Charles Grandison Finney thường được xem là “Nhà Phục hưng tôn giáo hàng đầu của Hoa kỳ”, là nhân tố chính của cuộc Đại thức tỉnh thứ hai, cuộc Phục hưng này đã tạo ảnh hưởng sâu sắc trên lịch sử Hoa kỳ.
Finney chào đời ngày 29 – 8 – 1792 tại Warren, Connecticut. Ông là con út trong một gia đình có bảy người con. Cha mẹ của ông là nông dân còn bản thân ông chưa bao giờ được hưởng một nền học vấn đại học nhưng ông học được tiếng Latin, Hi lạp và Do thái. Thế là chàng trai cao ráo với năng khiếu âm nhạc và khả năng lãnh đạo này đã chiếm được vị trí cao trong cộng đồng. Ban đầu ông đến tập sự và học luật tại một văn phòng luật sư, sau đó ông có một trải nghiệm tâm linh và quyết định tin nhận Chúa lúc 29 tuổi tại Adam, New York. Sau khi thọ giáo bởi Mục sư George Gale, ông nhận lãnh chức Mục sư phái Trưởng lão.
Năm 1832, Finney đến New York để quản nhiệm nhà thờ Broadway Tabernacle. Với cung cách trình bày Phúc âm cách rõ ràng và lý luận sắc bén, vô số người đã đến với Chúa Cứu Thế Jesus. Người ta ước tính có khoảng 500.000 người đã tin Chúa. Năm 1735 ông chuyển đến Ohio, nơi ông trở thành Giáo sư và sau này là Viện trưởng của đại học Oberlin. Oberlin sớm trở thành nơi hoạt động của phong trào chống chế độ nô lệ. Đây là Trường đại học Mỹ đầu tiên có sinh viên da đen, sinh viên nữ và sinh viên da trắng học cùng nhau. Finney kết hôn ba lần trong cuộc sống của mình, ông có sáu người con, tất cả là con của người vợ đầu tiên Lydia Root Andrews.
Finney là một nhà phục hưng trong chiến dịch của ông vào những năm 1830 – 1831 tại Rochester, New York. Các phương pháp mới cho cơn phục hưng của ông bao gồm: những buổi nhóm kéo dài, lối nói thân mật trong giảng dạy nhiều giờ đồng hồ, nêu tên cá nhân trong giờ cầu nguyện chung, “băng ghế khao khát” để những người tìm hiểu có thể đến ngồi ... Finney chủ động mời những ai đáp ứng với Chúa bằng cách đứng lên. "Khu vực bùng cháy" (Burned-over district) là một vùng địa lý được Finney miêu tả như là vườn ươm cho phong trào phục hưng tôn giáo tại Mỹ. Đó là một khu vực thuộc miền tây Tiểu bang New York, nơi Finney gặt hái nhiều thành công, sau đó Finney đến thăm Philadelphia, Rovidence, Boston ... lửa Thánh Linh bùng cháy khắp nơi ...
Người ta mô tả rằng, trong các buổi nhóm của Charles Finney, nhiều người nam và người nữ đã bị “giết chết” dưới quyền năng của Đức Chúa Trời. Vào lúc đó, sàn nhà rải rác những con người đã “bị giết” vì Chúa. Charles Finney sống rất giống như Chúa Jesus, ông thường thức khuya kiêng ăn cầu nguyện. Rosscup trích dẫn lời của Finney nói về tầm quan trọng của sự cầu nguyện như sau: “Thiếu sự cầu nguyện bạn sẽ yếu ớt giống như đang sống trong tình trạng yếu đuối. Nếu bạn đánh mất tinh thần cầu nguyện, bạn sẽ không làm được gì. . . mặc dù bạn có sự hiểu biết rộng và khả năng thiên phú như thiên sứ”. Vì vậy Finney có một đời sống cầu nguyện rất sâu nhiệm và ảnh hưởng trên rất nhiều người, Ông nói :”Cơ Đốc nhân mà không đầy dẫy Đức Thánh Linh thì cũng phạm tội như là tội nhân không ăn năn. Còn hơn thế nữa, vì họ được soi sáng nhiều hơn, nên họ là những kẻ có tội nhiều hơn”.
