Tìm Kiếm Sự Nhu Mì-
-
Sô-phô-ni 2: 3 là một trong các
câu kinh thánh chúng tôi được hướng dẫn san sẻ cùng các bạn đồng công của chúng
tôi. “Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của trái đất… hãy tìm kiếm sự công nghĩa,
tìm kiếm sự nhu mì”. Đây là lời khuyên của đấng tiên tri trong ngày khi mà bóng
tối tăm và sự u ám nguy cấp. Chúng ta đang sống vào cuối thời kỳ phân phát
khác, và cũng trong trường hợp chúng ta, bóng tối, sự buồn chán và sự phán xét
sớm giáng trên thế giới này, e rằng có thể chúng ta không nhận lấy lời đó như lời
khuyên của Chúa cho mình trong một thời kỳ y như vậy, “hãy tìm kiếm sự công
nghĩa, tìm kiếm sự nhu mì”.
Chúng ta hãy nhấn mạnh lời khuyên
lơn “hãy tìm kiếm sự nhu mì”, dù chữ “sự công nghĩa” liên kết cũng có tầm quan
trọng ngang bằng. Sự nhu mì là bông trái của Thánh Linh như tỏ ra trong Gal 5:
22, 23. Dù đó là một trong các mỹ đức luân lý khác, nhưng hầu như nhiều mỹ đức
khác gom vào trong sự nhu mì. Chúng ta có thể nói đó là sự hoàn tất mọi ân điển
và mỹ đức, khi xét theo những gì môi miệng
Chúa phán ở Math 11: 29 “Ta nhu mì và khiêm nhường trong lòng” hơn là nói “Ta tử
tế”, “Ta chân thật”, “Ta kiên nhẫn” hay “Ta tốt”. Do đó sự nhu mì là tình trạng
giống như Đấng Christ được biểu lộ suốt cuộc đời của Ngài ở trên đất. Theo lời
Đức Chúa Trời, biểu hiện của sự nhu mì là Chiên Con, và khi Chúa phán hãy tìm
kiếm sự nhu mì, chắc chắn Ngài có ý, “hãy tìm kiếm sự giống nhau với Chiên
Con”.
Làm sao điều này tác thành cách
thực tiễn, và kết quả của một sự vận hành như vậy về bản chất đan dệt của Đấng Christ
bởi Linh Ngài đang khi chúng ta hoàn toàn thuận phục bàn tay sửa trị của Đức
Chúa Trời ra sao? Có thể đề cập ba lẽ thật thiết yếu như là kết quả của sự đức
nhu mì, mà có thể là sự vui hưởng gia
tăng của chúng ta, đang khi ta càng đến gần phần cuối của thời đại, có cái nhìn
trước mặt mình về ngai của Đức Chúa Trời
và của Chiên Con, nơi chúng ta hầu việc Ngài đời đời (Khải 22: 3).
Thứ nhất, Chúa liên kết sự nhu mì
với cơ nghiệp. “phước cho kẻ nhu mì vì họ sẽ thừa hưởng…” (Math 5: 5). Đa-vít
nói “kẻ nhu mì sẽ thừa hưởng…” (Thi 37: 11). Sự chiếm hữu những gì Đức Chúa Trời
đã dành cho chúng ta, và đến cùng chúng ta như kết quả của sự nhu mì – cơ nghiệp
phong phú.
Thứ hai, chúng ta đọc Math 21: 5,
“kìa Vua ngươi đến cùng ngươi, nhu mì mà cỡi lừa”. Do đó sự nhu mì liên kết với
vương vị hay sự trị vì, tức là quyền lực và quyền bính. Khải thị 5: 6 xác nhận
điều này, “… chính giữa ngai… có một Chiên Con”.
Thứ ba, sự nhu mì kết hợp với
khâu biết Chúa và các sự mật nhiệm của Ngài. Đa-vít nói “Ngài sẽ … chỉ dạy con
đường Ngài cho người nhu mì. Sự mật nhiệm của Đức Giê-hô-va ở với những kẻ kính
sợ Ngài” (Thi 25: 9, 14 ASV). Theo Ma-thi-ơ 11: 25 Chúa Jesus nói: “Cha ơi, con
khen tạ Cha, vì Cha đã giấu những điều này với kẻ khôn ngoan thông sáng, và đã
khải thị chúng cho các con trẻ”. Khi Jesus ẵm một đứa trẻ, đặt giữa các môn đồ
Ngài ngụ ý “đây là gương mẫu tuyệt vời cho những gì các ngươi phải trở nên”.
Các lời sau đây tiếp liền sau chữ “khải thị” này, “hãy học theo ta, vì ta nhu
mì…” (Math 11: 29). Nên chúng tôi được biện minh khi nói rằng sự nhu mì là lập
trường của mọi sự khải thị chân thật. Kẻ nhu mì được ban cho tri thức về Chúa.
Đức tính nhu mì này đã được biểu
hiện và phát triển trong kinh nghiệm và phụng sự của Môi-se suốt 40 năm lãnh đạo
Y-sơ-ra-ên, một dân tộc ưa chọc tức, trải qua sa mạc. Ông đã bị câm lặng trải một
thời gian dài với một dân tộc vong ơn, cố chấp, thiếu kiên nhẫn, sẵn sàng ném
vào ông những lời cáo tội rằng ông ác độc và không đủ khả năng ngay cả khi nào
Đức Chúa Trời từ chối cái gì đó đối với họ. Không có nước, Môi-se bị đổ tội. Điều
này nhắc nhở chúng ta nhớ Đấng nhu mì, “bị mắng nhiếc mà chẳng mắng nhiếc lại.
Ngài chịu khổ mà không ngăm dọa” (I Phi 2: 23). Chúng ta có chuẩn bị tìm kiếm sự
nhu mì theo các giới hạn đó chăng? Môi-se đã nhận khải thị hơn nhiều kẻ khác.
Chúa làm chứng như vậy: “Ta nói chuyện cùng người miệng đối miệng, một cách rõ
ràng, không lời đố, và người thấy hình của Đức Giê-hô-va” (Dân 12: 8). Lời giải
thích cho tri thức ngoại hạng này về Đức Chúa Trời là gì? Kinh thánh chép: “vả
con người Môi-se vốn rất nhu mì, trổi hơn mọi người trên mặt đất” (Dân 12: 3).
Đó là Môi-se, người đã dẫn dân chúng đến ngay bờ cõi của cơ nghiệp phong phú của
họ. Đức Chúa Trời đã bày tỏ các đường lối của Ngài cho Môi-se (Thi 103: 7), và
ông đã được trang bị để trị vì cùng vận dụng quyền bính trên họ - cai trị và
lãnh đạo họ như một bầy chiên băng qua vực thẳm.
Nguyện Chúa củng cố chúng ta trong
tất cả các ngày cuối cùng này để chúng ta “tìm kiếm sự nhu mì” – tình trạng giống
hệt Chiên Con và cuối cùng phụng sự trước Ngai, là Ngai của Đức Chúa Trời và của
Chiên Con./.