Polycarp: Bị Thiêu Sống Vì Danh Chúa
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất, hay có lẽ đầu thế kỷ thứ hai, sứ đồ Giăng đã qua đời sau một thời gian dài thi hành chức vụ ở vùng Tiểu Á, bây giờ là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ. Sứ đồ Giăng là người còn lại cuối cùng trong số mười hai sứ đồ, nhưng chân lý của Cơ Đốc Giáo không phải vì vậy mà mai một cùng theo với ông. Những đứa con thuộc linh của ông tiếp tục đứng vững trong đức tin nơi Đấng Christ là Con Yêu Dấu của Đức Chúa Trời mà sứ đồ Giăng đã nghe, thấy, và từng rờ mó được (như Giăng đã nói cho chúng ta biết trong 1 Giăng 1: 1-2).
Là một trong những người con thuộc linh của sứ đồ Giăng, Polycarp được sanh ra vào khoảng năm 69 A.D. Ông sống ở Si niệc ma và học hỏi kinh nghiệm theo Chúa qua sự giảng dạy của sứ đồ Giăng. Polycarp trở thành người lãnh đạo của hội thánh Si-niệc-ma, và trên nhiều phương diện cá tính của ông phản ảnh người thầy mà ông hấp thụ. Ông có cùng tinh thần Cơ Đốc thuần ái như thầy của ông, đầy vẻ khoan dung nhã nhặn, nhưng thẳng thắn chống lại những sai lầm hay dụ dỗ.
Hội thánh Si-niệc-ma, nơi Polycarp là mục sư, là một trong những hội thánh được Đấng Christ nhắc đến trong sách Khải Huyền. Đấng Christ nói cho hội thánh đó biết trước về sự bắt bớ sắp sửa xẩy đến cho hội thánh đó và hứa với hội thánh về mão triều thiên của sự sống cho những ai bền lòng trung tín đến cuối cùng. Lời hứa đó chắc chắn được Polycarp nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho tất cả con chiên Chúa trong hội thánh để nâng đở khuyến khích họ khi quân La Mã kéo họ ra pháp trường làm mồi cho thú dữ hay bị thiêu đốt trong lò lửa.
Khi thẩm quyền La Mã tìm cách bắt Polycarp, thân nhân bè bạn đốc thúc ông rời khỏi Si-niệc-ma và ẩn dấu ở một nhà nông trại. Ở đó ông bỏ thời giờ ra thông công nguyện cầu với Chúa. Một bức thư từ hội thánh Si-niệc-ma nói rằng, "đang khi cầu nguyện ông lâm vào trạng thái hôn mê ba ngày trước khi ông bị bắt; và ông thấy cái gối của ông bị bốc cháy. Ông quay lại và nói với những người đi theo ông rằng ông sẽ bị thiêu sống."
"Khi những kẻ rùng bắt ông đến căn nhà ông đang ở, ông đã trốn đến một nhà nông trại khác. Giận dữ vì bắt hụt ông, kẻ rùng bắt ông bỏ hai đứa trẻ lên dàn xử án để tra tấn, nhưng một trong hai đứa phản bội và chỉ chỗ ông đang ẩn náo. Người đội trưởng quân lính ra lệnh bắt ông vào tối thứ Sáu đêm đó. Mặc dầu còn có thể trốn thoát, nhưng ông già Polycarp cương quyết từ chối và thốt lên, "Ý Chúa được nên!" Để chứng tỏ tấm lòng đầy nhân đức yêu thương của ông, ông đến gặp kẻ rùng bắt ông, đối xử với họ như là những người bạn của ông, chuyện trò thân mật, và bảo dọn thức ăn thức uống cho họ. Đang khi những người này ăn uống, ông chỉ yêu cầu một điều duy nhất trước khi họ bắt ông đem đi: một giờ được tự do cầu nguyện. Những người đến bắt ông chứng kiến một ông già thiết tha cầu nguyện suốt hai tiếng đồng hồ, và họ có vẻ đổi ý. Tại sao họ đến bắt một ông già như thế này?