Điều Finney cố gắng làm trong khu vực đã khiến ông trở nên nhà truyền bá phúc âm thành công nhất vào thời kỳ này. Trong khi những nhóm như Mormon, Jehovah's Witnesses và Seven Day Adventist trở nên những cộng đồng khép kín thì Finney có được ảnh hưởng rộng lớn trong vòng các giáo phái chính thống. Finney không bao giờ thiết lập cho mình một giáo phái riêng, cũng không tự nhận một vị trí lãnh đạo đặc biệt nào nhằm tỏ ra vượt trội hơn các nhà truyền bá phúc âm khác. Các giáo phái có cấu trúc tổ chức linh hoạt như Baptist và Methodist thu hoạch nhiều từ những thành quả của Finney, trong khi các giáo phái có khuynh hướng thủ cựu như Presbyterian tỏ ra không mấy thành công.
Chiến dịch truyền giảng ngoài trời lưu động của Charles Finney đã có ảnh hưởng đến Dwight Moody, nhà truyền giảng có kết quả mạnh mẽ. Thậm chí có người cho rằng Billy Sunday, và Billy Graham của thế kỷ 20 cũng là những người chịu ảnh hưởng các phong cách truyền giảng của Charles Finney.. Ngoài ra việc khai thác các khía cạnh cảm xúc trong truyền giảng cũng để lại dấu ấn trong phong trào phục hưng hiện đại. Việc được người đời sau gọi là “cha đẻ của phong trào phục hưng hiện đại” đã nói lên mức độ ảnh hưởng của Finney.
Là một người có khuynh hướng ủng hộ việc bãi bỏ chế độ nô lệ, khi là Viện trưởng Đại Học Oberlin, Charles Finney đã nhận các sinh viên da đen vào học giữa những người da trắng. Khuynh hướng nầy của Charles Finney đã góp phần vào tiến trình thúc đẩy cuộc giải phóng nô lệ về sau. Thái độ tích cực của Finney đối với phong trào chống chế độ nô lệ đã giúp các tiểu bang miền Bắc kiến tạo một nền tảng tôn giáo ủng hộ lập trường chống chế độ nô lệ. Vào thời điểm ấy, niềm tin tôn giáo của người miền Nam tỏ ra bảo thủ và liên kết chặt chẽ với các tôn giáo truyền thống. Trong ý nghĩa này, tư tưởng của Finney được chấp nhận dễ dàng hơn ở miền Bắc. Nó cũng thiết lập một sự nối kết trực tiếp giữa phong trào phục hưng và phúc lợi xã hội, một sự nối kết trở nên chặt chẽ hơn trong hội thánh sau cuộc Nội chiến.
Tinh thần cấp tiến của ông cũng được thể hiện trong việc nhận phụ nữ vào học thần học. Người phụ nữ đầu tiên hoàn thành chương trình thần học và được ông thụ phong tại Mỹ là dưới sự đỡ đầu và dẫn dắt của ông. Các khuynh hướng nầy cho thấy ông không chỉ là một nhà lãnh đạo phục hưng mà còn là nhà cải cách xã hội nữa. Dù nước Mỹ mất cả trăm năm nữa sau thời kỳ của ông để phong trào bình đẳng da màu và nữ quyền mới được chính thức thừa nhận trên thực tế, nhưng bước đi của Charles Finney chắc chắn đã có ý nghĩa rất lớn vì tạo nền tảng cho các phong trào nầy.
Quan điểm thần học của Finney vừa ủng hộ thuyết tiền định của Calvin, vừa ủng hộ quan điểm của Pelagius. Ông cho rằng bản chất con người không phải tội lỗi và con người không đóng vai trò thụ động trong sự cứu rỗi. Nhiều người xem ông là một thần học gia của phái Arminian nhưng ông cực lực bác bỏ điều này. Do ban đầu ông thuộc phái Trưởng lão nhưng sau này theo phái Hội chúng nên ông phải chịu nhiều chỉ trích nặng nề từ phái Trưởng lão bảo thủ.
Charles Finney, nhà giảng phục hưng, nhà giảng Tin lành đầy hiệu quả, nhà thần học, nhà đấu tranh cho nhân quyền – nữ quyền, nhà giáo dục, nhà hùng biện, người cầu nguyện ... Ông là người tạo ảnh hưởng rất lớn trên đời sống xã hội, chính trị, tôn giáo, giáo dục, nhân quyền ... của Hoa kỳ và thế giới. Ngọn lửa nhiệt thành, tâm linh bùng cháy của ông là tấm gương cho các thế hệ sau này./.
