Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

CẠO RÂU VÀ THAY QUẦN ÁO-


 CẠO RÂU VÀ THAY QUẦN ÁO-

Có lời chép thú vị về Giô sép khi Pha-ra-ôn đòi ông ứng hầu: “Pha-ra-ôn triệu Giô-sép vào, và chàng lập tức được đem ra khỏi  ngục, cạo râu, thay quần áo rồi vào chầu Pha-ra-ôn” (Sáng thế kí 41:14).

Một vị hoàng đế như bá chủ Pha ra ôn của một thời, đã không bao giờ chấp nhận cho ai mặc quần áo dơ bẩn hay để râu ria, tóc tai lôi thôi đến triều kiến người.

Vì Ê-xơ-tê được phong làm hoàng hậu nên Mạc đô chê được tuyển dụng làm một chức quan nhỏ trong đội bảo vệ cổng của Vua. Rồi khi sắc lệnh diệt chủng dân tộc mình được công bố, Mạc đô chê đã mặc bao gai ngồi ở cổng vua. Nhưng cổ sử nước Ba-Tư (Iran) ghi rằng không một người dân nào được ăn mặc quần áo rách rưới ngồi trước cửa cổng của vua, hay được phép có vẻ mặt buồn bã trước mặt vua Ba tư. Cho nên hoàng hậu Ê-xơ-tê sai thái giám gởi quần áo mới cho Mạc đô chê (Ê-xơ tê 4: 2-4) và quan dâng rượu Nê hê mi đã cả sợ khi vua Ba tư, là con trai của chồng hoàng hậu Ê-xơ-tê, hỏi tại sao mặt ông lại buồn bã (Nê hê mi 2: 1-2).

 Theo Kinh thánh quần áo của một người nói lên lối cư xử về mặt luân lí, đạo đức bề ngoài của người ấy. Còn cái răng, cái tóc cũng là cái góc của con người, nên lông tóc, râu ria của một con người cũng biểu lộ năng lực thiên nhiên, cũng bày tỏ tính cách, khả năng của người ấy. Vì “cái răng cái tóc là cái góc con người” là câu tục ngữ của người xưa nói về vẻ đẹp. Người xưa đề cao việc chăm sóc răng và tóc đến mức khi ta chỉ nhìn vào đấy là có thể đánh giá được nhan sắc, thậm chí cả tính cách, trình độ tài năng của người đó nữa.

Còn quan niệm cổ xưa của Đức Chúa Trời về quần ác phục sức, về cái tóc của con người như sau. Với người bệnh phong Chúa dạy dỗ:

“Thế thì người sắp được rửa sẽ giặt quần-áo của hắn và cạo hết tất cả lông tóc của hắn, và tắm trong nước và là tinh sạch. Bây giờ, sau đó hắn có thể vào trại, nhưng hắn sẽ ở ngoài lều của hắn trong 7 ngày. Và sẽ vào ngày thứ bảy hắn sẽ cạo hết tất cả lông tóc của hắn: hắn sẽ cạo đầu của hắn và râu của hắn và lông mày của hắn; hết cả lông tóc của hắn. Đoạn hắn sẽ giặt quần-áo của hắn và tắm-rửa thân-thể của hắn trong nước và là tinh-sạch” (Lê vi kí 14:8-9 TKTC).

 Bệnh nhân phong cùi, khi có dấu hiệu được chữa lành, hay được sạch, thì phải chịu cạo toàn bộ lông tóc hai lần, và giặt quần áo hai lần. Điều nầy có thể áp dụng cho nếp sống của chúng ta là những Cơ Đốc nhân Tân ước hôm nay như sau:

--1/.Giặt Quần Áo:

Con người không thể lõa lồ (nghĩa đen) trước mặt Chúa. Cho nên ông bà A đam tự động cảm thấy xấu hổ và phải kết lá vả che thân thể mình, vì họ không thể mình trần truồng đối điện với Chúa được. Các thầy tế lễ phải mặc quần áo che kín thân thể khi đến gần Chúa trong sự hầu việc trong đền tạm thời Cựu ước. Những phần thâ thể không được quần áo che kín thì phải được huyết con sinh bao phủ, “Thầy tế lễ sẽ lấy huyết của con sinh tế chuộc sự mắc lỗi bôi trên trái tai hữu của người được sạch, trên ngón cái tay mặt và trên ngón cái chân mặt” (Lê vi kí 14:14)

Sáng thế kí 3:31 TT chép, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng  A-đam, và mặc lấy cho”. Bản Jubilee dịch: “Then the LORD God made coats of skins for Adam and his wife and clothed them”.

Cả hai lời dịch nầy rất chính xác theo nguyên ngữ Hê-bơ-rơ, vì chữ “áo dài” vốn là kethôneth. Từ ngữ nầy có thể dịch là:  coat, garment, robe.  Việt văn là: áo choàng, áo quần bên ngoài, áo dài.

 Áo dài là loại phục sức dài quá đầu gối, cho nên nếu tín nhân mặc những loại quần áo trên đầu gối, hay hở hang khi ra mắt hiện diện Đức Chúa Trời thánh khiết khi nhòm họp công cộng hay riêng tư đều là sự lỗi lầm nặng nề trước mặt Chúa. Ngày nay tôi thấy nhiều con dân Chúa ăn mặc hở hang, bất kỉnh trước nhan Chúa khi họ nhóm họp trong hội thánh hay cầu nguyện cách riêng tư. Điều đó không được phép. Nhưng những thánh đồ trưởng thành kỉnh kiền đều phục sức chỉnh tềvà sạch sẽ  trong giờ dưỡng linh buổi sáng của họ.

 Hơn nữa, người sạch bệnh phung còn phải giặt quần áo hai lần trước khi được tiếp nhận trở lại vào trại quân. Chúng ta nhiều khi sống cực đoan về mặt thuộc linh và thiêng liêng mà bỏ qua về mặt vệ sinh thân thể, hay liều lĩnh mặc quần áo mình cách không tinh sạch khi nhóm họp trong hội thánh hay cầu nguyện riêng tư.

Có một điểm mà dân Chúa không lưu ý là Chúa rất chú ý sự vệ sinh sạch sẽ trong nhà ở của chúng ta. Phục truyền 23: 13-14, “và ngươi sẽ có cây cọc trong các dụng-cụ của ngươi, và sẽ là: khi ngươi ngồi xuống ở ngoài, ngươi sẽ dùng nó để đào lỗ và sẽ xoay và lấp phẩn của ngươi lại. Vì GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của ngươi bước đi giữa trại của ngươi để giải-thoát ngươi và để giao kẻ thù của ngươi trước mặt ngươi, bởi vậy trại của ngươi phải là thánh; và Ngài phải không thấy sự trần-truồng của bất cứ cái gì giữa ngươi và Ngài quay đi khỏi ngươi”.

 Tác giả thơ Hê bơ rơ chịu ảnh hưởng sâu đậm của các thể chế trong sách Lê vi kí, nên ông viết, “nên chúng ta hãy đến gần Chúa với lòng chân thành, trong niềm  tin vững chắc, tâm khảm đã được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể đã tắm rửa bằng nước tinh sạch” (Hê bơ rơ 10:22).. Các bạn chú ý thành ngữ: “thân thể đã tắm rửa bằng nước tinh sạch”.

Tác giả sách 2 Sa mu ên 12:15-20 chép những lời rất cảm động như sau về vua Đ-vít đến gần khi thờ lạy Chúa: “Đức Giê-hô-va bèn đánh đứa trẻ mà vợ của U-ri đã sanh cho Đa-vít, và nó bị đau nặng lắm. Đa-vít vì con cầu khẩn Đức Chúa Trời và kiêng ăn; đoạn, người  trở vào nhà, trọn đêm nằm dưới đất.  Các trưởng lão trong nhà chỗi dậy đứng chung quanh người đặng  đỡ người lên khỏi đất; nhưng người không khứng, và chẳng ăn với họ.  Ngày thứ bảy đứa trẻ chết. Các tôi tớ của Đa-vít ngại cho  người biết đứa trẻ đã chết; vì họ nói rằng: Lúc đứa trẻ còn sống, chúng tôi có  khuyên giải vua, vua không khứng nghe chúng tôi; vậy làm sao chúng tôi lại dám  nói cùng vua rằng đứa trẻ đã chết? Có lẽ vua rủi ro!  Nhưng Đa-vít thấy những tôi tớ nói nhỏ nhỏ, hiểu rằng đứa trẻ  đã chết, nên hỏi rằng:Có phải đứa trẻ đã chết chăng? Họ thưa: Phải, đã chết rồi.  Bấy giờ, Đa-vít chờ dậy khỏi đất, tắm mình, xức dầu thơm, và  thay quần áo; rồi người đi vào đền của Đức Giê-hô-va và thờ lạy”.

 Bạn có đến thờ lạy  trước mặt Chúa theo cách như vậy chăng?

--2/. Cạo Lông Tóc Toàn Thân-

Chúng ta đọc lại câu Kinh thánh: “Và sẽ vào ngày thứ bảy hắn sẽ cạo hết tất cả lông tóc của hắn: hắn sẽ cạo đầu của hắn và râu của hắn và lông mày của hắn; hết cả lông tóc của hắn” (TKTC)

-- “Cạo hết tất cả lông tóc”.

 Đạo Phật xuất hiện từ thế kỉ thứ 6 TCN, có dạy về sự quy y xuống tóc, trong khi lời dạy của Chúa về việc cạo hết lông tóc toàn thân có từ hồi thế kỉ 15 TCN. Phải chăng quan niệm xuống tóc của của Phật giáo chịu ảnh hưởng từ huấn lệnh của Chúa? Phật giáo dạy: một người khi xuất gia quy y nơi cửa Phật thì phải cạo đầu đi để đoạn tuyệt trần tục, không còn vướng bận chuyện nhân gian.

Khoảng 1000 năm trước Chúa đã tuyền lịnh người được sạch bệnh phong phải cạo hết lông tóc toàn thân hai lần, và hai lần cao ấy cách nhau 7 ngày.

Như tôi đã nói lông tóc của một người nói lên sức khỏe, năng lực, trí khôn, khă năng thiên nhiên của người đó. Người dân Phi châu có ít lông tóc hơn người Âu Mĩ.

Người hết bệnh phung ở đây tiêu biểu những người mới bắt đầu tin Chúa—người phải cạo hết lông tóc của mình—từ bỏ những khả năng bẩm sinh, những năng lực của tính cách thiên nhiên.  Thí dụ có người có tính cách hào phóng tự nhiên, có người có khẩu tài bẩm sinh…Chúng ta không từ bỏ tài năng hay năng khiếu, hay bài trừ tài khéo léo, nhưng từ bỏ năng lực chi phối các năng khiếu đó, và nhờ cậy Chúa ban cho năng lực thuộc linh mới để điều dụng các năng khiếu đó.

