Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ GIÁ TRỊ


Kinh văn: Mathiơ 23:16-26
     Con người thường đo lường giá trị vật gì đó theo lượng hiểu biết mà anh ta có về vật đó. Trong Mathio 23:16-26 ta nhận thấy một số người để mắt họ trên vẽ huy hoàng của đền thờ và thế nào nó đã được xây dựng phần lớn bằng vàng. Họ coi đền thờ rất có giá trị. Một số người nhìn thấy bàn thờ và so sánh nó với bò, chiên, chim bò câu dâng lên đó. Họ kể bàn thờ ít có giá trị nhưng bò
chiên và bò câu có giá trị nhiều hơn. Một số người dâng phần mười bạc hà, hồi hương và rau cần, song le họ bỏ qua điều hệ trọng hơn trong luật pháp – công lý, sự thương xót, và sự trung tín. Một số người rất cẩn thận về mọi sự. Họ lọc con mòng, nhưng họ nuốt con lạc đà. Một số người vội vã sử dụng tách và đĩa. Họ tẩy sạch chén đĩa bề ngoài, nhưng bề trong còn nhơ nhớp. Ta có thể hỏi một tín đồ mới , “Anh đánh giá các loại người khác nhau như thế nào khi anh gặp họ? Anh nghĩ gì về quan niệm giá trị của họ?” Trong Mathiơ 23:16-26 Chúa Jêsus gọi các người nầy là là người ngu, người mù và người giả hình vì cớ họ không biết quan niệm thật về giá trị.Quan niệm của họ về giá trị đều sai trật.

Người Tín Đồ chân thật có sự thay đổi trong quan niệm của anh về giá trị
   Trước khi một người tin chúa, quan niệm về giá trị của anh sai lạc. Nhưng một khi một người được cứu, quan niệm của anh về giá trị thay đổi. Anh không còn yêu thích những gì trước kia anh yêu thích., anh quí trọng những gì anh đã khinh dể. Đây là sự thay đổi trong quan niệm về giá trị. Bất cứ ai không đưa ra bằng chứng về một sự thay đổi như vậy thì không phải là cơ đốc nhân chân thật.

Sự thay đổi quan niệm về giá trị trong một tín đồ
    Kinh thánh có nhiều điều để nói về sự thay đổi trong quan niệm của một người về giá trị. Các khúc kinh thánh như vậy bàn về sự thay đổi có thể chiếu ánh sáng cho các tín đồ mới. Các khúc kinh văn nầy bày tỏ quan niệm đúng đắn về gia trị cho một cơ đốc nhân. Chúng ta hãy coi một ít thí dụ minh chứng cho điểm của chúng ta.

Sự Đánh giá về Chúa Jêsus
    Thi thiên 118:22 chép, “ hòn đá mà các nhà xây dựng loại bỏ đã trở nên đầu góc ( nhà)” Đây là sự thay đổi trong sự đánh giá. Dưới mắt các nhà xây dựng, họ loại bỏ những gì họ coi là đá vô dụng. Dưới mắt các nhà lãnh đạo Do thái, Christ là cái gì đó thừa thải, và họ muốn rứt bỏ Ngài. Song le hòn đá bị lọai bỏ nầy đã được chọn làm đá góc của sự cứu rỗi mới ban hành. Một hòn đá góc phải có mặt bằng ít ra hai hay ba mặt. Thực vậy nó nên có mặt bằng sáu mặt. Đức Chúa Trời quí trọng hòn đá góc mà đã bị các nhà xây dựng Do thái loại bỏ và dùng nó cho sự xây dựng sự cứu rỗi của Ngài. Hai loại đánh giá nầy khác biệt nhau biết bao! Ta phải đem tín đồ mới đến một sự thay đổi như vậy về sự đánh giá. Ta phải hỏi họ trước kia họ coi Christ như thế nào, và họ coi Christ như thế nào bây gờ. Ta phải bày tỏ cho họ rằng điều gì trước đây là vô giá trị bây giờ là không định giá được. Đã một lần điều đó không đáng tin cậy bây giờ thì đáng tin cậy. Những người khác loại bỏ Christ, như chúng ta quí trọng Ngài.

