Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

TỪ- NGỮ THÁNH- KINH—MATHIO 11


I.NHU MÌ:
1. Từ Ngữ Hạt Giống:
Mathio 5:5, “phước cho những kẻ nhu mì vì họ sẽ thừa kế trái đất”. Từ ngữ hạt giống là “nhu mì”
2. Tính Từ: Praus, praeia, prau: gentle, considerate: nhu mì. Chữ nầy xuất hiện 4 lần trong Tân ước:
- Math 5:5, “phước cho những kẻ nhu mì vì họ sẽ thừa kế trái đất”.
- Math. 11:29, “vì Ta (Jesus) nhu mì, khiêm ti trong lòng”
- Math. 21:5, “kìa Vua ngươi đến cùng ngươi, nhu mì mà cỡi lừa”.
- 1 Phi. 3:4, “hãy lấy linh nhu mì, yên lặng mà trang sức người ẩn mật trong lòng”

3. Danh Từ 1: Praupatheia: The gentleness; sự nhu mì: một lần xuất hiện trong Tân Ước.
- 1 Tim. 6:11, “đuổi theo sự công nghĩa...sự nhẫn nại, sự nhu mì”.

4. Danh Từ 2: Praótes, praótetos: the genteness, humility, courtesy, considerateness: sự nhu mì.
- 1 Cor.4, 21, “muốn tôi cầm roi mà đến...hay lấy tình thương yêu và linh của sự nhu mì...”
- 2 Cor. 10:1, “nay nhờ sự nhu mì và sự nhẫn nhục của Đấng Christ”.
- Gal.3:25, “trái của Đức Linh là tình thương yêu...sự nhu mì, sự tiết chế”.
- Gal. 6: 1, “anh em là kẻ thuộc linh hãy lấy linh của sự nhu mì mà sửa họ lại”.
- Eph. 4:2, “tất cả mọi sự phải là sự khiêm nhường, sự nhu mì, sự kiên nhẫn...”
- Col. 3:12, “mặc lấy lòng dạ của sự thương yêu... của sự nhu mì”
- 2 Tim. 2:25, “trong sự nhu mì sửa dạy những kẻ chống nghịch”.
- Tít 3:2, “tỏ ra đủ mọi sự nhu mì đối với mọi người”
- Gia 1:21, “tiếp nhận lời đã trồng trong anh em trong sự nhu mì”
- Gia 3:13, “hãy lấy cách cư xử tốt mà tỏ ra công việc mình trong sự nhu mì”.
- 1 Phi. 3:15, “sẵn sàng trả lời mọi kẻ hỏi lẽ thật về sự hi vọng trong anh em với sự nhu mì”.

5. Cựu Ước:
a/ Tính từ: anav: meek: 21 lần: bản Vit văn dịch sai  là “hiền từ”.
- Thi 22:26, “ người nhu mì (hiền từ) sẽ ăn và thỏa mãn”.
- Thi 25:9, “ Ngài hướng dẫn người nhu mì trong sự công lý”.
- Thi 37:11, “nhưng người nhu mì sẽ thừa kế đất đai”.
- Thi 76:9, “khi Đức Chúa Trời dấy lên để phán xét, để cứu mọi kẻ nhu mì khỏi trái đất”.
- Thi 147:6, “Jehovah sẽ nhấc kẻ nhu mì, Ngài sẽ hạ kẻ ác xuống đất”.
- Thi 149:4, “Ngài sẽ trang điểm người nhu mì bằng sự cứu rỗi”.
- Esai 11:4, “phán quyết công bằng cho kẻ nhu mì trên đất”.
- Esai 29:19, “ người nhu mì sẽ gia tăng niềm vui trong Đức Giê-hô-va”.
- Esai 61:1, “Đức Jehovah xức dầu cho Ta để giảng Tin lành cho người nghèo (nhu mì)”.
- A-mốt 2: 7, “chúng đạp đầu kẻ nghèo khó xuống tận bùn đen, và làm sai lệch đường lối người nhu mì”.
- Sô 2:3, “hỡi tất cả những người nhu mì trên đất...hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va”.
- Dân. 12:3, “Môi-se là người rất nhu mì, nhu mì hơn hết mọi người trên thế giới”.

b/ Danh từ: anavah: meekness, gentleness: dịu dàng, hòa nhã.
- Thi. 18:35, “sự nhu mì của Ngài làm con cao trọng”.
- Sô. 2:3, “hỡi tất cả những người nhu mì trên đất...hãy tìm kiếm sự nhu mì”.
- Châm 15:33, “sự nhu mì đi trước sự tôn trọng”.
- Châm 18:12,, “lòng tự cao đi trước sự suy bại, sự nhu mì đi trước sự tôn trọng”.
- Châm. 22:4, “phần thưởng của sự nhu mì...là sự giàu có, vinh dự và sự sống”.