-- Cạo đầu của hắn –

Tóc là vinh hiển của một người vì Châm ngôn 20:29 chép, “Còn tóc bạc là sự tôn trọng của ông già”.- Ô sê 7:9  chép, “Các dân ngoại đã nuốt sức mạnh nó, mà nó không biết! Tóc đầu nó bạc lốm đốm, mà nó chẳng ngờ!”.

Tóc xanh của một người nói lên người đó đang có dồi dào sức lực trai trẻ, còn người có tóc bạc báo hiệu sự suy giảm sức khỏe. Thông thường người ta ưa kính trọng người có tóc bạc.

Nhưng Chúa đòi hỏi phải cạo tóc trọn vẹn, là từ bỏ sự tôn trọng mà chúng ta thể có được giữa vòng dân Chúa. Vì có nhiều người lợi dụng sự tôn trọng mà đoàn hậu tấn dành cho mình để chà đạp giới trẻ, tìm cách dìm họ và không cho họ phát huy hay phát triển.

 Gióp kinh nghiệm việc cạo đầu nầy khi ông nói, “Ngài có tước bỏ vinh quang tôi, Và cất mão triều khỏi đầu tôi” (Gióp 19:9)—

Từ bỏ tâm tính nghiện lời khen ngợi, loại trừ tật ghiền sự tôn trọng của tín đồ đối với địa vị thuộc linh của mình là một bài học rất khó thực hiện, vì vua Sau-lơ ngày xưa đã thất bại.

--Cạo râu của hắn –

Râu nói lên sự tôn trọng, vì người cao tuổi mới có râu dài hoặc râu bạc.

Thi thiên 133: 2 chép, “Ấy khác nào dầu quí giá đổ ra trên đầu, Chảy xuống râu tức râu của A-rôn, Chảy đến trôn áo người”.

Dầu ô-liu đây ngụ ý Đức Thánh Linh, Đầu tiêu biểu Chúa Giê-su, đứng thứ nhất, kế đó là râu, người lớn tuổi thuộc linh, như A-rôn, đứng thứ hai, và trôn áo là các thánh đồ phía dưới Chúa. Cho nên “râu” nói lên những con người trưởng thành thuộc linh, những kẻ cao niên thuộc linh. Nay Chúa bảo phải cạo râu, tức là bỏ đi địa vị, ném bỏ uy thế thuộc linh mà một người thường được dân Chúa tôn trọng. Vì sự tôn trọng đó lắm lúc trở thành thần tượng, trở nên cái cớ để người ấy trở nên kiêu căng ngạo mạn trước mặt cộng đồng dân của Đức Chúa Trời.

--Cạo lông mày của hắn-

 Chúng ta không nên tin lời của  sách coi tướng, nhưng thông thường khi nhìn vào lông mày của một người chúng ta cũng có thể cảm nhận  phần nào về tính tình, trình độ khôn ngoan, tài năng của một người theo bẩm sinh.

Người ta nói đến lông mài lá liễu, lá răm của những phụ nữ đẹp đẽ. Con người ta run sợ hoặc kính nễ trước những gương mặt có lông mày xếch ngược hung bạo, hoặc dị hình. Tôi nghĩ lông mày của mỗi một người đều để lộ tính cách, khả năng của người đó.

Đó là lí do Chúa bảo người vừa sạch bệnh phung phải hai lần cạo lông mày cách triệt để. Đây là một hành động rất nghiêm khắc, có hiệu quả rất lớn, vì nói theo nghĩa đen tôi nghĩ đa số Cơ Đốc nhân chúng ta rất ít người được cạo lông mày một lần nào.

 Tóm lại một lời, để đến trước mặt Chúa thờ phượng Ngài đúng cách, mỗi tín nhân phải phục sức kín đáo, sạch sẽ và  tươm tất. Mỗi chúng ta phải cạo lông tóc, râu ria, lông mày về mặt thuộc linh một cách trọn vẹn vậy.

 Minh Khải 27-12-2020

 

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

HAI LẦN KIỂM KÊ QUÂN SỐ ISRAEL—


 

Từ ngày dân Israel ra khỏi đất Ai cập cho đến khi vào đất hứa Canaan, Chúa truyền lịnh Môi se kiểm kê quân số của họ đến hai lần.

 Sau khi  xuất ra khỏi Ai cập, Môi se ước tính tổng quát, “Bấy giờ những con trai Israe du-hành từ Ram-se đến Su-cốt, vào khoảng 600 ngàn người đàn-ông đi bộ, không kể trẻ em”. Con số 600 ngàn người nam đấy là số người nam từ 20 tuổi trở lên vào đêm họ ra khỏi Ai cập

1/ Kiểm kê quân số lần thứ nhất: Dân số kí 1:1-4:

“Đoạn Đức GIA-VÊ phán cùng Môi-se trong vùng hoang -vu Si-na-i, trong lều hội-kiến, vào ngày thứ nhất của tháng thứ hai, trong năm thứ hai sau khi họ đã đi ra khỏi Ai cập, rằng: "Hãy lấy tổng-số tất cả hội chúng các con trai Israel, theo các gia-đình của chúng, theo các gia-hộ của tổ-phụ chúng, theo số tên, mỗi người nam, đầu này đến đầu nọ  từ 20 tuổi trở lên, bất cứ người nào có thể đi ra để chiến-đấu trong Israel, ngươi và A-rôn sẽ tập-hợp chúng theo các binh-đội của chúng.  Hơn nữa, với các ngươi, sẽ có một người nam thuộc mỗi chi-tộc, mỗi người trưởng của gia-hộ của tổ-phụ nó”.

Kết quả của cuộc điều tra lần thứ nhất nầy là: ” Đây là các người được đếm, mà Môi-se và A-rôn đã đếm, với các người lãnh-đạo Israel, 12 người nam, mỗi người trong họ thuộc về gia-hộ của tổ-phụ mình. Vì vậy tất cả các người nam được đếm trong các con trai Israel bởi các gia-hộ của tổ-phụ họ, từ 20 tuổi trở lên, hễ ai có thể đi ra để chiến-đấu trong Israel, tức là tất cả các nam được đếm là 603 ngàn 55” (Dân 1:44-45)—603055 người nam từ hai mươi tuổi trở lên.

Đây không phải là sự ghi danh những ai gia nhập cộng đồng dân Chúa, hoặc những kẻ theo đạo Chúa, hay sự ghi danh vào sách sự sống trên trời, mà là ghi danh những người được cứu rỗi và được Chúa chiêu mộ làm tinh binh, tức làm người hầu việc Chúa. Người ta vẫn nghĩ rằng mục tử mới có thể hầu việc Chúa, thực ra mọi tín đồ đều có ta lâng, đều có ân tứ, kẻ ít ân tứ nhất cũng có được một ta lâng. Nên Theo Mathio 25, mọi người tín đồ đều được tự động liệt kê vào bản kiểm kê để làm tôi tớ Chúa tất cả., còn họ có hầu việc Chúa hay không là quyền của cá nhân.

2/. Kiểm kê quân số lần thứ hai: Dân số kí  26:1-4:

Cuộc kiểm kê quân số lần thứ hai xảy ra vào năm thứ 40 kể từ khi ra khỏi Ai cập, tức là sau kinh nghiệm 38 năm lưu lạc trong sa mạc.

Phục truyền 1: 2-3 nói Israel đến Ca đe lần thứ hai vào năm 40. “Ấy là hành-trình 11 ngày từ Hô-rếp bởi đường núi Sê-i-rơ tới Ca-đe Ba-nê-a. Và xảy ra trong năm thứ bốn mươi, vào ngày thứ nhất của tháng thứ mười-một, Môi-se nói với con cái của Israel”. Cho nên Dân số kí 20:1 nói Mi ri am chết tại Ca đe vào tháng 1 năm thứ 40 kể từ khi ra khỏi Ai cập.

“Rồi xảy ra sau tai họa đó, Đức GIA-VÊ phán cùng Môi-se và cùng Ê-lê-a-sa, con trai của thầy tế-lễ Arôn, rằng: "Hãy lấy tổng-số tất cả hội-chúng các con trai Israel, từ 20 tuổi trở lên, theo các gia-hộ của tổ-phụ của chúng, bất cứ ai trong Israel có thể đi ra để chiến-đấu."Vì vậy Môi-se và thầy tế-lễ Ê-lê-a-sa nói với họ trong các đồng-bằng Mô-áp cạnh sông Giô-đanh nơi Giê-ri-cô, rằng: "Hãy làm cuộc kiểm-tra số dân-chúng, từ 20 tuổi trở lên, như Đức GIA-VÊ đã truyền cho Môi-se."

 Kết quả cuộc kiểm kê lần thứ hai là: “Đấy là những kẻ được đếm số thuộc về các con trai Israel, 601 ngàn 730’ (Dân.26:51). 601.730 người từ 20 tuổi trở lên.

Kinh thánh giải thích về con số 601.703, “Đấy là những người được đếm bởi Môi-se và thầy tế-lễ Ê-lê-a-sa, họ đã đếm các con trai Y-sơ-ra-ên trong đồng bằng Mô-áp cạnh sông Giô-đanh tại Giê-ri-cô. Nhưng giữa những kẻ này không có một người nam nào thuộc về những kẻ đã được đếm bởi Môi-se và thầy tế-lễ A-rôn, là hai người đã đếm các con trai Y-sơ-ra-ên trong vùng hoang-vu Si-na-i. Vì Đức GIA-VÊ đã phán về họ: "Chắc-chắn chúng sẽ chết trong vùng hoang-vu." Và không một người nam còn lại nào trong bọn họ, ngoại trừ Ca-lép con trai của Giê-phu-nê và Giô-suê con trai của Nun” ( Dân 26: 63-65).

 Mục đích của sự kiểm kê quân số lần thứ hai là: “Đoạn Đức GIA-VÊ phán cùng Môi-se, rằng: "Cho những kẻ ấy, đất sẽ được chia ra làm cơ nghiệp theo con số các tên. Cho nhóm đông hơn, ngươi sẽ tăng cơ nghiệp của họ, và cho nhóm ít hơn, ngươi sẽ giảm cơ nghiệp của họ; mỗi nhóm sẽ được cho cơ nghiệp của họ theo những kẻ đã được đếm số thuộc về họ. Nhưng đất ấy sẽ được chia bởi bắt thăm. Họ sẽ kế-thừa theo tên các chi-tộc của tổ-phụ họ. Theo sự chọn bởi bắt thăm, cơ nghiệp của họ sẽ được chia ra giữa các nhóm đông hơn và ít hơn."