Về Lời của thập tự giá
    I Côrinhtô 1;18 chép, “Vì lời của thập tự giá đối với những kẻ hư mất thì là ngu dại, nhưng với chúng ta là người được cứu thì là quyền năng của Đức Chúa Trời”. Những kẻ hư mất khinh dễ thập tự giá, họ coi nó là ngu dại. Song le những người được cứu coi nó là quí giá và họ tiếp nhận như là quyền năng của Đức Chúa Trời. Điều nầy nói lên sự thay đổi lớn lao trong sự đánh giá về thập tự giá, từ lúc anh ta chưa được cứu đến sau khi anh ta được cứu. Trước khi một người được cứu anh coi thập tự giá là vô dụng. Sau khi anh được cứu, anh coi nó là quyền năng của Đức Chúa Trời, một điều quí báu và có giá trị. Một khi một người tin Chúa, quan niệm anh ta về giá trị thay đổi tức thì. Sự cứu rỗi của thập tự giá trở nên điều rất quí giá.

Sự trái ngược giữa vương quốc và sự công nghĩa của
Đức Chúa Trời cùng nhu cầu hằng ngày của con người
Mathio 6:33 chép, “ Vì Thiên phụ của các người biết các ngươi cần mọi điều nầy. Nhưng trước hết hãy tìm kiếm nước Ngài và sự công nghĩa của Ngài, mọi điều đó sẽ được thêm cho các ngươi”.Trước khi một người tin Chúa ( điều nầy đặc biệt đúng với người nghèo), các tư tưởng hằng ngày quấy rầy anh ta  là về các nhu cầu hằng ngày của anh. Những điều thuộc về thức ăn và quần áo là các lưu tâm lớn nhất của cuộc sống nhân sinh. Không người vô tín nào ngọai lệ đối với điều nầy. Nhưng ngay khi một người tin Chúa, trước hết anh chuyển đổi tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài. Là tín đồ, chúng ta phải nhận biết rằng trong đời sống nầy không có gì quí báu hơn vương quốc Đức Chúa Trời. Mathiơ 13:44 nói rằng vương quốc các từng trời giống như báu vật chôn trong đám ruộng. Khi một người tìm thấy nó, anh giấu nó đi và trong nỗi vui mừng của mình anh bán hết mọi sự anh có để mua miếng ruộng đó. Điều nầy ám chỉ Chúa khám phá báu vật của vương quốc các từng trời và phó dâng chình mình Ngài và mọi sự Ngài có để mua báu vật. Chúa coi vương quốc các từng trời là điều quí giá. Song le con người không quí trọng nó. Chỉ người tín đồ có quan điểm của Chúa mới biết sự quí giá của vương quốc các từng trời.

     Trước khi một người tin Chúa, có thể anh ta không nhận thấy sự chăm lo các nhu cầu vật chất hằng ngày của mình là quá khó khăn dầu thậm chí anh có thể nghèo. Vì cuộc sống của anh không có gì liên hệ vương quốc Đức Chúa Trời, anh có thể nói dối hay sử dụng phương tiện bất nghĩa để đáp ứng các nhu cầu sinh kế của anh. Sau khi anh tin Chúa, anh bước vào lãnh vực mới. Nếu anh vẫn nói dối để bảo đảm các nhu cầu hằng ngày của mình, anh có thể nhận thấy việc làm của mình bảo đảm, nhưng anh sẽ mất vương quốc của Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài. Nếu anh khước từ nói dối, anh có thể chiếm được vương quốc và sự công nghĩa của Đức Chúa Trời với sự trả giá bằng việc làm của mình. Anh nên chọn đường lối nào? Người vô tín ít ngại ngùng về việc nói dối vì cớ quần áo và của cải, là những gì rất quan trọng đối với anh ta. Nhưng người tín đồ thì khác biệt. Trước hết anh phải tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài. Dưới các tình cảnh như vậy người công nhân của Chúa nên giúp đỡ người tín đồ mới trong đường lối xác định để đạt đến sự chọn lựa đúng đắn cho những gì thực sự là quí giá. Ta phải làm cho họ sáng tỏ rằng thức ăn và quần áo chỉ dành cho thân thể, nhưng thân thể hiện hữu vì vương quốc Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài. Là các tín đồ, trước hết ta phải tìm kiếm vương quốc Đức Chúa Trời và sự công nghĩa của Ngài.

