Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

TỪ NGỮ THÁNH KINH—MATHIO 9



I.TA LÀ: I AM: ÉGO EIMI:
- Mathio 14:26,27“Khi môn đồ thấy Ngài đi trên biển, thì hoảng hốt mà nói rằng: ấy là con ma...Rồi vì sợ hãi mà kêu lên: Jesus liền bảo họ rằng: hãy vững lòng Ta đây (I Am), đừng sợ”. Từ ngữ hạt giống kỳ nầy là: Ta Là (I Am).

Trong thời Cựu ước, Đức Chúa Trời đã khải thị tên của Ngài cho Môi-se là “Đấng Tự Hữu Hằng Hữu”( I Am that I Am). Cho nên “Giê-hô-va” là tên của Đức Chúa Trời và ý nghĩa của Giê-hô-va là “Ta Là” (I Am). Khi Chúa Jesus phán “Ta Là” với các môn đồ trên biển, Ngài công khai nói Ngài là Giê-hô-va.

Từ ngữ “Ta Là” có nghĩa Ta đang là, đang có mặt, đang có theo thì hiên tại hằng hữu của Ngài. Khi phán với chúng ta, Chúa phán “Ta Là”; còn khi đến với Ngài chúng ta phải tin và nói “Ngài Là” (He Is)—Ngài hiện hữu, thực hữu. Heb. 11:6 chép, “vì kẻ đến gần Đức Chúa Trời phải tin rằng Ngài thực hữu....” (He is).
Hạt giống của “Ta Là” ở Mathio 14, có mùa gặt ở phúc âm Giăng, “Ta Là” được chép đến 23 lần:
- Mathio 28:20, “Ta Là với các ngươi mỗi ngày đến khi chung kết thời đại”( nguyên văn).
- Giăng 4:26, “Ta người đang nói với chị đây, chính Là Đấng đó”.
- Giăng 6:20, “thấy Jesus đi trên mặt biển đến gần thuyền, họ hoảng sợ, nhưng Ngài bảo họ, I am (Ta là)”
- Giăng 6:35, “Ta là bánh của sự sống”.
- Giăng 6:41, “Ta là bánh từ trời xuống”.
- Giăng 6:48, “Ta là bánh của sự sống”.
- Giăng 6:51, “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống”.
- Giăng 8:12, “Ta là ánh sáng của thế giới”.
- Giăng 8:18, “Ta là Đấng làm chứng về chính Ta”.
- Giăng 8:24, “Nếu các ngươi không tin Ta Là, thì các ngươi sẽ chết...”.
- Giăng 8:28, “khi các ngươi treo Con Người lên, lúc ấy các ngươi sẽ biết Ta Là”( I Am).
- Giăng 8:58, “trước khi Áp-ra-ham hiện hữu, Ta Là” (Ta hằng hữu).
- Giăng 10:7, “Ta là cửa của chiên”.
- Giăng 10:9, “Ta là cái cửa, nếu ai bởi Ta mà vào thì sẽ được cứu rỗi”.
- Giăng 10:11, “Ta là người chăn nhân lành”.
- Giăng 10:14, “Ta là người chăn nhân lành, Ta biết chiên Ta...”.
- Giăng 11:25, “Ta là sự sống lại và sự sống”.
- Giăng 13:19, “để khi việc xảy ra thì các con tin rằng Ta là”.
- Giăng 14:6, “Ta là đường đi, lẽ thật và sự sống”.
- Giăng 15:1, “ Ta là cây nho thật”.
- Giăng 18:5, “các ngươi tìm ai? Chúng đáp rằng: Jesus người Na-xa-rét. Jesus phán cùng chúng rằng: Ta là (chính Ta đây).
- Giăng 18:6, “Khi Ngài phán cùng chúng rằng:Ta là (I am), thì chúng lui lại, té xuống đất”.
- Giăng 18:8, “ Jesus lại phán :Ta đã nói với các ngươi rằng: Ta là (chính Ta đây).

II.TRONG LINH: en pneumati: in spirit.
Mathio 22:43, “Ngài phán rằng: vậy làm thế nào trong linh ( in spirit) Đa-vít gọi Ngài là Chúa”.
Thành ngữ hạt giống ở đây là “trong linh” (in spirit). Chữ “linh” ở đây không có mạo từ đứng phía trước, là thành ngữ đặc biệt bày tỏ Đa-vít ở trong nhân linh của mình khi nhận được sự khải thị rằng hậu tự mình là Chúa của mình. Đức Chúa Trời bày tỏ sự khải thị của Ngài cho ông qua nhân linh của ông. BNC dịch “Đa-vít cảm Thánh Linh mà gọi Ngài là Chúa”, lời phiên dịch như vậy là sai lầm.
Trong kinh Tân ước có hai sách ghi lại mùa gặt của thành ngữ hạt giống “trong linh” (in spirit). Đó là Ê-phê-sô và Khải-thị.

