Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2020

KIỆT QUỆ VÀ ĐUỐI SỨC-


 

Phục truyền 25:17-19, “Hãy nhớ cách Amalek đã xử với ngươi trên đường, thuở các ngươi ra khỏi Aicập,  làm sao nó đã đón đường ngươi, và đã chận đường triệt thoái những người lê lết theo sau, trong khi ngươi kiệt quệ, đuối sức. (Và) nó đã chẳng kính sợ Thiên Chúa.  Vậy khi Yavê Thiên Chúa của ngươi đã cho ngươi an nghỉ khỏi mọi địch thù quanh ngươi, trên đất Yavê Thiên Chúa của ngươi định ban cho ngươi làm cơ nghiệp để ngươi chiếm lấy, ngươi sẽ xoá khỏi dưới gầm trời ký ức Amalek. Ðừng quên!”.

1-- Ê-sau, là anh của Gia cốp, có một đứa cháu nội tên là A ma léc. Từ trong dân  A -ma-léc có A-ga là vua mà Sa muên đã tự tay bầm nát thây thi. Một hậu tự đáng sợ của A ma léc là Ha man, kẻ đại ác trong thời của Ê-xơ-tê. Sau khi Israel vừa ra khỏi A cập, quân đội A ma léc đón đường họ. Có thể nói A ma léc là một lực lượng đặc nhiệm của Sa tan nhầm tấn công vào sườn của Israel trải các thời đại. Lực lượng đại ác đó cũng tìm cách tấn công những thánh đồ yêu mến Chúa ngày nay.

-Câu 17 “Hãy nhớ cách Amalek đã xử với ngươi trên đường, thuở các ngươi ra khỏi Aicập”

 Các nhà giải kinh ứng dụng A ma léc cho n đoàn thể tín đồ gian ác, xác thịt luôn tìm chỗ sơ hở của tín đồ mà tấn công.

-- câu 17, “làm sao nó đã đón đường ngươi, và đã chận đường triệt thoái những người lê lết theo sau, trong khi ngươi kiệt quệ, đuối sức”

Những tín đồ xác thịt sẽ tấn công chúng ta khi chúng ta kiệt quệ và đuối sức thuộc linh.

.-- (Và) nó đã chẳng kính sợ Thiên Chúa:

Những tín đồ xác thịt không biết kính sợ Chúa, nên thường tìm cách hãm hại thánh đồ., dù pah3i sử dụng những phương pháp ác độc nhất

--Câu 18 a-- Vậy khi Yavê Thiên Chúa của ngươi đã cho ngươi an nghỉ khỏi mọi địch thù quanh ngươi-

Muốn thắng A ma léc phải được an nghỉ trong đất lành, là Đấng Christ tổng bao hàm, là các sự giàu có vô lượng của Ngài.

--Câu 18 b: trên đất Yavê Thiên Chúa của ngươi định ban cho ngươi làm cơ nghiệp để ngươi chiếm lấy.

Cơ nghiện là Đấng Christ àm chúng ta chiếm hữu, kinh nghiệm trong đời sống minh.

--Câu 19-- ngươi sẽ xoá khỏi dưới gầm trời ký ức Amalek. Ðừng quên!”.

Chúa truyền lịnh chúng ta sẽ phải tiêu diệt A-ma-léc.

 2--Phân đoạn nầy có hai chữ rất có nghĩa: đó là: kiệt quệ, đuối sức

 Trong đời sống dân Israel nghĩa đen hồi xưa và tình trạng thuộc linh của chúng ta hôm nay, có những lúc chúng ta kiệt quệ sức lực của Chúa, và đuối sức.

 Cho nên  Chúa dùng tiên tri Ê-sai nói ra chững lời nầy để chỉ dẫn chúng ta cách ngăn ngừa mình kiệt quệ, đuối sức- E- sai 40: 28-31 “Ngài là Đấng sáng tạo các đầu cùng trái đất. Ngài không kiệt sức cũng không mỏi mệt, Và sự hiểu biết của Ngài không thể dò được. Ngài ban năng lực cho người kiệt lực;  Ngài thêm sức cho kẻ thiếu sức. Ngay cả người trẻ tuổi cũng sẽ kiệt lực và mệt mỏi; Các thanh niên sẽ vấp và ngã quỵ.  Nhưng ai trông cậy nơi CHÚA Sẽ được phục hồi sức mới Cất cánh bay cao như chim đại bàng; Chạy mà không mệt nhọc, Đi mà không kiệt sức”.

 Theo nguyên văn Kinh thánh Hê bơ rơ, cặp hai thành ngữ ”kiệt quệ, đuối sức” dùng ba lần trong khúc kinh thánh trên:

-- Chúa không kiệt quệ cũng không mỏi mệt

-- Người trẻ tuổi cũng sẽ kiệt quệ và đuối sức

-- Chúng ta chạy mà không kiệt quậ, Đi mà không đuối sức”.

Tóm lại, A ma léc, tượng trưng những tín đồ xác thịt, hung ác, sẽ tìm những lúc chúng ta yếu đối, họ sẽ tấn công với mục đích tiêu diệt chúng ta.. Nên nguyện Chúa cho chúng ta trông cậy cháu dể được sức mới, như chim đại bang cah5y àm không kiệt quệ, đi mà không đối sức.

