Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

Suy Gẫm Luật Pháp Chúa Ngày Và Đêm? Ích Lợi Hay Thiệt Hại?

 Mấy mươi năm trước, kể từ ngày tin Chúa, tôi đã thuộc lòng Thi thiên 1. Và tôi thấy đại đa số tín nhân rất say mê Thi thiên nầy và học nằm lòng. Vì theo tâm lý ai cũng thích câu tiếp theo: “Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng” (Thi 1:) . Có tín nhân nào không thích sự thịnh vượng vật chất chứ?

Đây là Kinh nghiệm của vua Đavid. Ông suy gẫm luật pháp Chúa là suy gẫm 10 điều răn, thí dụ 5 điều răn trong bảng đá thứ hai: “Ngươi chớ giết người. Ngươi chớ phạm tội tà dâm. Ngươi chớ trộm cướp. Ngươi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình. Ngươi chớ tham nhà kẻ lân cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngươi”. Vua David thuộc lòng 10 điều răn.
Vua Đavid rất yêu mến luật pháp Chúa, nhưng cuối cùng ông không được thịnh vượng lâu bền, phải bỏ ngai vàng mà chạy loạn, trốn sự truy sát của con trai ông. Vì ông đã phạm đầy đủ 5 điều răn sau này: Giết U-ri, phạm tà dâm với Bát sê ba, Cướp vợ của U-ri, Làm chứng dối dùng tay Giô áp giết U-ri. Tham vợ U ri.
Sứ đồ Phao lô tự thú, “Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Luật pháp há là tội lỗi sao? Chẳng hề như vậy! Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam,⚓ thì tôi đã không biết sự tham lam. Ấy là tội lỗi đã nhân dịp, bởi điều răn mà sanh ra mọi thứ ham muốn trong lòng tôi: Vì không có luật pháp thì tội lỗi chết đi. Ngày xưa tôi không có luật pháp mà tôi sống; nhưng khi điều răn đến, thì tội lỗi lại sống, còn tôi thì chết; vậy thì té ra điều răn vốn nên làm cho tôi sống, đã dắt tôi đến sự chết. Vì tội lỗi đã nhân dịp, dùng điều răn dỗ dành tôi và nhân đó làm cho tôi chết. Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành (Rô-ma 7:7-12).
Luật pháp của Chúa là công bình, tốt lành, nhưng nó không cứu chúng ta được. Nhờ suy gẫm luật pháp Phao lô biết mình là tôi nhân, biết luật pháp vạch trần tánh tình của mình. Vì tôi lỗi nhân thông tin của điều răn về tội lỗi mà dỗ dành ông phạm tội, sau đó giết ông, lên án ông.
Nhiều năm về sau, vua David học hiểu được rằng: “Khi trên giường tôi nhớ đến Chúa, Bèn suy gẫm về Chúa trọn các canh đêm” (Thi 63:6).
Luật pháp Chúa không có khả năng cứu ông, thay đổi tánh tình của ông, nên ông chỉ còn suy gẫm về Chúa trọn các canh đêm, là lòng luôn nhớ đến Ngài. Có lẽ ông không còn suy gẫm luật pháp ngày đêm nữa chăng?
Điều lạ lùng là luật pháp của Chúa, dù là thánh thiện, công nghĩa, nhưng nó không cứu chúng ta được. Chỉ những ai hướng tấm lòng về Chúa, suy nghĩ về Ngài, người đó sẽ kinh nghiệm lời nầy: “Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu!” (Ê-sai 45:22).
Luật pháp là chứng cớ của Chúa, chỉ vạch trần và giết chết tín nhân, hãy nhìn xem Chúa, suy gẫm về Ngài, nhớ đến Ngài ngày và đêm chúng ta sẽ được thịnh vượng về thuộc linh.
MK. 6-4-2022

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2022

LUẬT PHÁP, ÂN ĐIỂN VÀ SỰ THẬT-


Giăng 1: 17 “Vì luật pháp đã ban bố bởi Môi-se, còn ân điển và lẽ thật thì bởi Jêsus Christ mà đến”.