A. Sách Ê-phê-sô: nếp sống trong nhân linh tái sinh:
- Eph. 2:22, “Trong Ngài anh em cũng cùng được xây dựng để làm chỗ ở của Đức Chúa Trời trong linh” (in spirit).
Nhân linh của các tín đồ được Thánh Linh Đức Chúa Trời cư ngụ, mà Linh Đức Chúa Trời là Đấng nội cư, không phải là chỗ nội cư—chỗ ở là linh của các tín đồ. Linh Đức Chúa Trời ở trong linh chúng ta. Vì vậy chỗ ở của Đức Chúa Trời là linh chúng ta. Câu 21 nói đền thánh ở trong Chúa, còn câu nầy nói chỗ cư trú của Đức Chúa Trời ở trong linh. Điều nầy chỉ dẫn rằng để xây dựng chỗ cư trú của Đức Chúa Trời, Chúa là một với linh chúng ta, và linh chúng ta là một với Chúa (1 Cor. 6:17).Linh của chúng ta là nơi mà sự xây dựng của Đức Chúa Trời, chỗ cư trú của Đức Chúa Trời xảy ra.

- Eph.3:5, “như nay đã được khải thị trong linh ( in spirit) cho các sứ đồ thánh và tiên tri của Ngài”.
Nhân linh của các sứ đồ và các tiên tri, một linh được Thánh Linh của Đức Chúa Trời tái sinh và nội cư. Nó có thể được coi là linh trộn lẫn, nhân linh trộn với Linh Đức Chúa Trời. Một sự trộn lẫn như vậy là phương tiện nhờ đó sự khải thị Tân ước về Christ và hội thánh được mặc khải cho các sứ đồ và tiên tri. Chúng ta cần có cùng loại linh để nhìn thấy một sự khải thị như vậy.

- Eph.5:18, “đừng say rượu vì điều ấy là buông tuồng, nhưng hãy đầy dẫy trong linh (in spirit). Câu nầy nói về nơi cần được đầy dẫy, chứ không nói đầy dẫy cái gì.
Say rượu là được dầy dẫy rượu trong thân thể, còn đầy dẫy trong linh ( nhân linh chúng ta với Linh Đức Chúa Trời) là được đầy dẫy Christ (1:23) cho đến sự đầy đủ của Đức Chúa Trời (3:19). Say rượu trong thân thể vật lý của chúng ta khiến chúng ta trở nên buông tuồng, nhưng được đầy dẫy Christ và sự đầy đủ của Đức Chúa Trời trong linh chúng ta, khiến chúng ta tuôn tràn ra Christ trong khi nói năng lời Chúa, ca hát, đọc thi thiên, cảm tạ Đức Chúa Trời ( Eph 5:19-20), và cũng khiến chúng ta thuận phục lẫn nhau (c.21).

- Eph. 6:18, “hãy tiếp nhận....gươm của Đức Linh, đó là Rhema (lời) Đức Chúa Trời bởi phương tiện của mọi sự cầu nguyện trong linh” (in spirit- bản RcV). Tất cả các bản Kinh thánh Việt văn đều dịch sai 4 câu kinh thánh trên đây.
Đây là linh tái sinh của chúng ta được Linh Đức Chúa Trời cư trú. Cũng có thể được coi là linh trộn lẫn—tức là linh chúng ta trộn lẫn với Linh Đức Chúa Trời. Trong khi cầu nguyện, quan năng chủ yếu chúng ta nên sử dụng là linh nầy.

B.Sách Khải Thị: nhìn thấy các thực tại hằng hữu trong nhân linh tái sinh.
- Khải 1:10, “tôi đã ở trong linh (in spirit) vào ngày của Chúa và nghe ở đằng sau tôi một tiếng nói lớn...”
- Khải. 4:2, “ tức thì tôi ở trong linh (in spirit) và kìa, có một cái ngai đặt trên trời....”
- Khải. 17:3, “người đã đưa tôi đi trong linh (in spirit) vào đồng vắng và tôi đã thấy người đàn bà ngồi trên con thú màu đỏ điều...”
- Khải. 21:10, “người đã đưa tôi đi trong linh (in spirit) đến một hòn núi lớn và cao...”.
Tất cả các bản kinh thánh Việt văn hay Anh văn đều dịch sai 4 câu kinh thánh nầy, ngoại trừ bản RcV.