    Sự nhu mì là mỹ đức của Christ. Ngài là thực tại của sự nhu mì. Về mặt nhân tánh, Ngài phải từ chối mình, học tập vâng lời Đức Chúa Trời và trở nên người nhu mì. Môi se được Chúa xử lý trong 40 năm để trở nên người nhu mì hơn hết mọi người trong thế giới. Theo sự mô tả của Kinh Cựu ước, mọi người nhu mì đu là người đã bị áp chế, hà hiếp, bạc đãi. Cuối cùng Chúa sẽ giải cứu họ khi Ngài tái lâm, và cho họ thừa kế trái đất. Nếu chúng ta dự phần bản chất nhu mì của Ngài, tự nhiên chúng ta có cách cư xử nhu mì, mềm mại, nhường nhịn mọi người, thậm chí phải “chết” đối với họ trong bản ngã mình. Người nhu mì sẽ thừa kế trái đất trong vương quốc thiên hi niên.

II. KHIÊM-TI: Tapeinos=humble : “Nhu mì” và  “Khiêm ti” thường đi đôi với nhau.
1. Từ ngữ hạt giống:
- Math. 11:29, “vì ta (Jesus) nhu mì và khiêm ti trong lòng...”.

2.Tính từ 1: Tapeinos: khiêm ti, khiêm nhường; bản việt Văn dịch sai là “thấp hèn”.

a. Địa vị thấp, khiêm hạ, nghèo, không đáng phân biệt, không nổi bật.
- Lu 1:52, “Ngài ...nhắc (tôn cao) người thấp hèn (khiêm ti) lên”
- Rô. 12:16, “chớ chí hướng về những việc cao thượng, nhưng hãy hạ mình theo kẻ thấp hèn (khiêm ti)”
- 2 Cor. 7:6, “Đức Chúa Trời là Đấng yên ủi những kẻ thấp hèn (khiêm ti).
- Gia 1;19, “nhưng anh em, người khiêm ti (thấp hèn) hãy khoe khoang về chỗ cao của mình”.

b. Có thể bị lật đổ:
- 2 Cor. 10:1, “chính tôi là Phao-lô ở trước mặt anh em thì là khiêm ti”

c. Nhúng nhường, khiêm tốn, hạ thấp, chịu nhục:
- Math. 11:29, “ vì cớ Ta (Jesus) nhu mì và khiêm ti trong lòng”.
- Gia 4:6, “Đức Chúa Trời chống trả những kẻ ngạo mạn, nhưng ban ân điển cho những kẻ khiêm ti”.
-1 Phi. 5:5, “Đức Chúa Trời chống trả những kẻ ngạo mạn, nhưng ban ân điển những kẻ khiêm ti”.

3. Tính từ 2: Tapeinóphron: lowliness: Khiêm nhu, khiêm ti
- 1 Phi. 3:8, “anh em... hãy kính mến anh em, có lòng trắc ẩn, có tâm trí hạ mình (khiêm nhường)”

4. Tính Từ 3: Tapeinóphron: lowliness of mind: tâm trí hạ mình.
- 1Phi. 3:8, “anh em hãy một tâm trí, có thiện cảm,...có tâm trí hạ mình (khiêm nhường).

5. Danh từ 1: Tapeinophrosúne: sự khiêm ti, sự hạ mình, sự khiêm nhường, sự khiêm hạ.
- Công 20:19, “phục vụ Chúa cách khiêm ti mọi bề”.
- Eph. 4:2, “bước đi xứng đáng sự kêu gọi...chung với mọi sự khiêm ti và nhu mì...”.
- Phil. 2:3, “coi người khác hơn mình, trong sự khiêm ti”
- Col. 2:18, “chớ ai muốn tư ý ( tự ép buộc) khiêm nhường”.
- Col. 2:23, “sự thờ phượng, sự khiêm nhường và sự khắc khổ thân thể, do tự ép buộc”.
- Col. 3:12, mặc lấy lòng dạ trắc ẩn, nhân từ, khiêm nhường, nhu mì”.

