc và hành động của họ khiến Đức Chúa Trời thích họ phạm tội hơn là làm điều tốt lành. Nếu họ không phạm tội, họ sẽ không biết chính mình và trốn thoát khỏi sự sống bản ngã đáng thương, lố bịch và đáng gớm ghiếc của họ.
Ta phải biết nơi nào Đức Chúa Trời muốn ta đến. Ta phải biết rằng ta đã được cứu ra khỏi điều gì và được cứu để bước vào điều gì. Thật ta sẽ lên trời và không vào địa ngục. Nhưng mục đích Đức Chúa Trời có dừng lại tại chỗ đó không? Không, Ngài muốn cứu chúng ta cách hoàn toàn khỏi bản ngã và bước vào sự sống của Ngài. Ngài muốn chúng ta sống cách tuyệt đối tách khỏi sự sống của hồn. Theo quan điểm của Đức Chúa Trời, không có gì nhơ nhớp hơn bản ngã. Bản ngã là nguồn gốc của mọi tội lỗi và là kẻ thù lớn nhất của Đức Chúa Trời, vì cớ bản ngã tuyên bố độc lập với Đức Chúa Trời trong mọi sự. Đức Chúa Trời coi mọi sự của bản ngã là hoàn toàn bẩn thỉu, không thể chấp nhận và vô dụng. Bản ngã là gì? Đó là mọi điều gì con người có, mọi điều anh ta có thể làm, mọi điều anh ta đã làm mà không tìm kiếm Đức Chúa Trời, chờ đợi Đức Chúa Trời, và tùy thuộc vào Đức Chúa Trời. Đây là bản ngã và mọi điều kết quả từ bản ngã.
Dầu Đức Chúa Trời ghét bản ngã rất nhiều, quan điểm của các tín đồ về bản ngã thì khác biệt với quan điểm của Đức Chúa Trời. Họ nương cậy bản ngã, khâm phục bản ngã, hãnh diện về bản ngã. Họ không biết tính chất chân thật của bản ngã. Họ không biết rằng chính họ là bẩn thỉu, đồi bại và yếu đuối như thế nào trước mặt Đức Chúa Trời. Họ không có được cái nhìn của Đức Chúa Trời. Họ vẫn không có sự hiểu biết về mình (tự nhận biết) tức là, họ không biết bản ngã. Dưới các tính cách như vậy, nếu họ càng có thêm các sự tiến bộ, thành công hay liên tục đắc thắng, sự sống bản ngã của họ sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nữa, thậm chí sẽ càng khó khăn hơn để họ từ bỏ bản ngã. Vào điểm này, công việc họ tiến hành càng tốt và công nghĩa hơn nữa, họ sẽ càng lúc càng xa lạ hơn với Đức Chúa Trời. Họ càng có sức mạnh, họ sẽ càng có các bức màn giữa họ và Đức Thánh Linh. Họ càng thành công, bản ngã sẽ chiếm được vinh quang, sứ sống đáng gớm ghiếc của bản ngã sẽ được kéo dài thêm. Đây là tại sao tôi nói rằng Đức Chúa Trời thà muốn các tín đồ vi phạm các tội lỗi hơn là làm điều lành. Họ càng vi phạm các tội lỗi, họ sẽ càng nhận thức được sự không đáng tin cậy của bản ngã. Họ càng trở nên yếu đuối hơn, họ sẽ càng nhận thức được sự hư không của mình. Họ càng có các sự sa ngã, họ sẽ càng biết tình trạng không thể chữa trị của bản ngã. Đức Chúa Trời không buồn phiền khi các tín đồ phạm tội lỗi vì cớ việc phạm tội khiến họ biết bản ngã và tùy thuộc vào Đức Chúa Trời.
