Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

ĐỊA LÝ XỨ THÁNH


ĐỊA LÝ XỨ THÁNH
Mục Lục

I. Lời Mở Đầu
II. Lời Dẫn Nhập
Phần một: Tổng Quan Xứ Thánh

1. Toàn Cảnh
2. Từ Tây Sang Đông
Vùng Duyên Hải Địa Trung Hải
Đồng Bằng Phi-Li-Tin Và Sa-Rôn
Vùng Đồi Nhấp Nhô
Vùng Núi Non Trung Tâm
Thung Lũng Sông Giô-Đanh
Vùng Bên Kia Sông Giô-Đanh

3.  Từ Nam Lên Bắc
Ai-Câp
Hoang Mạc
Vùng Núi Non Giu-Đê
Sa-ma-ri
Ga-li-lê

Phần hai: Những Đặc Trưng của Xứ Thánh

4.  Núi Non Và Sông Ngòi
Núi non
Sông ngòi
Sông Giô-đanh

5.  Khí Hậu Và Thảo Mộc
Khí hậu
Thảo mộc

6.  Các Thị Trấn Và Thành Phố Trong Thời Các Tổ Phụ
Si-chem
Bê-tên
Giê-ru-sa-lem
Hếp-rôn
Bê-e Sê-ba
Phê-ni-ên

7.  Các Thị Trấn Và Thành Phố Trong Thời Kỳ Chinh Phục Và Thời Kỳ Các Quan Xét
Những Thành Phố Chính Của Cuộc Chinh Phục
Giê-ri-cô
Giê-ru-sa-lem
Hát-so
Phạm Vi Cai Trị Của Các Quan Xét Y-sơ-ra-ên
Ga-la-át
Vùng Pentapolis Phi-li-tin

8.  Các Thị Trấn Và Thành Phố Trong Thời Quân Chủ Thống Nhất Và Phân Chia
Ghi-bê-a
Hếp-rôn
Giê-ru-sa-lem
Sa-ma-ri
Gít-rê-ên
Mê-ghi-đô
La-ki

9.  Xứ Thánh Trong Thời Đại Tân Ước
Na-xa-rét
Bết-lê-hem
Vùng Hoang mạc Giu-đê
Ca-bê-na-um
Sa-ma-ri
Giê-ri-cô
Giê-ru-sa-lem
Sê-sa-rê
An-ti-ốt

Phần ba: Các góc nhìn tương phản về Xứ Thánh

10.  Năm Góc Nhìn Về Xứ Thánh
Góc Nhìn Thập Tự Chinh
Góc Nhìn Hành Hương
Góc Nhìn Si-ôn-nít
Góc Nhìn Thiên Hi Niên
Góc Nhìn Đổi Mới  

III. Kết Luận

---o0o---


Các tư liệu về vùng Đất Thánh bằng tiếng Việt còn rất ít. Vì vậy, để các bạn sinh viên Thần học có cơ hội làm quen với vùng đất mang những địa danh rất quen thuộc trong khi đọc Kinh Thánh, lúc tiếp cận với các môn học, khi nghe giảng dạy và ngay cả khi chia sẻ, chúng ta sẽ bắt đầu với cuốn Understanding The Land of The Bible của O. Palmer Robertson.
Vì chưa liên hệ để xin bản quyền từ nhà xuất bản nên chúng tôi buộc lòng phải biên soạn, thêm thắt, dù không nhiều lắm, chủ yếu là các bản đồ, hình ảnh, biểu bảng, chứ không dám sử dụng nguyên văn của tác giả.
Việc nghiên cứu, học hỏi để nắm vững những đặc điểm về một vùng địa lý rất đa dạng, rất nổi tiếng, rất nhiều ý nghĩa cả về lịch sử lẫn thần học, và liên tục tác động lên cục diện thế giới trải qua mọi thời đại như Xứ Thánh, không thể chỉ gói gọn trong một cuốn sách hay một khóa học được. Trái lại, nó đòi hỏi chúng ta không ngừng tự nghiên cứu, tự tìm kiếm để giải tỏa cho chính mình những mập mờ, loạng choạng mỗi khi đọc đến hay nghe đến một ngọn núi, một dòng sông, một thành phố … trong Kinh Thánh.
Không ít người “không ưa” môn Địa lý từ khi còn học phổ thông nhưng người phục vụ Chúa không được quyền nói “không ưa” với những địa danh mà mình thường xuyên gặp và rao giảng. Đức Chúa Trời đã ban Lời Ngài cho nhân loại qua một dân tộc, tại một vùng địa lý đặc thù trên thế giới nầy; vì vậy, không những cần học mà còn phải làm bạn lâu dài với Địa lý Xứ Thánh để sự hiểu biết Chúa và Lời Chúa của chúng ta thêm phong phú và vững vàng.
Tài liệu chúng ta đang có trên tay thật quá khiêm nhường cho một môn học, vai trò của nó không gì hơn là giới thiệu để bạn làm quen với Xứ Thánh và gợi cho bạn niềm say mê tìm tòi khám phá nhiều hơn trong quá trình theo Chúa và học hỏi Lời Ngài.
Cầu xin Đức Chúa Trời dẫn dắt chúng ta trong cuộc hành trình về Xứ Thánh nầy.
*




