Sự Cứu Rỗi Ảnh Hưởng Sự Thay Đổi Tâm Tính Và Hạnh Kiểm
Sau khi một người được cứu, người ấy nên kinh nghiệm sự thay đổi xác định trong tâm tính của mình cũng như trong hạnh kiểm của mình. Sự cứu rỗi thay đổi chúng ta trong sự sống, trong tâm tính và trong hạnh kiểm. Sự thay đổi quan trọng nhất trong tâm tính và hạnh kiểm của người tín đồ là sự thay đổi trong tiính nóng giận của ông ta. Nan đề lớn nhất nhiều người có trước khi họ được cứu là tính nóng giận của họ. Nếu một người đã là cơ đốc nhân trãi nhiều năm mà chưa kinh nghiệm một sự thay đối nào trong tính nổi giận của anh ta, anh sẽ đánh mất lời chứng của anh trước mặt dân ngoại và hội thánh. Theo tình trạnh bình thường, một người nên kinh nghiệm sự thay đổi trong tính nổi giận của anh ngay sau khi anh được cứu.
Những Dấu Hiệu Đúng Đắn Của Người Tín Đồ
Khi một người được cứu, ta nên nói với người ấy rằng anh sẽ có một ít dấu hiệu. Dấu hiệu thứ nhất là thương yêu lẫn nhau. Thương yêu lẫn nhau là lệnh Chúa truyền cho các môn đồ Ngài [Giăng 13:34 ]. Đây là dấu hiệu mạnh mẽ nhất của người tín đồ. Dấu hiệu thứ hai là sự nhu mì. Chúa nói người nhu mì sẽ được phước [Math.5:5]. Ngài cỡi con lừa con nhỏ vào thành Gierusalem. Đây là dấu hiệu sự nhu mì của Ngài (Math. 21:5) và là khuôn mẫu cho chúng ta noi theo. Dấu hiệu thứ ba là sự từ chối chính mình. Chúa nói,” nếu ai muốn theo Ta, anh ta phải từ chối chính mình” [Math.16:24].Cơ đốc nhân không nên cố gắng xây dựng chính mình.Thay vào đóanh ta nên từ chối chính mình. Dấu hiệu thứ tư là sự kiên nhẫn. Người tín đồ phải học tập kiên nhẫn dưới mọi loại tình cảnh.[1 Cor. 13:7].Dấu hiệu thứ năm là luôn luôn vui mừng. Một người được cứu không nên thiếu hụt niềm vui của mình dưới bất cứ tình cảnh nào.” Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn”[Phi. 4:7]. Đây là điều răn của Chúa. Dấu hiệu thứ sáu là sự bình an. Chúng ta có sự bình an của Đức Chúa Trời và sự bình an nầy bảo vệ lòng và tư tưởng của chúng ta [Phi. 4:7]. Dấu hiệu thứ bảy là sự khiêm nhường. Chúa nói, “Ta có lòng nhu mì và khiêm nhường” [Math. 11:29 ]. Ta phải tiếp lấy ách của Ngài và học theo Ngài. Christ không cứ ở trên cao nhưng hạ mình trong sự khiêm nhường. Một công nhân cơ đốc nên nói với các tín đồ mới bảy điểm nầy và nhắc nhở họ rằng đây là các sự biểu hiện bình thường của một cơ đốc nhân. Sau đó anh nên nói với người ấy rằng tình nóng giận và nổi giận không thích hợp với một cơ đốc nhân.
Tính Nóng Giận Không Thích Hợp Với Tính Cách Của Cơ Đốc Nhân
Tính nóng giận không thích hợp sự biểu hiện đúng đắn của cơ đốc nhân. Nó không thích hợpvới chính tâm tính của người tín đồ. Ta nên nhận thức rằng,nơi nào tình thương phát triển, tính nóng giận không thể tồn tại. Chúa truyền lịnh ta thương yêu mọi người, bất kể anh ta là ai, thậm chí anh ta là kẻ thù của ta [Math.5;44].Nếu ta thương một người, ta không giận người đó. Ta không thể đồng thời vừa thương và giận một người. Tánh nóng giận đi ngược lại với bản chất thương yêu.Cả cuộc đời cơ đốc nhân của ta không bao gồm điều gì khác hơn trừ ra thương yêu kẻ khác; ta không nên giận bất cứ ai.