Hodos

 

 

NGÔI NHÀ KẺ CẮP-


Xa cha ri 5:1-4, “Tôi lại ngước mắt lên nhìn, thì này: Một cuốn sách bay. Ngài nói với tôi: "Ngươi thấy gì?" Tôi thưa: "Tôi thấy cuốn sách bay, dài 20 xích, rộng 10 xích".  Ngài nói với tôi: "Ðó là lời rủa đã ra trên mặt đất của toàn xứ. Quả thế, phàm ai trộm cắp - làm sao nó được vô can? Và phàm ai thề (gian), làm sao nó được vô can?  Ta đã ra lời rủa - Sấm của Yavê các cơ binh - lời rủa ấy sẽ vào nhà kẻ trộm, nhà kẻ thế gian nhân Danh Ta, và sẽ đậu lại giữa nhà nó mà tận hủy cả gỗ lẫn đá".

 Trộm cắp là tội vi phạm điều thứ tám trong 10 điều răn của Chúa. Nhà kẻ cắp là nhà chứa chấp, tàng trử và tiêu thụ những vật mà người ta trộm cắp được từ người khác. Trong lịch sử loài người những hang ổ, những nhà chứa đựng và tiêu thụ của cải ăn cắp được đều bị phá sản và hủy diệt. Kinh thánh có chỉ tỏ những hạng loại ăn cắp như sau:

1.    Cướp Công Sang Đoạt: vua Sau- lơ

1 Sa mu ên 14: thuật lại câu chuyện của một anh hùng đức tin là Giô-na-than và người đầy tớ vác binh khí, đã lập nên một chiến công rực rỡ.

Dân Phi-li-tin đã đô hộ và áp chế dân Israel lâu  ngày. Chúa lập Sau lơ lên làm vua. Nhưng Sau-lơ là người tín đồ xác thịt, không có đức tin bằng con trai trưởng của ông là Giô na than.

 Sau khi Giô na than và người tôi tớ dũng cảm đột kích bất ngờ một đồn nhỏ của quân Phi-li-tin thì Kinh thánh chép, “Trong khi Saul còn đang nói với tư tế, thì tiếng ồn ào trong trại Philitin cứ tăng thêm mãi. Saul và toàn dân ở với ông nhất tề xông vào chiến trường: Thì này giữa quân Philitin gươm kẻ này xán trên người kia: cơn khiếp hoảng quá lớn. Còn những người Hipri hôm qua hôm kia đã hùa theo Philitin và đã lên trại với chúng, cả họ nữa, cũng đã quay lại mà về phe Israel, những người đi với Saul và Yônatan. Và tất cả những người Israel ẩn trốn nơi miền núi Ephraim nghe tin quân Philitin đào tẩu, thì cả họ nữa, cũng đã nhập trận mà truy nã chúng ráo riết. Trong ngày ấy Yavê đã cứu Israel - Trận chiến đã lan quá Bet-Khôrôn”

Sau lơ ra chiến trường và tìm cách sang đoạt công trạng của con mình, bằng cách ra lệnh nầy nọ cách sai lầm, là cấm dân chúng ăn vật gì trong khi đang kiệt lực rượt đuổi quân địch. Kết quả Giô na than phạm lời ông thề và suýt bị vong mạng.

Vua Sau lơ đã ăn cắp công trạng của con mình một cách trắng trợn. Bạn có thấy nhiều người tự xưng ông nầy ông nọ trong nhà Chúa, mà thực chất đi ăn cắp, cướp công sang đoạt công khó của người khác không? Họ quy công việc của người khác mở đường là công tác của họ, để được thiên hạ dốt nát khen ngợi, sùng bái, phong chức và ban cho tiền bạc.

 

2.    Ăn cắp Lời Đức Chúa Trời-

Giê-rê mi 23:30 “Vậy nên Đức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, ta nghịch cùng những kẻ tiên tri ăn cắp lẫn nhau về lời của Ta”.

Xuất phát bài giảng để một người có thể rao giảng là do đọc Kinh thánh cách cá nhân thì Đức Thánh Linh ban ánh sáng, sự khải thị, thì người ấy có chủ để để hình thành một bài giảng. Người cũng có thể dùng mọi tư liệu vay mượn từ người khác để bổ sung vào bài giảng của minh. Nhưng tuyệt đối không dùng nguyên vẹn bài giảng của người khác để giảng lại, đó là ăn cắp lời Chúa. Chúa nói Ngài sẽ xét đoán tội ăn cắp đó. Ngài sẽ chống chững kẻ ăn cắp bài giảng của người ta.

3.    Ăn Cắp Chất Xám Của Anh Em mình:

Châm ngôn 9:1-18 minh họa tình trạng chiến tranh giữa hai ngôi nhà của người khôn ngoan và nhà của người ngu dại. Trong nhà người khôn ngoan  có thực phẩm, bánh ăn dư dật, trong khi nhà kẻ ngu dại có tuyên rao rằng: "Nước ăn-cắp thật là ngọt-ngào, Và bánh ăn vụng thật là thích-thú.".

Có nhiều người mệnh danh là tôi tớ Chúa mà đi ăn cắp tài nguyên, ăn trộm chất xám người ta về làm lương thực nuôi dân mình, làm nguyên vật liệu xây dựng vương quốc của mình.