Mặc dầu đám quần chúng đông đão la ó đòi đem Polycarp ra tháo trường làm mồi cho thú dữ, viên thống đốc Si-niệc-ma và thẫm quyền La Mã lúc đó nhận định không có lý gì để cho một ông già bị chết vì tuẫn đạo. Vì thế khi Polycarp được đem ra thao trường, vị thống đốc cố gắng thuyết phục ông: "Lăng mạ Đấng Christ rồi ta sẽ thả ngươi ra."
Polycarp: "Tám mươi tám năm tôi đã phục vụ Đấng Christ, cũng như Ngài chưa bao giờ làm tổn hại tôi. Làm sao tôi có thể lăng mạ vị Vua vị Chúa Đấng đã cứu tôi?"
Vị thống đốc cố nhượng bộ một chút: "Thôi được, lão già. Chỉ cần thề trong "danh" của hoàng đế thôi cũng đủ rồi." ("danh" có nghĩa là công nhận những thần tà giáo và tín ngưỡng vô thần.)
Polycarp: "Nếu quan mơ tưởng rằng lão sẽ làm điều đó, có nghĩa là quan giã bộ không biết lão là ai. Hãy nghe rõ đây. Lão là một người tín đồ."
Càng thuyết phục. Polycarp càng cương quyết.
Vị thống đốc đe dọa quăng ông cho thú dữ.
Polycarp: "Hãy đem chúng ra đây. Lão sẽ thay đỗi ý kiến nếu có nghĩa là đi từ run sợ tới thoải mái, nhưng không thể đổi từ lẽ phải sang lẽ trái."
Viên thống đốc không còn nhẫn nại nữa: "Ta sẽ thiêu sống người."
Polycarp: "Ông đe dọa tôi với ngọn lửa chỉ cháy có một giờ rồi tắc; nhưng ông không biết tới ngọn lửa đoán phạt sắp đến, ngọn lửa trừng phạt đời đời. Hãy đem ra cái gì mà ông muốn. Lẹ đi."
Chết Thiêu Sống
Có bao giờ bạn ở trong hoàn cảnh người thân của bạn đang chịu đau đớn vì một chứng bệnh hiễm nghèo và không có thuốc chữa? Chắc chắn bạn cảm thấy đau đớn tận tâm hồn và không biết làm gì được. Hay là bạn cảm thấy thế nào khi một người bạn yêu dấu, tận hiến cả cuộc đời cho bạn nay người đó phải chịu đau đớn vì sự tàn nhẫn vô cớ của kẻ khác?
Cứ thử ngẫm nghĩ điều đó và suy tưởng người tín đồ ở hội thánh Si-niệc-ma cảm thấy như thế nào khi vị mục sư đáng kính, già nua của mình, Polycarp, bị thiêu sống giữa quần chúng - chỉ vì ông là người Tín đồ Cơ Đốc.
Lò lửa đã được chuẩn bị xong. Polycarp ngướng mắt lên trời và cầu nguyện: "Đức Chúa Cha ôi, tôi thật tạ ơn Ngài vì Ngài thấy rằng tôi xứng đáng có giờ phút này, để tôi dự phần vào sự hành hình trong chén của Đấng Christ...Giữa quanh cảnh này cầu xin tôi được tiếp nhận như là một của lễ hy sinh quý giá và thỏa đáng trước mặt Ngài. "
Khi ngọn lửa bao phủ ông, các tín hữu ghi nhận rằng ngọn lửa không có mùi thịt bị đốt cháy nhưng có mùi bánh được nướng lên. Ông bị kết liễu bằng một ngọn gươm đâm vào người ông. Các tín hữu lượm lặc xương cốt của ông như một báu vật và đem chon vào ngày 22 tháng Hai, năm 155. Có một điều kỳ lạ là trong niềm tin, ngày Polycard bị thiêu đốt được coi như là ngày đắc thắng khải hoàn mặc dầu người ta cho đó là một ngày thê lương.