Giữa Chúa và bà con thân thuộc của một người
    Mathio 10:37-38 chép, “ ai yêu cha hay mẹ hơn Ta thì không đáng cho Ta; và ai yêu con trai hay con gái hơn Ta thì không đáng cho Ta; và ai không vác thập tự giá mình và theo Ta không đáng cho Ta”. Cha, mẹ, vợ, con cái là các điều rất quí báu cho một người. Họ là các đều tối quan trọng mà một người có trong đời sống nầy. Khi các điều nầy không được so sánh với Chúa, không có gì sai trật khi yêu chúng. Nhưng khi tình thế nổi lên nơi mà ta phải chọn giữa hai điều, ta sẽ chọn điều nào? Một người luôn luôn chọn điều gì quí giá hơn cho anh ta, nhưng điều nào của hai điều nầy là quí giá hơn? Ta phải giúp đỡ anh em và chị em biết diều gì thực sự quí giá. Ta có thể hỏi các tín đồ mới, “ anh chọn ai?”Nếu họ không sáng tỏ về điều nầy, họ sẽ bị mất mát khi họ đối diện các sự cám dỗ trong tương lai. Trách nhiệm dự bị sự hướng dẫn đúng đắn nằm ở trên vai chúng ta. Ta phải nói cùng các tín đồ mới, “Nếu, vì cớ Chúa, bạn phải đưa ra ranh giới sự phân rẽ giữa chính bạn và cha mẹ, vợ và con cái bạn, bạn sẽ chọn Ngài không?” Vì cớ Ngài, tức là, vì cớ Chúa Đấng đã chết cho ta, ta nên chọn làm môn đồ Ngài và theo Ngài”. Họ hàng của ta là quí báu, nhưng họ không đáng so sánh với Chúa. Chúa  chúng ta  quí báu hơn bất cứ người họ hàng nào.

Giữa hồn con người và thế giới.
Mathio 16:26 chép, “ vì một ngưiời sẽ có ích gì nếu anh ta chiếm được cả thế giới , nhưng mất sự sống hồn mình?” Tại đây sự so sánh  đưa ra giữa hồn người và toàn thế giới. Hồn quí hơn hay thế giới quí hơn? Nhiều người thấy sự quí giá của thế giới, nhưng họ không thấy sự quí giá của hồn. Ngày nay Satan đang cố gắng mua hồn người, nhưng nhiều người đang nhường hồn họ cách miển phí. Điều nầy vì cớ họ không tin hồn họ có giá trị chút nào cả. Con trai hoang đàng trong Luca 15 đã không lìa bỏ nhà cha anh ta vì cớ sự dụ dỗ của bữa tiệc lớn lao; anh khônh chịu nỗi vỏ đậu heo ăn. Trong con mắt của người vô tín hồn không có giá trị là gì cả! Tuy nhiên Chúa nói rằng cả thế giới đặt chung lại với nhau không thể trao đổi với một hồn. Satan đã dâng một giá  cao khi nó đem Chúa lên núi cao và bày tỏ cho Ngài mọi vương quốc của thế giới và mọi vinh quang của chúng nó. Khi trao đổi sự thờ phượng của Ngài, Chúa sẽ được Satan ban cho mọi điều nầy. Đây là  trường hợp duy nhất trong Kinh thánh khi Satan dâng hiến một giá cao vì hồn con người. Dĩ nhiên, hắn không thành công. Giả sử Satan đã làm cùng điều như vậy lần nữa và dâng toàn thế giới cho bất cứ người nào mà có thể thờ lạy hắn. Bất cứ ai đó sẽ chọn lựa gì? Điều nầy hoàn toàn do sự đánh giá. Một người sẽ từ bỏ hồn mình để chiếm thế giới hay anh ta sẽ từ bỏ thế giới để chiếm hồn mình? Ngày nay Satan không hiến dâng để trao đổi toàn thế giới cho hồn chúng ta. Hắn không nghĩ hồn chúng ta có giá trị nhiều như vậy. Hắn đang dụ dỗ chúng ta bằng các lợi ích nhỏ mọn và  lợi lộc ít oi. Nhiều con cái đức Chúa Trời nói dối vì cớ năm ba lon gạo. Họ muốn từ bỏ đường lối Chúa chỉ vì một ít lợi lộc. Điều nầy giống như Balaam, con người đã làm thoái hóa chính mình vì lợi lộc cho việc rũa sã dân Đức Chúa Trời. Ta phải bày tỏ cho các người mới rằng tính chân thật thì quí giá hơn vàng, gạo hay toàn cả thế giới. Để bảo tồn tính thanh khiết của hồn mình, ta phải sẵn sàng từ bỏ điều gì đó. Ta nên dạy cho các người mới cách đúng đắn ngay buổi đầu trong bước đi cơ đốc của họ. Ta nên giúp đỡ họ có sự thay đổi trong quan niệm họ về giá trị. Ta nên đưa họ vào lối đi đúng đắn. Đều nầy rất quan trọng, và trách nhiệm ở nơi chúng ta.