KIêm kê quân số lần thứ hai để đưa ra kế họach phia chia đất hứa cho họ làm cơ nghiệp, làm phần đất để họ định cư mãi mãi. Với chúng ta cũng vậy; “Anh chị em phải biết rõ điều này: mọi kẻ gian dâm, ô uế hoặc tham lam, vì tham lam là thờ thần tượng, đều không được hưởng cơ nghiệp trong vương quốc của Đấng Christ và của Đức Chúa Trời” (Epheso 5:5). Người Israel nào không có tên trong bản kiểm kê lần hai nầy thì không được vào đất hứa. Tín đồ Tân ước nào không được ghi danh như vậy cũng không được vào nước của Chúa thời thiên hi niên.

3/ Giải luận:

--Phụ nữ và trẻ em.

Trong thời Cựu ước, và mãi đến khi Chúa Giê-su hóa bánh ra nhiều để nuôi quần chúng đói, thì Kinh thánh ghi: “Và có chừng 5 ngàn người đàn-ông ăn, không tính đàn bà và trẻ em” (Mathio 14:21)

 Trong thời Tân ước có sự giải phóng cho phụ nữ như sau; “Chẳng có người Giu-đa hay người Hi lạp, chẳng có người nô-lệ hay người tự-do, chẳng có đàn-ông hay đàn-bà; vì tất cả anh em là một trong Christ- Giê-su” (Galati 3:28)

 Trong Chúa, và trước mặt Đức Chúa Trời, không có sự phân biệt nam nữ về địa vị thuộc linh, nhưng có thứ tự nam trước nữ sau theo trật tự thần thượng. Chúa không vị nễ những tôi trai tớ gái của Ngài trong sự hầu việc.

--Kiểm kê quân số Lần thứ nhất-

Hành trình 38 năm của 603055 người nam từ 20 tuổi trở lên, đi từ núi Si nai đến bờ bên bờ phía đông sông Giô đanh tiêu biểu cho hành trình của mỗi tín nhân sau khi tin Chúa cho đến ngày ra ứng hầu trước tòa án của Đấng Christ, Đó là cuộc đua Chúa đã phô bày trước mắt mọi người tin (Heb 12:1-2), là cuộc chiến tranh, là cuộc đua dành cho mọi tín đồ (2 Tim 4:7), không phân biệt nam nữ.

Nhiều con dân Chúa không nhìn thấy điều đó, nên không tham dự hoặc  thất bại sau khi tham gia.

Trong văn kiện kê sổ lần thứ hai , tại sao Môi se ghi chép lại cuộc nổi loạn của Đa-than và A-bi-ram, chi phái Ru bên, con trưởng, và phe Cô rê, chi phái Lê vi? Sự ghi chép nầy bày tỏ cho chúng ta biết rằng những ai ngã chết trong thời gian 38 năm lưu lạc trong đồng vắng, sẽ không có mặt trong danh sách kiểm kê lần thứ hai.

--Lần thứ hai- Thời gian 38 năm giữa 2 lần kiểm kê là cuộc đời của mỗi chúng ta kéo dài thừ sau ngày tin Chúa đến ngày chúng ta ứng hầu trước tòa án Đấng Christ.

Trong danh sách 601.730 người chỉ có hai người lớn tuổi là Ca-lép và Giô-sê, còn tất cả những người dưới 20 tuổi khi họ ra khỏi Ai cập từ 40 năm trước. Nên tuổi tác của tất cả mọi người đều phải trên 60, là tuổi trưởng thành rồi.

 Hôm nay dân số địa cầu ước lượng gần 8 tỉ người, trong đó có chừng 2 tỉ Cơ Đốc nhân theo danh sách, nhưng Chúa biết đích xác con số con dân của Ngài hôm nay.

Tôi quả quyết tin rằng Chúa có một bản kiểm kê số lượng những người sẽ được vào vương quốc Đấng Christ để thừa kế vương quốc đó như cơ nghiệp. Bạn có chắc rằng chính mình có tên trong danh sách kiểm tra lần thứ hai không?

Những người có tên trong danh sách nầy mới được vào nước ngàn năm mà thôi. Chúa biết!

Khải Đạo 24-12-2020-

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT SI-NÊ-A


 

Xa-cha-ri 5: 5-11:

“Đoạn vị thiên-sứ đang nói chuyện với tôi đi ra, và nói với tôi: "Bây giờ ngước mắt ngươi lên, và xem cái đang đi tới này là gì." Và tôi nói: "Nó là gì?" Và người nói: "Đây là cái ê-pha đang đi tới." Người lại nói: "Đây là con mắt của chúng trong tất cả trái đất (và kìa, cái nắp bằng chì được giở lên); và đây là một người đàn-bà ngồi ở bên trong cái ê-pha." Rồi người nói; "Đây là Sự Độc-ác!" Và người quăng ả xuống vào trong chính giữa cái ê-pha, và thả khối chì đó lên trên miệng của nó. Lúc ấy tôi ngước mắt của tôi lên và nhìn, và có 2 bà đang đi ra với gió trong các cánh của họ; và họ có các cánh như cánh của con cò, và họ nâng cái ê-pha lên giữa trái đất và các tầng trời. Và tôi nói với vị thiên-sứ đang nói chuyện với tôi: "Họ đang lấy cái ê-pha đi đâu vậy?" Rồi người nói với tôi: "Để xây một cái nhà cho ả trong xứ Si-nê-a; và khi nó được chuẩn-bị xong, ả sẽ được đặt ở đó trên cái bệ chân của chính ả."

Trong chương 5 của sách Xa cha ri có hai khải tượng: 1/ cuốn sách bay và 2/ ả đàn bà tên là “Sự Độc ác”.

Cuốn sách bay tượng trưng luật pháp của Chúa. Trong dân hồi hương từ Babylon về cố quốc, kẻ nào nói dối, phạm tội với người lân cận mình, hay chống nghịch danh Đức Gia vê, thì sẽ bị phán xét, bị rủa sả bởi lời chép trong cuốn sách nầy. Chúa sẽ cắt bỏ họ và nhà cửa của họ,.

Trong khải tượng thứ hai, thì:

--người đàn bà tượng trưng dân hồi hương hư hoại, như trong Mathio 13, người đàn bà giấu men vào trong bột lọc.  Đó là nữ tiên tri giả đã giấu yếu tố satan vào làm hư hoại hội chúng của Chúa.

--Cái ê-pha—dụng cụ đong đếm vật liệu khô, ngụ ý tài buôn bán của dân Chúa vốn đã sống tại Babylon nhiều năm về trước. Họ học kĩ thuật mua bán của dân Babylon. Trong cộng dồng dân Chúa có sự buôn thần bán thánh, có sự cân đo gian dối, có sự đổi chác, mặc cã trong sự hầu việc Chúa.- Tính cách mua bán là tính cách, là chuyên nghiệp của dân Babylon, mà nay dân hồi hương từ Babylon về lại nguyên quán Jerusalem. Họ  vẫn còn mang tính cách mua bán đó. Họ thực hành điều đó trong cộng đồng dân Chúa ngày nay.

--Khối chì, Xuất hành 15:10 nói quân Ai cập: “chìm như cục chì”. Nên chì tượng trưng “tội lỗi”. Xa cha ri 5 nói đó là “Sự Độc Ác”.

--" Để xây một cái nhà cho ả trong xứ Si-nê-a”.

Trong những người hồi hương từ Babylon, có một số người được Chúa chọn lựa để xây đền thờ Ngài, như trong Xachari 6: 10 chép “Hãy lấy từ các kẻ lưu-đày, từ: Hiên-đai, Tô-bi-gia, và Giê-đa-gia; và ngươi hãy đi cùng một ngày vào nhà của Giô-si-a con trai của Sô-phô-ni, là nơi họ đã tới từ Ba-bylôn”.

Còn ả đàn bà nầy, cũng là dân hồi hương từ Babylon về Jerusalem, thì Chúa bảo trả ả lại cho Babylon.

Si nê a là tên vùng đất sinh quán của Nim rốt trong Sáng thế kí 10. Trong vùng đất Si nê a, hay Mê sô bô ta mi, dịch là Lưỡng hà, nằm giữa hai con sống Ti gơ-rơ và Ơ-phơ rát, là lãnh thổ Iraq hiện nay,  có các thành như Ba bên (Babylon) Ni ni ve…

Tôi thấy lời tiên tri về cái Ê pha nầy đang ứng nghiệm rõ ràng hôm nay:

--Nhiều hệ phái Tin Lành đã theo phong trào Tôn giáo thế giới và đang hăm hở trở lại La mã giáo cách rầm rộ, để tổ hợp thành tôn giáo toàn cầu.

--Những hệ phái nhỏ hơn như Về Nguồn, Khôi phục, họ cũng rập theo tính cách, cách sử dụng cái phê pha buôn bán của cổ thành Babylon xưa. Họ đang thống nhất hóa các hội thánh địa phương, bước theo mẫu hội từ từ.. Họ tổ chức cái gọi là Hội Thánh Hoàn Vũ.

--Nhiều hệ phái phục hồi ngày sa bát, phục hồi luật pháp Cứu ước, chỉ tồn thờ một mình Đức Gia-Vê, là theo chủ nghĩa Độc Thần thuyết, chối bỏ Đức Chúa Trời nhục hóa, chối bỏ Tân ước và giá trị vĩnh cửu của nó.

 Trong những ngày cuối cùng trước khi con thú lên ngai, gần như toàn bộ dân Chúa bị Giê sa bên mượn quyền A háp khống chế dân Ngài, chỉ còn 7000 người đắc thắng ẩn giấu. Toàn thể dân Chúa theo bề ngoài đang cất nhà tại Si-nê-a cả rồi.

Bạn thuộc trong số 7000 người được Chúa giấu hay trong vận hội hội thánh hoàn vũ, hội thánh thế giới??

 Khải Đạo. 21-12-2020

 

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

CUỘC SỐNG LÂU NGÀY TRÊN ĐẤT LÀNH

Phục truyền 32:44-47-

--Câu 47"Đọan Môi-se đến và nói tất cả các lời của bài ca nầy trong tầm nghe của dân, ông, với Giô-suê con trai của Nun”.