Đức Chúa Trời dẫn dắt loài người đến kết cuộc của họ
Anh em ơi, hiện giờ Đức Chúa Trời không có mục tiêu nào khác hơn là đưa anh em đến sự kết thúc hoàn toàn. Đức Chúa Trời muốn anh em bị chán nản về bản ngã của anh em, mất hi vọng nơi bản ngã mình, và thú nhận rằng anh em không thể được chữa trị và tồi tệ hơn bất cứ ai khác. Đức Chúa Trời muốn anh em biết bản ngã. Biết bao nhiêu lần trong quá khứ anh em đã khao khát chiến thắng, song le luôn luôn thất bại vào lúc cuối cùng! Không có lý do nào khác hơn là: Đức Chúa Trời muốn đưa anh em đến chỗ biết chính mình. Anh em than khóc, tranh đấu, nỗ lực, tìm kiếm, cầu nguyện, làm việc và chuyên cần lao tác, dùng hàng trăm hàng ngàn phương tiện khác nhau hi vọng rằng anh em chiến thắng tội lỗi và được thánh hóa hoàn toàn. Nhưng anh em thất bại cách không thay đổi. Dầu đôi lúc anh em có thể có vài mực lượng thành công, nó không tồn tại. Dầu anh em đã làm bất cứ điều gì có thể làm để duy trì sự thành công của mình, sự thành công của anh em vẫn cất cánh bay đi như con chim. Anh em tưởng sự tranh đấu của mình để đạt thành công là không thành công vì cớ anh em tồi tệ hơn mọi người khác. Anh em ơi, các kinh nghiệm này chỉ vì một lý do: Đức Chúa Trời muốn giúp anh em biết bản ngã của mình. Anh em không thất bại vì anh em quá xấu xa, nhưng vì anh em không xấu xa đầy đủ. Anh em ơi, anh em nên biết rằng, than khóc là bản ngã anh em, đấu tranh và nỗ lực chịu khó là bản ngã anh em, theo đuổi sự cầu nguyện là bản ngã anh em, làm việc và lao tác chuyên cần cũng là bản ngã anh em. Đó là tất cả bản ngã anh em đang hoạt động, và tất cả điều gì bản ngã của anh em. Có bao nhiêu phần trong đó tùy thuộc hoàn toàn nơi Đức Chúa Trời? Bao nhiêu phần thật sự biết rằng chúng không thể chữa trị được và kết quả là tùy thuộc vào Đức Chúa Trời? Bởi đấu tranh và tìm kiếm theo cách như vậy, anh em đang thực sự theo đuổi điều gì? Há không phải là đôi điều vì bản ngã sao? Vâng, anh em đang tìm kiếm sứ đắc thắng trên tội lỗi và điều xấu xa, anh em đang tìm sự thánh hóa, nhưng chúng vì điều gì? Há không phải để cho bản ngã được hạnh phúc hơn, vinh hiển ơn và khoe khoang hơn nữa hay sao? Nếu anh em đã không đạt đến điểm nơi đó anh em hoàn toàn ý thức về sự bất lực và sự lừa dối của bản ngã, Đức Chúa Trời sẽ vẫn còn cho phép anh em vấp ngã và thất bại. Điều này làm cho anh em nhận thức rằng anh em bất lực và anh em không đáng thừa hưởng sự tôn trọng hay vinh quang nào.
Anh em ơi, Đức Chúa Trời  muốn chúng ta liên hiệp với Ngài, nương cậy Ngài, thi hành ý chỉ Ngài, dâng vinh quang cho Ngài trong mọi sự. nếu anh em không biết tính chất chân thật của bản ngã và nghĩ rằng bản ngã tốt và có khả năng, thiên nhiên, anh em sẽ không có khả năng nương cậy Đức Chúa Trời hay dâng vinh quang cho Ngài. Tự nhiên anh em sẽ tự tin và tự tôn vinh mình. Thậm chí cho đến ngày nay, anh em vẫn không biết bản ngã bạc nhược là dường nào. Đó là tại sao Đức Chúa Trời cho phép anh em lại cứ thất bại  hoài. Mọi lỗi lầm là sự chỉ dẫn của Ngài rằng anh em yếu đuối. Nhưng anh em không muốn tin điều đó. Anh em không chán nãn bản ngã mình nhưng vẫn đầy sự trông mong. Anh em nghĩ rằng lỗi lầm vừa rồi là vì cớ anh em nỗ lực quá ít và rằng nếu anh em nỗ lực nhiều năng lực hơn, anh em sẽ thành công.Nhưng anh em đã thất bại rất nhiều rồi! Đã có nhiều lần trồi và sụt với anh em! Nhưng anh em vẫn không biết  mình yếu đuối là dường nào. Anh em vẫn không thể tiếp nhận bài học Đức Chúa Trời muốn dạy dỗ. Đúng ra anh em vẫn đang lập kế hoạch đưa ra nỗ lực cuối cùng để chiếm lấy sự đắc thắng tối hậu. Sau khi kinh nghiệm quá nhiều sự thất bại, anh em vẫn không biết làm sao để được chán nản cách hoàn toàn và bất lực. Anh em vẫn không biết làm sao từ bỏ các nỗ lực của bản ngã mình và gieo chính mình cách hoàn toàn vào tay của Chúa. Có thể anh em vẫn không biết làm sao tin cậy Ngài bằng cách ngừng sắp xếp và quản lý ít lâu, đồng thời, không có hiểu biết nào về điều phải làm. Vì anh em không học được bài học của mình, nhiều sự thất bại lớn đã  phải đến trên anh em trước khi anh em  biết được bản ngã. Anh em oi, mãi đến khi anh em ngừng sự hoạt động của mình, anh em sẽ không trông mong Đức Chúa Trời giải cứu mình.