Giữa thân thể và tội lỗi
     Mathiơ 18:8-9 chép, “ nếu tay ngươi hay chân ngươi gây cho ngươi vấp phạm, hãy chặt nó và liệng đi, vì lấy làm tốt cho ngươi thà cụt tay hay què chơn mà vào sự sống còn hơn đủ cả hai tay hai chơn mà bị quăng vào lửa đời đời. Và nếu mắt ngươi gây cho ngươi vấp phạm, thì hãy móc nó mà vứt đi; vì lấy làm tốt cho ngươi thà một mắt mà vào sự sống còn hơn là đủ hai mắt mà bị ném vào lửa địa ngục”. Tại đây ta thấy sự trái ngược khác trong sự đánh giá. Một người có thể từ bỏ tình yêu dành cho thế giới, nhưng anh ta không có thể từ bỏ tình yêu đối với thân thể mình. Gióp 2:3 và 10 bày tỏ thế nào Gióp đã có thể duy trì tính liêm chính của mình khi ông bị Satan cám dỗ lần đầu tiên. Khi Satan đến với ông lần thứ hai, hắn tấn công thân thể của Gióp, và Gióp bắt đầu rũa sã ngày mình sanh ra. Ông lỗi lầm. Điều nầy bày tỏ rằng con người yêu thân thể mình rất nhiều.Trong Mathiơ 18 Chúa bày tỏ cho chúng ta giải pháp liên quan thân thể. Nếu bảo vệ thân thể có nghĩa là bảo vệ tội lỗi, ta phải nhận thức rằng từ bỏ thân thể là tốt hơn từ bỏ tội lỗi.  Điều nầy có nghĩa vấp ngã thì nghiêm trọng hơn hi sinh thân thể. Tín đồ phải có sự thay đổi trong quan niệm anh ta về giá trị. Anh phải thấy tầm nghiêm trọng của sự vấp ngã. Trước khi một người tin Chúa, anh ta có thể phạm nhiều tội lỗi và để mắt mình nhìn nhiều điều nhơ nhớp. Sau khi anh ta tin Chúa, tay và mắt anh phải được hạn chế. Từ ngày đó anh phải được bày tỏ hậu quả nặng nề của tội lỗi. Chặt tay và móc mắt chỉ là các sự minh họa. Ý nghĩa thiết thực là một người nên cắt đứt tội lỗi thậm chí ngụ ý như chịu đựng nhiều đau đớn như cắt đứt tay, chơn hay móc mắt vậy. Cơ đốc nhân phải nhận biết tầm nghiêm trọng của tội lỗi. Anh ta phải xử lý tội lỗi cách quyết liệt như cắt bỏ các phần thân thể mình. Điều nầy bảo tồn tính thánh thiện và thanh khiết của anh.

