Tiên Tri Giê-rê-mi-
-
Có bài thơ về Giê-rê-mi:
“Được làm miệng Chúa nói thay Ngài,
Chức vụ lời trong cảnh khổ thay,
Thập giá Giê-rê-mi quá lớn,
Quyền năng Chúa củng cố lâu dài”.
-
Có người nói, “Khó có thể tưởng tượng được một
địa vị nào đau xót hơn địa vị của một bậc vĩ nhân bị buộc phải chứng kiến nỗi
thống khổ triền miên của một xứ sở kiệt quệ, phải chăm sóc cho xứ sở ấy lúc nó
bị những cơn hôn mê sảng sốt giày vò trước khi tan rã, và phải nhìn thấy những
triệu chứng của sức sống lần lượt biến đi cho tới khi chỉ còn lại lạnh lẽo, tối
tăm, và đổ nát”.
Chức vụ tiên tri của Giê-rê-mi kéo dài trong 5
triều vua là: Giô-si-a, 31 năm, Giê hô
gia kim, 11 năm, và Sê-đê-kia, 11 năm, là vua cuối cùng của Nam quốc Giu đa.
Còn hai vua nữa là Giô a cha, ba tháng và Giê-hô-gia kin cũng ba tháng. Nhưng
Giê rê mi khởi nói tiên tri năm thứ 13 triều vua Giô si a, nên chức vụ của
Giê-rê-mi kéo dài tổng quát chừng 40 năm.
Có ba biến cố quan trong xảy trong trong thời
chức vụ của Giê rê mí: trận đánh tại Mê-ghi đô giữa Ai cập và Israel, rồi vua
Giô-si-a băng hà trong trận đánh đó. Trận Cạt-kê-mít giữa Ai cập và Babylon, Babylon
toàn thắng và làm bá chủ thời đó trong suốt 70 năm. Và cuối cùng sự sụp dổ của Jerusalem và nước Giu đa vào năm
11 của triều vua Sê-đê-kia, chấm dứt triều đại của vua David đến ngày nay.
Giê-rê-mi là một thầy tế lễ trẻ sống ở A-na-tốt,
là một trong những thành dành cho các thầy tế lễ. Ông là con của Hinh kia. Có
nhiều ý kiến khác nhau về Hinh kia nầy. Nhưng nếu đem so sánh khúc Kinh thánh
Giê rê mi 1:1-“Lời của Giê-rê-mi, con trai Hinh-kia, một trong các thầy tế lễ ở
A-na-tốt, xứ Bên-gia-min”, với câu chuyện trong sách 2 Các vua 22, ta thấy có
thể cha của Giê-rê-mi chính là thầy Thượng Tế Hinh-kia đã
tìm được quyển sách luật pháp, là sách Ngũ
Kinh trong đời vua Giô-si-a. Quyển sách nầy được tìm ra sau khi Giê-rê-mi được
gọi làm tiên tri 5 năm. Một việc đáng nhớ nữa là Sa-lum, chú của Giê-rê-mi là
chồng của nữ tiên tri Hun-đa. Vào thời Giô-sia a, khi mới tìm được quyển Ngũ
Kinh, người ta có gởi một phái đoàn đến hỏi ý kiến của bà nầy về việc cải cách
(2 Các vua 22:14).
Lại nữa quan trưởng Israel A hi cam, là con
trai thầy thông giáo Sa-phan đã bảo vệ Giê-rê-mi khi tất cả những trưởng lão Giu-đa
đều nghịch với ông, chắc ông nầy đã giúp Hinh kia và vua Giô-si-a trong việc cải
cách. Sau khi thành Jerusalem đổ, quân Babylon phong cho Ghê-đa-lia, con của A
hi cam, làm tổng đốc tạm cai trị đất Israel hoang tàn (Giê-rê mi 40:7).
Về gia cảnh, thân thuộc của Giê rê mi đã cướp
giựt tài sản của ông ở A-na tốt. Ông không được Chúa cho phép cưới vợ. Nên ông
có một học trò tạm gọi là thư kí Ba rúc để ở bên cạnh nâng đỡ ông đến chết và
ghi lại những bài giảng của ông thành sách Giê-rê-mi 52 chương mà ta có ngày
nay.
Cuộc đời chức vụ của Giê rê mi đầy cay đắng vì
ông phải vâng lời Chúa rao ra hầu hết những sứ điệp phán xét tội lỗi, nên ông bị
thiếu ăn, đánh đập, gông cùng, có lúc bị quăng xuống giếng bùn. Sau khi thành
phố vỡ tan, ông được quan chức Babylon cho tự do chọn lựa hoặc theo họ sang
Babylon sống trong sự tự do, chứ không bị cầm tù như đồng bào minh, hoặc ở lại
Israel. Ông chọn lựa ở lại Israel với
thánh dân nghèo khổ còn sót lại, chung với Ghê-đa lia.
Cuối cùng ông bị dân sót của Israel cưỡng bách
xuống Ai cập cùng với Ba rúc chung với họ, và có lẽ Giê rê mi qua đời ở Ai cập,
tuổi khoảng trên dưới 60.
Minh Khải- 8-10-2016