 Sau 40 năm lang thang trong sa mạc, thế hệ thứ nhất của dân Israel ra khỏi Ai cập đều chết hết. Vào lúc ấy chỉ còn Môi se, Giô suê, Ca lép là thế hệ thứ nhất. Môi se đã họp toàn dân Israel tại chân núi Nê bô, gần  biên giới xứ Mô áp, bên kia sông Giô đanh. Môi se đã để ra một thời gian dài, khoảng vài tháng để kể chuyện, thực ra là rao giảng lại toàn bộ lịch sử Israel từ khi ra khỏi Ai cập cộng với những lời khuyên lời cảnh cáo cho thế hệ thứ hai, đang chuẩn bị qua sông Giô đanh chiếm hữu đất hứa.

 Chữ “nói” ngụ ý có lúc ông đọc lại những điều răn, những lời phán của chính miệng Chúa.  Có một thánh đồ gợi ý rằng, nếu hằng ngày chúng ta có thể đọc lớn tiếng lời Kinh thánh cho chính mình nghe, thì đó chẳng khác nào Chúa đang phán với chúng ta lần nữa và chúng ta phải nghe, như dân Israel đã nghe Môi se.

--Câu 45-46, “Khi Môi-se đã nói xong tất cả các lời nầy cùng tất cả Y-sơ-ra-ên, ông nói với họ: "Hãy để vào tâm các ngươi tất cả các lời mà ta đang cảnh cáo các ngươi hôm nay”-

 Chữ “để tâm” có nghĩa là to set your heart on, hay quan tâm, hoặc để lòng. Anh em hằng ngày quan tâm điều gì nhất? Chúa phán của cải các ngươi ở đâu thì lòng các ngươi ở đó. Anh em quan tâm đến điều gì nhiều nhất, để thì giờ suy nghĩ về điều gì nhiều nhất trong ngày hôm nay?  Có quan tâm lời Kinh thánh chăng? Câu trả lời sẽ bày tỏ anh em là gì, anh em đang có tình trạng thuộc linh nào.

--Câu 46 b “Mà các ngươi sẽ truyền cho những con trai của các ngươi phải tuân theo để làm ngay cả mọi lời của luật-pháp nầy”

 Các bạn có truyền lời Chúa, những am hiểu về Kinh thánh, những kinh nghiệm về lời kinh thánh cho con cháu thuộc linh và thuộc thể của mình không? Mỗi chúng ta, người đi trước đã tốn nhiều thời gian, nhiều năm chịu đựng sự xử lí của chúa mới hiểu được những điều nào đó trong lời Kinh thánh, nếu chúng ta truyền sự hiểu biết thực nghiệm đó cho đoàn hậu tấn, họ sẽ đở tốn nhiều thời gian mày mò, nhiều khi quờ quạng mà không tìm được.

.--Câu 47 “Vì nó không phải là lời không công-hiệu cho các ngươi; quả thật, nó là sự sống của các ngươi”.

Tôi tưởng đây là chỗ duy nhất mà Lời Kinh thánh, lời Môi se rao giảng được gọi là SỰ SỐNG. Kinh thánh không phải là văn tự chết như kinh sách các tôn giáo khác. Nếu chúng ta mở lòng, mở tâm linh, mở tình cảm mình  với lời Kinh thánh, kêu cầu Chúa khi bắt đầu đọc Kinh thánh, tôi tin các bạn sẽ nhận được sự sống tươi mới từ Lời kinh thánh hằng ngày. Tôi xin xác nhận điều đó bằng kinh nghiệm của bản thân tôi hằng ngày. Chúa Giê su từng phán: “Lời là là linh và sự sống” (Giăng 6:63)

--“Và bởi lời nầy, các ngươi sẽ kéo dài những ngày của các ngươi trong xứ nơi các ngươi sắp vượt qua song Giô-đanh để chiếm nó.”


Đất hứa làm hình bóng cho Đấng Christ, lãnh vực thuộc linh huyền nhiệm mà chúng ta phải sinh hoạt, sống trong đó. Colose 2:6-7 nói: Hãy bước đi trong Ngài, hãy châm rễ trong Ngài như cây cối đang cắm rễ trên đất màu.

Cây cối không thể sống nổi trên đất cát sa mạc, cũng không thể tồn tại lâu dài trên đất khô.  Chúa nói nếu chúng ta nghe lời Kinh thánh, quan tâm lời Kinh thánh, tiêu hóa rồi dạy dỗ cho người khác, chúng ta sẽ có thể kéo dài thời gian mình tồn tại trên đất màu mỡ đó, là Đấng Christ.

 Vào những thập niên 30 đến 50 của Hội Thánh Tin lành Việt Nam, môi trường thuộc linh của Hội thánh chung của Tin  Lành như mãnh đất màu mỡ cho tín đồ, như cây cối hấp thụ chất màu mỡ của đất  và phát triển.

 Chỉ trong thập niên 80, hệ phái khôi phục có nếp sống thô sơ, nhưng như mãnh đất màu mỡ. Con dân Chúa như cây non, nhưng thu hút được chất màu trong Chúa và phát triển. Những kinh nghiệp tươi mới, dịu ngọt đó chúng tôi không bao giờ có thể quên, và chưa tìm lại được lần thứ hai.

 Môi se nói “bởi lời nầy, các ngươi sẽ kéo dài những ngày của các ngươi trong xứ” (đất lành= Đấng Christ). Đối với hội thánh Tin lành chỉ kéo dài được 30 hay 40 năm, còn với hội khôi phục, thật không đầy 10 năm.

 Tại sao? Vì dân Chúa không còn nghe lời kinh thánh nữa, mà nghe lời giáo chủ, lời của loài người., không còn quan tâm đến lời ấy mà quan tâm tiền bạc, địa vị, thú vui thế giới. Không còn làm lan tràn lời lẽ thật của Chúa mà phổ biến lời giảng tà đạo. Đó là lí do, dân Chúa ngày nay mất khẩu vị thuộc linh, mất sự vui hưởng Đấng Christ như là miếng đất màu mỡ.

M.K

 

 

 

 

 

 

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

CHẾT TRONG ĐỒNG VẮNG HAY ĐƯỢC VÀO ĐẤT HỨA?


 

Một phần của bản văn kinh thánh Cựu ước được chép theo lối biểu hiệu khi Đức Thánh Linh dùng nhiều tiêu biểu, hình bóng, hình ảnh trong Cựu ước để minh họa những sự kiện, những lẽ thật, những kinh nghiệm của các thánh đồ Tân ước và các thời đại  về sau.

Đất hứa Canaan làm tiểu biểu cho điều gì? Vẫn còn nhiều con dân Chúa cho đó là thiên đàng. Nếu Đất hứa tượng trưng cho thiên đàng thì chúng ta còn tham dự chiến tranh sau khi vào thiên đàng sao?  Ý tưởng đó không thể  hợp lí, cho nên đất hứa tiêu biểu cho hai sự kiện sau đây:

--Tình trạng chiến tranh thuộc linh của tín đồ, không với thịt và huyết ”nhưng chống lại các kẻ caI trị, chống lại các quyền-năng, chống lại các quyền lực thế-giới của sự tối-tăm này, chống lại các lực thuộc-linh của sự độc-ác trong các chốn thuộc về trời” (Epheso 6:12). Những tín đồ trưởng thành thuộc linh mới được tham dự cuộc chiến thuộc linh nầy.

--Canaan tượng trưng sự nghỉ ngơi trong vương quốc ngàn năm của Đấng Christ. Suốt 40 năm lang thang trong hoang mạc, dân Israel không được nghỉ ngơi, nên Ca- lép, Giô- suê và thế hệ thứ hai được vào Canaan là vào sự nghỉ ngơi. Hê bơ rơ chương 4 nói về một sự nghỉ ngơi sa bát 1000 năm đang dành cho những thành phần đắc thắng như Giô- suê Ca- lép.

Người trưởng thành hôm nay sẽ vào Canaan với tư thế tham  dự chiến tranh thuộc linh và vào Ca naan mai sau khi tham dự vương quốc ngàn năm. Tín đồ thất bại không có được kinh nghiệm chiến tranh thuộc linh hôm nay và mất phần thưởng an nghỉ trong vương quốc Đấng Christ  sau đây.

 Đồng vắng hay sa mạc trong hành trình của dân Israel cũng mang hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là đồng vắng vật lí, là thế giới vật chất mà chúng ta đang sống và sẽ được chôn cất khi chết. Thứ hai, sa mạc tượng trưng thế giới tâm lí, thuộc hồn, là thế giới sống trong bản ngã, trong xác thịt của cộng đồng dân Chúa nói chung. Người tín đồ trưởng thành chỉ chết trong đồng vắng vật lí, còn người thất bại trước là đã chết trong nếp sống thuộc hồn, thuộc bản ngã xác thịt và sau đó cũng chết trong sa mạc vật lí như mọi người vô tín.

 Chủ đích của bài viết nầy là tôi muốn giải bày những ai đã chết trong hai lọai sa mạc đó và không được vào đất hứa?

--Môi se nói: “Bấy giờ những ngày mà chúng ta đi từ Ca-đe-Ba-nê-a (lần thứ nhất), cho đến khi chúng ta đã đi ngang qua khe Xê-rết là 38 năm; cho đến khi hết thảy thế-hệ của các chiến sĩ đã diệt-vong từ trong trại, như Đức GIA-VÊ đã thề với chúng. Hơn nữa bàn tay của Đức GIA-VÊ đã chống lại chúng, để diệt chúng từ trong trại, cho đến khi hết thảy chúng đã diệt-vong”( Phục truyền 2:14-15). Xuất hành 12:37 cho biết, “Bấy giờ những con trai Y-sơ-ra-ên du-hành từ Ram-se đến Su-cốt, vào khoảng 600 ngàn người đàn-ông đi bộ, không kể trẻ em”.

Những người từ 20 tuổi trở lên mà ra khỏi Ai cập đều bị tay Chua tra trên họ và giết đi. Bạn có nằm trong  danh sách những người bị Chúa giết ở đây không?

--Lời thú nhận của 5 cô gái: “Đoạn những đứa con gái của Xê-lô-phát, con trai của Hê-phe, con trai của Ga-la-át, con trai của Ma-kia, con trai của Ma-na-se, thuộc về các gia-tộc Ma-na-se con trai của Giô-sép, đến gần; và đây là các tên của những đứa con gái của người: Mác-la, Nô-ê, Hốt-la, Minh-ca, và Thiệt-sa. Chúng đứng trước mặt Môi-se, và trước mặt thầy tế-lễ Ê-lê-a-sa, và trước mặt các lãnh-tụ và tất cả hội-chúng, trên đường dẫn đến lều hội-kiến, nói: "Cha của chúng tôi đã chết trong vùng hoang-vu, nhưng ông ấy đã chẳng ở trong bọn những kẻ đã nhóm nhau lại chống Đức GIA-VÊ trong bọn Cô-rê; nhưng ông ấy đã chết vì tội riêng của ông ấy” (Dân 27:1-4)

 Lời thú nhận của 5 cô gái đức tin cho chúng ta thấy bọn phản loạn với Chúa là bè đảng Cô- rê, họ  đã chết vì tội phản loạn, nhưng cũng có nhiều người khác đã chết trong đồng hoang vì tội lỗi riêng của họ. Đây là bức tranh dân Chúa ngày nay, một thiểu số nổi loạn với Chúa, nhưng đa số đã chết vì tội riêng của mỗi cá nhân.

