Ông đã để trái tim mình ở Phi Châu, nhưng thân xác ông được chôn với những bậc vỉ nhân tại thánh đường Westminter, ở Luân-Đôn. Khi ông qua đời, những thổ dân Phi-Châu đã gương nhẹ lấy nhẹ trái tim của ông và chôn nó ở xứ Phi-Châu mà ông hằng yêu mến. Rồi linh-cửu của ông được đưa ra bờ biển, và được chở về Anh quốc để an táng.
Tên ông là David Livingstone, sinh tại Blantyresheres,một thành phố ở xứ Tô-cách-Lan là nơi ông lớn lên. Căn phòng nhỏ mà nhà truyền giáo và là bác sĩ và thám hiểm này lớn lên,bây giờ trở nên là một viện bảo tàng, ở đó người ta trưng bày về những năm ông sống ở Phi-Châu. Với một nét chữ cứng cỏi ông ghi lại trong nhật ký của mình. Sự cô đơn và sự đau đớn mà ông phải từng trải khi vợ ông, Mary qua đời. Ông viết “Ôi Mary” đã nhiều lần chúng ta ước ao có được một căn nhà tỉnh mạch. Khi chúng ta đặt chân lên vùng đất Kolobury và giờ đây em đã trở về một căn nhà tốt đẹp hơn,về nhà chúng ta ở trên thiên đàng.
Điều gì đã thúc đẩy những người nam và những người nữ bỏ lại đàng sau gia đình và sự tiện nghi để đi đến một xứ khác để rao giảng Tin-Lành, như Livingstone đã làm? Nói một cách chính xác hơn, điều gì đã khiến Livingstone ở lại Phi-Châu. Khi ông có thể sống một cách thoải mái như ở quê hương ông ở Tô-Cách-Lan và hành nghề bác sĩ tại đó.
Chính Livingstone đã trải lời câu hỏi này. Sau 16 năm phục vụ tại Phi-Châu, ông trở về Tô-Cách-Lan và được mời thuyết trình tại viện đại học Glasgow. Một cánh tay của ông đã trở nên vô dụng, vì một lần ông đã bị sư tử tấn công. Cơ thể của ông mang dấu vết về những sự đau đớn mà ông phải chịu sau 27 lần bị bệnh sốt rét rừng. Khuôn mặt ông, xạm nắng vì sương gió in hần những vết nhăn vì một cuộc sống đầy khó khăn phải đối đầu với những người thờ nhờ kỷ và những người buôn bán nô lệ.
Tất cả các sinh viên đột nhiên im lặng khi nghe ông nói, biết rằng đây không phải là một người tầm thường. Ông hỏi “Tôi sẽ nói cho các bạn biết chăng điều gì đã nâng đỡ tôi trong khi tôi bị thử thách, gian khổ, cô đơn. Khi phải sống một cuộc đời xa quê hương như vậy” và rồi ông cho họ câu trả lời. Đó là lời hứa, lời hứa của Đấng cao trọng hơn hết cả mọi người, đó là lời hứa này: “Này ta sẽ hằng ở với người luôn, cho đến khi tận thế”.
Khi Livingstone chết, người ta thấy thân thể của ông ở tư thế của một người cầu nguyện khi ông quỳ gối bên giường mình, ở bên cạnh ông là một quyển Kinh-Thánh tân ước nhỏ, cũ kỹ mở ra ở Ma-thi-ơ đoạn 28, ở bên lề của trang giấy cạnh câu 20 là lời ghi chú: “Lời hứa của một Đấng cao trọng”.
Livingston có nghĩ rằng ông đã phải hy sinh lớn lao không? Không một chút nào cả. Ông nói: “Người ta nói về sự hy sinh mà tôi phại chịu khó sống nhiều năm như vậy ở Phi-Châu. Có thể là sự hy sinh không? Khi đó chỉ là sự đáp trả lại một phần nhỏ món nợ yêu thương mà Đức-Chúa-Trời đã ban cho chúng ta, một điều mà chúng ta không bao giờ trả nổi được. Đó có phải là sự hy sinh không, khi phần thưởng chúng ta có được là một hoạt động lành mạnh, ý thức được là mình đang làm điều tốt, có được sự bình an cho tâm hồn và một hy vọng rực-rỡ vào một tương lai vinh hiển trong cỏi đời đời. Không thể nào gọi đó là sự hy sinh được…Đúng hơn đó là một đặc ân.
Khi linh cửu của David Livingstone được khiêng qua đường phố ở Luân-Đôn để đi đến nơi yên nghỉ cuối cùng ở thánh đường Livetomle có một người đàn ông đã khóc một cách công khai. Một người bạn nhẹ nhàng an ủi ông ta hỏi rằng có phải ông đã quen biết với Livingstone không? Người đàn ông trả lời: “ Tôi không khóc cho Livingstone, nhưng khóc cho tôi” Ông ấy đã sống và chết cho một mục đích, nhưng tôi không sống cho một điều gì cả.
Livingstone có một câu châm ngôn cho đời sống là: “Tôi không đặt giá trị và một vật gì tôi có hay sở hữu được, trừ khi điều đó có liên hệ với vương quốc của Đức-Chúa-Trời, ông đã sống đúng theo châm ngôn đó.