Từ những ngày xa xưa nhất của Hội Thánh Cơ Đốc cho đến ngày nay, nhiều sách hướng dẫn đã được viết nhằm giới thiệu với độc giả và du khách vùng đất của Kinh Thánh. Ngay từ thế kỷ thứ ba, Eusebius, giám mục thành Sê-sa-rê, đã viết cuốn Onomasticon mô tả vùng đất của Kinh Thánh dưới cái nhìn của một người sống tại Palestine từ rất sớm trong lịch sử Cơ Đốc giáo. Mark Twain trong quyển The Innocents Abroad (Những kẻ vô tội ở hải ngoại ) vẽ nên một bức tranh tổng quát nhưng khó thưởng ngoạn về vẻ đẹp “giả định” của Ca-na-an từ góc nhìn của một tác giả người Mỹ đi du lịch. Một xử lý có tính chất kỹ thuật hơn về vùng đất nầy là cuốn The Historical Geography of the Holy Land (Địa Lý Lịch Sử Của Xứ Thánh ) của George Adam Smith, xuất bản lần đầu tiên năm 1894. Giữa thế kỷ hai mươi đã nhìn thấy một tiếp cận khoa học hơn trong việc phân tích vùng đất nầy qua một vài tác phẩm như cuốn Vùng Đất Của Kinh Thánh: Một Địa Lý Lịch Sử (1962) (The land of the Bible: A Historical Geography ) của Yohanan Aharoni.
Nhưng trong tất cả các tác phẩm trên các tác giả ít nỗ lực giải thích các chân lý đặc biệt liên quan đến các mục đích cứu chuộc của Đức Chúa Trời mà chính tính chất đa dạng của vùng đất nầy nhấn mạnh. Các sách hướng dẫn về vùng đất nầy chủ yếu tập trung vào các đặc điểm địa lý và lịch sử của vùng đất, hơn là quan sát vai trò quan trọng của nhiều phần đất khác nhau trong lịch sử cứu chuộc [1]
Một ngoại lệ đáng chú ý đối trước sự thiếu vắng phổ biến về suy tư thần học đối với vùng đất nầy là cuốn The Land của Walter Brueggemann (Philadelphia: Fortress Press, 1977): Công trình của Brueggemann thật sự là tour de force cố gắng thay đổi toàn bộ lịch sử và thần học Kinh Thánh lấy “vùng đất” làm yếu tố trung tâm: Trong chương mở đầu ông nói: “Đức tin của Y-sơ-ra-ên thiết yếu là một cuộc hành trình ra vào vùng đất, và đức tin của nó có thể được cơ cấu quanh những tiêu điểm nầy” (tr:14): Một chương giải thích toàn bộ luật pháp Y-sơ-ra-ên, kể cả Mười Điều Răn, theo tầm quan trọng của nó đối với vùng đất: Ngay cả việc đóng đinh Đấng Christ cũng được giải thích theo sự mất mát đất đai (tr:180):
Công trình của Brueggemann bao gồm nhiều lời đề nghị hào hứng: Cuộc sống quốc gia Y-sơ-ra-ên được phán xét theo độ sống động đức tin của nó nơi món quà đất đai của Đức Chúa Trời: Sự khô cằn trong kinh nghiệm của Y-sơ-ra-ên trong hoang mạc được liên hệ về mặt thần học với sự hiếm muộn của vợ các tổ phụ (tr:29): Lời kêu gọi những người lưu đày trở về vùng đất được giải thích như một động lực phục sinh (tr:180): Những ý tưởng có ảnh hưởng sâu xa đáng được cân nhắc cẩn thận: Cùng lúc đó, Brueggemann dường như chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi triết học hiện đại về tầm quan trọng xã hội của vùng đất và quyền sở hữu nó: Dù bổ sung góc nhìn của ông bằng cách tham chiếu đến tầm quan trọng của kinh Tô-ra trong việc quản lý đất đai của Y-sơ-ra-ên, ông nói rằng quyền sở hữu vùng đất “đòi hỏi” một loại truyền thông mới từ Đa-vít với tư cách là vua (tr:81): Dạng thức truyền thông mới nầy chỉ “điều động và ra lệnh”, hơn là thật sự truyền thông với con người: Khi phản ánh về triển vọng lưu đày của Y-sơ-ra-ên, ông nói: “Có phải chúng ta phải học từ Marx, rằng ở trong xứ sở thiếu quan tâm đến cộng đồng sẽ chấm dứt lịch sử không?” (tr:111): Hiển nhiên rằng lời tuyên bố nầy được đưa ra trước khi chủ nghĩa cộng sản của Châu Âu bị vạch trần qua sự sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi: Dưới ánh sáng đó thật khó lòng nói rằng chủ nghĩa Marx dạy một lý thuyết về việc quản lý đất đai “biết quan tâm” đến con người:
: Nhưng một độc giả không thể dấn sâu vào các tài liệu hoặc của Cựu Ước hoặc của Tân Ước mà không chú ý đến nhiệm vụ của các phương diện khác nhau của sự sáng tạo nhằm nhấn mạnh các chân lý cứu chuộc. A-đam bắt đầu sự sống trong một khu vườn, Giăng Báp-tít mời gọi người ta vào hoang mạc, và Giê-ru-sa-lem nằm trên một ngọn núi. Chính Kinh Thánh tạo ra mối liên kết tự nhiên giữa các phước hạnh của một khu vườn và việc thử nghiệm trong một hoang mạc, việc tôn cao (exaltations) độ cao của một ngọn núi và việc hạ thấp (humiliations) những vực sâu của một thung lũng. Những “giá trị” liên quan đến các trật tự sáng tạo tự nhiên nầy không hề tỏ ra dị thường hoặc áp đặt. Thay vào đó, chúng khẳng định sự thống nhất và trật tự phát xuất từ mục đích đơn lẻ của một Đức Chúa Trời trong mọi công trình của Ngài trên thế giới nầy.
Tài liệu hướng dẫn hiện tại đưa ra một tổng quan giới thiệu (introductory overview) về các đặc trưng địa lý thuộc vùng đất của Kinh Thánh, chú ý đến cách thức những yếu tố khác biệt đó ảnh hưởng đến lịch sử Kinh Thánh. Thêm vào đó, nó làm nổi bật vai trò của các đặc trưng nhất định của vùng đất trong các mục đích của Đức Chúa Trời trong lịch sử cứu chuộc. Góc nhìn nầy có thể cung ứng những câu trả lời cho các câu hỏi nhất định mà không thể khám phá bằng cách nào khác được, như là.
Ä Vị trí của vùng đất nầy quan trọng thế nào khi nằm ở bờ đông của Địa Trung Hải?
Ä Tại sao vùng “hoang mạc” bao quanh phần đất đông nam của xứ thánh lại quan trọng đến thế?
Ä Những yếu tố địa lý cũng như lịch sử nào của Y-sơ-ra-ên cổ đại đã khiến Giô-suê dẫn dân chúng tiến thẳng về Shi-chem ngay sau khi phần đất trung tâm được đánh chiếm?
Ä Việc Đức Chúa Giê-xu khởi đầu chức vụ tại Ca-bê-na-um có liên hệ gì với các chiều kích toàn cầu của Phúc Âm Cơ Đốc?
Những câu hỏi nầy, cùng với nhiều câu khác, có thể tìm được câu trả lời đầy đủ nhất từ tầm quan trọng của vùng đất Kinh Thánh dành cho các kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời. Xem xét kỹ góc độ nầy, chúng ta có thể cảm nhận đầy đủ hơn tại sao Chúa Giê-xu lại chọn lựa địa bàn đặc biệt nầy để triển khai các mục đích cứu chuộc của Ngài.
Không phải ngẫu nhiên mà vùng đất đặc thù nầy với khung cảnh địa lý rõ nét và những nét độc đáo của nó trở thành sân khấu cho vở kịch đang mở màn của sự cứu chuộc.
Chính Chúa đã tuyên bố rằng Ngài cố ý đặt Giê-ru-sa-lem “giữa các dân tộc, và các nước bao xung quanh nó” (Exech Ed 5:5). Theo bài ca của Môi-se, khi Đấng Chí Cao ban cho các nước phần sản nghiệp của chúng, Ngài thiết lập biên giới của nhiều dân tộc khác nhau “theo số của con cái Y-sơ-ra-ên” (PhucDnl 32:8). Vì vậy ngày nay chúng ta hãy để cho vùng đất mang nhiều tính chất độc đáo nầy cao rao chân lý cứu rỗi cho cả nhân loại.
(Còn tiếp)