Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

Lò Lửa-


Đa-ni-ên 3: 6
Đại diện của đế chế đầu tiên trong thời dân ngoại, Nê-bu-cát-nết-sa, "người là cái đầu bằng vàng", đã dựng một pho tượng ở đồng bằng Đu-ra để mọi người thờ lạy. “Còn ai không sấp mình thờ lạy, thì lập tức sẽ bị ném vào lò lửa đang cháy” (Đa. 3: 6).
Pho tượng như vậy cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai của người cai trị đế chế cuối cùng (Đế chế La Mã đang hồi sinh), con thú trong Khải Huyền 13: 1-10. Và ai không tôn thờ ảnh của hắn- có lẽ sẽ đặt ở trong đền thờ - sẽ bị giết (Khải. 13:15).
Vì vậy, con người được cảnh báo: Hãy thờ hình tượng, nếu không bạn sẽ bị giết, nếu không bạn sẽ bị ném vào lò lửa!
Nhưng Chúa cũng đưa ra lời cảnh báo khi nhìn vào bức tranh (xem Khải. 14: 9-11). Có chép: "Nếu ai thờ-phượng con thú cùng tượng nó, ..sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ".
"Nếu ai thờ-phượng con thú cùng tượng nó, và chịu dấu nó ghi trên trán hay trên tay, thì người ấy cũng vậy, sẽ uống rượu thạnh-nộ không pha của Đức Chúa Trời rót trong chén thạnh-nộ Ngài; và sẽ chịu đau đớn trong lửa và diêm ở trước mặt các thiên-sứ thánh và trước mặt Chiên Con. Khói của sự đau-đớn chúng nó bay lên đời đời. Những kẻ thờ-lạy con thú và tượng nó, cùng những kẻ chịu dấu của tên nó ghi, thì cả ngày lẫn đêm không lúc nào được yên-nghỉ.".
Hãy cùng so sánh hai "lò lửa" này:
Ba người bạn của Đa-ni-ên bị ném vào lò lửa của Nê-bu-cát-nết-sa và trải qua những điều sau đây:
Ngọn lửa không làm hại họ (Đa 3:25).
Chúa Jêsus đã ở với họ (Đa. 3:25).
Họ ra khỏi lò lửa (Dan 3:26).
Những người vô tín vào hồ lửa thì ngược lại:
Ngọn lửa gây ra cho họ những cực hình (Khải 14:10).
Họ sẽ bị hành hạ TRƯỚC mặt Chiên Con và các thiên thần thánh (Khải. 14:10).
Họ sẽ không bao giờ rời khỏi nơi này (Khải. 14:11).
Về nguyên tắc, tất cả mọi người ngày nay đều phải đối mặt với sự lựa chọn này về "lò lửa". Một người tín đồ sẽ đau khổ dưới bàn tay của loài người nếu người đó chọn con đường đức tin và trung thành, hoặc một người sẽ đau khổ dưới bàn tay của Đức Chúa Trời nếu ngườ đó chọn con đường bất tín và bất trung.

