Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

CÁC THI THIÊN ĐI LÊN TỪ BỰC- 10

Mountain lake in apls, Austria Royalty Free Stock Photo
Người Trưởng Thành Không Có Sự Yên Nghỉ
Nếu tác giả nhận thức rằng nhà của ông và nhà Đức Chúa Trời là một, vậy tại sao ông không thể yên nghỉ? Tại sao ông phải quá quyết liệt như vậy? Một ngôi nhà cần phải là một nơi yên nghỉ. Chúng ta có thể nói với tác giả: “Ông không chỉ có một ngôi nhà, mà nhà của ông cũng là nhà Đức Chúa Trời. Bây giờ ông có thể yên nghỉ. Không cần phải quyết liệt như vậy.” Nhưng tác giả sẽ nói với chúng ta: “Không! Trong nhà Đức Chúa Trời tôi sẽ không lên giường! Tôi không thể có bất cứ sự yên nghỉ nào! Thậm chí tôi sẽ không để cho mắt mình ngủ!” Trước đây, trong Thi Thiên 131, ông đã được đem đến một sự yên nghỉ êm dịu. Nhưng bây giờ ông kiên quyết không đi lên giường. Thay vì tìm kiếm sự yên nghỉ, ông quyết liệt vì nhà Đức Chúa Trời. Ông muốn nói: “Tôi nhìn thấy nơi cư trú của Đức Chúa Trời. Tôi vì nhà Đức Chúa Trời và chứng cớ của Đức Chúa Trời. Nhà của tôi và nhà Đức Chúa Trời là một. Vì cớ điều này, tôi cấm mình không được có bất cứ sự yên nghỉ nào! Tôi có gánh nặng! Tôi có trách nhiệm! Tôi quyết liệt! Ô Chúa, Ngài có một đền tạm, nhưng thực chất ở đâu? Thực tại của chứng cớ Ngài ở đâu?”

Nhu cầu ngủ nghỉ thì rất mạnh mẽ. Thậm chí không có người nào có thể không ngủ trong vài ngày. Nhưng tác giả tuyên bố: “tôi yêu nơi của Đức Chúa Trời đến cực điểm. Tôi bị nhà Ngài tiêu nuốt. Ngoài chứng cớ của Ngài ra tôi không có gì cả. Nhà của tôi chính là đền tạm của Đức Chúa Trời, và đền tạm của Ngài là nhà tôi. Nhưng trong kinh nghiệm của tôi thì ở đây không có giường. Nhà Ngài đúng ra là một nơi yên nghỉ, nhưng thực tại ở đâu? Đền tạm của Ngài ở đây, nhưng thực chất của đền tạm ở đâu? Nếu không có thực chất, làm sao tôi có thể yên nghỉ?”
Ngày này đền tạm của Đức Chúa Trời là nếp sống hội thánh. Được tiêu nuốt vì nhà Đức Chúa Trời là được tiêu nuốt vì nếp sống hội thánh. Nhưng chúng ta có sự quyết liệt này không? Chúng ta ở đây trong nếp sống hội thánh, nhưng thực chất của nếp sống hội thánh ở đâu? Chúng ta đã nghe rất nhiều, hiểu rất nhiều, có thể tuyên bố rất nhiều, nhưng thực tại ở đâu? Khi chúng ta nhận thức mình thiếu hụt như thế nào, chúng ta sẽ trở nên quyết liệt và kêu la: “Cho tôi khi thực tại đến, tôi sẽ không yên nghỉ! Tôi sẽ không cho mắt tôi ngủ, cũng không cho mí mắt mình khép lại! Tôi sẽ phấn đấu! Tôi sẽ chiến đấu để đem thực chất của chứng cớ Chúa đến!” Đây là dấu hiệu của sự trưởng thành thật sự.