4.    Ăn Cắp Chiên:

Giăng 10: 8 Chúa Giê-su nói đến những giáo chủ các tôn giáo đã đến thế giới trước Ngài như sau: “Bao nhiêu kẻ đã đến trước Ta, hết thảy đều là trộm là cướp; nhưng chiên đã không nghe chúng”.

 Nguyên tắc ăn cắp chiên vẫn nhan nhản xảy ra trong nhà Chúa hôm nay. Các hệ phái tranh giành chiên lẫn nhau, dung tình cảm, tiền bạcc, địa vị để “mua”, để “dụ dỗ” những con chiên thuộc về  bầy khác.

5.    Ăn Cắp Kho Thánh—Giu- đa Ích-ca-ri-ốt

Giăng 12:4-6, “Ma-ri lấy một cân dầu thơm cam tùng hương thuần chất quí giá mà xức chân Ðức Yêsu, và lấy tóc mình lau chân Ngài. Cả nhà ngát mùi dầu thơm.  Yuđa Iscariôt, một trong các môn đồ của Ngài, kẻ sắp nộp Ngài, mới nói: "Tại sao lại không bán dầu thơm ấy ba trăm đồng quan mà thí cho kẻ khó?" Y nói thế, không phải vì y bận tâm đến kẻ khó, nhưng vì y là môt tên ăn cắp, y giữ ví tiền, nên có gì bỏ vào thì y phỗng mất”.

 Về mặt quỹ tánh, Giu đa là “the devil” (Ma Quỷ) (Giăng 6: 70), là một thiên sứ trưởng đồng hạng tương đối với Lucifer., nhưng về mặt người phàm, hắn là con người ham tiền, biển thủ ngân quỷ, tham nhũng. Chúa đã lập hắn là thủ quỷ cho đoàn 12 sứ đồ. Tôi không biết làm sao sứ đồ Giăng biết được rằng Giu đa ăn cắp tiền của Chúa.

Có một truyến thống, có một tật xấu là những con người có trách nhiệm trong nhà Chúa lại thường hay ăn cắp vật thánh của Chúa, nhất là khi nhà Chúa có công trình xây dựng cơ sở, phòng nhóm…

Tiến sĩ Billy Graham có lời khuyên chúng ta trước khi ông qua đời ở độ tuổi chín mươi: “Ban chấp hành của giáo hội phải luôn luôn công khai hóa tiền bạc thu nhập trong nhà của Chúa”.

 Tôi thấy nhiều Giu đa Ích ca ri ốt trong các lọai giáo hội ngày nay, thậm chí giáo hội khôi phục cũng không có ngoại lệ.

 Bạn là Giu đa ích Ca ri- ốt  ăn cắp tiền Chúa không?

Hodos 6-11-2020

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG NHẬN CỦA HỐI LỘ-

 

 (The Lord did not taken a bribe).

Phục Truyền 10:17,“Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi là Đức Chúa Trời của các thần, và Chúa của các chúa, tức là Đức Chúa Trời rất lớn, có quyền năng và đáng sợ, không thiên vị ai, chẳng nhận của hối lộ”,

Deuteronomy 10:17:For the LORD your God is God of gods and Lord of lords, a great God, mighty, and terrible, who makes no exception of persons, nor takes a bribe”.

 Nhà tâm lí học giỏi là Sa lô môn có nhận xét sâu sắc: “Của lễ dâng kín nhiệm nguôi cơn thạnh nộ; Của hối lộ đút vào lòng làm ngất cơn giận dữ tợn” (Châm 21: 14). Đó là nguyên tắc sống của dân vô tín và của tín đồ xác thịt.

Trong năm của lễ căn bản có của lễ bình an, mà bản Truyền thống dịch của lễ thứ ba đó cách sai lầm thành của lễ “thù ân” (3:1) đem lại cảm tưởng sai lầm về sự hối lộ cho dân Chúa. Đó là của lễ bình an mà người tín đồ có thể dâng lên cho Chúa vì hai lí do: cảm tạ (Lê. 7:12); và “thường nguyện hay lạc ý mà tiếng Anh dịch rõ hơn là “a vow, or voluntary”—hứa nguyện hay tình nguyện, ngụ ý sự tự nguyện, tự ý dâng của lễ cho Chúa khi đời sống mình được bình an, thịnh vượng, chớ không phải bị tình thế ép buộc phải hứa nguyện với mục đích hối lộ Chúa khi gặp khủng hoảng, biến động đảo lộn trong cuộc sống.

Gia cốp rất sành sõi cách đút hối lộ, và ông đã thành công khi dùng rất nhiều đàn gia súc có giá trị đút vào mồm của Ê-sau để làm nguôi cơn giận của anh mình. Trong xã hội loài người, việc hối lộ là một sự việc thông thường. Tôi đã thấy nhiều mục tử, nhiều cơ Đốc nhân cũng dùng mánh khóe đó trong nhà Chúa. Những tín đồ, những mục tử con mới ra trường,  thấp cổ bé miệng, nếu gặp khổ nạn nào đó, liền tìm cách hối lộ các bậc thẩm quyền bề trên trong giáo hội để được yên thân, được thăng quan, tiến chức.