Chúng ta biết  những ai giải cứu dân đang chìm dưới nước thì không cứu họ ngay sau khi dân đó rơi xuống nước. Điều nầy vì cớ vào lúc đó sức mạnh của người đó vẫn còn rất mạnh, có lẽ lớn hơn lúc bình thường. Nếu người giải cứu đến gần người chết đuối cách quá nhanh chóng,  người ấy sẽ chộp lấy anh, làm anh vướng bận, và ngăn trở tay và chân người giải cứu chuyển động khi bơi. Kết quả, cả hai sẽ chìm xuống. Chỉ sau khi người chết đuối đã tranh đấu một lúc, cạn kiệt phương tiện tự cứu lấy mình, và chỉ sau khi sức lực anh tiêu mất, kể rằng anh phải chết, người giải cứu sẽ dám đến gần anh và đem anh vào bờ bằng cách dùng tay đỡ anh lên. Đức Chúa Trời cho phép con cái Ngài chiến đấu bây giờ để họ có thể thấy sự chiến đấu của họ là vô dụng. Ngài cho phép họ đến gần địa vị nguy hiểm hằng ngày. Bây giờ Ngài đang chờ đợi họ bị kiệt lực và tưởng rằng mình sắp chết. Ngài đang chờ đợi họ đầu hàng Ngài và kể rằng trừ khi Đức Chúa Trời cứu rỗi, họ không thể  duy trì chính mình thậm chí một giây-trừ khi Đức Chúa Trời cứu, họ sẽ chết. Chỉ khi đó Ngài sẽ giơ bàn tay Ngài ra để giải cứu. Bất cứ khi nào các tín đồ từ bỏ việc tin cậy mình, Đức Chúa Trời sẽ cứu họ cách đầy trọn. Mục tiêu duy nhất của Đức Chúa Trời là làm cho các tín đồ nhận thức rằng bản ngã thì hoàn toàn vô dụng đối với sự sống và công tác của Đức Chúa Trời. Ngoại trừ nương cậy Đức Chúa Trời, họ không có công tác hay nếp sống nào khác.

Đức Chúa Trời muốn các tín đồ nhận thấy sự lừa dối của bản ngã

Đức Chúa Trời muốn tín đồ nhận thấy sự lừa dối của bản ngã. Nhiều lúc miệng thì nói  nương cậy Đức Chúa Trời, nhưng thực sự tùy thuộc vào bản ngã. Nhiều lúc có vài sự nương nhờ Đức Chúa Trời, nhưng dựa nương bản ngã nhiều hơn. Khi người tín đồ ở vào tình trạng nầy, Đức Chúa Trời không có chọn lựa nào khác hơn trừ ra cho phép anh lỗi lầm thêm nữa. Điều nầy bày tỏ cho anh  thế nào anh vẫn còn kín đáo nương cậy bản ngã mình là dường nào. Mỗi lỗi lầm làm cho người tín đồ nhận thấy rằng anh đã sa bại đến tình trạng đó chỉ vì cớ anh  đã dành chỗ cho bản ngã mình.
Chúng ta gian dối là dường nào! Tấm lòng chúng ta mãnh liệt vì bản ngã biết dường nào! Há không đúng rằng trong mọi sự ta làm và trong mọi động cơ của chúng ta, có sự pha trộn của bản ngã hay sao? Có lẽ chúng ta đã dâng chính mình cho Đức Chúa Trời, và ta nghĩ rằng ta trung tín hơn kẻ khác. Song le ta không nhận thấy lòng và trí chúng ta hoang dại và buông tuồng là dường nào đối với thế giới và dân cư của thế giới. Đức Chúa Trời phải đem chúng ta đến chỗ lỗi lầm, vạch trần các động cơ kín giấu và bí mật  của ta qua lối cư xử của ta, trước khi ta nhận thấy mình gian dối là dường nào. Miệng ta có thể nói ta đang sống đầy trọn vì Đức Chúa Trời, và bên ngòai ta có thể hành động như ta đang hầu việc Ngài trọn tấm lòng. Thực ra, mọi điều nầy đều vì sự khoe khoang, sự tuyên dương của ta, để tiếp nhận lời ngợi khen của người khác. Đức Chúa Trời muốn chúng ta biết bản ngã; Ngài muốn ta nhận thấy rằng các điều nầy là  động cơ. Vì vậy Ngài cho phép ta thất bại đến nỗi trong lỗi lầm của mình ta có thể xét đoán chính mình và học tập nhận thấy  rằng thậm chí khi ta đã thất bại, ta vẫn còn vì bản ngã và ăn cắp vinh quang của Đức Chúa Trời.