Khi bước vào trong sự trưởng thành được mô tả trong Thi thiên này, chúng ta không còn có thể thỏa mãn với công việc chỉ là một phước hạnh cho hội thánh. Thay vì vậy, chúng ta nỗ lực để toàn bộ nếp sống hội thánh bước vào trong thực tại. Điều này khiến cho chúng ta kêu la: “Chúa ôi, tôi sẽ không cho chính mình có bất cứ sự yên nghỉ nào! Tôi sẽ không nhắm mắt cho đến khi Ngài có được nơi cư ngụ của Ngài!” Nhưng chúng ta đã thấy, lời cầu nguyện này là với “Đấng Toàn Năng của Jacob” (c.2). Nói cách khác, chúng ta cầu nguyện: “Ô Chúa, Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng của sự biến đổi! Ngài là Đức Chúa Trời toàn năng của chứng cớ!. Nhưng thực tại của nơi cư trú Ngài ở đâu? Thực chất của đền tạm Ngài ở đâu? Tôi đang chiến đấu cho điều này! Tôi đang chiến đấu để đem toàn thể nếp sống hội thánh vào trong thực tại này!”
Người Trưởng Thành Trỗi Dậy
Và Cự Tuyệt Việc Phàn Nàn hay Thờ Ơ
Khi đang bàn đến giai đoạn mở rộng trong sứ điệp trước, chúng ta đã nói một lời cụ thể với những người trẻ. Bây giờ chúng ta cần nói một lời với những người trẻ. Bây giờ chúng ta cần nói một lời với những người lớn tuổi hơn: “hãy trổi dậy! Hãy chiến đấu cho thực tại của chứng cớ Chúa!” Sau khi ở trong nếp sống hội thánh một thời gian dài, chúng ta thường có nhiều sự phàn nàn. Chúng ta phàn nàn rằng trong hội thánh không có đủ tình yêu. Chúng ta phàn nàn về việc thể nào sự nói năng thuộc linh của chúng ta trong nếp sống hội thánh quá khác biệt với cuộc sống thực tiễn của chúng ta. Chúng ta phàn nàn về sự thiếu hụt trong nhân tính của các thánh đồ. Nhưng hội thánh không bao giờ có thể được xây dựng bằng cách lằm bằm hoặc phàn nàn, cho dù các sự phàn nàn là chính đáng. Hơn nữa, hội thánh không bao giờ có thể được xây dựng nếu chúng ta đã trở nên thờ ơ sau khi ở trong nếp sống hội thánh lâu như vậy. Phải, chúng ta có thể bị ngã lòng, nhưng chính vì có nhiều điều gây nản lòng nên chúng ta cần phải trỗi dậy! Phải, có nhiều điều quấy rầy chúng trong nếp sống hội thánh, nhưng chính những điều đó cần phải khiến cho chúng ta trỗi dậy! Chúng ta cần phải trỗi dậy giống như David, là người đã không chịu yên nghỉ cho đến khi chứng cớ của Chúa được cấu thành bằng thực tại thuộc linh.
Người Trưởng Thành Phấn Đấu Để
Chứng Cớ của Chúa sẽ Đầy Dẫy Thực Tại
Sau khi mô tả sự tuyệt vọng của mình, tác giả tiếp tục: “Kìa, chúng tôi nghe về nó tại Ephrathah; chúng tôi tìm thấy nó trong các cánh đồng của Jaar” (c.6). Ở đây tác giả đang nói về hòm giao ước. Hòm giao ước đã bị dân Philis-tine cướp mất trong trận chiến, nhưng cuối cùng họ trả về cho dân Israel (1 Sam. 4-6). “Jaar” là từ viết tắt của “Kiriath-jearim” đó là nơi gòm giao ước yên vị cho đến khi được vua David đem về Jerusalem (1 Sam. 7:1-2;2 Sam. 6:1-19).  Điều này có nghĩa là đã có một thời gian hòm giao ước thật sự thất lạc khỏi đền tạm của Đức Chúa Trời. Đã có một thời gian tuy bối cảnh đúng đắn, nhưng nội dung, thực tại, bị thiếu mất. Điều này tương ứng với cách chúng ta thường cảm nhận về nếp sống hội thánh. Thí dụ, mỗi buổi sáng ngày của Chúa chúng ta đều có Bàn của Chúa, trong đó chúng ta tưởng nhớ Chúa và thờ phượng Cha. Rồi mỗi tối Thứ Ba chúng ta đến với nhau để cầu nguyện. Chúng ta có thể có một nếp sống phục vụ, và chúng ta có thể có sự rao giảng phúc âm. Bối cảnh của chúng ta dường như đúng đắn, vì chúng ta là đền tạm của Đức Chúa Trời. Chúng ta có sân ngoài, Nơi thánh và thậm chí là Nơi Chí Thánh. Nhưng chúng ta thiếu hòm chứng cớ. Chúng ta thiếu thực chất và thực tại của nếp sống hội thánh.