 Do cuộc sống quen thuộc trong thế giới hối lộ, nên nhiều con cái Chúa cũng dùng của cải mình mong hối lộ Đức Chúa Trời khi họ cảm thấy Chúa dường như phạt họ điều gì đó, hay họ bị lâm vào chỗ bế tắc cùng đường.

 Ngoài xã hội loài người, người đạo Phật hứa nguyện thẳng với đấng thiêng liêng của họ rằng họ sẽ xây một hay hai ngôi chùa nếu phật giải cứu họ khỏi chỗ bế tắc. Người lương thì mặc cả với thần linh là họ sẽ hiến tế  bò heo hay phóng sinh cá hoặc chim chóc để tạ lễ nếu thần của họ giải cứu họ.

 Quan xét Giép-thê, thực ra, đâu cần hứa nguyện lời nầy: "Nếu quả thực Người nộp con cái Ammôn trong tay tôi,  thì người thứ nhất ra khỏi cửa nhà tôi để đón tôi, khi tôi được bình an vô sự từ vùng con cái Ammôn trở về, người ấy thuộc về Yavê và tôi xin thượng tiến nó làm lễ thượng hiến". Ông muốn hối lộ Chúa để cầm chắc sự chiến thắng trên quân thù trong tay, nên đã chết đi sống lại khi bắt con gái yêu, đồng trinh, làm của lễ thiêu.

Trong thời kì chạy trốn vua Sau-lơ, David cũng có nhiều cơ hội hứa dâng cho Chúa của lễ hay điều gì đó như Thi thiên 66:13-14 chép, “Tôi sẽ lấy của lễ thiêu mà vào trong nhà Chúa, Trả xong cho Chúa các sự hứa nguyện tôi,  Mà môi tôi đã hứa,  Và miệng tôi nói ra trong khi bị gian truân”.

David cũng có cùng tư tưởng đúng tâm lí như người chưa tin Chúa. David có cần hứa dâng hiến nầy nọ cho Chúa chăng, trong khi ban đầu Chúa đã sai tiên tri Sa-mu-ên xức dầu cho ông làm vua dân Israel, thì Chúa phải có trách nhiệm duy trì mạng sống ông chứ?. Khi gặp hoạn nạn, bị săn đuổi mạng sống, ông chỉ nên cầu xin Chúa bảo vệ mạng sống mình hơn là hứa dâng cái gì đó cho Chúa nếu tai qua, nạn khỏi. Đó là một hình thức hối lộ Chúa.

 Tiên tri nổi danh là Giô na, sống sau vua David chừng 2 thế kỉ, cũng mắc phải thói tục ưa đút của hối lộ đó, khi ông tự thú nhận, “Tôi sẽ trả sự tôi đã hứa nguyện. Sự cứu đến từ Đức  Giê-hô-va!” (Giô na 2:10).

Giô na muốn hối lộ Chúa điều gì? Sau khi bất tuân lệnh Chúa và chạy trốn, Giô na đã bị quăng xuống biển, rồi bị con hải vật đại dương nuốt vào bụng nó, nhưng ông lại không chết. Giô na thuật chuyện rằng ông đã xuống đến âm phủ, ngụ ý xuống nơi đáy đại dương. Tôi nghĩ, ông không cần hứa nguyện dâng của lễ, như để hối lộ Chúa. Ông chỉ cần ăn năn tội bất tuân và hứa sẽ sửa đổi nếu Chúa còn muốn dùng ông rao giảng cho thành Ni ni ve một cơ hội. Theo thói tục ngoại đạo, ông đã hứa nguyện dâng của lễ cho Chúa, nếu mình thoát khỏi bụng con cá lớn đó.

 Tôi từng biết nhiều tín đồ, khi gặp cơn đại hoạn nạn, bế tắc, cùng đường, tuyệt vọng, đã hứa nguyện sẽ đọc kinh thánh mỗi ngày 10 chương, sẽ đi nhà giảng mỗi tuần, sẽ dẫn bao nhiêu hồn người đến với Chúa, sẽ phân phát bao nhiêu ngàn tờ rơi phúc âm. Thật chẳng khác nào dân thế tục hứa nguyện dâng của lễ bằng bò heo, hay bằng cách phóng sinh đối với thần linh của họ. Ôi một cuộc sống hiến dâng vì động cơ ích kỉ, không phải hiến dâng  do lòng tự nguyện khi  sống bình an.

Sau khi vua A-háp nghe tiên tri Ê-li rao án lệnh tử hình do Chúa phán quyết trên ông, và tiêu diệt triều đại của minh, ông đã hạ mình khẩn đảo tha thiết với Chúa, và chắc cũng hứa dâng hiến nhiều lễ vật nầy nọ để trả lễ nếu Chúa tha mạng ông. Kinh thánh chép, “A-háp vừa nghe các lời ấy, thì xé áo mình, mặc bao bị ngay trên da thịt, ông giữ chay, và nằm trên bao bị, và bước đi ủ rũ.  Lời Yavê đến với Ê-li người Tisbê rằng:  Ngươi có thấy không, A-háp đã hạ mình xuống trước mặt Ta? Bởi nó đã hạ mình xuống trước mặt Ta, Ta sẽ không giáng họa xuống vào ngày đời nó; nhưng vào ngày đời con nó, Ta sẽ giáng họa xuống trên nhà nó". Vua A hap cũng có khả năng dâng 1000 con bò như vua Sa lô môn từng dâng, để tạ lễ cho Chúa, nếu ông không tử trận và an toàn trở về nhà.