Liên Quan về Địa Vị
    Mathio 20:25-27 chép, “các ngươi biết rằng các vua chúa dân ngoại đều chủ trị họ, và các quan lớn thì cầm quyền trên họ. Song trong các ngươi thì không phải như vậy đâu; trái lại hễ ai muốn làm lớn trong các ngươi thì phải làm tôi tớ của các ngươi, còn hễ ai trong các ngươi muốn làm đầu thì phải làm tôi mọi các ngươi”.Các nhà cai trị của dân ngọai chủ trị trên họ, và vận dụng quyền bính cách lơn lao trên họ. Điều nầy được thực hành giữa người vô tín. Tuy nhiên, giữa các tín đồ, sự thực hành nầy không được cho phép. Bầt cứ ai muốn làm lớn phải làm đầy tớ, và bất cứ ai muốn làm đầu nhất phải làm nô lệ. Đây là sự thay đổi trong sự đánh giá, sự thay đổi trong quan niệm của một người về địa vị. Trước khi một người tin Chúa, anh ta đã đánh giá cao các nhà cai trị, và anh ta coi các người lớn là anh hùng. Nhưng sau khi anh tin Chúa, anh phải coi người đầy tớ là người lớn, và nô lệ là người đứng trên người khác. Anh nên  khinh dể địa vị các vua chúa và các chủ. Ta nên có sự thay đổi trong quan niệm về địa vị. Ta nên quí trọng các đầy tớ và nô lệ. Quan niệm về giá trị mà Chúa đặt trong ta là quan niệm tôn cao và tôn đại những người hầu việc là người đầu nhất. Lý do có các sự cãi nhau ầm ỉ về sự công nhận trong hội thánh là vì các quan niệm thế tục đã tràn vào. Nếu mọi người trong hội thánh coi các đầy tớ và nô lệ là lớn và cao quí, nhiếu nan đề trong hội thánh sẽ được dẹp bỏ, và hội thánh sẽ được ban phước. Điều nầy không có nghĩa ta muốn mọi tín đồ mới trở nên đầy tớ và nô lệ, nhưng có nghĩa quan niệm của con người về  giá trị phải thay đổi khi anh được cứu. Anh ta phải sẵn sàng làm đầy tớ và nô lệ. Anh phải được bày tỏ cách rõ ràng rằng chỉ đầy tớ và nô lệ là người lớn và nổi bật. Chủ đề trung tâm của đức tin cơ đốc nhân vướng mắc vào sự thay đổi về sự đánh giá. Nếu mỗi tín đồ mới có thể kinh nghiệm sự thay đổi nầy trong quan niệm, hội thánh sẽ có con đường tự do tiến lên.

Về giá trị của sự công nghĩa
    Gióp 22:23-28 chép, “ Nếu ông trở  lại cùng Đấng Toàn Năng, tất ông sẽ được lập lại. Nếu ông trừ bỏ sự gian ác khỏi trại mình, ném bửu vật mình vào bụi đất, và quăng vàng Ô-phia giữa các hòn đá của khe, thì Đấng Toàn năng sẽ là bửu vật của ông, Ngài sẽ là bạc quí cho ông.Vì bấy giờ, ông sẽ được vui sướng nơi Đấng Toàn năng, và được ngước lên cùng Đức Chúa Trời. Ông sẽ cầu khẩn cùng Ngài, Ngài sẽ nghe lời mình, và ông sẽ trả xong lời khẩn nguyện mình. Nếu ông nhứt định việc gì, việc ấy chắc sẽ được thành; ánh sáng sẽ chói trên đường lối mình.”Mọi sự từ câu 24 trở đi căn cứ trên câu 23. Các cục quặng vàng, vàng Ô-phia, và bạc quí đều có liên hệ sự gian ác trong câu 23. Một người đặt quặng vàng, vàng Ô-phia và bạc quí trong bụi đất và trong khe đá của dòng suối vì cớ xử lý sự bất nghĩa và vì cớ  chính mình vui thích trong Đấng toàn năng. Tại đây lần nữa ta có sự thay đổi trong sự đánh giá. Nếu chúng ta được trắc nghiệm trong sự việc then chốt như vậy, và nếu ta bị hỏi  phải chọn lựa giữa quặng vàng, vàng Ô-phia, bạc quí và Đức Giêhôva, ta sẽ chọn bên nào? Một sự chọn lựa như vậy sẽ phân biệt những ai thuộc về Đức Chúa Trời và những ai không thuôc về Ngài. Mọi người thuộc về Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ chọn Đức Giêhôva như là sự vui thích của họ. Họ sẽ có thể ngước mắt nhìn Đức Chúa Trời và sẽ được Đức Chúa Trời ban phước trong ba điều. Thứ nhất, lời cầu nguyện của họ được nghe. Những ai ham thích quặng vàng, vàng Ô-phia và bạc quí sẽ nhận thấy rằng lời cầu nguyện của họ không được nghe đến. Thứ hai, bất cứ điều gì họ quyết định sẽ thành cho họ vì cớ Chúa Giêhôva sẽ vui thích sự chọn lựa và quyết định của họ. Thứ ba, ánh sáng sẽ chói sáng trên lối đi của họ. Mọi bước đi của họ dẫy đầy ánh sáng. Đây là kết quả của sự thay đổi trong quan niệm về giá trị có với những ai quay về Đức Chúa Trời. Sớm hay muộn chúng ta cũng phải giúp đỡ người tín đồ mới ra khỏi lãnh vực cũ; ta phải giải cứu anh ta khỏi các quan niệm của anh. Khi tình thế nổi lên , ta phải hỏi anh ta, “ anh chọn điều gì?”. Ta phải giúp đỡ anh chọn  sự công nghĩa của Đức Chúa Trời và loại bỏ quặng vàng, vàng Ô-phia và bạc quí. Giá trị của sự công nghĩa trổi hơn bất cứ báu vật nào.