Nhiều tín đồ vẫn đang sống  theo bản ngã gian dối! Nhiều tín đồ vẫn đang tiếp lấy bản ngã như nguyên tắc của cả nếp sống của họ! Hầu hết mọi sự đều vì bản ngã và từ bản ngã. Một hạng loại tín đồ-các tín đồ gian dối-nguy hiểm hơn tất cả mọi loại tín đồ. Hầu như họ không bao giờ thoát khỏi bản ngã của họ. Nếu họ học thêm một điều hay biết thêm được một sự việc, tất cả để tán dương bản ngã. Điều nầy là thật không chỉ trong các sự việc thuộc linh, nhưng cũng trong các sự việc thế tục nữa. Nếu họ học được đôi điều hay hiểu được đôi điều, họ sẽ lấy điều nầy như cái cớ để họ khoe khoang về bản ngã của họ. Ô, xác thịt lừa dối biết dường nào! Ai có thể biết điều đó cách đầy đủ? Đức Chúa Trời phải đập vỡ và phá hủy các tín đồ như vậy và lột bỏ họ khỏi mọi hoàn cảnh êm ái đến nỗi họ sẽ bị tước đoạt khỏi mọi phương tiện làm họ bành trướng. Đức Chúa Trời phải xử lý họ trong tình cảnh khắc nghiệt nhất; nếu không, họ sẽ vẫn cứ tôn cao và khoe khoang về  chính họ.
                                   Bài học trong đồng vắng
Đức Chúa Trời đã dùng 40 năm để hướng dẫn dân Y-sơ-ra-ên cách cá nhân qua sự lưu lạc trong đồng vắng. Ngài cho phép họ vấp ngã và phạm tội vì mục đích độc nhất là dạy dỗ họ về bản ngã của họ. Ngày nay Đức Chúa Trời đang hoạt động trên anh em. Trong quá khứ, Ngài đã cho phép anh em thất bại lần nầy đến lần kia, để anh em se biết tính chất chân thật của bản ngã. Nhưng thậm chí ngày nay, anh em vẫn không học được bài học cách tốt đẹp. Đức Chúa Trời muốn anh em nhận thấy rằng anh em bất lực, hoàn toàn hư hoại, không thể mang một gánh nặng nào, và tấm lòng anh em hướng về Ngài thì không trọn vẹn hay trong trắng. Anh em đã không yêu Ngài nhiều như anh em nghĩ. Anh em không to lớn hay lạ lùng gì cả. Anh em không phải là người quan trọng; anh em hoàn toàn vô nghĩa. Các lỗi lầm quá khứ của anh em nên thuyết phục anh em về tình trạng hoàn toàn hư không của mình. Song le ngày nay, anh em vẫn còn khâm phục bản ngã mình.  Đây là tại sao Đức Chúa Trời phải để anh em trong đồng vắng, đến nỗi anh em sẽ kinh nghiệm các lỗi lầm nhiều hơn nữa của đồng vắng và nhận thức sự đồi bại, sự hư không và sự yếu đuối của bản ngã anh em trước mắt Đức Chúa Trời. Nếu ngày nay anh em không học được bài học của mình, anh em sẽ tiếp tục sa bại.