 Chúa không chấp nhận của hối lộ của ông, nhưng Ngài thấy ông có hạ mình ăn năn tội lỗi, nên Ngài triễn hạn tiêu diệt triều đại ông, nhưng vẫn không thay đổi án lệnh tử hình trên ông. Chúa không nhận của hối lộ bao giờ.

 Xin Chúa dùng những lời nầy, những gương mẫu của các thánh đồ từng hối lộ Chúa mà làm lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Nếu gặp hoạn nạn hay cùng đường, nếu sa lầy trong tội lỗi, sai lầm, thì chỉ có một cách duy nhất là ăn năn, sám hối, thay đổi lối sống đạo của mình. Tuyệt đối không hứa nguyện nầy nọ với dụng ý làm xoa dịu cơn giận của Chúa đối với mình, điều đó là một việc hối lộ đại ác.

Vì Kinh thánh chép, “The sacrifices of God are a broken spirit: a broken and a contrite heart, O God, thou wilt not despise.- Tế lễ hy sinh đẹp lòng Đức Chúa Trờ ilà tâm linh tan vỡ. Đức Chúa Trời ôi, tấm lòng thống hối tan vỡ Ngài không khinh bỉ  đâu” (Thi thiên 51: 17).

Xin Chúa giải cứu anh em chúng ta khỏi lối sống muốn hối lộ Chúa, chớ không  biết ăn năn.

Khải Đạo 12-11-2020

 

 

 


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

KHÔNG ĐƯỢC DỰNG LÊN CHO NGƯƠI MỘT TRỤ THỜ


Phục truyền 16:22, “Ngươi cũng sẽ không được dựng lên cho ngươi một trụ thiêng nào mà GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của ngươi ghét”.

Thật tai hại Bản TT hay HĐ đều thiếu chữ “cho ngươi” trong câu Kinh thánh nầy.
- 1 Samuel 15:12, “Có người báo tin cho ông Sa-mu-ên: “Vua Sau-lơ đã lên núi Cạt-mên, dựng đài kỷ niệm cho mình”
--2 Samuel 18:18, “Khi còn sống, Áp-sa-lôm có dựng cho mình một tấm bia trong thung lũng Nhà Vua vì ông tự nhủ: “Ta không có con trai để lưu
danh.” Ông lấy tên mình đặt cho tấm bia. Đến ngày nay, bia ấy vẫn còn gọi là “đài kỷ niệm Áp-sa-lôm.”
--Billy Graham, một nhà truyền tin lành nổi tiêng, lúc ông còn sống đã đồng ý cho người ta dựng tượng của mình và con ông đến dự lễ khánh thành pho tượng ấy.
--Sau khi chịu tuận đạo, Phao-lô chỉ lưu lại sự kỉ niệm của mình qua 14 thơ tín trong kinh thánh Tân ước. Đây không phải là trụ thờ.
-- Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu) thủ tướng Singapore đã ra lệnh trước rằng thi hài ông được hóa thiêu chớ không được xây thành trụ thờ..
- Nhưng một nhân vật mệnh danh là MOTA, chắc chắn đã ra lệnh cho người ta xây dựng lăng tẩm cho ông theo cách rất tổn phí tiền bạc của Chúa
Vào năm 1999, lần đầu tiên khi LSM đã chọn hai người tạm gọi lãnh đạo cộng đồng khôi phục Viết nam đi tham quan cơ sở LSM ở Hoa kì. Khi trở về Viet nam hai người nầy phản đối LSM treo hai khung hình của W.N và WL trong một căn phòng có lẽ là phòng bảo tàng., và kết án đó là thờ hình tượng.
Nhưng trong năm 2006, LSM đã lập lên một đoàn đồng công của Vietnam, và dần dần họ cho đoàn đồng công nầy rất nhiều tiền bạc, nên kể từ đó tên tuổi của WL được tôn sùng, tôn kính trong các buổi nhóm họp, và trong cả sinh hoạt của các cộng đồng khôi phục của Viet nam mà đã bắt đầu từ năm 1980.
Thảm thay, năm 2006, có thể được coi là ngày Y-ca -bốt của toàn thể thánh đồ khôi phục tại Viet nam.—“vinh quang đã lìa khỏi” những cái tạm gọi là hội thánh tại Viết Nam rồi. Witness Lee đã cướp đoạt vinh quang của Chúa giữa dân khôi phục của tại Việt nam.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

BỐN MỨC ĐỘ KINH NGHIỆM ĐẠO CHÚA CỦA DÂN ĐỨC CHÚA TRỜI HIỆN NAY—

Tôi không có ý tự làm thầy, hay ngồi vào tòa án Môi-se để xét đoán ai trong Chúa. Nhưng với ánh sáng của Chúa và kinh nghiệm tôi có trải cả  cuộc đời theo Chúa  đến tuổi quá “cổ lai hi” hôm nay, tôi mạo muội có vài lời nhân xét về tình trạng kinh nghiệm thuộc linh của dân Chúa ngày nay như sau, vì tôi thật rất buồn bã trước khi có thể qua đời bất cứ lúc nào, khi mà tôi vẫn thấy quá nhiều Cơ Đốc nhân còn ấu trỉ, đui mù, câm điếc, còn mắc nhiều chứng bệnh thuộc linh như cận thị, lọan thị, thiểu lực, gầy còm, chậm phát triển hay lão hóa tiêu cực mất rồi.