Chữ “lẽ thật”(alētheia) nên đổi là sự thật. Các học giả Kinh thánh tin rằng sứ đồ Giăng lúc già nua, chắc tuổi cũng khoảng 90, đã viết sách phúc âm của mình vào năm 90 tuổi. Bốn phúc âm dùng các biểu hiệu trong Khải huyền 4 như Sư tử, bò, con người và chim ưng làm tiêu biểu cho thân vị của Chúa Giê su trong 4 phúc Âm Ma thi ơ, Mác, Lu-ca và Giăng. Trong sách Giăng, sứ đồ Giăng miêu tả Chúa như chim ưng có tầm bay cao vút trên mây xanh. Và chúng ta cũng có thể nói rằng lời phúc âm sự sống của sứ đồ Giăng cũng cao vút như tầm bay của  chim ưng vậy.

Sứ đồ Giăng đã chọn câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình trong Giăng 8: 1-11 để giải nghĩa cho câu kinh thánh ở Giăng 1;17, “Vì luật pháp đã ban bố bởi Môi-se, còn ân điển và lẽ thật thì bởi Jêsus Christ mà đến”.

--Luật pháp đến như thế nào? Những thầy thông giáo và người Pha-ri-si đã bắt quả tang được một phụ nữ phạm tôi ngoại tình. Họ dẫn người đó đến cùng Chúa Giê-su, với mục đích gài bẫy Ngài hầu kết tội Ngài và hủy phá chức vụ giảng đạo của Ngài.

 Họ như mang luật pháp Môi-se đến để tố cáo, để kết tội người đàn bà. Điều đó là đúng theo luật pháp. Nếu Chúa không đồng ý lên án người phụ nữ, họ sẽ kết án Ngài là chối bỏ luật pháp Môi-se. Có thể họ sẽ bắt Ngài giải cho Công hội Israel.

 Chúa rất khôn ngoan, Ngài không trả lời cho họ là nên ném đá người nữ tội nhân hay không. Ngài chỉ cúi xuống đất viết chữ gì đó trên mặt đất. Có lẽ Chúa viết về 5 điều răn sau là chớ giết người, chớ làm chứng dối…Họ cứ hỏi Ngài nữa. Có lẽ cũng có kẻ lại gần coi Chúa viết chữ gì. Ngài đứng dậy nói cách dõng dạc: “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi.”

Cộng với những chữ viết trên đất, và với câu nói đó, cả bọn người họ như bầy chim bị trúng tên, lời Chúa đã soi thấu lương tâm họ. Họ cảm thấy mình họ đã mắc tôi, nên tự động sắp hàng kẻ lớn tuổi ra về trước, người nhỏ tuổi hơn tự sắp theo thứ tự tuổi tác cách lạ lùng, khi đi ra.

Luật pháp Chúa ban cho Môi se giải nghĩa Chúa như thế nào: Ngài công nghĩa, thánh khiết, ghen tương, nhân từ, yêu thương, không thiên kiến, không ăn hối lộ…Mỗi chúng ta và cả bọn người Pha-ri-si đó đều không thể đứng nỗi trước luật pháp Cựu ước. Nên Chúa quay vũ khí tấn công về phía họ. Tay họ không còn nhấc lên nổi để ném đá ai. Họ cảm thấy mình có tội, bàn tay xụi xuống.

 --Ẩn điển đã đến như thế nào? Vào lúc đó, chỉ có Chúa Giê su là Đấng vô tội, vì Ngài từng thách thức trong Giăng 8:46 “Trong các ngươi có ai bắt ta thú tội được chăng?” Chỉ có Chúa là vô tội, có thể đứng nổi trước luật pháp Cựu ước của Đức Chúa Trời. Ngài đủ tư cách xét xử và ném đá người đàn bà đó. Nhưng Ngài không làm vậy, vì Ngài mang ân điển đến. Luật pháp đến để vạch trần loài người, kết tội loài người, nhưng ân điển mang sự tha thứ, cứu rỗi, ân ban của Đức Chúa Trời là Đức Thánh Linh và sự sống đời đời, ban cho những người đã bị luật pháp giết chết và nhìn nhận mình là tội nhân.

Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si trưng dẫn luật pháp cũng như mang luật pháp Môi-se đến để giết người đàn bà và đồng thời gài bẫy Chúa Giê-su. Nếu Ngài phản đối luật pháp, họ bắt Ngài. Nếu Ngài đồng ý dự phần ném đá người đàn bà, họ sẽ cười Ngài không có tình thương với dân chúng như Ngài từng rao giảng. Ân điển do Chúa đem đến đã giải cứu người phụ nữ khỏi  án tử hình. Và lời sự thật từ miệng Ngài đã  đẩy lùi âm mưu của cả bọn người đó.

 --Như vậy còn Sự thật (lẽ thật) đến như thế nào? Tín đồ Tân ước được tự do, được cứu rỗi miển phí, nên thường lợi dụng ân điển của Chúa. Họ nghĩ Chúa là Đấng yêu thương nhân từ vô hạn, nên dùng ân điển như cái màn che đậy, và lợi dụng sự tha thứ của Chúa trong nếp sống tội lỗi của mình. 1 Phi-e-rơ 2:16 “Hãy cư xử như người tự do, nhưng chớ dùng tự do làm cái màn che sự hung ác, song phải coi mình là tôi mọi Đức Chúa Trời.”

Trong cả vũ trụ chỉ có Đức Chúa Trời và những việc làm của Ngài là sự thật. Lời Kinh thánh đều là sự thật và là lời của sự thật.

Trong Ma-thi-ơ chương 6: 21, 27, 31,33, 38, 43 Chúa 6 lần lặp lại câu, "Các ngươi đã nghe phán cho người xưa rằng: … Song ta nói cùng các ngươi”. Lời phán cho người xưa là luật pháp Cựu ước, mà đạo Do thái đếm ra được 613 điều luật. Những điều luật về lễ nghi như tuân giữ ngày sa bát, cách dâng các của lễ, đều không còn được áp dụng cho tín nhân Tân ước. Chỉ những điều luật về dạo đức,như 9 trong 10 điều răn và nhiều điều luật khác nữa về luật dân sự như không được ăn cắp, không được đảng đông mà đồn đại lời huyễn hoặc. Xuất 23:1, “Ngươi chớ đồn huyễn; chớ hùa cùng kẻ hung ác đặng làm chứng dối”.

 Cho nên những điều luật về đạo đức vẫn còn cho giá trị cho tín nhân Tân ước. Nhưng những sự thật, lời sự thật, những lẽ thật hay chân lý của Kinh Tân ước cao hơn luật pháp Môi-se. Thí dụ câu nói của Chúa ở Giăng 8: 7 b, “Ai trong các ngươi là vô tội, hãy ném đá nàng trước đi.” Là sự thật, là lời sự thật.

 Tóm lại như Phao lô thú nhận, “Trước kia tôi không có luật pháp mà tôi sống, nhưng khi điều răn đến thì tội lỗi lại sống, còn tôi thì chết.  Vậy, điều răn, vốn đưa đến sự sống, thì tôi lại thấy nó đưa đến  sự chết.  Vì tội lỗi nhơn dịp bởi điều răn mà lừa dối tôi và nhơn đó giết tôi” (Rô-ma 7:9-11).