6. Danh từ 2: Tapeinosis:
& Humiliation, Humility: sự khiêm tốn, Sự khiêm nhường.
- Công 8:33, “trong lúc người chịu hèn hạ (hạ mình) thì sự xét đoán người bị cất đi”.
- Gia 1:10, “kẻ giàu cũng hãy khoe khoang bởi phải hạ xuống (khiêm hạ)”.

&Humble, to make humble: hạ xuống:
- Gia 4:10, “hãy hạ mình (khiêm nhường) xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên”.
- 1 Phi. 5:6, “hãy hạ mình (khiêm ti) xuống dưới tay đại năng của Đức Chúa Trời...”.
- Phil. 4:12, “tôi vừa chịu hạ mình ( BNC dịch : “nghèo”) cũng biết xử dư dật...”

7. Động từ: Tapeinóo: to make low: làm cho hạ xuống.
* Nghĩa đen:
- Lu. 3:5, “ mọi núi và đồi sẽ bị hạ xuống”.

* Nghĩa bóng:
-a/ To humble, To humiliate: làm nhục, hạ xuống: 11 lần trong Tân ước
- Math. 23:12, “ai tự tôn sẽ bị hạ xuống, ai tự hạ mình sẽ được tôn lên”.
- Lu. 14:11, “vì cớ mọi người tự tôn chính mình sẽ bị hạ xuống”.
- Lu. 18:14, “mọi người tự tôn sẽ bị hạ xuống, mọi người tự hạ xuống sẽ được tôn cao”.
- 2 Cor. 11:7, “ Tôi (Phao-lô) ...tự hạ mình xuống cho anh em được nhắc lên”.
- 2 Cor. 12:21, “khi tôi lại đến, Đức Chúa Trời có thể hạ tôi xuống với anh em”.
- Phil. 2:8, “theo mạo dạng con người rồi, Ngài tự hạ mình xuống”.

b/. To make humble in a good sense: hạ mình theo nghĩa tốt.
- Math. 18:4, “ai muốn tự hạ mình như đứa trẻ nầy ... người nầy lớn hơn trong vương quốc”.
- Gia . 4:10, “hãy hạ mình trước mặt Chúa, Ngài sẽ tôn cao anh em”.
- 1 Phi. 5:6, “hãy hạ mình dưới tay đại năng của Đức Chúa Trời”.
- Phil. 4:12, “tôi vừa biết được hạ xuống ( nghèo) và tôi biết dư dật”.

Người nhu mì có khả năng khiêm nhường. Nhu mì là sự sống của Christ, của Chiên Con, là bản chất thánh đồ. Khiêm ti là thái độ, là cư xử tự động của tnh đồ nhu mì. Người nhu mì dễ cúi xuống, dễ hạ mình. Còn kẻ không có bản chất nhu mì của Chiên Con sẽ tự ép khiêm nhường, khiêm nhường tự tạo. Theo nguyên văn Tiếng Anh là “self-imposed humility”. Đó là the false humility, khiêm ti gi tạo, do con người dùng năng lực ý chí để cư xử khiêm nhường. Trong khi khiêm nhường gi tạo, anh ta vẫn ngạo mạn, nên Đức Chúa Trời chống cự anh. Ngài ban ân diển cho người khiêm nhường chân thật.

III. CÔNG NGHĨA:
1. Từ Ngữ Hạt Giống:
- Math. 5:5, “phước cho những kẻ chịu bắt bớ vì sự công nghĩa, vì nước trời là của kẻ ấy”.

2. Tính Từ: Dikaios: công nghĩa
a). Của Người:
- Math. 10:41, “ai vì danh người công nghĩa mà tiếp đãi người công nghĩa, thì sẽ được phần thưởng người công nghĩa’.
- Math 13:43, “người công nghĩa sẽ chói rạng như mặt trời trong nước của Cha họ”.
- Mác 6:20, “ biết là người công nghĩa và thánh khiết”..
- Rô 1:17, người công nghĩa sẽ sng bởi đức tin”.
- Rô 5:7, “kẻ chịu chết vì người công nghĩa rất hiếm”.
- Heb. 12:23, “các linh của các người công nghĩa được trọn vẹn”.
- 1 Giăng 3:7, ‘kẻ làm sự công nghĩa là người công nghĩa”.

b). Luật pháp:
- 1 Tim. 1:19, “luật pháp không lập ra cho người công nghĩa”.
- Math. 1;19, “Giô-sép, chồng nàng thì công nghĩa...”