Giữa sự vui hưởng của tội lỗi và phần thưởng không thấy được
    Hêbơrơ 11:24-26 nói về sự thay đổi trong quan niệm về sự vui hưởng và sự đau khổ. Môise đã thấy sự khác biệt. Ông thấy rằng mọi sự vui hưởng của Ai cập chỉ là sự vui sướng của tội lỗi. Ông coi cùng chịu khổ với dân Đức Chúa Trời là sự giàu có lớn lao. Ông có đủ tư cách có sự vui hưởng tội lỗi vì cớ ông là con trai công chúa Pharaôn, là nhân vật giàu nhất và có quyền thế nhất trên trái đất. Tuy nhiên ông khước từ đuợc gọi là con trai công chúa Pharaôn, coi sự sĩ nhục của Christ  là giàu có trổi hơn của báu Ai cập. Ông rất sáng tỏ về sự thay đổi nầy trong sự đánh giá. Ông sẵn sàng chịu mọi sự sĩ nhục và khổ nhọc vì cớ ông nhìn thấy ý nghĩa của phần thưởng lớn không thấy được.

Giữa sự nhận biết Christ và mọi sự
    Philíp 3:7-8 chép, “ Những điều lợi cho tôi đó, thì tôi vì Christ mà coi là lỗ rồi. Thật vậy tôi cũng coi mọi sự là lỗ, bởi vì sự nhận biết Christ Jêsus, Chúa tôi là quí tột bực, cũng vì Ngài mà tôi đành chịu lỗ mọi sự, và coi mọi sự là rác rến, hầu cho tôi chiếm được Christ”. Tại đây ta thấy rằng Phaolô cũng có sự thay đổi trong quan niệm ông về giá trị. Những điều nào có lợi cho ông, ông đều kể các điều nầy là lỗ vì cớ Christ. Tại sao Phaolô có thể lọai bỏ mọi điều có lợi cho ông? Ông có thể coi chúng là lỗ vì cớ sự nhận biết Christ là quí tuyệt vời. Ông coi Christ, Đấng mà Đức Chúa Trời đã xức dầu là Chúa, Vua và như Đấng tuyệt vời nhất. Vì cớ Ngài ông chịu sự mất mát mọi sự và kể chúng như rác rến. Đây là loại thay đổi trong sự đánh giá xảy ra cho cơ đốc nhân.

Làm cho sự quí lìa khỏi sự hèn để làm miệng Chúa
    Cuối cùng, chúng tôi muốn kết luận bằng các lời của Giê-rê-mi 15:19 bảo chúng ta rằng nếu ta làm cho sự quí lìa khỏi sự hèn, chúng ta sẽ như là miệng của Đức Chúa Trời. Nếu ta không thể nói ra giá trị  đúng đắn về mọi sự, Đức Chúa Trời sẽ lọai bỏ chúng ta và loại chúng ta ra .Ngài đòi hỏi rằng ta làm cho sự quí lìa khỏi sự hèn đến nỗi ta có thể làm miệng của Ngài. Ta phải thấy tầm quan trọng của một sự thay đổi như vậy trong quan niệm về giá trị. Nguyện Chúa ban cho chúng ta ánh sáng để có sự thay đổi triệt để trong quan niệm về gia trị đến nỗi ta sẽ biết chọn phần tuyệt vời nhất.WN.