Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

SỰ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA BẢNG ĐEO NGỰC


SỰ CẤU TẠO VÀ Ý NGHĨA BẢNG ĐEO NGỰC



Theo sách Xuất hành 28, trong bộ lễ phục của thầy tế lễ cả có có Ê-phót và bảng đeo ngực. Ê-phót có hai cầu vai, mỗi cầu vai gắn một viên ngọc. Hai viên ngọc ở hai bên vai khắc tên mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên theo thứ tự ngày sinh.
Còn bảng đeo ngực là một miếng vải gai mịn, hình vuông dài hai tấc rưỡi mỗi cạnh, có thêu dệt chỉ màu lam, đỏ tía, đỏ sậm và kim tuyến.
Trên bảng đeo ngực đó có gắn 4 hàng ngọc. Mỗi hàng 3 viên, tổng cộng 12 viên. Mỗi viên ngọc khắc tên một chi phái Y-sơ-ra-ên theo thứ tự đóng trại và di hành của họ trong Dân-số-ký 2 và 10.
Hàng ngọc thứ nhất ghi tên Giu-đa, Y-sa-ca và Sa-bu-lôn. Hàng ngọc thứ hai khắc trên Ru-bên, Si-mê-ôn và Gát. Hàng thứ ba là Ép-ra-im, Ma-na-se và Bên-gia-min. Hàng thứ tư có Đan, A-se và Nép-ta-li.
Mười hai viên ngọc đó ghi tên mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên, tổng cộng là 18 trong số 22 mẫu tự của tiếng Hê-bơ-rơ. Còn 4 mẫu tự nữa thì ghi trên hai viên ngọc khác tên là U-rim và Thu-mim.
Đây là bảng đeo ngực về sự xét đoán, phán quyết. Nhờ bảng đeo ngực mà can phạm Acan được tìm ra, Sau-lơ được chọn làm vua và Giô-suê được chỉ định thay thế Môi-se.
Bảng đeo ngực trình bày các bước đi của dân Đức Chúa Trời theo sự chỉ đạo của Ngài. Đó là sơ đồ di hành, nguyên tắc làm việc của dân Chúa.
Các bài nghiên cứu sau đây nhằm mục đích đóng góp vài sự hiểu biết về các nguyên tắc thần thượng của Đức Chúa Trời khải thị trong bảng đeo ngực hầu dân thánh hôm nay có thể bước đi.
“Nguyền xin sự bình an và thương xót giáng trên hết thảy những kẻ noi theo mẫu mực này, lại giáng trên dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa” (Gal 6:16). Amen.