--Phao-lô minh họa: “Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng” (1 Cor 10: 5). Chữ “ngã chết” ngụ ý  “nằm xuống”. Cuộc sống phàn nàn chống Chúa 10 lần, chỉ lưu tâm thức ăn Ai cập cũ, thờ thần tượng và gian dâm trong 40 năm nên phần nhiều thánh dân đã ngã chết. Còn bạn thì thế nào trong cuộc sống Cơ Đốc nhân của mình?

-- Giu đe, em Chúa Giê su, đã tóm tắt, “Bây giờ ta muốn nhắc-nhở các ngươi, dẫu các ngươi biết tất cả những điều này một lần đủ cả, rằng Chúa, sau khi cứu một dân-tộc ra khỏi xứ Ai cập, lần thứ hai đã tiêu diệt những kẻ không tin” (Giu đe 1:6).

Sau khi được cứu  và ra khỏi Ai cập, nhưng kẻ vô tín, những người chống báng lời Chúa đã bị Chúa tiêu diệt. Có bạn trong số đó không?

--Về cái chết của Mi-ri-am, nữ tiên tri, chị ruột của Môi-se: “Lúc ấy các con trai Y-sơ-ra-ên, toàn-thể hội-chúng, đến vùng hoang-vu Sin trong tháng thứ nhất; và dân chúng ở lại tại Ca-đe. Bấy giờ Mi-ri-am qua đời ở đó và được chôn ở đó” (Dân. 20:1).

 Theo Dân số kí 33, từ Ram se, Ai cập đến đất hứa Ca na an có 42 trạm dừng chân của dân Israel đi trong 40 năm. Dân số kí 10: 11-12 chép, “Bấy giờ xảy ra trong năm thứ hai, trong tháng thứ hai, vào ngày thứ hai mươi của tháng đó: mây ấy được cất lên khỏi bên trên đền-tạm có chứng cớ; và các con trai Ysơ-ra-ên khởi hành lên đường đi của họ từ vùng hoang-vu Si-na-i. Đoạn mây ấy dừng lại trong vùng hoang-vu Pharan”. Dân chúng ra đi từ núi Si- nai (Hô rếp) vào  năm thứ hai, tháng hai đến Ca- đe mà đóng trại. Dân số kí  13:25-26 kể tiếp, “Khi chúng trở về từ việc dò thám xứ đó, vào cuối 40 ngày, chúng tiến đến cùng Môi-se và A-rôn và cùng tất cả hội-chúng các con trai Israel trong vùng hoang-vu Pha-ran, ở Ca-đe”. Đó là sự dừng chân tại Ca đe lần thứ nhất.

Phục truyền 1: 2-3 nói Israel đến Ca đe lần thứ hai vào năm 40. “Ấy là hành-trình 11 ngày từ Hô-rếp bởi đường núi Sê-i-rơ tới Ca-đe Ba-nê-a. Và xảy ra trong năm thứ bốn mươi, vào ngày thứ nhất của tháng thứ mười-một, Môi-se nói với con cái của Israel”. Cho nên Dân số kí 20:1 nói Mi ri am chết tại Ca đe vào tháng 1 năm thứ 40 kể từ khi ra khỏi Ai cập.

 Bà Mi- ri- am là nhạc sĩ, là nữ tiên tri như Kinh thánh chép. Bà đã chết trong đồng vắng, không được vào đất hứa vì tội lỗi của riêng bà, nói xấu Môi se và nổi loạn chống sự sắp xếp của Chúa trên Nhà của Ngài. Có chị em nào như vậy không?_Ngày nay có nhiều người tự xưng mình là tiên tri của Chúa, theo  quan điểm của tôi, họ đang chết trong đồng vắng, vì họ là tiên tri giả.

--Cái chết của A-rôn, thượng tế của Đức Chúa Trời. Bấy giờ, khi họ lên đường từ Ca-đe, các con trai Y-sơra-ên, toàn-thể hội-chúng, tới núi Hô-rơ Đoạn Đức GIA-VÊ phán cùng Môi-se và A-rôn nơi núi Hô-rơ cạnh biên-giới của xứ Ê-đôm, rằng: "A-rôn sẽ được về chầu dân-tộc của nó; vì nó sẽ không được vào xứ mà Ta đã cho các con trai Y-sơ-ra-ên, vì các ngươi đã nổi loạn chống lại miệng của Ta tại nước suối ở Mê-ri-ba. Đem A-rôn và Ê-lê-a-sa con trai của nó, và đưa họ lên núi Hô-rơ; và lột áo quần của A-rôn ra và mặc chúng vào cho Ê-lê-a-sa con trai của nó. Như thế A-rôn sẽ về chầu dân-tộc (người quá cố) của nó, và sẽ chết ở đó." Vì vậy Môi-se làm y như Đức GIA-VÊ đã truyền; và họ đi lên tới núi Hô-rơ trong cái nhìn của tất cả hội-chúng. Và sau khi Môi-se đã lột áo quần của A-rôn và mặc chúng vào cho Ê-lê-a-sa con trai của người, A-rôn chết ở đó trên đỉnh núi. Đoạn Môi-se và Ê-lê-a-sa từ núi đi xuống.Và khi tất cả hội chúng thấy A-rôn đã chết, tất cả nhà Israel khóc vì A-rôn trong 30 ngày”..

 Có lẽ Israel dành ba ngày quốc tang cho Mi- ri- am, còn A- rôn chết có quốc tang đến 30 ngày. Sau khi chôn cất Mi- ri- am tại Ca đe, dân Israel đến chơn núi Hô rơ, Và A rôn được Chúa cho leo lên núi đó mà chết, có lẽ tháng 2 năm thứ 40.

 Hàng giáo phẩm, đoàn thầy tế lễ cũng chết trong sa mạc, không được vào đất hứa.  A rôn chết vì tội gì? Phục truyền 9: 20-21 giải thích lí do, “Đức GIA-VÊ đã giận A-rôn đủ để diệt người; vì vậy ta (Môi-se) cũng đã cầu-xin cho A-rôn vào cùng một lúc. Và ta đã lấy tội các ngươi, con bê mà các ngươi đã làm, và đốt nó bằng lửa và đập nát nó, nghiền vụn nó cho đến khi nó mịn như bụi; rồi ta ném bụi nó vào khe nước chảy xuống từ núi”.

 A rôn, thành phần lãnh đạo đã thỏa hiệp,đã  khoan dung cho dân chúng thờ bê vàng, mà chính tài nghệ sắc xảo của ông tạo nên. Hỡi các bạn là các mục tử, các thầy tế lễ chính thức hôm nay, các bạn có xui cho tín đồ thờ thần tượng như Ma môn không, hay tôn thờ một người nào bạn cho là “vĩ nhân” của thời đại  nầy không? Chúa không dung tha các bạn đâu, chắc chắc các bạn sẽ ngã chết và không bao giờ có thể vào Đất hứa theo cả hai ý nghĩa trên đây.

Từ thế kỉ thứ 6 SCN đến nay, trong giáo hội của Chúa có một thầy tế lễ thương phẩm, đội mão có ghi dòng chữ pontifex maximus. Chữ La-tinh nầy có nghĩa “Thầy tế lễ thượng phẩm”. Ông và cả đoàn tư tế của ông đang quanh quẩn trong đồng vắng gần 14 thế kỉ rồi!

--Cái chết của Môi se: 3: 23-27 "Ta cũng đã van-xin Đức GIA-VÊ vào lúc đó, rằng: 'Chúa GIA-VÊ ôi, Chúa đã bắt đầu tỏ cho kẻ tôi-tớ này của Chúa sự vĩ-đại của Chúa và bàn tay mạnh-mẽ của Chúa; vì có thần nào trong trời hay trên đất có thể làm các việc và các hành-động hùngcường dường ấy như của Chúa? Xin cho con, con cầu-xin, vượt qua và thấy đất khá tốt ấy ở vượt xa hơn sông Giô-đanh, cái xứ đồi núi tốt-lành đó và Liban.' Nhưng Đức GIA-VÊ đã giận ta vì các ngươi, và đã chẳng muốn lắng nghe ta; và Đức GIA-VÊ đã nói với ta: 'Đủ cho ngươi! Đừng nói với Ta về vấn đề này nữa. Hãy đi lên tới đỉnh núi Phích-ga và hãy ngước mắt ngươi lên về phía tây và phía bắc và phía nam và phía đông, và hãy nhìn với những con mắt của ngươi, vì ngươi sẽ không được vượt qua sông Giô-đanh này”. Giô Suê nói thêm về cái chết của Môi se, “Thế là Môi-se, tôi-tớ của Đức GIA-VÊ, qua đời ở đó trong đất Mô-áp, theo miệng của Đức GIA-VÊ.Và Ngài chôn ông trong thung-lũng trong đất Mô-áp, đối diện Bết-Phê-o; nhưng chẳng có ai biết chỗ chôn ông cho đến ngày nầy” (Phục 34:5-6).

 Ba chức vụ tiên tri (Mi-ri-am), thầy tế lễ (A-rôn) và luật pháp (Môi-se) đã đã thất bại, không thể đưa dân Chúa ngày xưa và hôm nay vào Đất hứa với hai ý nghĩa mà tôi đã nói trên đây.

Theo một ý nghĩa, Môi-se có vào vương quốc ngàn năm hay không đó là một câu đố. Vì theo Mathio 17, và Khải huyền 11, có lẽ Môi se và Ê-li là hai người ngồi hai bên tả hữu của Chúa Giê-su  khi Ngài đăng quang tại Jerusalem trong thiên hi niên?

 Kết luận:

Cám ơn Chúa, chúng ta là dân được Chúa giải phóng ra khỏi thế giới A cập, và theo kinh nghiệp cụ thể, chúng ta đều là lữ khách, là dân bộ hành như Israel xưa. Trong thiên trình riêng của mỗi người, và giữa hành trình chung của cộng đồng dân Chúa trong thời đại của chúng ta hôm nay, bạn đang đi đường như thế nào? Bạn có đang chết trong sa mạc thuộc hồn, trong đồng vắng bản ngã, dẫu còn sống trong thân xác hôm nay, nhưng như đã chết rồi không? Bạn có đang thực sự tham dự cuộc chiến tranh thuộc linh với các cấp bậc quỷ dử ở không trung, hay bạn chỉ mãi miết tìm kiếm củ tỏi, dưa chuột, củ hành của Ai cập hợp khẩu vị mình?. Bạn có tin chắc mình sẽ vào Đất hứa nghỉ ngơi sau khi Chúa Giê-su tái lâm chăng?