Na-a-man Và Ân Sủng-


2 Các Vua 5: 5; 2 Các Vua 5: 20-27; Ga-la-ti 3: 2-3.
Câu chuyện về sự chữa lành của Na-a-man người Syria là một câu chuyện về ân sủng. Na-a-man là chỉ huy trưởng quận đội của một trong những kẻ thù lớn nhất của Y-sơ-ra-ên, và ông ta cũng bắt một cô gái nhỏ dân Y-sơ-ra-ên làm nô lệ . Người đàn ông này, trong tất cả mọi người, được chữa lành khỏi bệnh phong cùi bởi nhà tiên tri ân sủng, Ê-li-sê. Anh ấy không phải trả bất cứ thứ gì cho điều đó. Ông không cần dùng đến bạc, vàng và quần áo của mình (2 Các vua 5: 5). Anh ấy đã được cứu bởi ân điển chứ không phải bởi công việc. Đó là "công lao" của Chúa chứ không phải công lao của anh.
Nhưng Ghê-ha-xi tôi tớ của Ê-li-sê, không đồng ý và sau đó đã lấy hai ta-lâng bạc và hai bộ quần áo từ tay Na-a-man (2 Các Vua 5: 20-27). Ghê-ha-xi đã phá hủy hình ảnh đẹp đẽ về ân điển của Đức Chúa Trời. Hình phạt mà anh nhận được rất nghiêm khắc: anh và con cháu của anh sẽ bị bệnh phong cùi suốt đời.
Đức Chúa Trời sốt sắng giữ gìn cho ân điển của Ngài và những việc làm của con người không bị lẫn lộn. Ai trộn lẫn luật pháp và ân điển đều phạm tội trọng, như tà giáo ngày nay bảo phải giữ ngày sa bát mới được cứu.
Có thể ngạc nhiên tại sao thơ Ga-la-ti lại được viết bằng một giọng điệu sắc sảo như vậy. Nhưng đây chính xác là những gì đã xảy ra vào thời đó: luật pháp và ân sủng đã trộn lẫn. Và điều này đã xảy ra thường xuyên như thế nào trong lịch sử của Cơ đốc giáo suốt 20 thế kỷ qua!
Cũng bởi những người dạy rằng tín đồ có thể bị hư mất nếu không giữ luật pháp Môi se. Họ muốn điều đó bắt đầu trong tâm linh và muốn hoàn thành trong xác thịt (Galati 3: 2-3). Họ thêm việc làm của riêng họ (ngay cả khi nó chỉ là bám vào ân sủng) vào ân điển của Đức Chúa Trời. Hình ảnh đẹp đẽ về ân điển của Đức Chúa Trời vì thế mà bị hủy hoại. Nó không còn là 100% ân sủng, mà là 99% của Đức Chúa Trời và 1% lòng trung thành của bản thân. Và như vậy “ân điển không còn là ân điển nữa” (Rô. 11: 6).