c). Của Đức Chúa Trời và Christ:
- Giăng 17:25, “Cha công nghĩa ơi, thế giới không biết Cha...”
- Công 7:52, “họ đã giết những kẻ báo cáo trước về sự hiện đến của Đấng Công nghĩa”.
- 2 Tim. 4:8, “ đã để dành cho tôi (Phao-lô) mão miện của sự công nghĩa”.

d). Của Jesus : vô tội
- Lu. 23:47, “khi thấy những điều xảy ra, đội trưởng tôn vinh Đức Chúa Trời...người nầy là công nghĩa”.
- Math 23:35, “kể từ huyết của A-bên, người công nghĩa, đến huyết của Xachari”

e). Công nghĩa là gì?
- Math. 20:4, “hãy đi vào vườn nho, ta sẽ trả công phải cho” (Ta sẽ cho các người bất cứ điều gì là công nghĩa”.

* Từ ngữ “dikaios” dịch ra tiếng Việt là: công bình, công nghĩa và công chính. Trong Hán tự, thì chữ “nghĩa” gồm có chữ “dương” ( con dê con hoặc chiên con) nằm trên chữ “ngã” ( tôi, bản ngã). Người công nghĩa là người được Christ, Chiên Con Đức Chúa Trời bao phủ. Nên dùng từ “công nghĩa” là chính xác hơn hết.

3. Danh từ 1: Dikaiosúne : The righteousness, the uprightness: sự công nghĩa:
- Math. 5:6, “phước cho những kẻ đói và khát sự công nghĩa”.
- Công 24:25, “ đang khi người đàm thoại với ông về sự công nghĩa, sự tự chế, và sự xét đoán hầu đến...”
- Phil. 3:6, “theo sự công nghĩa của luật pháp thì không chỗ chê trách được”
- Tít 3:5, “Ngài cứu chúng ta, không phải vì việc công nghĩa mà chúng ta đã làm”.

* Sự đòi hỏi của tôn giáo:
- Math. 3:15, “Jesus đáp: ...chúng ta đáng phải làm trọn mọi sự công nghĩa như thế”.

* Sự thương xót, nhân đức, khoan dung
- Mathi 6:1, “đừng làm việc công nghĩa trước mặt người ta cho họ đều thấy”.
- 1 Cor. 9:9, “người đã rải ra, đã giúp kẻ nghèo; sự công nghĩa của người còn lại đời đời”.

*.Justice: công lý
- Công 17:31, “Ngài đã định một ngày, sẽ nhờ Người (Jesus) mà Ngài đã lập, lấy sự công nghĩa mà xét đoán thiên hạ...”
- Heb. 11:33, “những kẻ đó bởi đức tin...đã thi hành sự công nghĩa (công lý)”.

*  Sự công ngĩa do Đức Chúa Trời ban cấp:
- Rô.1:17, “người công nghĩa sẽ sống bởi đức tin”.
- Rô 3:21, “sự công người của Đức Chúa Trời đã được biểu lộ ngoài luật pháp”.
- Rô.5:17, “Tiếp nhận... sự  ban tứ của sự công nghĩa (Christ bên ngoài), sẽ trị vì trong sự sống...”.
- Math. 5:10, “phước cho những kẻ đã chịu bắt bớ vì sự công nghĩa”.
- Heb. 5:13, “mọi kẻ tham dự sữa không có sự kinh nghiệm về lời sự công nghĩa”.
- 1 Phi. 2:24, “để đang khi chết đối với các tội lỗi, chúng ta có thể sống cho sự công nghĩa”.
- 1 Phi. 3:14, “nhưng nếu thực sự chúng ta chịu khổ vì cớ sự công nghĩa, chúng ta có phước”.

* Ngay thẳng là gì?
- 1 Giăng 2:29, “mọi kẻ làm sự công nghĩa bởi Ngài sinh ra”.
- Khải 22:11, “kẻ công nghĩa, hãy để người làm sự công nghĩa”.

4. Danh Từ 2: Dikaioma: regulation, requirement, commandment: righteous deeds: việc công nghĩa:
* regulation, requirement, commandment: qui tắc, điều lệ: nghĩa đen là “việc công nghĩa”.
- Lu 1:6, “cả hai... noi theo mọi điều răn và lễ nghi (việc công nghĩa)...”
- Rô. 1:32, “biết rõ các sự phán đoán (việc công nghĩa) của Đức Chúa Trời”.
- Rô 2:26, “những kẻ không chịu cắt bì giữ các việc công nghĩa của luật pháp buộc”.
- Rô. 8:4, “hầu cho việc công nghĩa mà luật pháp buộc, được thành tựu trong chúng ta”.
- Heb. 9:1, “giao ước thứ nhất cũng có các điều lệ (việc công nghĩa) về việc phụng sự”.
- Heb. 9:10, “là các điều lệ ( các việc công nghĩa) thuộc xác thịt”.