 Tôi thấy có 4 mức độ như sau:

1/ Tiểu học: Gia Cơ—Con Trẻ

Tôi thấy Gia cơ, em trai của Chúa Giê-su là mẫu người có trình độ tiểu học thuộc linh:

--Gia cơ 1:1, “Gia-cơ, một kẻ nô-lệ của Đức Chúa TRỜI và của Chúa Giê-xu Christ, Gửi cho 12 chi-tộc đang trong vòng Lưu-lạc”.

Thơ Gia cơ được viết ra sớm nhất trong Kinh Tân ước, là năm 50 S.C. Khi ấy Giáo hội đã được 20 tuổi. Nhưng tri thức thuộc linh của Gia cơ còn lạc hậu, ông chưa thấy Chúa đã chuyển đổi thời đại từ Cựu ước luât pháp qua Tân ước ân điển. Hội thánh Tân ước là dân Israel mới (Galati 6:16 b), không phải là Israel cũ, mà họ đang bị tản lạc mọi nơi vào thời đó.

-- Gia cơ 2:10, “Vì hễ ai giữ trọn luật-pháp và ấy vậy mà lầm-lỡ ở một điểm, hắn đã trở thành có tội trong tất cả”.

Khoảng 10 năm sau, Chúa khải thị cho Phao-lô rằng dân Israel mới được tự do khỏi làm nô lệ luật pháp Môi-se. “Anh em chẳng thuộc dưới luật pháp, mà thuộc dưới ân điển” (Rô 6:14). Ngày nay Cơ Đốc nhân không cần phục dưới luật pháp Cựu ước theo nghĩa  văn tự.

Khi Hội thánh đầu tiên được 20 tuổi, Gia cơ còn phục dưới luật pháp thì cũng phải, nhưng ngày nay Hội thánh tân ước đã có 2000 năm kinh nghiệm mà lại còn nhiều người cổ xúy khôi phục luật pháp như vâng giữ ngày sa bát, kiêng cử thức ăn không tinh sạch như thịt heo, không uống nước trà mà uống nước dừa. Những biểu hiện như thế chứng tỏ những người đó chưa qua khỏi trình độ tri thức thuộc linh tiểu học. Họ như con trẻ, những ông cụ non Ích ma ên, con của Aga Cựu ước, đang làm nộ lệ, cố sức dùng việc làm luật pháp mong bổ túc vào sự cứu rỗi hoàn bị của Chúa trên thập tự giá. Họ biểu lộ tình trạng của những người pha trộn Cựu ước với Tân ước khi rêu rao: “Có ít người từ Yuđê xuống dạy anh em rằng: "Nếu các người không chịu cắt bì theo lệ Môsê truyền, thì vô phương được cứu rỗi" (Công 15:1).

--Gia cơ 2: 2, “Giả sử có người đeo nhẫn vàng, mặc áo rực rỡ vào nhà hội anh em..”. Chữ “nhà hội” ở đây được các bản dịch khác dịch sai thành chữ “hội chúng”, “đoàn hội”. Theo nguyên ngữ Hi lạp chữ nầy là sunagoge nghĩa là  “Jewish synagogue”—nhà hội của người Do thái.

Gia cơ lẫn lộn giữa nhà hội Do thái (sunagoge) và hội thánh (ekklesia) mà ông nói ở 5:14.

Ngày nay 80% 100 dân Chúa lẫn lộn như vậy. Họ nghĩ rằng Hội thánh tân ước là hội chúng Do thái hồi hương thời E-xơ-ra. Đó là lí do họ còn duy trì hàng giáo phẩm là giai cấp tế lễ trung gian, gọi phòng nhóm là thánh đường, có thắp đèn bảy ngọn, còn trông đợi phước hạnh vật chất là sự thịnh vượng vật chất theo sự chúc phước vật chất của Chúa trong thời Cựu ước. Và hội thánh đã trở thành một tôn giáo, không phải là bầy chiên trên đồng cỏ do Chúa trực tiếp chăn nuôi. Họ là nhà hội sa tan ngày nay, đội lốt Hội thánh của Đức Chúa Trờ-- xem Khải 2: 9; 3: 9. Bạn nhớ rằng nhà hội là nơi người ta đọc Kinh thánh và thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng lại phạm tội sát nhân là giết Chúa Giê-su và Ê-tiên….

2/ Trung Học: Phi-e-rơ—thiếu niên-

Sứ đồ Phi-e-rơ tin Chúa và kinh nghiệm Ngài trước Gia cơ. Tri thức và kinh nghiệm thuộc linh của ông đã tiến bộ xa so với Gia cơ.