Minh Khải 11-12-2020

 

 

 

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2020

CHÚA LUÔN LUÔN CHỦ ĐỘNG TRƯỚC-

Có một điều mà đa số Cơ Đốc nhân không nhận thấy là tính ưu việt, ưu tiên tối thượng của Chúa. Ngài là Đấng Tạo Hóa, đã đặt ra mọi định luật trong mọi giới, từ thiên nhiên đến thuộc linh, nhưng không có một định luật nào ràng buộc Ngài. Ba câu chuyện sau đây minh chứng cho quyền ưu tiên của Chúa.

1/ Chúa Đón Đầu Sa tan: Gióp 1 và 2

 Trong mọi cuộc thiết triều của Chúa ở không trung, Sa tan thường lẻn vào ra mắt Chúa để kiện cáo con dân của Ngài.

 Môi se là tác giả sách Gióp, được sự khải thị của Chúa kể chuyện cho chúng ta nghe rằng: “Một lần kia, sa tan đã định tâm đến  ra mắt Chúa để tố cáo Gióp. Khi hắn vừa vào cuộc hội nghị đang dang dở bàn luận về ông Gióp.  Hắn chứa kịp mở miệng tố cáo Gióp,  Chúa đã chủ động thách thức hắn: "Ngươi có để ý tôi-tớ Gióp của Ta chăng? Vì chẳng có ai như nó trên trái đất, một người ngay-thẳng và không chỗ trách được, kinh-sợ Chúa TRỜI, và tránh xa điều xấu". Bản Truyền thống dịch là chữ “để ý” là  “nhìn thấy”. Chúa biết trước satan sẽ đánh cuộc với Ngài về Gióp, nhưng Chúa tin rằng Gióp sẽ chiến thắng sự thử thách, không thể sa ngã.

 Sau một loạt tấn công Gióp cách ngoạn mục, có lẽ kéo dài chừng một tuần lễ, Satan lại lẻn đến với dã tâm định trước tố cáo Gióp là tín đồ xác thịt, chỉ lo cho thân xác. Khi sa tan vừa vào tham dự cuộc hội nghi của Chúa với các thiên thần, một lần nữa Chúa đánh phủ đầu sa tan, “Và Đức GIA-VÊ phán cùng Sa-tan: "Ngươi mới đến từ đâu?" Lúc đó Sa-tan trả lời Đức GIA-VÊ và nói: "Từ việc lang thang đây đó trên trái đất và đi vòng quanh nó." Và Đức GIA-VÊ nói với Sa-tan: "Ngươi có để ý tôi-tớ Gióp của Ta chăng? Vì chẳng có một ai như nó trên trái đất, một người ngay-thẳng và không chỗ trách được, kính sợ Chúa TRỜI và lánh xa điều xấu. Và nó vẫn còn giữ vững sự toàn vẹn của nó, mặc dầu ngươi đã giục Ta chống lại nó, để tàn-phá nó vô cớ."

 Sau lần thách thức nầy của Chúa đối với sa tan, Chúa cho phép sa tan chạm đến cơ thể của Gióp, nhưng không được phép giết Gióp, sa tan lại thua cuộc một lần nữa.  Đến cuối sách Gióp, chúng ta không còn thấy sa tan xuất hiện liên hệ đến Gióp nữa. Hắn đã thua cuộc trước hai lần Chúa chủ động đi trước thách thức hắn về ông Gióp.

2/Chúa Đón Trước Ba-la-am: Dân số kí 22:

Tác giả Dân số kí là Môi se kể chuyện: “Đương lúc đó, Ba-lác, con trai Xếp-bô, làm vua Mô-áp.  Người sai sứ giả đến cùng Ba-la-am, con trai Bê-ô, ở Phê-thô-rơ, tại trên mé sông,trong xứ của con cái dân mình, đặng gọi người mà  nói rằng: Nầy một dân đã ra khỏi xứ Ai cập, phủ khắp mặt đất, và đóng lại đối ngang ta.  Vậy,ta xin ngươi hãy đến bây giờ, rủa sả dân nầy cho ta, vì nó  mạnh hơn ta. Có lẽ ta sẽ đánh bại dân nầy và đuổi nó khỏi xứ được; vì ta biết  rằng kẻ nào ngươi chúc phước cho, thì được phước; còn kẻ nào ngươi rủa sả, thì  bị rủa sả.  Vậy, các trưởng lão Mô-áp đi cùng các trưởng lão Ma-đi-an,  trong tay có lễ vật cho thầy bói, đến cùng Ba-la-am mà thuật lại những lời của  Ba-lác. Người đáp rằng: hãy ở lại đây đêm nay thì ta sẽ trả lời theo  như lời Đức Giê-hô-va sẽ phán cùng ta. Các trưởng lão Mô-áp ở lại nhà Ba-la-am”.

 Sau khi khách đi nghỉ, Ba la am về phòng riêng, ông chưa kịp  cầu nguyện, cùng Chúa về vấn đề lời mời của Ba lác, vua của Mô áp, Kinh thánh chép, “Đức Chúa TRỜI đã đến cùng Ba-la-am và phán (Then God came to Balaam and said, "Who are these men with thee?": "Các người này đang ở cùng ngươi là ai?". Các bạn để ý động từ “came”

Chúa không bao giờ bị động trước bất cứ sự việc gì sẽ xảy ra cho con dân Ngài, thậm chí với Ba la am, là tiên tri của Chúa, nhừng cũng là một pháp sư.

 Thường thường chúng ta phải trình các nan đề, biến cố mình gặp phải và xin Chúa giải cứu, thì thật ra Chúa đã biết trước rồi. Một con chim sẻ, giá trị rất thấp, mà Chúa còn biết khi nó rớt xuống đất và chết, huống hồ là cuộc đời của chúng ta là con cái yêu dấu của Ngài., Ngài không biết trước và chặn đầu mọi việc xảy ra cho chúng ta sao?

3/.Chúa Giê Su Hỏi đón Phi e rơ:

Mathio 17:24-27, “Khi đã tới Ca-bê-na-um, có kẻ thâu thuế đinh đến hỏi Phi-e-rơ  rằng: "Thầy các ngươi không nộp thuế đinh sao?"  Người đáp rằng: "Có." Khi đã vào nhà, thì Đức Jêsus hỏi đón người  rằng:"Si-môn ơi, ngươi nghĩ sao? Các vua trên đất thâu thuế quan lấy thuế đinh  ai? Thâu của con trai mình hay của người ngoài?".

Phi e rơ gặp mấy người đi thâu thuế thân cho công quỷ đền thờ mà Đức Giê hô va đã quy định trong thời Cựu ước, Xuất hành 30:11-16, “Đây là điều mọi người đứng về phía những người đã được điểm danh sẽ nộp: nửa siếc-lơ theo siếc-lơ nơi thánh (siếc-lơ là 20 ghê-ra), nửa siếc-lơ làm một của-lễ dâng lên cho GIA-VÊ”.

Theo suy nghĩ thiên nhiên, ông nghĩ rằng Chúa Giê su cũng phải nộp thuế,  nên ông trả lời ”có” với  mấy viên chức thâu thuế. Khi vào nhà, ông định ý trình bày với Chúa Giê su. Chúa ngồi trong nhà, nhưng Ngài biết mọi sự xảy ra rồi, nên Kinh thánh Bản nhận chánh dịch rất hay: “Khi đã vào nhà, thì Đức Jêsus hỏi đón người  rằng:"Si-môn ơi, ngươi nghĩ sao?

 “Thành ngữ Đức Giê su hỏi đón” là lời dịch  rất hay cho câu :”Jesus spoke to him first”. Vua David đã có kinh nghiệm “Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy; Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi.  Chúa xét nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,  Quen biết các đường lối tôi.  Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi, Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi” (Thi thiên 139)..

 Tóm lại, tôi xin minh chứng bằng kinh nghiệm và qua sự khải thị của Kinh thánh, Chúa ưu việt và ưu tiên trước bất cứ việc gì xảy ra trong cả vũ trụ, Ngài không bị động bao giờ.

Hodos 8-12-2020

AI LÀ PHẦN HƯỞNG CỦA ĐỨC GIA-VÊ-

(Phục Truyền 32:9-15)

Theo thông thường chúng ta đều rõ biết câu Kinh thánh nầy: “Đức GIA-VÊ là phần hưởng (portion) cơ nghiệp của con và là cái chén của con” (Thi 16: 5), nhưng Phục truyền 32:9  nói ngược lại, “Vì phần hưởng của Đức GIA-VÊ là dân của Ngài; Gia-cốp là phần chia của cơ nghiệp của Ngài”.

Hai chữ “phần hưởng” ở Thi thiên 16 và Phục truyền 32 đều giống nhau trong nguyên văn Hê bơ rơ: Cheleg, Anh văn là portion.

--“Gia-cốp là phần chia của cơ nghiệp của Ngài”.

Bạn có thích Gia cốp không? Một con người nắm gót, vồ chụp của cải người khác theo cách ám muội. Như Ê sai mô tả ông là con sâu róm, Ê -sai 41:14 “sâu bọ Gia cốp”. Bạn thấy người ta nuôi chó, mèo, hay beo, rắn làm con pet, làm con thú cưng, nhưng có ai thích nuôi sâu róm làm thú cưng như Chúa vậy chứ?  Ở gần sâu róm, nó bắn lông tơ ra làm cho chúng ta ngứa ngáy khó chịu, chưa kể mùi hôi hám gây nôn mửa của sâu nữa. Thế mà với con người bẩn thỉu như vậy làm sao Chúa lại vui thích ông, và chọn ông làm phần hưởng, làm cơ nghiệp của Ngài được?

--"Ngài đã tìm gặp người trong đất sa-mạc, Và trong đất hoang tru hú của vùng hoang-vu”.

 Chúa tìm gặp chúng ta hay chúng ta gặp Chúa? Đức Gia vê đã kiếm và kêu “Hỡi A đam, con ở đâu?” Ngài cũng đã chặn đầu và bắt gặp Gia cốp trong một đêm tối tại Bê tên, khi Gia cốp chạy trốn anh mình trong sự hãi hùng và cô độc. Trong giấc mơ, Chúa đã chủ động đến gặp ông. Rồi khi ông đang sống trong sa mạc, quê quán của Rê be ca, mẹ của ông, Chúa đến chặn ông một lần nữa giữa công việc bộn bề, chăn nuôi các bầy gia súc. Chúa đã bắt gặp bạn ở đâu? Giữa Ai cập xa hoa, thịnh vượng  hay trong thế giới thờ thần tượng Babylon?

