Giăng nhận sự mặc khải về Đa
Nguyên Tôn Giáo trong thời tận thế: sự phán xét sẽ được tuyên phán “đại dâm
phụ” (Khải. 17:1) và
“Ba-by-lon Lớn” sẽ bị hủy diệt (Khải. 18;2). “Ba-by-lon Lớn” là tên được viết trên trán
của “đại dâm phụ” (Khải. 17;5), cả hai: đại dâm phụ và thành lớn Ba-By-lon về bản
chất là giống nhau. Theo Khải huyền chương 13 đến 18, Ba-by-lôn Lớn tạo hai hệ
thống, một là hệ thống tôn giáo (Khải. 13:11-18 và Khải 17) và hệ thống khác là chính
trị - kinh tế (Khải. 13:1-10 và Khải 18).
Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014
SỰ NỔI DẬY VÀ SỤP ĐỔ CỦA TÔN GIÁO BA-BY-LÔN
Babyon tôn giáo bị thiêu hủy
Ngay sau khi Đức Chúa Trời thiết
lập Kế hoạch Cứu Rỗi Vĩ Đại của Ngài trong Sáng thế ký 3:15, thế giới đã được
chia thành hai nhóm và việc đó tiếp tục cho đến ngày nay. Hai nhóm này là con
cái của Đức Chúa Trời và con cái của Satan (I Giăng 3:10). Cuộc chiến thuộc linh giữa hai nhóm sẽ tiếp
tục cho đến kết thúc thời đại này.
Tôn giáo của Satan khởi sự với tôn giáo
Ba-by-lôn. Nó được sinh ra và ảnh hưởng nhiều tôn giáo thế giới, và bây giờ, nó
tiếp tục tồn tại trong Phong Trào Thời Đại Mới và Chủ Nghĩa Đa Nguyên Tôn Giáo.
Đặc biệt, Đa Nguyên Tôn Giáo là tôn giáo Ba-by-lôn cuối cùng, như chính Chúa
Giê-xu nói tiên tri độ 2.000 năm trước (Math. 24:4-5,24). “Khi ấy, nếu có ai nói với
các ngươi: Kìa Đấng Christ ở đây, hay là: ở đó (Đấng Christ trong Ấn
giáo hoặc Phật giáo), thì
đừng tin. Vì nhiều Christ giả và tiên tri giả (những nhà lãnh đạo dạy Đa
Nguyên Tôn Giáo) sẽ
dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ (ảnh hưởng của họ sẽ rất lớn) nếu có thể được thì họ cũng
đến dỗ dành chính những người được chọn”. Chúa Giê-xu đang nói với chúng ta Đa
Nguyên tôn Giáo sẽ xuất hiện ngay trước khi Chúa tái lâm, và ngay cả một số
Cơ-Đốc nhân là những người đã được tiền định cho sự cứu rỗi và đang sống đời
sống đức tin sẽ bị cám dỗ và có thể vấp ngã.
Ngày Thế giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình
Sau Vatican II, thế giới Cơ- Đốc đã thay đổi
nghiêm trọng. Virus thần học Đa Nguyên Tôn Giáo bắt đầu tác động toàn bộ thế
giới Cơ-Đốc. WCC và Giáo hội Công giáo La Mã làm việc tích cực tay trong tay để
khởi sự đối thoại tương tác niềm tin với các tôn giáo khác vì hòa bình thế
giới.
Là một phần của toan tính như vậy, Ngày Thế
Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình được tổ chức tại Đại Giáo đường St. Mary of Angles
ở Assisi, Italy, ngày 27 tháng Mười năm
1986. Trong buổi nhóm cầu nguyện nầy, Dalai Latma, lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng,
Tổng Giám Mục Canterbury, lãnh đạo của Giáo hội Anh quốc và Khối Liên Hiệp khắp
Thế Giới, Tổng Giám mục Chánh Tống giáo Hi Lạp và những người khác, đã tham dự
và cầu nguyện, kiêng ăn cho hòa bình thế giới. Ghi lại sự kiện này, các hãng
thông tấn đại chúng quốc tế ca ngợi sự kiện này– những chương trình và tin tức
đầy hi vọng của đài truyền thanh và truyền hình khắp thế giới báo rằng hòa bình
thế giới sẽ đến không lâu. Do đó, phong trào của Đa Nguyên Tôn Giáo dần dần đạt
được quyền lực.