Finney chào đời ngày 29 – 8 – 1792 tại Warren, Connecticut. Ông là con út trong một gia đình có bảy người con. Cha mẹ của ông là nông dân còn bản thân ông chưa bao giờ được hưởng một nền học vấn đại học nhưng ông học được tiếng Latin, Hi lạp và Do thái. Thế là chàng trai cao ráo với năng khiếu âm nhạc và khả năng lãnh đạo này đã chiếm được vị trí cao trong cộng đồng. Ban đầu ông đến tập sự và học luật tại một văn phòng luật sư, sau đó ông có một trải nghiệm tâm linh và quyết định tin nhận Chúa lúc 29 tuổi tại Adam, New York. Sau khi thọ giáo bởi Mục sư George Gale, ông nhận lãnh chức Mục sư phái Trưởng lão.
Năm 1832, Finney đến New York để quản nhiệm nhà thờ Broadway Tabernacle. Với cung cách trình bày Phúc âm cách rõ ràng và lý luận sắc bén, vô số người đã đến với Chúa Cứu Thế Jesus. Người ta ước tính có khoảng 500.000 người đã tin Chúa. Năm 1735 ông chuyển đến Ohio, nơi ông trở thành Giáo sư và sau này là Viện trưởng của đại học Oberlin. Oberlin sớm trở thành nơi hoạt động của phong trào chống chế độ nô lệ. Đây là Trường đại học Mỹ đầu tiên có sinh viên da đen, sinh viên nữ và sinh viên da trắng học cùng nhau. Finney kết hôn ba lần trong cuộc sống của mình, ông có sáu người con, tất cả là con của người vợ đầu tiên Lydia Root Andrews.
Finney là một nhà phục hưng trong chiến dịch của ông vào những năm 1830 – 1831 tại Rochester, New York. Các phương pháp mới cho cơn phục hưng của ông bao gồm: những buổi nhóm kéo dài, lối nói thân mật trong giảng dạy nhiều giờ đồng hồ, nêu tên cá nhân trong giờ cầu nguyện chung, “băng ghế khao khát” để những người tìm hiểu có thể đến ngồi ... Finney chủ động mời những ai đáp ứng với Chúa bằng cách đứng lên. "Khu vực bùng cháy" (Burned-over district) là một vùng địa lý được Finney miêu tả như là vườn ươm cho phong trào phục hưng tôn giáo tại Mỹ. Đó là một khu vực thuộc miền tây Tiểu bang New York, nơi Finney gặt hái nhiều thành công, sau đó Finney đến thăm Philadelphia, Rovidence, Boston ... lửa Thánh Linh bùng cháy khắp nơi ...
Người ta mô tả rằng, trong các buổi nhóm của Charles Finney, nhiều người nam và người nữ đã bị “giết chết” dưới quyền năng của Đức Chúa Trời. Vào lúc đó, sàn nhà rải rác những con người đã “bị giết” vì Chúa. Charles Finney sống rất giống như Chúa Jesus, ông thường thức khuya kiêng ăn cầu nguyện. Rosscup trích dẫn lời của Finney nói về tầm quan trọng của sự cầu nguyện như sau: “Thiếu sự cầu nguyện bạn sẽ yếu ớt giống như đang sống trong tình trạng yếu đuối. Nếu bạn đánh mất tinh thần cầu nguyện, bạn sẽ không làm được gì. . . mặc dù bạn có sự hiểu biết rộng và khả năng thiên phú như thiên sứ”. Vì vậy Finney có một đời sống cầu nguyện rất sâu nhiệm và ảnh hưởng trên rất nhiều người, Ông nói :”Cơ Đốc nhân mà không đầy dẫy Đức Thánh Linh thì cũng phạm tội như là tội nhân không ăn năn. Còn hơn thế nữa, vì họ được soi sáng nhiều hơn, nên họ là những kẻ có tội nhiều hơn”.