Chúa cũng truyền lịnh ta nhu mì. Ngài nhù mì trong chính Ngài. Kinh Thánh nói Ngài nhu mì và khiêm nhường trong lòng. Ngài luôn luôn dành sự an ủi cho người khác.Nếu một người nhu mì, và sự nhu mì của anh ta biểu lộ trong thái độ và bước đi của anh, anh sẽ không nổi giận. Người ưa nổi giận là người thô lỗ. Tính nổi giận là đều thô lỗ nhất trong mọi tình cảm của con người, còn tình thương yêu là tính tế nhị hơn hết trong mọi tình cảm. Tình thương yêu được biểu hiện trong sự nhu mì. Nếu một người nhu mì trước mặt Đức Chúa Trời, chắc chắn anh ta sẽ không nhạy nổi giận.
Thứ ba, ta phải bày tỏ cho các tín đồ mới rằng Chúa muốn ta từ chối chính mình. Nói cách đặc biệt, từ chối chính mình có nghĩa là từ khước bản ngã. Từ chối chính mình là không nói đến quyền lợi của mình và học tập chịu đựng mọi sự. Bất luận người khác đối xử ta thế nào, ta sẽ không giận. Con cái Đức Chúa Trời nên từ chối bản ngã mình và tự do khỏi bản ngã.Khi họ tự do khỏi bản ngã, tính giận dữ sẽ ra đi. Tính nóng giận là dấu hiệu của những kẻ khước từ việc từ bỏ bản ngã.
Thứ tư, ta phải bày tỏ cho các người mới rằng đặc tính mạnh mẽ của cơ đốc nhân là sự kiên nhẫn Sự kiên nhẫn chịu đựng mọi sự. Thật là đúng khi một vài người đối xử các vô lý với ta, nhưng ta nên luôn luôn thương yêu, và tình thương yêu không dễ bị chọc tức. Chúa đã sắp xếp nhiều tình cảnh khác nhau quanh ta. Ta nên kiên nhẫn và không nên dễ nổi giận.
Thứ năm, cơ đốc nhân nên vui mừng. Đức Chúa Trời ban cho ta cuộc sống vui mừng luôn luôn. Có thể ta không nổi giận. Nổi giận không có chỗ trong đời sống cơ đốc nhân. Từ ngày đầu tiên cuộc đời cơ đốc nhân của ta nên đầy dẫy sự vui mừng. Điều nầy vì cớ cuộc sống chúng ta có là cuộc sống vui vẻ.
Cơ đốc nhân không chỉ có sự vui mừng mà cũng cói sự bình an nữa. Giống như sự vui mừng, sự bình an là một phần của cuộc sống mà cơ đốc nhân sở hữu. Không gì có thể quấy rối sự bình an mà ta có bên trong lòng. Ta phải cầu nguyện để Chúa sẽ bảo vệ tấm lòng và tư tưởng của ta khỏi mọi sự tấn công. Điều nầy sẽ giữ ta khỏi sự nổi giận.
Thứ bảy, cơ đốc nhân nên khiêm nhường. Con cái Đức Chúa Trời là người khiêm nhường nhất trong thế giới. Nổi giận và khiêm nhường không thích hợp với nhau. Người nổi giận không bao giờ là người khiêm nhường; trong anh ta không có khiêm nhường gì cả. Con cái Đức Chúa Trời nên bước theo Chúa khiêm nhường và tiếp lấy lối đi khiêm nhường. Họ nên học tập không nổi giận trong bất cứ điều gì. Ta nên nói với anh em mới , “Mathiơ 5;22 chép rằng mọi người nổi giận anh em mình thì đáng bị xét đoán. Nổi giận và nóng giận không thích hợp trong lối đi của cơ đốc nhân”. Nan đề rất thường xuyên và lớn hơn hết một tín đồ đối diện là tính nóng giận của anh ta. Nóng giận liên kết với giận dữ. Tín đồ mới nên xử lý sự việc nầy ngay lúc khởi đầu đời sống cơ đốc nhân của mình. Đây là sự xử lý rất cơ bản anh ta cần kinh nghiệm. Một vài anh em có thể hỏi,Tại sao xử lý tính nóng giận của ta là rất thiết yếu? Tại sao ta phải giải quyết nan đề nầy?” Ta phải giải quyết nan đề nầy trước khi ta có thể giúp đỡ người khác.Ta phải giải quyết việc nầy cách triệt để trước khi ta ta có thể giới thiệu lối đi ngay thẳng cho anh em tín đồ mới.