Đây không phải là tình trạng của chúng ta ngày này sao? Về nhiều hội thánh, chúng ta thường có sự nhận thức: “Mọi điều về bối cảnh của chúng ta đều ổn, nhưng thực chất ở đâu?”  Thi Thiên này bày tỏ cho chúng ta rằng thực chất của đền tạm Đức Chúa Trời là hòm chứng cớ. Nếu không có hòm chứng cớ thì đền tạm trống rỗng. Nội dung của đền tạm trống rỗng. Đền tạm trở nên thiếu thực tại. vì vậy trong Thi thiên này chúng ta nhìn thấy một người trưởng thành đang phấn đấu. Người ấy không phấn đấu về việc làm thế nào để tăng trưởng, làm thế nào để có thể được Chúa sử dụng, hay làm thế nào có thể trở nên một phước hạnh. Người ấy đã có được mọi điều này qua các kinh nghiệm trước đó của mình rồi, nhưng người ấy vẫn không thỏa mãn. Người ấy kêu la: “Chúa ôi, tôi không chỉ ở đây để là một phước hạnh cho người khác. Tôi không chỉ ở đây để cung cấp cho hội thánh một nguồn cung ứng sự sống và sự vui hưởng. Chúa ôi, tôi đang theo đuổi hòm chứng cớ! Tôi đang theo đuổi thực chất của nếp sống hội thánh!” Điều này cần phải là sự phấn đấu của chúng ta. Chúng ta cần phấn đấu để nếp sống hội thánh sẽ đầy dẫy thực tại.
Người Trưởng Thành Sản Sinh
Thực Tại của Chứng Cớ Chúa
Trong Đó Chỉ Có Đấng Christ Được Nhìn Thấy
Tác giả tiếp tục: “Chúng tôi sẽ đi vào đền tạm của Ngài; chúng tôi sẽ thờ phượng nơi bệ chân Ngài!” (c.7) Ở đây chúng ta nhìn thấy một sự tiến triển rất có ý nghĩa trong Thi thiên này, từ “lều trại của nhà tôi” (c.3) đến “đền tạm của Ngài” (c.7). Trước đây tác giả nói về “lều trại của nhà tôi”. Với “giường ngủ của tôi”. Nhưng bây giờ, vì cớ sự phấn đấu của ông, thực chất và thực tại của đền tạm Đức Chúa Trời đã có được. Điều này có nghĩa là đối với tác giả thì không còn “tôi” nữa. Không còn “nhà tôi” hay “giường ngủ của tôi” nữa. Chúng ta phải nhận thức rằng khi thực tại nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời đến thì cái “tôi” biến mất. Khi hòm chứng cớ được sản sinh thì mọi cá nhân biến mất. Không có gì ngoại trừ đền tạm của Đức Chúa Trời. Đối với chúng ta, điều này có nghĩa là Chúa trở nên trung tâm thật của nếp sống hội thánh. Chúng ta không còn có “lều trại của tôi” nữa. Chúng ta không còn có bất cứ điều gì cho chính mình nữa. Chúng ta chỉ có “đền tạm của Ngài”. Chúng ta biến mất, chỉ một mình Ngài được tìm thấy. Chúng ta cần cầu nguyện: “Chúa yêu dấu, hãy ban cho chúng tôi thực tại này. Chúng tôi phải đợi bao lâu? Mất bao lâu để chúng tôi đạt đến giai đoạn này? Mất bao lâu để chúng tôi có một nếp sống hội thánh mà trong đó Ngài là mọi sự, chỉ có Ngài và không có gì ngoại trừ Ngài? Chúa ôi, chúng tôi muốn Ngài như hòm chứng cớ trở nên trung tâm và thực tại của nếp sống hội thánh”.