Luật pháp Cựu ước vạch trần chúng ta, đánh hạ chúng ta và giết chúng ta, hầu chúng ta biết và nhìn nhận mình là tội nhân.  Nhưng bài giảng trên núi (Ma-thi-ơ 5-7), sự dạy dỗ của các sứ đồ (Công 2: 42) là sự thật, là lời sự thật của Chúa,  còn cho chúng ta thấy mình cách sâu xa hơn nữa, thấy tâm địa, biết  động cơ xấu xa của mình. Và chúng ta có thể chết sâu hơn, nếu chúng ta nhìn nhận tình trạng thật của mình trước mặt Chúa 

Tạo sao đoàn người Pha-ri-si vốn ưa xưng công bình riêng, ngổ ngáo, kiêu căng, lại có thể nhanh chóng tan chảy, thấy được chính mình để có thể tự động ”đi ra từng người một từ già đến trẻ”. Làm sao họ biết chỗ đứng của họ giữa đoàn thể họ mà họ sắp hàng như thế. Làm sao họ có thể ngậm miệng và riu ríu đi ra, không còn quan tâm sự kết án người phụ nữ ngoại tình nữa?

Nguyên Chúa ban ánh sáng của sự thật hằng hữu, của lời sự thật, hầu mỗi chúng ta thấy mình là ai, là gì, đang ở đâu, hầu chúng ta đến cùng Chúa Giê-su tiếp nhận ân điển miển phí của Ngài. A-men.

Thi thiên 43:  3, "Cầu Chúa phát ánh sáng và sự thật của Chúa ra: Nó sẽ dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh và nơi ở của  Chúa"