                              Mục đích của luật pháp
Mấy ngàn năm trước, Đức Chúa Trời đã ban luật pháp cho con người. Mục đích Đức Chúa Trời khi làm điều nầy là gì? Luật pháp đã không được ban cho để con người gìn giữ. Luật pháp đã được ban cho để con người vi phạm. Luật pháp đã được thiết lập để con người phạm luật.  Đừng kinh ngạc về điều nầy. Đây là mục tiêu của Đức Chúa Trời. Đây là những gì kinh thánh bày tỏ cho chúng ta. Đức Chúa Trời biết chúng ta  đồi bại và không thể dung thứ là dường nào. Dầu vậy , mục đích Đức Chúa Trời dành cho ta  là được cứu rỗi qua ân điển Ngài cách miễn phí. Ngài biết rằng ta đồi bại đến cực điểm và không có gì để chúng ta dâng lên Ngài. Tuy nhiên, dầu Đức Chúa Trời biết chúng ta, ta không biết chính mình. Đây là tại sao Đức Chúa Trời phải dùng các đường lối nầy dạy dỗ ta, đến nỗi ta sẽ biết những gì Ngài biết-nhận biết sự đồi bại của ta và tiếp nhận ân điển của Ngài. Đường lối Đức Chúa Trời là dùng luật pháp; Ngài muốn chúng ta nỗ lực giữ luật pháp. Nếu ta tốt, ta sẽ cố gắng giữ luật pháp, còn nếu ta hư hoại, ta sẽ vi phạm luật pháp. Nói cách khác, nếu ta vi phạm luật pháp, có nghĩa là ta hư hoại.  Sự kiện ta không thể gìn giữ luật pháp bày tỏ rằng xác thịt ta yếu đuối [La 8:3]. Chỉ khi nào loài người thấy rằng họ quá yếu đuối và không thể làm trọn sự đòi hỏi của luật pháp họ sẽ bỏ mất hi vọng nơi chính mình cách hoàn toàn. Chỉ khi đó họ sẽ ngừng cứu lấy mình bằng các công việc và tìm kiếm ân điển của Đức Chúa Trời. Đây là tại sao kinh thánh nói, “vậy thì luật pháp để làm chi? Luật pháp đã được đặt thêm vì cớ có các sự quá phạm”, nghĩa là nó đã được thêm  vào để vạch trần sự hư hoại của con người “cho tới chừng nào dòng giống tới, tức là dòng giống có lời hứa” [Ga 3:19]. Đây là Chúa Jêsus và sự cứu rỗi của Ngài.
Tất cả chúng ta đều biết rằng một người không do các việc làm mà được cứu, nhưng do ân điển.  Nhưng có bao giờ anh em kinh ngạc tại sao chúng ta không được cứu do công việc mà do ân điển không? Vì cớ chúng ta đồi bại, bạc nhược, nhơ bẩn và không có khả năng làm trọn sự công nghĩa của Đức Chúa Trời, làm trọn luật pháp của Đức Chúa Trời, hay làm bất cứ công việc tốt lành nào. Đây là tại sao ta cần ân điển. Khi Đức Chúa Trời cứu ta bởi ân điển, Ngài đang nói rằng bản ngã ta đồi bại đến cực điểm và không có con đường nào khác trừ ra Ngài ban cấp ân điển cho ta. Anh em ơi, ta đều đã được cứu. Khi ta bướcvào cổng của sự cứu rỗi, ta nhận thức rằng ta vốn bất lực. Tại sao ta vẫn nghĩ bản ngã ta quá diệu kỳ? Tại sao ta vẫn không học được bài học Đức Chúa Trời đã dạy dỗ hàng ngàn năm qua luật pháp?
   Đức Chúa Trời đã cho phép con dân Y-sơ-ra-ên sa bại đến nỗi họ  biết bản ngã mình. Đức Chúa Trời cho phép những kẻ ở dưới luật pháp lỗi lầm đến nỗi họ biết được bản ngã của họ. Bây giờ, Đức Chúa Trời để cho anh em thất bại đến nỗi anh em sẽ biết được bản ngã của anh em. Anh em có thể ngạc nhiên tại sao thập tự giá của Chúa Jêsus không có hiệu quả trên anh em. Anh em đã nghe lẽ thật về sự đồng chết với Chúa và nỗ lực chiếm lấy nó bởi đức tin. Tuy nhiên, dường như không có hiệu quả trên anh em; anh em vẫn thất bại, vấp ngã và phạm tội. Anh em khóc lóc, cầu nguyện,và nỗ lực song le không thể chiến thắng tội lỗi. Tại sao có trườnghợp như vậy? Có phải lẽ thật về việc đồng chết với Chúa chỉ là  triết lý không? Nếu không, tại sao nó không có hiệu quả trên anh em? Anh em ơi, anh em vẫn không thấy lỗi lầm của mình sao? Anh em thực sự muốn chết không? Anh em vẫn còn tin bản ngã-hi vọng, tin cậy, quyết tâm, nỗ lực, và tranh đấu trong bản ngã không? Anh em không nhận thức mình bạc nhược dường nào sao? Đây là tại sao Đức Chúa Trời cho phép anh em lỗi lầm, vấp ngã, và phạm tội , đến nỗi anh em se mất hi vọng nơi bản ngã mình cách hoàn toàn và  đầu phục Đức Linh Ngài cách đầy trọn. Chỉ khi đó anh em sẽ  đắc thắng. Anh em vẫn không có sự hiểu biết sáng tỏ  về bản ngã mình và sẵn sàng từ bỏ quyền năng, sự khôn ngoan, nhân từ, và công nghĩa của mình. Dầu anh em  đã chấp nhận thập tự giá của Chúa Jêsus, anh em chỉ chấp nhận nó trong tâm trí mình; anh em không chấp nhận nó trong sự sống mình. Thập tự giá  xét đoán, định tội, và đóng đinh bản ngã. Song le anh em vẫn còn tin bản ngã, tin cậy nó và khâm phục nó. Nếu anh em làm điều nầy, làm sao thập tự giá có hiệu lực trên anh em chứ?