* Rightenous deeds: các việc công nghĩa.
-  Rô. 5:18, “nhơn chỉ một việc công nghĩa mà mọi người đều được xưng nghĩa”.
- Khải 15:4, “vì các phán đoán (việc công nghĩa) của Ngài đã được tỏ ra.
- Khải 19:8, “vì vải gai mịn ấy là các việc công nghĩa (nghĩa hạnh) của các thánh đồ”.

& Đấng Công nghĩa biểu lộ các việc công nghĩa của Ngài. Thánh đồ đắc thắng có các việc làm công nghĩa của mình, phát xuất từ bản chất công nghĩa ở bên trong

5. Động từ: Dikaióo:

* To Justify, to vindicate, to treat as just: biện minh, xưng nghĩa, biện chính: kể là vô tội.
- Math. 11:19, “sự khôn ngoan được biện minh bởi các công việc (con cái) của nó”.
- Lu 10 29, “song người muốn tự xưng nghĩa (biện minh), nên thưa cùng Jesus...”.
- Lu. 16:5, “các ngươi là những kẻ tự xưng nghĩa trước mặt người ta, song Đức Chúa Trời biết...”.

& Sự xưng nghĩa là hành động của Đức Chúa Trời ưng thuận dân chúng theo tiêu chuẩn sự công nghĩa. Đức Chúa Trời kể tội nhân tin Chúa Jesus là công nghĩa, như chưa phạm tội trước mặt Ngài.

* To acknowlege God’s justice: nhìn nhận sự công nghĩa của Đức Chúa Trời.
- Lu. 7:29, “cả dân chúng cùng các kẻ thâu thuế ...đều xưng Đức Chúa Trời là công nghĩa”.

* God and Christ to be proved to be right: Được minh chứng là công nghĩa.
- Rô. 3:4, “hầu cho khi Chúa phán trách thì Ngài được xưng nghĩa”.
- 1 Tim. 3:16, “Đấng đã được biểu lộ trong xác thịt, được xưng nghĩa trong linh”.

* Men to be acquited, to be justified: tiếp nhận ban tứ thần thượng về sự công nghĩa:
- Math. 12:37, “vì bởi lời nói mà ngươi được xưng nghĩa, cũng bởi lời nói mà ngươi bị định tội”.
- Gal. 2:16, “hầu cho chúng tôi nhờ đức tin đến Christ mà được xưng nghĩa”.
- Công 13:39, “anh em không thể nhờ luật pháp Môi-se mà được xưng nghĩa, thì trong Ngài hễ ai tin đều được xưng nghĩa”.
- Rô. 5:1, “chúng ta được xưng nghĩa (biện minh) bởi đức tin”.
- Rô 5:9, “chúng ta đã nhờ huyết Ngài mà được xưng nghĩa (biện minh)”
- Tít 3:7, “Nhờ ân điển của Ngài mà được xưng nghĩa”.
- Gia.2:21, “Áp-ra-ham ....há chẳng bởi công việc mà được xưng nghĩa sao?”.
- 1 Cor. 6:11, “trong danh Chúa Jesus Christ và trong Linh của Đức Chúa Trời...anh em đã được xưng nghĩa rồi”.
- Rô. 8:30, “những kẻ Ngài đã gọi, Ngài cũng đã xưng nghĩa, những kẻ Ngài đã xưng nghĩa, Ngài cũng đã vinh hóa”.


Kết Luận: Chúa là Đấng Công nghĩa. Đức công nghĩa là đường lối hành động bên ngoài của Ngài. Những việc làm, những cách đối đãi của Ngài đối với người ta đều công bằng, công chính, công nghĩa và ngay thẳng. Thánh đồ theo đuổi sự công nghĩa là theo đuổi Chúa trong lối cư xử của Ngài. Trước hết chúng ta được Chúa xưng nghĩa về mặt địa vị--được kể là vô tội trước vũ trụ, được biện minh là ngay thẳng. Rồi sau khi được Chúa cấu tạo chính Ngài vào ta ở bên trong, tự động chúng ta sẽ làm sự công nghĩa, và cứ sống công chính trong phẩm hạnh của mình./.