M. K

Sáu Thầy Đội Trưởng-

 Mat 8: 8; 27,54; Công vụ 10: 22; 22: 25,26; 24,23; 27,

Trong sách Phúc âm và Công vụ các sứ đồ, chúng ta đọc về sáu đội trưởng La Mã đã tiếp xúc với các tôi tớ của Đức Chúa Trời và với chính Chúa Jêsus (1). Đây là những đại đội trưởng chỉ huy một đội quân gồm 100 người (1/60 quân đoàn) trong quân đội La Mã. Với một số người trong số họ, chúng tôi khá chắc chắn rằng chúng ta sẽ gặp lại họ trên thiên đường. Nhưng trong số cả sáu người, chúng ta có thể nói rằng họ khá cởi mở và thân thiện đối với chính nghĩa của Đức Chúa Trời. Chẳng phải nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà những đội trưởng ngoại giáo này được phép biết đến Đấng Cứu Rỗi của tội nhân sao? Cõi đời đời sẽ cho thấy có bao nhiêu người trong số họ đã tin nhận Chúa Jêsus làm Chúa và Đấng Cứu Rỗi của riêng họ.
1- Đội trưởng có người hầu bị ốm-
“Và đội trưởng trả lời rằng: Lạy Chúa, con không xứng đáng để Chúa đến dưới mái nhà của con; nhưng chỉ nói một lời thôi, thì tôi tớ của con sẽ được chữa lành ”(Math 8: 8; Lu 7: 6)
Đội trưởng đầu tiên chúng ta gặp trong các sách Phúc âm được phân biệt bởi đức tin tuyệt vời. Đức tin của ông trông cậy vào Chúa Giê-su có thể chữa lành cho người tôi tớ đang hấp hối của ông chỉ bằng một lời, mà Chúa không cần cúi xuống mái nhà của ông. Đấng Cứu Rỗi đã không làm thất vọng đức tin của đội trưởng này: trong cùng một giờ, người đầy tớ đã được chữa lành.
-Bài học cho chúng ta:
Cũng như Chúa Giê-su đã ban thưởng cho đức tin của vị đội trưởng La Mã này và phục hồi sức khỏe cho tôi tớ của ông, vì vậy hôm nay Ngài muốn ban thưởng đức tin của chúng ta khi chúng ta trông cậy vào Ngài. Chúng ta có tin tưởng Chúa có thể giúp chúng ta không? Và điều đó không có gì là quá lớn hay quá nhỏ đối với Chúa?
2-Đội trưởng bảo vệ Chúa Giê-su trên thập tự giá
“Khi đội trưởng và những người ở cùng trông coi Chúa Giêsu, thấy trận động đất và những gì đã xảy ra, họ rất sợ hãi và nói: 'Quả thật đây là Con Thiên Chúa!'” (Math 27:54; Mác 15, 39; Lu-ca 23: 47)
Người canh gác Chúa Giê-su trên thập tự giá hẳn đã chứng kiến ​​nhiều lần tử tội bị đóng đinh trong đời. Nhưng những gì ông đã thấy và nghe khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá thì ông chưa từng trải qua. Bị ấn tượng sâu sắc bởi những lời nói và hành vi của Đấng Cứu Rỗi cũng như hoàn cảnh xung quanh việc bị đóng đinh, ông thốt lên: "Quả thật, đây là Con của Đức Chúa Trời!" Và, "Quả thật, người đàn ông này đã được xưng công bình."
--Bài học cho chúng ta:
Viên Đội trưởng bảo vệ Chúa Giê-xu trên thập tự giá đã nhìn thấy điều gì đó về sự vĩ đại và vinh quang của Đấng Cứu Rỗi đang đau khổ và hấp hối. Chúng ta thế nào? Chúng ta (vẫn) có ấn tượng về Người đã chịu đau khổ và chết vì chúng ta ở đó trên thập tự giá không? Chúng ta có biết Ngài là Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta không?
3. Đội trưởng Cọt-nây-
"Họ nói rằng: 'Cọt-nây, là Đội trưởng, một người công chính và tin kính, và có chứng cớ tốt từ cả nước Do Thái, đã được một thiên thần thánh chỉ dẫn rằng nên mời ông vào nhà của ông ấy và nghe những lời ông nói" (Công vụ 10:22; xem Công vụ 10: 1,2)
Kinh thánh ghi lại rằng Đội trưởng Cọt-nây, sống ở Sê-sa-rê, mặc dù thuộc về quyền lực chiếm đóng của La Mã, nhưng đã được cả dân tộc Do Thái làm chứng tốt. Chúng tôi cho rằng anh ta là một tín đồ vì anh ta được cho là công bình và tin kính. Khi Phi-e-rơ được Chúa dùng để mở cửa cho dân ngoại vào nước thiên đàng, thì Cọt-nây và những người đang tụ họp tại nhà ông là những dân ngoại đầu tiên được thêm vào hội thánh của Thiên Chúa hằng sống (c. 44; Math 16: 19). .
--Bài học cho chúng ta:
Đức Thánh Linh đưa ra một lời chứng tuyệt vời cho dội trưởng Cọt-nây: Anh ta là người công bình, tin kính và có lời chứng tốt từ những người xung quanh. Phải chăng Đức Thánh Linh cũng viết điều đó về chúng ta? Là những người tin Chúa, chúng ta có quan tâm đến điều gì được tôn vinh trước mặt Thiên Chúa và loài người (Rôm 12:17; 2 Cor 8: 21) không?