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
Vua Solomon Bàn Luận Về Chim Chóc
Đức Chúa Trời ban cho Sa-lô-môn sự khôn ngoan, sự thông sáng
rất cao, cùng lòng rộng rãi như cát trên bờ biển. Sự khôn ngoan của Sa-lô-môn trổi hơn sự khôn
ngoan của mọi người phương đông.. Người
nói ba ngàn câu châm ngôn, và làm một ngàn năm bài thơ. Người luận về cây cối, từ cây bá hương của
Li-ban cho đến chùm kinh giới mọc ra nơi vách; người cũng có luận về loài vật, loài
chim, loài côn trùng, và cá. Có kẻ từ
các dân tộc đến nghe sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, (1 Vua 4:29, 30,32-34).
Trong khi đọc những câu này thời gian gần đây, tôi bắt đầu tự
hỏi Solomon đã viết những gì về các loài chim. Đây là những gì tôi đã tìm thấy
cho đến nay.
NGAI VÀNG CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Danh từ “ngai” theo tiếng Hebrew là kisse, có nghĩa a throne
(as canopied): -seat, stool, throne- là chổ ngồi. Chữ Hebrew “kisse” nầy xuất
hiện khoảng 132 lần trong Cựu Ước và chữ
Hi lạp ”thronos“, xuất hiện 61 lần trong Tân ước.
Ngai vàng của Đức Chúa Trời là một tiền đề cố hữu, vì chính
Ngài là Đấng Tạo Hóa tự hữu, hằng hữu, nên ngai vàng của Ngài cũng dính liền
trong Thân vị của Ngài. Vạn vật không cần
phong vương hay tôn Ngài lên ngai, vì Ngài là Sở Hữu Chủ. Ngài là Đấng hằng hữu
tự ngồi trên ngai vàng tối thượng từ trước khi có các thiên sứ và vạn vật.
Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014
Việc Truyền Bá Đa Nguyên Tôn Giáo
Phong trào Ecumunical
Thần học tự do, tức là chủ nghĩa Tiến Bộ, trở
nên cụ thể hóa nhiều hơn trong thế kỷ thứ 20. Trải qua Thế Chiến thứ I (1914~1918),
đại khủng hoảng kinh tế
(1929), và Thế
Chiến II (1937~1945), các hệ phái theo thần học tự do cảm thấy cần liên kết lại để hiệp nhất.
Vì vậy, họ khởi sự Phong Trào Toàn cầu (Ecumunical) hoặc Phong Trào Hội Thánh
Thế Giới. Đây là một phong trào của Đa NGuyên Tôn Giáo để hiệp nhất trong Chúa
Giê-xu bằng cách phá vỡ những rào cản giữa những truyền thống giáo hội, những
hệ phái giáo hội, tánh thất quốc gia, chủng tộc, văn hóa và ngay cả tôn giáo.
ĐA NGUYÊN TÔN GIÁO
Ngày nay, một phong trào trong thế giới Cơ
Đốc là hiệp nhất tất cả các tôn giáo thế giới thành một tổng thể thống nhất
đang lan nhanh. Đây là tư tưởng thần học của Đa Nguyên Tôn Giáo. Tư tưởng này
tuyên bố rằng tất cả các tôn giáo về bản chất là một, bởi vì Chúa Giê- Xu hiện
hữu trong mỗi tôn giáo, dù Ngài được gọi bằng những danh xưng khác nhau. Trên
căn bản này, Đa Nguyên Tôn Giáo tìm cách đối thoại đức tin, hòa giải và hợp
nhất.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)