NÓNG GIẬN KHÔNG PHẢI LÀ CHỨNG BỆNH , NHƯNG LÀ TRIỆU CHỨNG
Tại sao một người nổi giận? Nói cách hạn hẹp, tính nóng giận không phải là chứng bệnh. Giữa vòng con cái của Đức Chúa Trời ngày nay, nóng giận là một nan đề lớn, nhưng Kinh thánh dành chỗ thảo luận về tính nóng giận lại rất ít. Kinh thánh không chú ý thật nhiều đến tính nóng giận. Ta phải nói cùng những người mới rằng Kinh thánh không chú ý nhiều đến tính nóng giận vì cớ nóng giận không phải là chứng bệnh; nó chỉ là triệu chứng của chứng bệnh suông. Một người có thể có chứng đau ruột thừa và sốt cao. Chứng đau ruột thừa là bệnh, còn sốt cao là triệu chứng. Nếu chỉ chữa trị triệu chứng – là sốt cao thì vô dụng. Ngay khi một người cất bỏ được chứng đau ruột thừa, cơn sốt giảm xuống. Ta phải nhận thức rằng nóng giận không phải là chứng bệnh. Vào lúc con người nổi giận, thì quá trễ; chứng bệnh của anh đã tiến triển và vượt quá giai đoạn ngăn ngừa. Nóng giận không phải là lý do của chứng bệnh. Có lý do sự nóng giận của anh. Trừ khi cất bỏ lý do nầy, không có cách nào dứt bỏ triệu chứng. Nếu ta không nhận thấy lẽ thật nầy, ta sẽ có nan đề với các khúc kinh văn như Lamã 6:11.Khi ta nổi giận, có thể ta nhớ đến câu nầy, nhưng nó không giúp ích gì cho ta vì cớ câu nầy xử lý gốc rễ chứng bệnh, ta phải xử lý bản ngã trước hết. Một khi bản ngã được xử lý rồi, nan đề nóng giận được giải quyết. Để xử lý bản ngã, ta phải xử lý các sự biểu hiện khác nhau của bản ngã. Một khi ta chú ý các biểu hiện của bản ngã, ta xử lý bản ngã , và tính nóng giận sẽ xảy ra sau.
CÁCH XỬ LÝ TÍNH NÓNG GIẬN—XỬ LÝ BẢN NGÃ TRONG CÁC HÌNH THỨC KHÁC NHAU CỦA NÓ
Tính Chủ Quan
Biểu hiện thứ nhất của bản ngã là tính chủ quan. Thực vậy, chủ quan là biểu hiện lớn nhất của bản ngã. Nhiều người rất là chủ quan. Họ luôn luôn coi chính mình là trung tâm; bản ngã họ rất là quan trọng đối với họ. Nếu họ đưa ra ý của tâm trí mình, họ cố nài ý tưởng họ. Họ không buông bỏ cho đến khi họ đạt được mục tiêu. Nếu người khác không đồng ý với họ hay bước theo đường lối của họ, họ giận dữ và nổi nóng. Gốc rễ của tính nóng giận nầy nằm trong ý muốn chủ quan của họ, thực ra họ không thể thực hiện các quan điểm chủ quan của mình. Nếu tính chủ quan họ đã được xử lý, họ sẽ nói,” Chúa ôi, đây là tay Ngài, Con không có gì để nói”. Nếu họ đầu hàng theo lối nầy, họ không còn nổi giận nữa. Nếu mỗi người được xử lý theo lối nầy, tính nóng giận sẽ biến mất. Không ai có cái nhìn toàn cảnh về bản ngã mình khi anh ta nổi giận. Nếu tính chủ quan của một người bị đánh đập và phá vỡ, anh ta sẽ tự phát được giải thoát khỏi tính nóng giận của mình.
Kiêu Ngạo
Biểu hiện thứ hai của bản ngã là sự kiêu ngạo.Người kiêu ngạo không biết chính mình. Chỉ những ai không biết bản ngã mình mới thấy mình cao hơn chính họ là gì. Những ai suy nghĩ cao về mình và coi chính mình tốt hơn, hay ít ra cũng khác biệt anh em khác, không biết bản ngã. Người dốt nát về chính bản ngã mình và luôn luôn suy nghĩ cao về mình là người kiêu ngạo.Những người kiêu ngạo muốn người khác tôn cao họ. Họ muốn thấy người khác ở dưới họ. Những người như vậy không bao giờ muốn làm vinh hiển ai. Họ luôn luôn muốn người khác tôn họ lên. Nếu họ gặp một người mà không biết họ, không nhìn nhận sự ưu việt của họ, lại còn chỉ trích họ, họ giận dữ người đó ngay. Họ giận dữ vì sự kiêu ngạo của họ bị tổn thương. Từ điều nầy ta thấy gốc rễ của tính nóng giận là sự kiêu ngạo. Do đó ta phải xử lý sự kiêu ngạo. Khi nào ta bị khinh miệt, phỉ báng, chế giễu và chỉ trích, ta phải học tập nói,”Chúa ôi, đây là bàn tay xử lý của Ngài.Con chấp nhận điều nầy.Ngoại trừ tay Ngài, không ai có thể làm điều nầy cho con”.Một khi ai nắm giữ quan niệm nầy, anh ta thuận phục chính mình dưới tay của Chúa và từ bỏ chính mình. Tự phát, sự kiêu ngạo của anh sẽ ra đi, và sự nóng giận của anh sẽ biến mất. Khi một người giết sự kiêu ngạo của mình, sự nóng giận của anh sẽ mất năng lực.