--Ông đã vượt qua giai đoạn giao thời khi hội thánh ban đầu và Gia cơ còn cho mình là dân Israel Cựu ước, Phi e rơ viết rằng mình là “lữ khách và kiều dân” (1 Phiero 2:11) của vương quốc trên trời.

--Giai cấp tư tế trung gian là đảng Nicola không còn ảnh hưởng gì đến Phi-e-rơ vì ông thấy thể chế tư tế phổ thông dành cho mọi tín đồ. Ông viết, “anh em, như các hòn đá sống, cũng đang được xây dựng dần dần lên như là một căn nhà thuộc-linh cho chức-vụ thầy tế-lễ thánh, để dâng lên các tế-vật thuộc-linh chấp-nhận được đối với Đức Chúa TRỜI qua Giê-su Christ”.

Đối với Gia cơ, hội thánh là nhà hội Do thái, chỗ họp của hội thánh là thánh đường, còn Phi-e-rơ biết Hội thánh là ngôi nhà xây bằng những viên đá sống, là các tín đồ.

Trong nhà Chúa không có giai cấp hàng giáo phẩm trung gian, mà mỗi tín đồ đều là thầy tế lễ, Chúa Giê-su là Thượng Tế duy nhất, chớ không có giáo hoàng, hay hội trưởng, tổng quản nhiệm trung gian nào cả.

Ngày nay một phần dân Chúa đã thấy sự sai trật của giai cấp tăng lữ trung gian giữa Chúa và hội chúng nói chung, nhưng số người thực hành được thể chế tế lễ cho mỗi cá nhân tín đồ thì rất giới hạn. Có những giáo hội nói mình là Về Nguồn, là giáo hội khôi phục, là phục hồi chức tế lễ cho mỗi tín đồ, nhưng trong thực trạng, họ thực hành một loại siêu hàng giáo phẩm. Hàng giáo phẩm họ có tên rất mềm” anh em trách nhiệm” nhưng thực chất đang áp chế, lợi dụng, chủ trị trên những tín đồ ngoan đạo, chân chất mà dốt nát thuộc linh.

 Họ vẫn tuyên xưng mình là đây tớ phục vụ mọi tín đồ khác như Chúa dạy; “ai muốn làm lớn… phải làm tôi tớ các ngươi”. Nhưng hàng giáo phẩm loại mới, là loại siêu hạng,  ép buộc tín đồ “không được có ý kiến” với người hướng dẫn, phải tuyệt đối vâng phục người có thẩm quyền đại diện, và giới thẩm quyền  nầy không sai lầm bao giờ. Thật là một loại tăng lữ trá hình, như tăng lữ thời Trung cổ trong giáo hội. Bậc thẩm quyền nầy thống trị trong giờ nhóm họp vẫn tự xưng là giờ các chi thể của Thân Thể Chúa thi hành chức năng. Họ thống trị và  chế ngự việc chọn lựa vợ hay chồng, việc chọn nghề nghệp, việc mua nhà, việc chọn nơi thường trú…. của người dân trong bổn đạo

3/ Đại học: Phao-lô—Tráng Niên.

Đây là một đề tài bao la, tôi không thể luận bàn chi tiết để so sánh 4 cấp bậc, tôi chỉ đơn cử vài chi tiết thôi.

 Thí dụ về Hội chúng (ekklesia), Gia cơ lầm lộn nói rằng hội thánh là nhà hội của 12 chi phái Israel đang tản lạc, Phi e rơ được thấy sâu hơn, khi ông nói hội thánh là một vương quốc, một chế độ tư tế phổ thông dành cho mọi người tín đồ. Nhưng Phao-lô được sự thương xót của Chúa thấy hội thánh, theo sách Ê-phê-sô sô thôi, đó là nới ở của Chúa, người nhà của Chúa (2:19), cô Dâu của Đấng Christ (5:24-25), Người Mới tập thể (4:24), Thân thể Đấng Christ, và trong Hê bơ rơ 12;23, giả định Phao lô là tác giả, ông nói Hội thánh là Jerusalem mới hiện nay,  còn Galati 3:26 thì nói Hội thánh là Jerusalem ở trên.

Qua nhiều chức vụ lời của các tôi tớ Chúa thế kỉ 19, và 20, ngày nay dân Chúa biết hội thánh là Thân thể Đấng Christ. Nhưng trong thực tế họ chỉ biết theo lí thuyết, theo giáo lí văn tự, còn trong kinh nghiệm thì rất ít, và lắm người bị lừa gạt vui sống trong Thân thể Đấng Christ, mà đang ảo tưởng vui hưởng trong một hệ thống có tổ chức chặt chẽ hơn giáo hội La mã, mà họ không hề hay biết.

 Chúa không bao giờ ép buộc một ai vâng phục, hay đầu phục Ngài, Ngài kêu gọi sự tình nguyện, vì Ngài luôn luôn nói: “nếu ai… nếu ai muốn…”. Chữ “nếu” đó lắm khi đến cả một đời người cũng chưa có sự đáp ứng. Nhưng trong cái tạm gọi lại Thân Thể nhân tạo, họ lại ép buộc dân Chúa phải không được có ý kiến, phải bãi bỏ tâm trí, trở nên như người ngu, không được suy luận, như người máy (robot) vô cơ, vâng phục các bậc cầm quyền trong Hội thánh cách tuyệt đối. Các nhà lãnh đạo uốn nắn con dân Chúa như những nghệ nhân uốn những cành cây kiểng, cuối cùng con dân trong đó như những Cơ Đốc nhân bonsai, những chiếc bánh răng vô hồn, bị tẩy não, không có đầu óc suy nghĩ gì cả, sống đời nô lệ ngu ngơ trong cổ máy hoàn vũ, mạo là Hội Thánh hoàn vũ, là Người Mới.