Thúy Anh phỏng dịch theo “A purpose in life" from the book profile in faith by Hareld Salsa.
(Trích TNPA)
Tên ông là David Livingstone, sinh tại Blantyresheres,một thành phố ở xứ Tô-cách-Lan là nơi ông lớn lên. Căn phòng nhỏ mà nhà truyền giáo và là bác sĩ và thám hiểm này lớn lên,bây giờ trở nên là một viện bảo tàng, ở đó người ta trưng bày về những năm ông sống ở Phi-Châu. Với một nét chữ cứng cỏi ông ghi lại trong nhật ký của mình. Sự cô đơn và sự đau đớn mà ông phải từng trải khi vợ ông, Mary qua đời. Ông viết “Ôi Mary” đã nhiều lần chúng ta ước ao có được một căn nhà tỉnh mạch. Khi chúng ta đặt chân lên vùng đất Kolobury và giờ đây em đã trở về một căn nhà tốt đẹp hơn,về nhà chúng ta ở trên thiên đàng.
Điều gì đã thúc đẩy những người nam và những người nữ bỏ lại đàng sau gia đình và sự tiện nghi để đi đến một xứ khác để rao giảng Tin-Lành, như Livingstone đã làm? Nói một cách chính xác hơn, điều gì đã khiến Livingstone ở lại Phi-Châu. Khi ông có thể sống một cách thoải mái như ở quê hương ông ở Tô-Cách-Lan và hành nghề bác sĩ tại đó.
Chính Livingstone đã trải lời câu hỏi này. Sau 16 năm phục vụ tại Phi-Châu, ông trở về Tô-Cách-Lan và được mời thuyết trình tại viện đại học Glasgow. Một cánh tay của ông đã trở nên vô dụng, vì một lần ông đã bị sư tử tấn công. Cơ thể của ông mang dấu vết về những sự đau đớn mà ông phải chịu sau 27 lần bị bệnh sốt rét rừng. Khuôn mặt ông, xạm nắng vì sương gió in hần những vết nhăn vì một cuộc sống đầy khó khăn phải đối đầu với những người thờ nhờ kỷ và những người buôn bán nô lệ.
Tất cả các sinh viên đột nhiên im lặng khi nghe ông nói, biết rằng đây không phải là một người tầm thường. Ông hỏi “Tôi sẽ nói cho các bạn biết chăng điều gì đã nâng đỡ tôi trong khi tôi bị thử thách, gian khổ, cô đơn. Khi phải sống một cuộc đời xa quê hương như vậy” và rồi ông cho họ câu trả lời. Đó là lời hứa, lời hứa của Đấng cao trọng hơn hết cả mọi người, đó là lời hứa này: “Này ta sẽ hằng ở với người luôn, cho đến khi tận thế”.
Khi Livingstone chết, người ta thấy thân thể của ông ở tư thế của một người cầu nguyện khi ông quỳ gối bên giường mình, ở bên cạnh ông là một quyển Kinh-Thánh tân ước nhỏ, cũ kỹ mở ra ở Ma-thi-ơ đoạn 28, ở bên lề của trang giấy cạnh câu 20 là lời ghi chú: “Lời hứa của một Đấng cao trọng”.
Livingston có nghĩ rằng ông đã phải hy sinh lớn lao không? Không một chút nào cả. Ông nói: “Người ta nói về sự hy sinh mà tôi phại chịu khó sống nhiều năm như vậy ở Phi-Châu. Có thể là sự hy sinh không? Khi đó chỉ là sự đáp trả lại một phần nhỏ món nợ yêu thương mà Đức-Chúa-Trời đã ban cho chúng ta, một điều mà chúng ta không bao giờ trả nổi được. Đó có phải là sự hy sinh không, khi phần thưởng chúng ta có được là một hoạt động lành mạnh, ý thức được là mình đang làm điều tốt, có được sự bình an cho tâm hồn và một hy vọng rực-rỡ vào một tương lai vinh hiển trong cỏi đời đời. Không thể nào gọi đó là sự hy sinh được…Đúng hơn đó là một đặc ân.
Khi linh cửu của David Livingstone được khiêng qua đường phố ở Luân-Đôn để đi đến nơi yên nghỉ cuối cùng ở thánh đường Livetomle có một người đàn ông đã khóc một cách công khai. Một người bạn nhẹ nhàng an ủi ông ta hỏi rằng có phải ông đã quen biết với Livingstone không? Người đàn ông trả lời: “ Tôi không khóc cho Livingstone, nhưng khóc cho tôi” Ông ấy đã sống và chết cho một mục đích, nhưng tôi không sống cho một điều gì cả.
Livingstone có một câu châm ngôn cho đời sống là: “Tôi không đặt giá trị và một vật gì tôi có hay sở hữu được, trừ khi điều đó có liên hệ với vương quốc của Đức-Chúa-Trời, ông đã sống đúng theo châm ngôn đó.
Thúy Anh phỏng dịch theo “A purpose in life" from the book profile in faith by Hareld Salsa.
(Trích TNPA)