Đức
Thánh Linh cảm thúc các tác giả bộ Tân Ước trong cách dùng từ ngữ, từ liệu cách
tinh nghĩa và đúng chỗ. Muốn am hiểu các từ ngữ miêu tả các sự kiện thuộc linh,
anh em phải quan sát các minh họa lịch sử có dùng đến các từ ngữ đó. Đức Thánh
Linh dùng các phần sử liệu trong Tân Ước để cụ thể hóa các từ ngữ trừu tượng và
thuộc linh được dùng trong các phần giáo lý. Chúng tôi minh họa một số trường
hợp tiêu biểu:
1.Động từ allomai có nghĩa nhảy, nhảy lên, văng ra ngoài :
Ezallomai= ez [out of] +allomai.
+ Sứ Đồ
3:8 “ chàng đứng nhảy lên [ezallomai]… vừa đi vừa nhảy” [allomai].
+ Sứ Đồ
14:10 “ người bèn nhảy lên [allomai] và bước đi”.
+Giăng
4:14 Chúa Jêsus phán “ nhưng hễ ai uống nước Ta cho, thì đời đời hẳn chẳng hề khát nữa , vì nước Ta cho sẽ thành một
mạch nước trong người đó, văng ra [allomai] cho đến sự sống đời đời”.
Nguồn
nước sống sẽ trào dâng, nhảy lên, nhảy ra, văng ra từ chúng ta cho đến sự sống
đời đời.
2.Động từ katartizo có nghĩa “vá sửa”.
Nó chỉ xuất hiện 13 lần trong Tân Ước. Đức Thánh Linh minh họa cách cụ thể cho
động từ nầy trong 2 lần như sau:” Gia cơ … với giăng em mình … đang vá lưới”
[Math. 4:21 và Mác 1:19].
Dù
katartizo được dùng trong 11 chỗ khác sau đây, nhưng lời dịch có biến hóa nhiều
cách cho thích hợp văn mạch Kinh thánh:
# Math. 21:16 “Chúa đã hoàn hảo lời ngợi khen từ miệng con trẻ…”.
# Lu.
6:40 “ trò được trọn vẹn [ được huấn luyện đầy đủ] thì sẽ như
Thầy”.
# La. 9:22 “bình sự thạnh
nộ thích ứng cho sự hư mất”.
# I
Cor. 1;10 “phải điều hòa cùng tâm trí và trong cùng ý kiến”.
# IICor. 13:11” anh em ơi, hãy vui mừng,
hãy nên trọn vẹn”.
# Ga. 6:1 “Anh em là thuộc
linh hãy phục hồi [sửa lại] người như vậy”.
# I
Tês. 3:10 “ làm cho đầy trọn các sự thiếu hụt của đức tin anh em”
#.
Hê.10:5 “ Chúa đã sắm sửa cho tôi một thân thể”.
# Hê.
11:3 “ các thời đại được điều
chỉnh bởi rhéma của Đức Chúa
Trời”.
# Hê.
13:21 “ khiến anh em nên trọn
vẹn”.
# I
Phie. 5;10 “Ngài sẽ làm cho anh em trọn
vẹn”.
Từ liệu Katartizo có nghĩa vá sửa, phục hồi, điều chỉnh,
làm cho hoàn thiện, điều hòa, làm cho trọn vẹn, làm cho vật hư nên hoàn toàn,
liên kết nhau cách hoàn toàn. Đó là chức vụ vá sửa, chức vụ hàn gắn của sứ đồ
Giăng.
3.Động từ méno có nghĩa : ở, cứ ở, trú,
ở trong. Méno có nghĩa trú luôn chỗ nào đó. Môn đồ hỏi Chúa Jêsus, “ Thầy trú
[méno] tại đâu? [Giăng 1:38]. “ Đồ ăn còn lại [méno] đến sự sống đời đời”[
Giăng 6:27]. Minh họa rõ nét nhất về méno là lời Luca chép về chiếc tàu có
Phaolô quá giang, bị vỡ: “đầu mũi mắc cạn cắm xuống [méno] không động đậy được”
[Sứ. 27:41]. Méno là: cứ ở, còn tại đó không động đậy.
Từ ngữ
“méno” thường xuất hiện ở phúc âm Giăng và thơ tín I Giăng. Riêng Giăng 15 chép
đến 12 lần.
#. Những gì méno trong chúng ta:
- Đấng An Ủi Giăng 14:17
- Lời Chúa [ rhéma] Giăng 15:7.
- Lời Đức Chúa Trời [logos] I Giăng 2:14.
- Sự xức dầu I
Giăng 2:27.
- Đức Chúa Trời I
Giăng 3:24
# Chúng ta méno trong những gì:
- Trong Lời Chúa Giăng
8:31.
- Trong đức tin và tình yêu I
Tim.2:15.
-Trong Đức Chúa Trời I Giăng 3:24 ./.
Minh Khải