BỐN THỜI KỲ PHÂN PHÁT THEO BẢNG ĐEO NGỰC

          Các giáo sư  kinh thánh của Cơ đốc giáo chia lịch sử loài người từ A-dam đến cuối vương quốc thiên hi niên thành 7 thời kỳ. Nhưng qua các tác giả chép Kinh thánh, khoảng thời gian trên được chia làm 4 thời kỳ phân phát như sau:
1.Từ A-dam đến Môi-se (La 5:14): Thời kỳ tổ phụ.
2.Từ Môi-se đến Christ (Math 11: 13): Thời kỳ luật pháp.
3.Từ Christ phục sinh đến Christ tái lâm (Sứ 15: 14-16): Thời kỳ Tân ước.
4.Từ Christ tái lâm đến trời mới đất mới (I Cô 15: 24-25): Thiên hi niên.
Số 4 là con số của muôn vật thọ tạo. Bốn hàng ngọc trên bảng đeo ngực của thầy Thượng tế cũng bày tỏ 4 thời kỳ đó. Bảng đeo ngực là sơ đồ trong dự trù và thiên hựu của Đức Chúa Trời cho thiên dân di hành trên đất. Viên ngọc số 1 là Hồng bửu thạch, viên cuối cùng, thứ 12 là Bích ngọc, ngụ ý dân Chúa phải khởi đầu từ sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời để hoàn tất trong vinh quang của Ngài trong thành thánh.
Bốn hàng ngọc đó là:
a)       Hồng bửu thạch (sardius)          : đỏ
Hoàng ngọc (topaz)                  : vàng
Ngọc thạch lựu (carbuncle)       : đỏ
          b)      Lục bửu thạch (emerald)           : xanh cỏ
                   Lam bửu thạch (sapphire)          : xanh da trời
                   Kim cương (diamond)               : trắng
          c)       Xích ngọc (jacinth)                   : đỏ tía
                   Bạch mã não (agate)                  : trắng
                   Tử bửu thạch (amethyst)           : đỏ tía
          d)      Thủy thương ngọc (beryl)          : xanh nước biển
                   Hồng mã não (onyx)                 : đỏ lợt
                   Bích ngọc (jasper)                    : xanh lá cây
          Trong thời kỳ tổ phụ, mọi thánh đồ tự làm thầy tế lễ cho mình, trực tiếp giao thông với Đức Chúa Trời cứu chuộc là Hồng Bửu Thạch thuộc linh. Nhiều thánh đồ đắc thắng như cụ Gióp, đã trở thành người có giá trị như vàng. Cụ làm chứng “khi Ngài (Chúa) đã thử rèn tôi, tôi sẽ bước ra như vàng” – vì hoàng ngọc là đá vàng, châu báu màu vàng. Các thánh tổ như cụ Hê-nóc, Mê-tu-sê-la, Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giô-sép… đã từng chiêm bái được Đức Chúa Trời vinh hiển (Sứ 7: 2), để rồi họ chói sáng như các viên Ngọc thạch lựu, Ngọc hồng bảo trong thời kỳ đen tối kéo dài từ A-dam đến Môi-se. Cả bộ sách Gióp như lời diễn nghĩa, như phần tham khảo cho sách Sáng-thế-ký. Đó là thời kỳ phân phát thứ nhất.
Trong thời kỳ Cựu ước hay luật pháp, Đấng Cứu Chuộc của các tổ phụ (Gióp 19: 25) lại hiện ra là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên – “dưới chân Ngài có lót một vật bằng đá Lam bửu, giống sắc trời thanh quang” (Xuất 24: 10 bản ASV). Ê-xê-chi-ên mô tả ngai của Con Người trong chức vụ định tội, thẩm phán của Cựu ước bằng Ngọc lam bửu (1: 26).
Sách Đa-ni-ên bày tỏ Đấng Rất Cao cai trị trong các nước của loài người. Đấng cai trị thời Cựu ước là Chúa Giê-hô-va, mà danh xưng ấy được tiên tri Ê-xê-chi-ên dùng đến 200 lần. Đá Lam bửu có màu xanh da trời, màu thiên thanh, vì Chúa Giê-hô-va “lập ngôi Ngài trên các từng trời, nước Ngài cai trị trên muôn vật”. Các thánh đồ cựu ước là dân thiên thượng, nên áo họ mặc phải kết tua màu thiên thanh (xem Dân 15: 38, bản Anh văn).
Vào thời kỳ thứ ba là thời ân điển, sự phân phát Tân ước, vị Vua của Đức Giê-hô-va ở Thi-thiên 2:6, được lập lên làm Chúa và Christ (Sứ 2:36), làm Đấng Khởi Phát (Nguyên Thủ, Nguyên Thủy) và Cứu Chúa (Sứ 5:31).
Các thánh đồ thời này được gọi là cơ đốc nhân. Họ được dự phần vương vị Xích ngọc của Ngài. Xích ngọc màu đỏ tía. Christ đã đi phương xa nhận lấy vương quyền và sắp trở lại trái đất lập nước của mình. Các tín đồ đắc thắng của Ngài nhờ nhận ân điển và ban tứ của sự công nghĩa đang làm vua cách thuộc linh trong đời sống mình (La 5:17). Dù vậy, thế giới chẳng biết chúng ta là ai vì họ chưa từng biết Ngài. Ngày đó chúng ta sẽ ra thể nào thì hôm nay chưa được tỏ ra.
Christ và các thành đồ đắc thắng sẽ làm gì trong vương quốc ngàn năm? “Vì Ngài (Christ) cần phải làm Vua cho đến chừng… Đức Chúa Trời làm mọi sự trong mọi sự” I Cô 15: 25-28). Nếu chúng ta nhịn chịu nổi chúng ta cũng sẽ đồng trị vì với Ngài. Theo hàng thứ tư của bảng đeo ngực, Bích ngọc tượng trưng Đức Chúa Trời Cha, Hồng mã não tiêu biểu Đức Chúa Trời Linh, còn Ngọc thủy thương, màu xanh nước biển, thay cho Christ và đoàn thánh đồ đắc thắng.
Bánh xe trong các chuyển động của Đức Chúa Trời cứu chuộc tựa như Ngọc thủy thương (Ê-xê-ch 1: 16). Ngọc thủy thương đứng ở vị trí số 10, công tác cứu chuộc của Christ sẽ phát triển hoàn bị trong thiên hi niên. Ngài còn cai trị, dạy dỗ tuyển dân Y-sơ-ra-ên, sửa trị và hoàn hảo đa số thánh đồ thất bại từ các thời đại, và cần phải cai trị các dân tộc phục hồi để chọn ra các dân tộc cho trái đất mới. Cánh tay Ngài nạm Ngọc thủy thương (Nhã 5: 14), thân hình Ngài như Ngọc thủy thương (Đa 10: 6), xe Ngài cũng bằng ngọc ấy. Biển tượng trưng các dân tộc. Ngài còn bận rộn làm việc với đoàn đồng công của mình suốt 1.000 năm ấy. Để cuối cùng ánh quang màu xanh lá cây đầy nhựa sống của Bích ngọc, từ thành thánh rạng lòa. Ngày đó có trời mới đất mới xuất hiện, là nơi sự công nghĩa cư trú./.