ÁI KỶ
Sự biểu hiện thứ ba của bản ngã là ái kỷ. Ái kỷ là yêu chính bản ngã mình. Nhiều người biểu hiện sự tự ái của họ khi giao thông với người khác. Người ái kỷ chỉ chú ý đến mình khi anh ta ở chung với người khác. Nhân vật tối quan trọng là chính anh. Bất luận anh làm gì, anh coi mình là trung tâm. Người ái kỷ chỉ chú tâm đến mình trong mọi nhu cầu của cuộc sống, anh chỉ quan tâm đến anh. Anh yêu cầu ăn thức ăn tốt nhất, có nhà tốt nhất, ngủ trên giường tốt nhất, sữ dụng dồ dùng tốt nhất. Nếu anh em khác có thức ăn tốt nhất, chỗ ở tiện nghi nhất, hay ghế ngồi tốt nhất, anh cảm thấy bị tước đoạt cơ hội nuông chiều sự ái kỷ của anh. Kết quả, anh sẽ nổi giận. Một người như thế không thể chịu khổ hay bị lợi dụng. Nếu anh em khác tình cờ làm tổn thương sự tự ái của anh anh nổi giận. Thật vô ích cho một người xử lý tính nóng giận mà không xử lý bản ngã mình. Trên trái đất nầy ta nên sống bằng ân điển và sự thương xót của Chúa hơn là bằng chính mình. Nếu bản ngã chúng ta được xử lý, ta sẽ không nổi giận thậm chí gặp các tình cảnh bị chọc tức. Một người mà bản ngã không được xử lý không bao giờ thoát khỏi tính nóng giận của mình.
HAM MÊ VẬT CHẤT
Biểu hiện thứ tư của bản ngã là sự ham mê vật chất. Một số người không chỉ yêu chính mình họ; họ còn yêu vật chất. Những người như vậy chưa được giải cứu khỏi thế giới vật chất. Thí dụ, một số người ham thức ăn, tiền bạc hay một số điều khác. Những vật nầy là thần tượng của họ. Nếu ai đó tình cờ làm vỡ món đồ thủy tinh quí trọng của họ hay làm thiệt hại báu vật của họ, họ giận dữ. Sự ham mê vật chất của họ bị tổn thương. Nếu sự yêu thích vật chất của một người không được xử lý, tính nóng giận của anh ta còn nguyên.
Sự kiện một người dễ nổi giận không liên hệ gì với người khác; nó liên hệ đến anh. Một lần kia, Anh Lawrence vỗ tay anh trên một miếng gỗ, rồi vỗ trên thủy tinh và trên vách tường. Anh dùng cùng bàn tay đánh vào ba vật khác nhau, và âm thanh phát ra cũng khác nhau. Anh chỉ dẫn rằng âm thanh khác nhau không vì bàn tay, nhưng vì các loại nguyên liệu khác nhau được chạm đến. Cơn giận của con người cũng như vậy. Nó không nổi cáu vì cớ hoàn cảnh nhưng vì cớ chính bản chất ở trong con người. Hoàn cảnh chỉ làm cho tính nóng giận có sẵn trong con người lộ ra. Nếu một người không xử lý bản ngã mình nhưng chỉ nổ lực xử lý sự nóng giận của mình, anh ta là người ngu dại.Anh sẽ không bao giờ có thể đủ sức xử lý tính nóng giận của mình vì cớ anh chỉ xử lý triệu chứng cơn bệnh của anh; anh đã không chạm đến gốc rễ tính nóng giận của mình.