Trong nếp sống hội thánh không nên có bất cứ điều gì và bất cứ người nào ngoại trừ Đấng Christ. Chúa phải là trung tâm, thực chất và thực tại của nếp sống hội thánh. Ngài là hòm giao ước. Từ Kinh Thánh chúng ta biết rằng hòm giao ước chứa đựng ba điều: các bảng luật pháp, manna giấu kín và cây gậy trổ hoa. Điều này bày tỏ rằng chúng ta cần Đấng Christ trong ba phương diện. Chúng ta cần Ngài như thực tại của các bảng luật pháp, điều này có nghĩa là Ngài cai trị hội thánh. Chúng ta cần Ngài  như thực tại của mana giấu kín, điều này mang ý nghĩa Ngài là chính nguồn cung ứng sự sống của chúng ta. Chúng ta cần Ngài như thực tại của cây gậy trổ hoa, điều này có nghĩa là Ngài vận hành bên trong nếp sống hội thánh như quyền năng phục sinh. Khi nếp sống hội thánh lành mạnh thì mọi người đều biến mất, và chỉ có Đấng Christ ở đây. Trong hội thánh, chúng ta cần không nhìn thấy gì ngoài Đấng Christ.
Trong Matthew 17, sau khi Đấng Christ được biến hóa ở trên núi, Kinh Thánh nói rằng các môn đồ Ngài “không nhìn thấy ai ngoại trừ chính Jesus” (Matt.17:8). Cuối cùng hội thánh phải đạt đến chỗ như vậy. Chỉ khi nào không có ai ngoại trừ chính Jesus” thì Đức Chúa Trời mới được thỏa mãn. Chỉ khi ấy Đức Chúa Trời mới có thể nói về nếp sống hội thánh: “Đây là đền tạm của Ta! Đây là nhà Ta và chứng cớ của Ta!” Nguyện Chúa thương xót chúng ta. Nếu thật sự nhìn thấy đây là điều mà Chúa ao ước thì chúng ta sẽ cảm thấy rất nặng nề bên trong. Cho đến nay, tất cả chúng ta đều đã yêu Chúa được nhiều năm rồi, nhưng chúng ta có thể thiếu niềm ao ước này. Nhưng nếu chúng ta trưởng thành, chúng ta phải có cùng một sự khao khát và phấn đấu như tác giả Thi thiên này, giống như trước ông David cũng đã có. Chúng ta phải nói: “Tôi sẽ không ngủ. Tôi sẽ không chợp mắt. Tôi sẽ không để cho mình có bất cứ sự yên nghỉ nào. Tôi sẽ chiến đấu, và tôi sẽ phấn đấu. Tôi sẽ xác định vị trí của hòm chứng cớ, và tôi sẽ mang nó vào trong nhà Đức Chúa Trời. Tôi sẽ sản sinh thực chất và thực tại rồi đem vào trong nếp sống hội thánh. Khi ấy trong nếp sống hội thánh sẽ không có gì ngoại trừ Đấng Christ.”