                               Nguyên tắc của thập tự giá
Trong lời chứng của mình, ta đặc biệt chú ý nguyên tắc thập tự giá. Nhưng ta phải nhận thức rằng thập tự giá không phải là loại năng quyền ma thuật giải cứu một người khỏi các tội lỗi họ một khi ta vướng mắc đến. Trừ khi ta sẵn sàng chấp nhận nguyên tắc của thập tự giá , ta sẽ không thấy hiệu lực của thập tự giá trên mình. Thập tự giá là một nguyên tắc, và nguyên tắc nầy  là sự từ bỏ bản ngã và qui hàng Đức Chúa Trời. Nếu ta không nhìn nhận sự hư hoại bản chất thật của mình và chỉ trông chờ thập tự giá giải phóng ta khỏi tội lỗi khi ta ở trong sự nguy hiểm, ta sẽ nhận thấy rằng  không có năng quyền ma thuật nào trong thập tự giá.
                                Tình trạng ngu dại của các tín đồ
Một số người nói rằng, “tôi ngạc nhiên tôi có thể vi phạm loại tội lỗi đó”. Nếu ta nói một lời như vậy, ta không biết bản ngã mình. Ta không biết ta hư hoại đến dường nào và rằng ta có thể phạm bất cứ loại tội lỗi nào đó. Ta phải nhận thức rằng ngoài sự sống mới mà Đức Chúa Trời đã ban cho ta lúc tái sanh, ta không tốt hơn bất cứ người nào khác. Thực vậy, mọi người nam có khả năng trở thành tên ăn cướp và mọi người đàn bà có khả năng trở nên kỹ nữ. Ta không trở nên như vậy vì cớ ta đã bị đặt vào các hoàn cảnh khác nhau. Anh em ơi, tôi phải nhìn nhận rằng hột giống của mọi tội lỗi ở trong tôi. Nếu không vì sự cai trị của sự sống Đức Chúa Trời, tôi đã có thể phạm bất cứ tội lỗi nào.
Nhiều nước mắt đổ ra vì các tội lỗi ngày nay không thục sự đổ ra vì các tội lỗi; chúng đổ ra vì cớ bản ngã không thể  với kịp tiêu chuẩn các tín đồ trông mong. Nhiều sự tìm kiếm, cầu nguyện, và đức tin hướng về Đức Chúa Trời ở bên ngoài; nhưng bên trong chúng được thúc đẩy bởi sự trông đợi là bản ngã có thể cải thiện. Đức Chúa Trời cho phép anh em lỗi lầm để anh em sẽ nhận thấy sự hư hoại của xác thịt và sự yếu đuối của bản ngã. Ngài muốn anh em từ bỏ bản ngã mình, xây hướng về Ngài,  nương cậy Ngài. Khi anh em thấy bản ngã như vậy, anh em có thể khóc, nhưng điều nầy không có nghĩa anh em từ bỏ bản ngã mình hay anh em chấp nhận sự phán xét của Đức Chúa Trời trên xác thịt anh em. Anh em khóc vì cớ anh em than tiếc sự kiện chính sự sống anh em không tốt như anh em đáng phải có. Anh em yêu dấu ơi, anh em vẫn không nhận thấy rằng xác thịt không thể chữa trị được. Sau khi khóc lóc cay đắng, anh em cố gắng thậm chí mạnh mẽ hơn nữa để sắp đặt tâm trí mình tỉnh thức và cảnh tỉnh hơn nữa. Anh em vận dụng nhiều sức mạnh hơn, để luyện tập sự tự chế và tìm kiếm nhiều hơn để Đức Thánh Linh  áp dụng thập tự giá trong anh em. Đồng thời, anh em ấp ủ nhiều hi vọng hơn nơi bản ngã, nghĩ rằng nó sẽ thay đổi tốt hơn và anh em sẽ không thất bại như trước. Nhưng điều đau buồn là anh em vẫn thất bại như trước. Anh em ơi, anh em co nhìn thấy rõ sự hư hoại của mình chưa? Mỗi một lần anh em thất bại, anh em nên nhận thức bản ngã anh em nhiều hơn. Mỗi lần anh em sa ngã, anh em nên từ bỏ hi vọng về bản ngã của anh em và từ khước bản ngã anh em nhiều hơn. Đáng tiếc, mọi lần anh em sa bại, anh em chiến đấu nhiều hơn, và dùng sức mạnh anh em nhiều hơn nữa. Thật vô ích cho anh em chỉ tin và kêu cầu bằng môi miệng, nếu anh em không chấp nhận nguyên tắc thập tự giá xét đoán bản ngã mình.