Sách nầy không chỉ nhấn mạnh Linh của Đức Chúa Trời như Linh tăng cường gấp bảy cho sự chuyển động gấp bảy của Đức Chúa Trời, nhưng cũng về nhân linh của chúng ta, như là cơ quan cho chúng ta nhận thức và đáp ứng Linh Đức Chúa Trời.
Sách nầy bàn về 4 khải tượng chủ yếu: (1) khải tượng về các hội thánh (1:-3:; (2) khải tượng về định mệnh thế giới (4:- 16:) ; (3) khải tượng về Ba-by-lôn lớn (17:-18:); (4) khải tượng về Giê-ru-sa-lem mới (21:-22:).
Giăng đã ở trong linh mình khi nhìn thấy 4 khải tượng nầy (1:10; 4:2; 17:3; 21:10) mà tôi đã ghi ra trên đây—đó là , ông đã tiếp nhận khải thị về huyền nhiệm của Christ trong linh ông theo những gì được đề cập trong Eph. 3:5. Chúng ta cũng cần ở trong linh mình để nhìn thấy các khải tượng trong sách nầy. Đây không chỉ là sự am hiểu suông trong tâm trí chúng ta, nhưng của sự nhận thức thuộc linh trong nhân linh chúng ta.
Nguyện Chúa cho thánh đồ thực sự am hiểu và kinh nghiệm 8 trường hợp ở “trong linh” (in spirit) trong hai sách Ê-phê-sô và Khải thị.

III.HỘI CHÚNG: EKKLESÍA: Assembly: Hội chúng, hội thánh, hội đồng.
A.Hạt Giống:
- Math. 16:18, “Ta sẽ xây dựng hội thánh Ta trên vầng đá nầy”.
B. Ý Nghĩa Chữ Ekklesia:

Từ ngữ Ekklesia gồm có: ek: out of+ klesis: sự kêu gọi. Sứ đồ 19:39 chép, “nếu đồng bào yêu cầu việc gì nữa thì sẽ được giải quyết tại hội đồng (ekklesia) hợp pháp”. BNC dịch “hội đồng thường lệ”.
Theo chế độ dân chủ của các thị quốc Hi lạp thời xưa, mọi thành phố đều có một hội đồng lập pháp. Khi có lệnh kêu gọi hội đồng họp lại, mọi công dân của thành phố phải ra khỏi nhà mình và đến hội trường nhóm họp. Hội đồng ngồi trong hội trường là một ekklesia. Đây là hội đồng hội họp thường xuyên vì mục đích chính trị. Ekklesia là hội chúng của những người được kêu gọi ra khỏi nhà của mình.
Các tác giả Tân ước dùng hình ảnh đó để mô tả Hội thánh của Chúa. Theo nghĩa đen, chữ ekklesia phải dịch là assembly, là hội chúng mới chính xác. Witness Lee dịch chữ nầy là “triệu hội” trong Hoa ngữ-- là hội chúng được kêu gọi. Tân ước dùng từ ngữ ekklesia nầy 114 lần.

C.Hội Chúng Của Người Israel: Cựu ước dùng từ ngữ Qahal (asembly) 121 lần để mô tả hội chúng của Israel. Qahal dùng ở Cựu ước, Tân ước dùng chữ tương tương là ekklesia.
- Sứ 7:38, “ấy là người (Môi-se) đã ở trong hội chúng tại đồng vắng”
- Heb.2:12, “Tôi (Jesus) ...hát thi ca ngợi khen Chúa giữa hội chúng” (ekklesia).

D. Buổi Nhóm Họp Của Hội Thánh: Church meeting: cũng gọi là ekklesia.
- 1Cor. 11;18, “khi anh em nhóm họp hội thánh” (ekklesia).
- 1 Cor. 14:4, “kẻ nói tiên tri xây dựng hội thánh”( đang nhóm họp).

E. Hội Thánh Tại Địa Phương: local church: cũng gọi là ekklesia
- Math. 18:17, “còn nếu người không chịu nghe họ, thì hãy tỏ cùng hội thánh”.
- Sứ 5:11, “cả hội thánh (Giê-ru-sa-lem) đều sợ hãi quá” ( về sự chết của A-na-nia).
- Rô 16:1, “Phê-bê, bà là nữ chấp sự của hội thánh tại Xen-cơ-rê”
- 1Cor. 1:2, “đạt cho hội thánh của Đức Chúa Trời tại Cô-rinh-tô”.
- Gal. 1: 22, “tôi (Phao-lô) còn là kẻ lạ mặt cho các hội thánh trong Christ tại Giu-đê”.

F. Hội Thánh Phổ thông: Universal Church: cũng gọi là Ekklesia
- Math. 16;18, “Ta sẽ xây dựng Hội thánh Ta trên Vầng đá nầy”.
- Sứ 9:31, “Hội thánh trong cả Giu-đê, Ga-li-lê và Sa-ma-ri đều được bình an”.
- 1 Cor. 12:28, “Đức Chúa Trời lập trong Hội Thánh thứ nhất là sứ đồ, thứ nhì là tiên tri”.
- Eph. 1:22, “lập Ngài làm Đầu mọi sự cho Hội thánh”

G. Hội Thánh của Đức Chúa Trời: cũng gọi là ekklesia.
- 1 Cor. 12:32, “chớ gây vấp ngã cho...Hội Thánh của Đức Chúa Trời”.


- 1 Tê. 1:1, “Hội thánh của người Tê-sa-lô-ni-ca trong Đức Chúa Trời là Cha”.

Tóm lại từ ngữ “ekklesia” nên dịch là assembly, là hội chúng; dịch “hội thánh “ là sai ý nghĩa.
Minh Khải