GỐC RỄ TÍNH NÓNG GIẬN
Ta đã thấy rằng tính nóng giận không phải là bệnh tật nhưng là triệu chứng. Song le do các triệu chứng, ta có thể chẩn đoán một chứng bệnh. Nếu một người nổi giận, có nghĩa có điều gì đó bất thường trong anh ta. Có bốn lý do cho một cơ đốc nhân nổi giận. Thứ nhất, người nào khước từ sự sửa trị của Đức Thánh Linh, sẽ nổi giận. Người có tính nổi giận ưa phàn nàn và nổi giận khi anh ta đối diện nghịch cảnh. Anh ta không chỉ thiếu hụt ánh sáng từ Đức Chúa Trời, nhưng anh chê trách người khác nữa. Anh không muốn chấp nhận kỷ luật của Đức Thánh Linh đặt để trong tình cảnh của anh. Thứ hai, Người ưa nổi giận vì anh không hai lòng với sự sắp xếp của Đức Chúa Trời. Người ưa nổi giận là người thường không thỏa mãn với hoàn cảnh của mình. Bất cứ Đức Chúa Trời làm gì cho hoàn cảnh anh, anh luôn luôn không thỏa mãn. Anh luôn luôn mong muốn nhiều hơn. Thứ ba, Cơ đốc nhân ưa nổi giận vì cớ anh ta chỉ chăm chú việc riêng của anh. Theo bản chất, có người thường yên tỉnh. Họ chỉ lưu tâm việc riêng của họ, họ không lưu tâm các sự việc của người khác. Mọi sự họ làm là vì chính họ. Họ không có thì giờ dành cho người khác. Khi người khác đến, họ cảm thấy bị quấy rầy. Nếu công việc của họ tốn nhiều thì giờ, họ sẽ giận dữ. Họ không thể chịu nỗi sự quấy rầy của người khác. Khi ai đó quấy rầy họ, họ kết tội người khác đó và nói rằng người khác đã xâm phạm sự tự do của họ. Nhiều người nổi giận vì cớ họ chỉ chăm chú việc riêng của mình. Do đó , ta nên nói với các người mới rằng gốc rễ của mọi sự nổi giận là bản ngã. Thứ tư, người ưa nổi giận vì cớ sự tự tôn cao. Một số người trở nên điên và giận dữ vì họ tranh đấu để tôn cao chính mình. Họ nghĩ rằng người khác không được ngang hàng như họ. Họ muốn mọi sự cho mình và không dành gì cho người khác. Họ luôn luôn ghen tị anh em khác, không chỉ về vật chất mà về các điều thuộc linh nữa. Khi họ thấy anh em khác đạt được đôi điều gì, họ ghen tị và nổi giận. Đây là thái độ rất đê hèn. Họ có cùng loại cảm xúc như Satan có. Khi những người họ không thích sa ngã, họ vui mừng. Họ là những người ủng hộ Satan. Những người như vậy đẫy dẫy sự ganh tị trong lòng. Để giải thóat khỏi sự giận dữ như vậy, họ phải cất bỏ sự ganh tị khỏi lòng mình. Khi ai mà hiểu biết Đức Chúa Trời được tôn cao, anh ta vui mừng khi anh em khác được tôn cao nữa. Anh sẽ không chà đạp anh em khác hay tranh cãi với ai khác.
HỌC TẬP CHẤP NHẬN KỶ LUẬT CỦA ĐỨC THÁNH LINH
Sự nóng giận xuất phát từ bản ngã. Nếu một người có sự nổi giận, vì cớ bản ngã anh ta không được xử lý cách nầy hay cách khác. Ta phải học tập phủ phục chính mình rước mặt Đức Chúa Trời và mở ra để Ngài soi sáng. Ta nên suy nghĩ về tình trạng của mình. Nhiều điều xảy đến cho chúng ta mỗi ngày. Ta nên cúi đầu xuống vbà thưa “Chúa ôi, các sự sắp xếp của Ngài luôn luôn là tốt nhất”.Nhiều con bò và chiên bực dọc ở dưới bàn tay của người chăn của chúng vì cớ họ không biết chủ mình; họ chỉ thấy cây gậy và cây trượng của người chăn. Nếu ta chỉ thấy hoàn cảnh mà không thấy Chúa ở phía sau hoàn cảnh, ta sẽ không được bình an, và ta sẽ nổi giận. Nhưng nếu ta thấy rằng mọi tình cảnh đều ở trong tay Đấng Chăn Giữ chúng ta, đều đã được Ngài đo lường, ta sẽ bình an. Nếu ta chấp nhận kỹ luật của Đức Thánh Linh và các sự sắp xếp của Đức Chúa Trời, mọi nan đề tiêu cực sẽ biến mất. Khi sự nóng giận nổ lực nổi lên, ta sẽ cô lập bản ngã và tìm được sự giải thóat trong sự sáng. Theo cách nầy ta sẽ có thể nhanh chóng chổi dậy trên chân mình.
W.N.