4/ Hậu đại học: Giăng—Phụ Lão-

Trước khi cả hai chịu tuẫn đạo, sứ đồ Phi-e-rơ có sự đánh giá đúng mức và giới thiệu chức vụ Phao lô như sau: “Và lòng đại lượng của Chúa chúng ta, anh em hãy coi là phương cứu rỗi, như anh Phao- lô thân mến của chúng tôi đã viết cho anh em, chiếu theo ơn khôn ngoan đã ban xuống cho anh,  như (thấy) trong hết các thư của anh, trong đó anh có bàn đến các điều này. Trong các thư ấy, có những điều khó hiểu, những điều ấy cũng như những Kinh thánh khác bị phường vô học và nông nỗi xuyên tạc, để chúng chuốc lấy vào thân cái họa tiêu diệt” (2 Phiero 3:15-16).

 Thật vậy là sứ đồ và giáo sư của các dân tộc, Phao lô đã giảng dạy về :”sự ngôn ngoan của Đức Chúa Trời” (1 Cor. 2:6),  truyền cho 11 huyền nhiệm của Chúa (1 Cor. 2:1), rao nhiều loại  lời như: lời thập giá (1 Cor. 1:18), lời  đức tin (1 Tim. 5:6), lời sự sống (Philip 2:16), lời ân điển (Công 20:32), công bố các sự giàu có khôn lường của Đấng Christ (Eph. 3:8), giải bày các loại phúc âm như: phúc âm sự cứu rỗi (Ephe. 1:13), Phúc âm của Đức Chúa Trời (Rô. 1:1-4)… Phúc âm của Phao-lô , ông nói là “phúc âm của tôi” (2 Tim. 2:8)  được chép thành thơ Rô ma, luận về Đấng Christ nội cư trong tín đồ. Cộng với 4 phúc âm nói về đời sống trên đất của Chúa, thì trở thành bộ năm phúc âm, tương ứng với năm sách Ngũ kinh của Môi se.

 Trên đây là giáo khoa thư của chương trình đại học thuộc linh, mà như tôi đã nói chỉ có một số con cái Chúa thông hiểu cùng quán triệt, nhưng rất ít người kinh nghiệm được,

Phao lô bị chăt đầu vào khoảng năm 67 S. C, sau đó khoảng 25 năm, thì 7 hội thánh vùng Tiểu A-si, là những cộng đồng đã tiếp nhận thư Ê-phê sô có ý nghĩa siêu việt, đã bỏ tình đầu với Chúa, đã  cho phép đảng Ni cô la hoạt động. Cho nên Chúa dấy lên chức vụ lời sứ đồ Giăng, lúc đó khoảng 90 tuổi, như cụ Đa ni ên  cũng 90 tuổi mới viết nổi sách Đa niên các chương về lai thế học.

 Những giáo án của sứ đồ Giăng đề ra trong chương trình hậu đại học cũng tương đương đỉnh cao đại học mà Phao lô đã dạy dỗ. Giăng nhấn mạnh them một số điểm tối quan trọng để giúp cho sinh viên nào có thể tốt nghiệp thì mới được dự tiệc cưới Chiên Con và làm công dân vương quốc ngàn năm của Đấng Christ.

 Ông nhấn mạnh sự sống, ánh sáng, tình yêu và lẽ thật (sự thật) của Chúa. Ông chú ý về sự xức dầu của Đức Thánh Linh, đề cao giá trị những người đắc thắng và mô hình bao la, khó hiểu của thiên thành, nơi chí thánh bằng vàng ròng của Chúa trong cõi vĩnh hằng tương lai.

Kết luận:

Tôi cảm nhận rằng đa số tín đồ ngày nay đã bị ở lại và cứ học đi học lại sơ tín kháo trình của bậc Tiểu học suốt cả một đời người, một số người được chuyển cấp lên trung học, thực hành thể chế tế lễ cá nhân và sống đời lữ khác,. Thật càng ít có người nhận thức nổi và kinh nghiệm được nếp sống Thân Thể hữu cơ tư phát tự động của Đấng Christ theo chương trình đại học thuộc linh.

 Qua 50 chương sách của sứ đồ Giăng, chúng ta thấy được bức tranh những người đắc thắng trưởng thành, là những trái đầu mùa của Chiên Con (Khải 14:1-6) đang sống trong sự xức dầu liên tục của Đức Linh, họ có dư dật ánh sáng, tình yêu, sự sống và sự thật thần thượng, đã chuẩn bị để được biến hóa, cất lên trước khi con thú lên ngai và cùng Đấng Christ, Vua các vua, Chúa các vua đem vương quốc Ngài xuống địa cầu trong những năm sắp đến đây--- mà thời điểm không ai biết chắc được.

Minh Khải- November 9, 2020