Điều Finney cố gắng làm trong khu vực đã khiến ông trở nên nhà truyền bá phúc âm thành công nhất vào thời kỳ này. Trong khi những nhóm như Mormon, Jehovah's Witnesses và Seven Day Adventist trở nên những cộng đồng khép kín thì Finney có được ảnh hưởng rộng lớn trong vòng các giáo phái chính thống. Finney không bao giờ thiết lập cho mình một giáo phái riêng, cũng không tự nhận một vị trí lãnh đạo đặc biệt nào nhằm tỏ ra vượt trội hơn các nhà truyền bá phúc âm khác. Các giáo phái có cấu trúc tổ chức linh hoạt như Baptist và Methodist thu hoạch nhiều từ những thành quả của Finney, trong khi các giáo phái có khuynh hướng thủ cựu như Presbyterian tỏ ra không mấy thành công.
Chiến dịch truyền giảng ngoài trời lưu động của Charles Finney đã có ảnh hưởng đến Dwight Moody, nhà truyền giảng có kết quả mạnh mẽ. Thậm chí có người cho rằng Billy Sunday, và Billy Graham của thế kỷ 20 cũng là những người chịu ảnh hưởng các phong cách truyền giảng của Charles Finney.. Ngoài ra việc khai thác các khía cạnh cảm xúc trong truyền giảng cũng để lại dấu ấn trong phong trào phục hưng hiện đại. Việc được người đời sau gọi là “cha đẻ của phong trào phục hưng hiện đại” đã nói lên mức độ ảnh hưởng của Finney.
Là một người có khuynh hướng ủng hộ việc bãi bỏ chế độ nô lệ, khi là Viện trưởng Đại Học Oberlin, Charles Finney đã nhận các sinh viên da đen vào học giữa những người da trắng. Khuynh hướng nầy của Charles Finney đã góp phần vào tiến trình thúc đẩy cuộc giải phóng nô lệ về sau. Thái độ tích cực của Finney đối với phong trào chống chế độ nô lệ đã giúp các tiểu bang miền Bắc kiến tạo một nền tảng tôn giáo ủng hộ lập trường chống chế độ nô lệ. Vào thời điểm ấy, niềm tin tôn giáo của người miền Nam tỏ ra bảo thủ và liên kết chặt chẽ với các tôn giáo truyền thống. Trong ý nghĩa này, tư tưởng của Finney được chấp nhận dễ dàng hơn ở miền Bắc. Nó cũng thiết lập một sự nối kết trực tiếp giữa phong trào phục hưng và phúc lợi xã hội, một sự nối kết trở nên chặt chẽ hơn trong hội thánh sau cuộc Nội chiến.
Tinh thần cấp tiến của ông cũng được thể hiện trong việc nhận phụ nữ vào học thần học. Người phụ nữ đầu tiên hoàn thành chương trình thần học và được ông thụ phong tại Mỹ là dưới sự đỡ đầu và dẫn dắt của ông. Các khuynh hướng nầy cho thấy ông không chỉ là một nhà lãnh đạo phục hưng mà còn là nhà cải cách xã hội nữa. Dù nước Mỹ mất cả trăm năm nữa sau thời kỳ của ông để phong trào bình đẳng da màu và nữ quyền mới được chính thức thừa nhận trên thực tế, nhưng bước đi của Charles Finney chắc chắn đã có ý nghĩa rất lớn vì tạo nền tảng cho các phong trào nầy.
Quan điểm thần học của Finney vừa ủng hộ thuyết tiền định của Calvin, vừa ủng hộ quan điểm của Pelagius. Ông cho rằng bản chất con người không phải tội lỗi và con người không đóng vai trò thụ động trong sự cứu rỗi. Nhiều người xem ông là một thần học gia của phái Arminian nhưng ông cực lực bác bỏ điều này. Do ban đầu ông thuộc phái Trưởng lão nhưng sau này theo phái Hội chúng nên ông phải chịu nhiều chỉ trích nặng nề từ phái Trưởng lão bảo thủ.
Charles Finney, nhà giảng phục hưng, nhà giảng Tin lành đầy hiệu quả, nhà thần học, nhà đấu tranh cho nhân quyền – nữ quyền, nhà giáo dục, nhà hùng biện, người cầu nguyện ... Ông là người tạo ảnh hưởng rất lớn trên đời sống xã hội, chính trị, tôn giáo, giáo dục, nhân quyền ... của Hoa kỳ và thế giới. Ngọn lửa nhiệt thành, tâm linh bùng cháy của ông là tấm gương cho các thế hệ sau này./.