Sự Luyện Tập của Người Trưởng Thành Cung Cấp
Cho Chúa Một Con Đường Để Bước Vào Trong
Sự Yên Nghỉ Của Ngài
Sau khi thực tại của đền tạm Đức Chúa Trời được sản sinh, tác giả tiếp tục: “Hỡi Jehovah, hãy trỗi dậy, đến nơi yên nghỉ của Ngài, Ngài và Hòm Giao Ước của sức lực Ngài” (c.8). Trong câu 6 tác giả đã nói: “Chúng tôi tìm thấy hòm giao ước nơi các cánh đồng của Jaar.” Nói cách khác, bởi sự phấn đấu của mình, tác giả đã sản sinh hòm chứng cớ, thực tại và thực chất của nơi ngụ của Chúa. Điều này có nghĩa là ông đã cung cấp cho Chúa một con đường để bước vào trong nơi yên nghỉ của Ngài. Bây giờ ông có thể nói với Chúa: “Hỡi Jehovah, hãy trỗi dậy, đến nơi yên nghỉ của Ngài, Ngài và Hòm Giao Ước của sức lực Ngài.” Trong câu này Chúa tìm thấy sự yên nghỉ của Ngài. Ở đây cuối cùng Ngài được thỏa mãn. Ngài có thể nói: “Ta đã có được kiến ốc của Ta. Ta đã có được chứng cớ của Ta. Ta đã có được điều Ta ao ước. Bây giờ Ta có thể yên nghỉ.” Tác giả đã trải qua một diễn trình lớn lao để có thể cung cấp cho Chúa một sự yên nghỉ như vậy. Mọi kinh nghiệm của ông, mọi sự nhận thức của ông, mọi sự phấn đấu của ông, và tất cả nước mắt của ông cuối cùng đã sản sinh sự yên nghỉ của chính Đức Chúa Trời. Sau mọi kinh nghiệm của tác giả về sự hiến dâng, biến đổi và tăng trưởng đến mức trưởng thành, chính Chúa là Đấng hiện đang yên nghỉ. Như chúng ta đã thấy, khi thực tại nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời được sản sinh, cái “tôi” biến mất và không còn ai cả ngoại trừ Đấng Christ. Khi nếp sống hội thánh ở trong một tình trạng lành mạnh như vậy, sức lực của hội thánh ở trong một mình Đấng Christ. Sức lực của nếp sống hội thánh phải là hòm giao ước. Hòm giao ước là chính Đấng Christ, với sự cai trị của Ngài, quyền năng phục sinh của Ngài. Qua sự luyện tập về sự trưởng thành như được mô tả trong Thi thiên này, nếp sống hội thánh được chống đỡ bởi hòm giao ước, tức là bởi một mình Đấng Christ. Ngợi khen Chúa về điều này!.
Mặc dù các vấn đề này thì sâu sắc, nhưng ít nhất chúng ta vẫn cần hiểu đôi chút về điều được khải thị ở đây. Chúng ta cần cầu nguyện: “Ô Chúa, tôi dâng chính mình cho Ngài để tôi sẽ trở nên trưởng thành đầy đủ. Tôi muốn nhà của tôi trở nên đền tạm của Ngài, và đền tạm của Ngài trở nên nhà tôi. Tôi muốn nếp sống của tôi và nếp sống hội thánh là một đến mức độ đầy đủ nhất. Và thậm chí hơn nữa, Chúa ôi, tôi ao ước sản sinh thực chất và thực tại của nếp sống hội thánh. Tôi ao ước rằng chúng tôi sẽ có sự cai trị thiên thượng của Ngài, quyền năng phục sinh của Ngài, và nguồn cung ứng sự sống thần thượng của Ngài. Chúa ôi, tôi cầu nguyện để bởi sự luyện tập của tôi trong sự trưởng thành, Ngài có thể bước vào trong sự yên nghỉ của Ngài”
Chúng ta sẽ kết luận bằng các câu mười ba và mười bốn của Thi thiên này: “vì Jehovah đã chọn Zion; Ngài đã ao ước đó là nơi cư ngụ của Ngài. Đây là nơi yên nghỉ của Ta mãi mãi; Ta sẽ cư trú ở đây, vì ta đã ao ước nó”. Đây là niềm ao ước của Chúa, một nơi cư ngụ đời đời. Trong sự trưởng thành của mình, tác giả đã đem một điều gì đó đời đời vào trong chứng cớ của Chúa. Chúa có nơi yên nghỉ của Ngài “mãi mãi”. Nguyện tất cả chúng ta luyện tập để đem thực chất và thực tại của chứng cớ Chúa đến. Nguyện nếp sống hội thánh trở nên rất lành mạnh để chỉ chính Đấng Christ được nhìn thấy. Và nguyện tất cả chúng ta ao ước tăng trưởng cho đến khi đạt đến giai đoạn trưởng thành này, để chúng ta có thể luyện tập hầu đem Chúa vào trong sự yên nghỉ của Ngài mãi mãi.

(còn nữa)