--"Ngài đã bao quanh người, Ngài đã chăm-sóc người, Ngài đã gìn-giữ người như con ngươi của con mắt Ngài”.

 Tại Bê tên, đêm đó, Chúa đã hứa cùng ông” Ngươi đi đâu ta sẽ theo gìn giữ đó, và sẽ dẫn người về lại xứ nầy (Đất hứa)”.

 Kể từ ngày bạn tin Chúa đến nay, bạn có cảm biết Chúa bao phủ, gìn giữ bạn không thôi chăng? David nói, “Tôi sẽ đi đâu xa Thần Linh Chúa? Tôi sẽ trốn đâu khỏi mặt Chúa?” Ngài gìn giữ, bảo vệ một con sâu róm bẩn thỉu như con ngươi của mắt Ngài. Thật là  một việc quá lạ lùng!

--"Như con đại-bàng lay động tổ của nó, Bay lượn bên trên con nhỏ của nó; Ngài đã giăng cánh của Ngài và đã bắt chúng, Ngài đã mang chúng trên các đầu cánh của Ngài”.

Đại bàng hay chim ưng, thường xây tổ đẻ con trên chót núi cao, Khi các con của nó lớn lên, cánh chim con bắt đầu mọc dài ra. Đại bàng cha và mẹ sẽ phá tổ làm cho các con chúng rớt từ trên núi cao xuống. Các chim đại bàng con khiếp sợ, bắt buộc phải vươn cánh ra tập bay. Trong khi đó hai con chim cha và chim mẹ, bay xuống trước, gần mặt đất, xòe cánh ra để hứng mấy phượng hoàng con cách an toàn. Phượng hoàng cha mẹ cứ lặp lại diễn trình đó nhiều lần để tập huấn cho bầy con bay cao. Trong đời sống Gia cốp và cuộc đời của chúng ta, lắm khi Chúa như ném chúng ta vào vực sâu không đáy để tập luyện chúng ta cầu nguyện, bay cao và chiến thắng hoàn cảnh. David từng thưa cùng Chúa, “Con đã lún trong bùn sâu, và không có một chỗ đặt chân; Con đã chìm trong các con nước sâu, và một dòng nước chảy tràn ngập con” (Thi 69:2). Bạn đã được Chúa tập huấn khi bị rơi từ đỉnh núi cao xuống  hay bị chìm trong vực sâu không đáy chưa?

--"Đức GIA-VÊ một mình đã hướng dẫn người, Và đã chẳng có một thần lạ nào ở với người”.

 Chữ “thần “ ở đây là god. Không có quỷ nào xen vào trong việc Chúa tập huấn Gia cốp suốt 20 năm trong lò luyện kim của La ban, bố vợ. Tôi thấy nhiều tín đồ  đi hàng hai, vừa đầu phục Chúa tập huấn, lại vừa nuôi dưỡng quỷ giả dạng Đức Thánh Linh, thần cảm giả mạo, để được tập huấn them trong sự cầu nguyện bằng tiếng lạ vô nghĩa. Họ cứ nói đi nói lại một độc âm, thí dụ: “Lam ba da… Lam ba da” bất tận, nói say sưa, cách nhiệt tình  cả mửa ngày, thâu đêm, đến nỗi đổ mồ hội ướt áo, để tìm kiếm ân điển và quyền năng của Chúa. Đáng thương, khi có thần lạ, tà linh, đã xen vào huấn luyện một số đông tín đồ như vậy. Họ chờ đợi để mình sẽ trở nên người đắc thắng phi thường. Chẳng dè sau nhiều năm, họ càng đi sâu, càng đi tới trong ách nô lệ của quyền lực tà linh mà không biết. Gia cốp không mắc phải lỗi lầm đó.

--"Ngài đã khiến người lướt trên những chỗ cao của mặt đất”,

Si-ôn ở trên luôn luôn cao hơn các núi non xung quanh, ngụ ý địa và tình trạng trên cao, không phải vị trí, trong Đấng Christ mà chúng ta có thể được khi cùng ngồi với Chúa Giê-su “vượt trên tất cả các bậc chấp chánh, quyền bính, thế lực, chủ trị và mọi danh xưng, chẳng những trong đời nầy thôi đâu, mà cũng trong đời hầu đến nữa”. Anh em có kinh nghiệm tình trạng mình được cùng ngồi với Chúa trên tất cả quyền lực của  sa tan như vậy không?

--“Và người đã ăn sản-vật của cánh đồng”

Chúa Giê su nói, “ai ăn thịt Ta sẽ bởi ta mà sống”.  Đa số tín đồ dị ứng với thành ngữ “ăn Chúa”. Ăn có nghĩa là “tiếp thu” qua sự tương giao, là được Linh  Chúa truyền dẫn, truyền đạt chính Ngài là gì qua lời Kinh thánh. Ăn là vui hưởng, tiếp nhận. Colose 2:6-7 khải thị Chúa là miền đất lành đượm sữa và mật, mọi tín đồ như cây cối cần hấp thụ chất màu mỡ trong đất, tức là ăn sản vật, hoa quả của cánh đồng.

--"Và Ngài đã cho người hút mật ong từ tảng đá”,

Mật ong là tinh hoa của hai thế giới: thế giới loài hoa  và thế giới sinh vật, con ong.  Bạn có hấp thụ được tinh hoa trong công việc làm của Chúa qua sự cứu rỗi cà tái sinh.

--"Và dầu từ đá lửa”. Dầu đây là dầu ô-liu. Nhưng tại sao dầu  ở trong đá lửa?

--"Những cục sữa đặc của bò cái, và sữa của bầy chiên”.

 Sửa cũng là tinh hoa, là kết tinh của hai thế giới: rau cỏ và động vật. Khi đất hứa đượm sữa và mật làm tiêu biểu cho Đấng Christ, ngụ ý trong Chúa có sự cô động, kết tinh những tinh hoa công việc cứu chuộc, qua hình ảnh con bò, và kết tinh công tác tân sinh của Chúa trong đời sống tín đồ.

--"Với mỡ của những chiên con và các chiên đực, giống Ba-san, và các dê,”. Trong Của lễ của Chúa mô tả ở Lê vi kí 1-5, Chúa cấm Israel ăn mỡ  trong các của lễ, nhưng ở đây lại nói Gia cốp được ăn  mỡ. Mỡ là tinh túy, là năng lực thặng dư của một con người đầy tràn nhựa sống. Chúa đã đến hầu cho dân Ngài có được sự sống và sự sống sung mãn.

--"Với (mỡ) bột mì mịn nhất”— Bản tiếng Anh dịch là “mỡ của bột mì mịn nhất”.

Chất béo của lúa mì hảo hạng ví sánh như mỡ béo.  Giăng 12:24  bày tỏ Chúa như hạt lúa mì phải chết để ban sự sống phục sinh cho chúng ta  khi chúng ta tiếp nhận Ngài. Mỡ lúa mì ngụ ý hiệu năng sự cứu rỗi qua sự chết của Chúa.

--"Và uống máu của trái nho, tức là rượu nho”.

 Nước nho ép lên men là rượu vang. Uống huyết nho tươi mới ép, hay rượu nho lên men cũng đồng nghĩa.

 Các bạn có nhớ người Sa ma ri nhân lành làm gì cho nạn nhân nằm dở sống dở chết bên đường không?  Người “lại gần lấy dầu và rượu xức chỗ bị thương, rịt lại”. Rượu là để rửa vết thương, dầu ô-liu để thoa xức sau khi vết thương được rửa sach phải  không? Thế mà người Sa ma ri  thoa dầu trước và rửa vết thương bằng rượu sau. Phản khoa học chăng?  Trên đây chúng ta thấy Gia cốp đã uống dầu ô liu từ đá lửa trước khi uống rượu nho, thì cũng vậy. Khi chúng ta găp Chúa lần đầu, chúng ta tiếp nhận Thánh Linh trước khi được rượu sự chết của Ngài rửa sạch nhơ nhớp. Đó là một  kinh nghiệm có vẻ phản khoa học trong Kinh thánh.

--"Nhưng Giê-su-run đã mập ra… Ngươi mập lên, dầy, và béo tròn”. Giê ru sun là tên của Israel dùng trong văn thơ. Ở trên đây nói Gia cốp ăn sản vật của  miền đât lành, bây giờ, sau khi vui hưởng mọi tinh hoa đầy đủ sau nhiều năm Gia cốp sâu róm trở thành Giê su run béo tròn, đầy sự sống sung mãn.

 Mọi tinh hoa, mọi loại sản vật tiêu biểu những gì chúng ta nhận lãnh được trong Chúa, như: các loại ân điển: ân điển sự sống (1 Phiero 3:7), ân điển thật (1 Phiero 5:12), ân điển lớn (Công 4:33, Greek), như các ân phước từ trời (Eph 1:3), các sự phong phú vô lượng của Đấng Christ (Epheso 3:8)….

 Kết luận:

 Bạn có nhìn nhận mình là Gia cốp bẩn thịu, là sâu róm  gây khó chịu cho người khác không? Nhưng Chúa đã chọn bạn làm phần hưởng, làm cơ nghiệp, làm thú cưng của Ngài đời đời. Để trở thành phần hưởng thỏa nguyện của Ngài, Chúa phải tập huấn bạn trong trường đại học sa mạc, phải tập luyện cho bạn bay cao trên mọi hoàn cảnh dù đen tối nhất. Kế đến Chúa sẽ nuôi dưỡng bạn theo chế độ dinh dưỡng cao cách thực nghiệm. Vì cách ăn uống lí tưởng như vậy là sự dị ứng, không thể kinh nghiệm đối với nhiều người, và thảm thay cách ăn uống đó cũng chỉ là lí thuyết suông, ba hoa, rỗng tếch, không thể kinh nghiệm của dân hệ phái khôi phục kiêu ngạo trải nhiều năm.

Nếu bởi ân điển và sự thương xót của Chúa, bạn được truyền dẫn mọi tinh hoa, mọi kết tinh của Đấng Christ, nhiên hậu bạn sẽ là Giê su run béo tròn chẳng sai.