Áp dụng La mã chương 7
Kinh thánh có bảo cho chúng ta về loại lỗi lầm nầy không? Ta biết rằng Lama 6 nói về việc chúng ta đồng chết với Chúa, chương 7 nói về trận chiến giữa sự sống mới và sự sống cũ, chương 8 nói về sự chiến thắng trong Đức Thánh Linh. Ta nên có sự đắc thắng qua việc đồng chết với Chúa.  Tại sao ta không đắc thắng sau khi ta đã hiểu và chấp nhận lẽ thật trong La ma 6? Vì cớ ta thiếu hụt kinh nghiệm về sự thất bại trong Lama 7. Chương 6 bảo chúng ta sự chết của bản ngã là một sự kiện [c. 11]. Nhưng sau khi nhiều người đã tin lẽ thật nầy, tại sao họ vẫn không có sự đắc thắng của đoạn 8? Lý do cho điều nầy là vì họ chưa hề thất bại. Đức Chúa Trời phải đưa các tín đồ qua sự lỗi lầm của chương 7; họ phải cứ thất bại và thất bại, và họ phải được đưa đến điểm cuối cùng, nơi đó họ cạn kiệt  mọi phương tiện và tuyên bố, “tôi là xác thịt, bị bán cho tội lỗi…tôi biết rằng trong tôi, tức là ở trong xác thịt tôi không có điều gì tốt lành cư trú”[ c. 14, 18]. Đây là sự hiểu biết về bản ngã ta. Lý do Đức Chúa Trời cho phép ta thất bại luôn luôn là vì Ngài muốn ta nhận thấy tình trạng thật của mình. Đức Chúa Trời liên tục cho ta vấp ngã đến nỗi ta sẽ thừa nhận rằng mình đã bị “bán cho tội lỗi” và trong ta “không có điều gì tốt lành cư trú”. Rồi ta sẽ biết rằng để đắc thắng, không có hi vọng gì trừ ra  tiếp nhận quyền năng từ bên ngoài. Đây là tại sao có tiếng kêu “ôi , tôi là ngừoi khốn nạn là dường nào! Ai sẽ giải cứu tôi…”.Sau khi ta đã nhận thấy sự hư hoại của mình và thừa nhận rằng ta không thể chiến thắng tội lỗi nếu không có sự cứu rỗi của Christ, khi ấy sự khởi đầu của đoạn 8 ám chỉ việc chúng ta đồng chết với Christ như được đề cập trong chương 6. Nó cũng đề cập thế nào các tín đồ đã hoàn toàn đắc thắng qua  sự chết nầy. Anh em ơi, ta quen thuôc sự cứu rỗi do đồng chết với Christ, và đích thực chúng ta hi vọng về vinh quang của sự đắc thắng. Nhưng vấn đề ngày nay và công việc bây giờ là phải biết bản ngã của ta. Thật khó cho Đức Chúa Trời đem ta đến chỗ biết bản ngã mình và đặt bản ngã ta vào địa vị sự chết! Ta đã chịu đựng nhiều thất bại trong quá khứ. Nhưng ta không sẵn sàng biết bản ngã qua các lỗi lầm của mình. Ngược lại, chúng ta nỗ lực tối đa cải thiện bản ngã mình và che đậy bản ngã mình. Nếu ta kiểm tra các lỗi lầm quá khứ của mình trong ánh sáng của Đức Chúa Trời, ta sẽ nhận thấy ta là loại người nào. Nếu ta tiến tới từ bỏ bản ngã mình, khi ấy Đức Chúa TrờI sẽ hướng dẫn ta bước vào sự an nghỉ Canaan.