4. Đội trưởng định đánh Phao-lô sau khi Phao lô bị bắt
“Khi họ căng ông ra để đánh đòn thì Phao-lô nói với viên đội trưởng đang đứng gần đó: “Các ông được phép đánh đòn một công dân Rô-ma khi chưa thành án sao?” Nghe như thế, đội trưởng đi thưa với viên chỉ huy rằng: “Ông định làm gì đây? Vì người nầy là công dân Rô-ma.” (Công vụ 22: 25,26).
Sau khi Phao-lô phát biểu trước dân chúng gây náo động trước đền thờ ở Giê-ru-sa-lem và dân chúng tức giận định giết Phao-lô, binh lính La Mã đã đưa ông vào trại để tìm hiểu thêm về ông bằng cách dùng đòn roi. Tuy nhiên, khi nhân viên phụ trách là đội trưởng biết được rằng Phao-lô là người La Mã, ông lập tức thả ra và báo cáo điều đó với người cai trị của mình, người đó sau đó đã thả Phao-lô và định đưa ông ra trước Tòa Công luận Do Thái.
--Bài học cho chúng ta:
Chúng ta thấy ở đây một đội trưởng, người có vẻ như biết rõ lĩnh vực trách nhiệm của mình và không muốn vượt ra ngoài phạm vi đó. Khi biết Phao-lô là người La-mã, ông đã báo ngay cho người cai trị của mình. Làm thế nào về chúng ta? Chúng ta có biết mức lượng phạm vi hoạt động mà Thiên Chúa đo lường đã chỉ định cho chúng ta (2.Cor 10:13) không? Chúng ta có hài lòng với công việc Chúa giao cho chúng ta làm không?
5. Đội trưởng bảo vệ Phao-lô theo lệnh của thống đốc Phê-lít
"Tổng đốc ra lệnh cho đội trưởng canh giữ Phao-lô, nhưng phải cho ông được tự do hơn, và nếu có thân nhân ông đến săn sóc thì đừng ngăn cấm" (Công vụ 24: 23)
Trong khi thống đốc Phê-lít đang đợi đại tá Ly-si-a đến để quyết định nguyên nhân của phao-lô ông ta đã ra lệnh cho một đội trưởng La Mã canh gác anh ta. Điều này là để xoa dịu Phao-lô và cho phép người nhà phục vụ anh ta. Đức Chúa Trời đã chỉ dẫn đến nỗi trong thời gian ngắn - chỉ vài ngày - Đội trưởng này đã có liên hệ mật thiết với Phao-lô, người chắc chắn đã giới thiệu cho anh ta phúc âm về ân điển của Đức Chúa Trời.
6. Đội trưởng Giu-lơ người đã đồng hành cùng Phao-lô trong chuyến hành trình đến Rome
"Khi đã quyết định cho chúng tôi đi đường biển qua I-ta-li-a thì họ giao Phao-lô và mấy tù nhân khác cho một viên đội trưởng tên Giu-lơ, thuộc binh đoàn hoàng gia Au-gút-tơ " (Công vụ 27: 1; xem câu 6.11.31.43)
Trong chuyến hành trình đến Rome, Phao-lô và một số tù nhân khác được giao cho một viên đội trưởng tên là Giu-lơ. Trong khi Giu-lơ, mặc dù rất tốt với Phao-lô, nhưng lúc đầu đã tin tưởng lời nói của thủy thủ đoàn hơn là lời của Phao-lô, nhưng sau đó chúng ta thấy rằng ông đã nghe theo lời của Phao-lô (câu 3.11.31.43). Chuyến đi đầy biến cố này chắc chắn sẽ còn mãi trong ký ức của anh. Người ta hy vọng rằng những lời nói và hành vi của Phao-lô trong suốt cuộc hành trình này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim ông và dẫn dắt ông sống đức tin nơi Chúa Giê-su.
--Bài học cho chúng ta:
Trong chuyến đi này, đội trưởng Giu-lơ đã biết được rằng hạnh phúc của thủy thủ đoàn phụ thuộc vào việc tuân theo những lời của Phao-lô. Nếu anh ta nghe lời Phao-lô ngay từ đầu, chắc chắn anh ta và đoàn thủy thủ sẽ được thoát rất nhiều mất mát (xem câu 21). Chúng ta thế nào? Chúng ta có đang lắng nghe những gì Đức Thánh Linh đang nói qua Phao-lô không?
--Tóm Lược:
Trong Tân Ước, chúng ta gặp sáu đội trưởng La Mã. Đức Thánh Linh đã ghi lại những đoạn trích ngắn về cuộc sống của họ trong Lời Chúa mãi mãi. Khi làm như vậy, chúng ta thấy rằng phần lớn là những khoảnh khắc họ gặp chính Chúa Giê-su hoặc Phao-lô tôi tớ của Ngài. Cõi đời đời sẽ cho chúng ta biết liệu tất cả sáu đội trưởng có sử dụng những khoảnh khắc đặc biệt này để cứu linh hồn của họ hay không. Chắc sẽ không có ai trong chúng ta để những giây phút gặp gỡ như vậy với Đấng Cứu Rỗi của tội nhân trở nên lãng phí ngày hôm nay!
Internet-

Bài giảng 4-4-2022

 Đối Chiếu Các Sách Kinh Thánh


https://youtu.be/zA7WZfPaR2Y