 Ezra Trần- 7-12-2020-

-

23 NĂM ĐƯỢC CẤU TẠO LỜI CHÚA-


 

Giê rê mi 1:2 chép, “Có lời Đức Giê-hô-va phán cùng người (Giê rê mi) trong đời Giô-si-a, con trai A-môn, vua Giu-đa, năm thứ mười ba đời vua ấy;  lại có phán cùng người trong đời Giê-hô-gia-kim, con trai  Giô-si-a, vua Giu-đa, cho đến cuối năm thứ mười một đời vua Sê-đê-kia, con trai  Giô-si-a, vua Giu-đa, tức là năm mà Giê-ru-sa-lem bị bắt làm phu tù trong tháng  thứ năm”.

Chức vụ rao lời Chúa của Giê rê mi kéo dài từ đời vua Giô si a đến đời vua Sê đê kia, vua cuối cùng của nước Israel, người ta tính ra chức vụ ấy kéo dài khoảng chừng 40 năm. Vì Giê rê mi giảng đạo 18 năm trong đời Giô si a, đời Giê hô gia ki 11 năm, và đời Sê đê kia cũng 11 năm

 Trong Giê rê mi 25: 3, ông nói: "Từ năm thứ mười ba của Giô-si-a con trai của A-môn, vua Giu-đa, ngay cả cho đến ngày nầy (là năm thứ 5 triều vua Giê hô gia kim), những 23 năm nầy lời của Đức GIA-VÊ đã đến cùng tôi, và tôi đã nói đi nói lại cùng các ngươi, song các ngươi đã chẳng nghe”.

Mời các bạn chú ý chữ “đã đến” trong câu: “lời của Đức GIA-VÊ đã đến cùng tôi”. Trong nguyên ngữ Hê bơ rơ chữ nầy là hâyâh, đọc là haw-yaw', có nghĩa là: to exist, that is, be or become, come to pass, to happen, to be done—hiện hữu tồn tại, tức là  trở nên, hay xảy ra, được thực hiện.

Giê rê mi nói rằng trong suốt 23 năm đó, Lời Chúa đã đến với ông, tức là đã tác động, xảy ra, trở nên, đã kết tinh, và được cấu tạo trong ông trước khi ông dậy sớm mỗi ngày nói đi, nói lại lời ấy với dân Chúa tại Jerusalem, nhưng họ không nghe theo.

Chúng ta có thể tìm ra những chỗ nào sách Giê rê mi chép “Lời Đức Gia Vê đã đến (xảy ra)” với ông và chỗ náo chép chỉ là lời phán thường của Chúa với ông. Chúng ta xem Giê rê mí 21: 1 và 8 sẽ rõ. Câu 1: “Lời nầy đã đến (to happen) cùng Giê-rê-mi từ Đức GIA-VÊ khi vua Sê-đê-kia sai đến cùng người” và câu 8, “'Đức GIA-VÊ phán (to say, to speak) như vầy: "Này, Ta đặt trước mặt các ngươi đường sống và đường chết”. Sự khác biệt đó nói lên ý nghĩa: Chúa không chỉ nói suông với ông, nhưng Lời Ngài đã cấu tạo, đã trở nên một phần sự suy nghĩ, làm tư liệu trong bộ nhớ tự dộng, trở thành sự sống, năng lực khẩu tài trong ông, đến nổi ông  làm chứng rằng Lời của Chúa đã “trở nên như lửa cháy, bị bịt kín trong xương xóc của con; Và con mệt-mỏi vì giữ nó ở trong” (20:9).

 Qua quá trình được cấu tạo bằng lời Chúa 23 năm, tức là ông đã ăn nuốt, tiêu hóa Lời ấy. Lời ấy vận hành trong ông đến nổi ông trở nên một người khác lạ, tự động tách biệt khỏi đám đông trong thánh dân. “Con tìm được lời của Chúa và con đã ăn chúng, Và lời của Chúa đã thành cho con một niềm vui và sự ấm áp trong lòng con; Vì con đã được xưng bằng danh của Chúa, Ôi GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI vạn-quân. Con đã chẳng ngồi trong bọn những kẻ liên hoan, Con cũng đã chẳng hân-hoan. Vì bàn tay Chúa đặt trên con, con đã ngồi một mình, Vì Chúa đã làm cho con đầy căm phẫn “ (Giê 16).

Ngay từ chương 1, Giê rê mi kể lại rằng Chùa đã cho ông thấy về nồi nước sôi từ phươpng Bắc, ngụ ý tai hoạ từ nước Ba by lôn sẽ giáng trên Israel và Giê ru sa lem. Về sau ông còn thấy về sắt và đồng phương Bắc, ngụ ý quyền lực không thể bẻ gãy của Babylon, về cái ách bằng sắt (chương 28), là vua Nê bu cát nết sa. Chương 15: 12 “Sắt và đồng của phương bắc, người ta có thể bẻ gãy được sao?”

Những lời về sự phán xét của Chúa đã thấm nhuần, và cấu tạo trong ông suốt 23 năm, thì đương nhiên lời giảng của ông  phải là những lời phán xét của Chúa công nghĩa, của Đấng thánh khiết không thể dung tha tín đồ phạm tội. Giê rê mi đã chịu đau khổ , bắt bớ, đánh đập vì giảng những lời phán xét nặng nề đó suốt 23 năm và hơn 16 năm sau đó nữa. Mãi đến năm thứ 10, triều vua Sê đê kia, tức là một năm trước khi Israel vong quốc, Chúa mới ban cho ông những lời rao giảng về  niềm hi vọng tương lai. Tương lai xán lạn đó chỉ đến với dân Israel sau hơn 25 thế kỉ nữa, tức là sau khi Đấng Mê-si-a của họ tái lâm xây dựng vương quốc trên mặt đất. Cho nên gần như suốt 40 năm chức vụ rao lời Chúa, sứ điệp duy nhất của Giê rê mi là sự phán xét của Đức Chúa Trời—lời rao giảng hi vọng của tương lai chỉ là một phần nhỏ trong chức vụ đó.

 Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: “do sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra”(Mathio 12:34). Do sự cấu tạo, dầm thấm trong lòng nhiều năm thì miệng sẽ dễ dàng rao giảng ra.

 Giê rê mi được Chúa cho cấu tạo lời phán xét của Chúa và tự động giảng ra lời phán xét, còn các bạn được cấu tạo lời nào?

--Tôi thấy nhiều người trong một giáo hội nọ, được dầm thấm và cấu tạo lời phản Tân ước, nên hết năm nầy đến năm khác, hết kẻ nầy đến kẻ khác được dấy lên, đổ tiền bạc, thì giờ, sức lực ra để giảng cổ xúy phục hồi luật pháp Cựu ước, phục hồi sự nhóm họp ngày sa bát. Tôi từng nghe họ nói cách cụ thể, nói như máy catsett rằng: ”tín đồ Tân ước không được ăn thịt heo, không được uống nước trà, mà phải ăn thịt bò, phải uống nước dừa”. Họ giảng rõ ràng ai nhóm ngày Chúa nhật sẽ đi hồ lửa, phải vâng giữ luật pháp, phải tuân thủ ngày sa bát mới bổ túc cho công cuộc cứu rỗi của Chúa Giê su trên thập tự giá. Nếu không có sự bổ túc đó, người ta sẽ không được cứu.

--Một Giáo Hội khác lại nhuần nhuyễn rao giảng rằng Chúa Giê su chỉ là một con người, một thiên sứ trưởng, không phải là chính Đức Giê hô va. Họ cam đoan rằng chỉ có 1444.000 người được cứu theo Khải huyền chương 7. Những thành viện giáo hội nầy rất lão thông, được lập trình những lẽ thật giả mạo đó. Và sự rao giảng của họ rất hùng hồn, có sự cuốn hút lớn, bởi vì  sự việc họ được cấu tạo giáo lí ấy cách sâu sắc từ nhiều năm.

-- Đa số mục tử, tổng quản nhiệm các giáo hội thông thường chỉ được cấu tạo những lẽ thật cơ bản như sự giáng sinh, sự chết cứu chuộc của  Chúa, thiên đàng, hồ lửa… Năm nầy qua năm khác họ chỉ in trí, nhuần nhuyễn giảng đi giảng lại những lẽ thật sơ đẳng của sự cứu rỗi. Nếu ai giảng những lẽ thật sâu nhiệm hơn, thì họ chống đối, quy tội là tà giáo, không cần thiết cho sự cứu rỗi. Đó là một sự cấu tạo nông cạn, thiếu sót, không đầy đủ các yếu tố trong toàn bộ lẽ thật của Chúa trong Kinh Thánh..

--Có một giáo hội mới xuất hiện tại Việt nam 40 năm nay. Thành viên và các chức sắc hệ phái đó được nhồi sọ, được đổ đầy, được lập trình, được cấu tạo những lẽ thật tạm gọi là đỉnh cao của thời đại. Qua sự cấu tạo đó những lẽ thật méo mó đã biến dân trong giáo hội đó trở thành những người máy được lập trình tự động, tự phát giảng nhại lại  những bài giảng soạn sẵn của hệ thống.

 Những điều họ được nhồi sọ để giảng là: - chỉ có một chức vụ của một người cung phụng lời thời đại của thế kỉ 20 nầy. Lời đó là lẽ thật đỉnh cao, cho nên dân thánh không nên đọc sách các tác gải khác, mà phải đồng một miệng, một lời để  nói lại bài giảng của chức vụ đó. Không cần đọc kinh thánh để nghiên cứu điều khác nữa. Tín đồ cần loại bỏ tâm trí, không được có ý kiến nào khác, mà phải vâng phục chức vụ và giảng theo, nói theo lời của chức vụ. Đó là sấm ngôn của thời đại nầy.

Kết luận:

Chúa phải dung 23 năm cộng với mọi thử thách, đau khổ, hoạn nạn để cấu tạo lời phán xét của Ngài vào Giê rê mi để ông trở nên thành đồng cột sắt, chống chọi lại cả tập đoàn tiên tri, thầy tế lễ và  chính quyền Israel đã hư hoại vào thời đó trong suốt 40 năm. Ngày nay việc cấu tạo những lẽ thật nông cạn, sơ đẳng, lập trình những lẽ thật tà giáo hay cài đặt những lẽ thật tự xưng là lẽ thật đỉnh cao vào con người có vẻ dễ dàng hơn, không tốn quá nhiều thời gian và sự trả giá đắt của người nhận lãnh.

 Tôi xin hỏi bạn: 1/ Bạn đang giảng lời Kinh thánh đã được cấu tạo lâu năm trong bạn, hay giảng những lời bất chợt học lỏm đâu đó?  2/Bạn đã được lập trình cách nhân tạo nhiều lẽ thật tà đạo, nhiều lẽ thật đỉnh cao ảo tưởng hay thật được Lời Chúa trong Kinh thánh xảy đến, trở thành và kết tinh cùng cấu tạo trong bạn?

 Minh Khải 10-12-2020