Dĩ nhiên, tất cả chúng ta đều có vài sự hiểu biết, và tất cả chúng ta biết một ít về bản ngã. Trong các kinh nghiệm quá khứ của mình, ta đã tiếp nhận sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời và biết cách vắn tắt về sự đồi bại của bản ngã. Nhưng anh em ơi, tôi sợ rằng nhiều người không có sự hiểu biết thoả mãn và sâu xa cách đầy đủ về bản ngã của họ. Ta không nên sợ biết bản ngã mình quá nhiều! Dầu bản ngã xấu xí và thậm chí kinh tởm, và dầu nó đáng ghét và ghê tởm, bằng cách nầy hay bằng cách khác ta phải biết nó . Ta đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã hoàn toàn biết bản ngã mình. Anh em ơi, ta vẫn còn cách xa tiêu điểm! Sự tự thỏa mãn và sự tự hài lòng cũng làm thiệt hại ta trong tiến trình biết bản ngã. Sự sống bản ngã càng mạnh, ta càng nghĩ rằng ta có điều nầy và nhiều điều khác. Chúng ta nhận biết một ít rằng mình là các tín đồ Laođixê. Đức Chúa Trời phải chế phục ta đến nỗi ta không còn sự tự hài lòng và tự tin.
                              Một bài học cả cuộc đời
Biết bản ngã là bài học cả cuộc đời cho các tín đồ. Đức Chúa Trời khao khat rằng các tín đồ được hòan toàn tự do khỏi bản ngã họ và được ở trong Ngài; vì vậy, Ngài cho phép họ thất bại liên tục đến nỗi họ sẽ biết bản  ngã họ càng thêm càng hơn. Các tín đồ bướng bỉnh sẽ kinh nghiệm các lỗi lầm mà các kẻ khác đã không kinh nghiệm trước đó, đến nỗi họ có thể đạt đến mục tiêu của Đức Chúa Trời. Các tín đồ như vậy có thể nghĩ rằng Chúa đặc biệt khe khắt đối với họ. Họ không nhận thức rằng  lý do cho điều nầy là sự ràng buộc của họ có với bản ngã mạnh mẽ hơn sự ràng buộc trong kẻ khác. Đức Chúa Trời cho phép các tín đồ thất bại đến nỗi họ sẽ biết bản ngã mình và tin cậy Ngài. Sau khi người tín đồ đã học tập tin cậy Ngài, Đức Chúa Trời sẽ ban cho anh sự đắc thắng  để thấy hoặc tín đồ sẽ cứ tin cậy Ngài cách hoàn toàn hay không và hoặc anh ta vẫn còn ăn cắp vinh quang cho chính anh ta hay không. Điều rất đáng thương là ít lâu sau khi các tín đồ đã chiếm được sự đắc thắng, họ bắt đầu khoe khoang trở lại và không còn tin cậy Đức Chúa Trời trong sự sợ hãi và run rẫy nữa nhưng  đòi hỏi vinh quang cho mình. Kết quả, Đức Chúa Trời phải cho phép ho sa bại trở lại. Ngày nay vô số tín đồ vẫn đang sống cuộc đời nầy, là đắc thắng sau khi thất bại và thất bại sau khi đắc thắng. Nhưng họ vẫn không học được bài học mà Đức Chúa Trời muốn họ học. Anh em ơi, ngòai con đường tự hiểu biết, tự xét đóan, và tự từ chối, không có con đường nào khác để bước vào sự sống thuộc linh. Nếu ta xét đoán bản ngã luôn luôn qua sự hiểu biết bản ngã, ta sẽ tránh nhiều lỗi lầm. Nếu không, ngay sau khi ta quên sự yếu đuối của mình và trở nên năng động trở lại, Đức Chúa Trời sẽ cho phép ta thất bại  nữa. Điều nầy sẽ khiến chúng ta cúi đầu mình và nhìn nhận rằng không có gì tốt lành trong chúng ta.
Sau khi Đức Chúa Trời đã phá vỡ anh em theo một lối như vậy, anh em sẽ không thấy điều gì khác ngọai trừ sự gớm ghiếc và gian ác của bản ngã. Anh em sẽ không dám đề xuất bất cứ điều gì từ chính mình, cũng không dám làm bất cứ điều gì bởi sức mạnh của mình. Thay vào đó, anh em sẽ chờ đợi ý muốn của Đức Chúa Trời trong mọi sự và tin cậy quyền năng của Đức Chúa Trời. Nếu có bất cứ sự thành công nào, anh em sẽ không dám khoe khoang, vì anh em biết mình không đáng hưởng vinh quang nào. Ngày nay những ai đang [1] theo ý riêng của họ, [2] nương cậy năng lực của mình, và [3] dâng vinh quang cho chính mình - đều không biết bản ngã của họ. -WN-