NGÀY CỦA NÔ-Ê VÀ NGÀY CỦA LÓT-


--Ngày của Nô-ê:
Mathio 24: 38-39, “Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, --- và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, --- khi sự hiện đến của Con người cũng như vậy” (Sửa lại cho đúng nguyên văn Hi lạp).
Chữ “sự hiện đến” là parousia, tiếng Anh là the coming, nghĩa đen là sự quang lâm. Các tác gia La mã mô tả sự đến, sự thăm viếng của sê sa là parousia. Người Á đông gọi là thánh thượng giáng lâm, hay quang lâm, Nên parousia của của Chúa Giê-su là thời kỳ gần 7 năm Chúa hiện diện (parousia) trên không trung. Khải huyền 10: 1, “Đoạn, tôi lại thấy một vị thiên sứ khác sức mạnh lắm, ở từ trời xuống, có đám mây bao bọc lấy. Trên đầu người có mống; mặt người giống như mặt trời và chân như trụ lửa.”
Vị thiên sứ nầy là Chúa Giê-su, lấy mây trời bọc lấy Ngài. Giáo hội nói Chúa tái lâm ẩn nhiên. Suốt thời gian hiện diện trên không trung Chúa như là Sao Mai. Ngài hiện đến với những tín đồ trưởng thành và đem họ đi. Như Khải 3: 3 chép, “But if you do not wake up, I will come like a thief, and you will not know at what time I will come upon you” - . “Ta sẽ đến như kẻ trộm, và ngươi sẽ không biết giờ nào Ta đến trên ngươi”.. Khi Kẻ Trộm vào nhà, đem đi vật báu nào đó, thì người nhà không hay biết, Nên Chúa nói ta đến bên người, hay trên người.
Cơn nước lụt tượng trưng cơn đại nạn 3, 5 năm sau trong 7 năm. Nô ê, tượng trưng người trưởng thành, Chúa sẽ đem các ông Nô ê ra đi trước đại nạn. Ngài như Kẻ Trộm đem họ đi.
--Ngày Của Lót--
Lu ca 17: 26-29 “Việc đã xảy đến trong đời Nô-ê, thì cũng sẽ xảy đến trong ngày Con người:⚓ Người ta ăn, uống, cưới, gả, cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và nước lụt đến hủy diệt thiên hạ hết⚓ Việc đã xảy ra trong đời Lót cũng vậy, người ta ăn, uống, mua, bán, trồng tỉa, cất dựng;⚓ đến ngày Lót ra khỏi thành Sô-đôm, thì trời mưa lửa và diêm sinh, giết hết dân thành ấy. Ngày Con người hiện ra cũng một thể nầy.”
Trong Sách Lu-ca Chúa đặt hai ngày của Nô ê và ngày của Lót gần nhau. Ngày Nô-ê dành để cất đi những người đắc thắng, Chúa quang lâm kín đáo như kẻ trộm, với một thiểu số thánh đồ trưởng thành.
Ngày Kẻ Trộm đến trước nước lụt, ngày Con Người “hiện ra” ngay trước khi lửa diêm sinh đổ xuống Sô đôm, ngụ ý cuộc chiến Hạt-ma-ghê-đôn. Động từ “hiện ra “ trên đây là apkalypsis-- revelation, khải thị, tiết lộ, hiển lộ. Trong khi parousia, hiện diện trên không, Chúa như Kẻ trộm đến bên cạnh một thiểu số thánh đồ và đem họ ra đi. Sau khi gần chấm dứt 7 năm (xem Khải huyền 14;14-18), Chúa sẽ cất toàn bộ hội thánh lên trời, là các ông Lót xác thịt, ngay sau đó lửa diêm sanh của Hạt ma ghê đôn đổ xuống tại đất Israel, rồi Chúa sẽ ngồi mây trời mà hiện ra trên bầu trời Israel Mathio 24:30-- mọi mắt từ các thiên sứ ác hay thiện, mọi người còn sống trên đất và quần chúng tín đồ và vô tín trong âm phủ cũng đều nhìn thấy.
Những lời dạy dỗ về sự việc cất toàn bộ hội thánh ra đi trước 7 năm, như Khải 7: 14 nói, không đúng vào lịch trình hai ngày của Nô-ê và ngày của Lót mà Chúa đã khải thị trước. Vì Khải huyền 7:4 là nói hoạn nạn của mỗi một tah1nh đồ dù sống thơi kỳ nào cũng vậy. Đó không phải là đại nạn, 3,5 năm sau trong 7 năm. Mathio 24: 20.
Khải đạo, March 19-2022

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

DÂN HÊ-BƠ-RƠ HIỆN THỜI-


 Dân Chúa trong giáo hội Tân ước chỉ coi mình là Cơ Đốc nhân, là dân của Đức Chúa Trời từ các dân tộc. Điều đó là chính xác. Nhưng trong Kinh thánh Chúa còn coi những Cơ Đốc nhân như chúng ta là dân Hê-bơ-rơ thuộc linh ngày nay.

--Rô-ma 2:28- 29, “Vì không phải người Do Thái bề ngoài là người Do Thái thật, cũng không phải cắt bì phần xác bên ngoài là cắt bì thật. Nhưng người Do Thái thật là người Do Thái bề trong và cắt bì thật là cắt bì trong lòng, bởi Thánh Linh chứ không phải bởi văn tự. Người như thế thì được khen không phải từ người ta mà từ Đức Chúa Trời”.

Theo Sáng thế kí 17, con cháu, và người nhà Áp-ra-ham phải chịu cắt bì  nghĩa đen. Nay trong Đấng christ chúng ta, Cơ Đốc nhân phải chịu cắt bì, là cắt bỏ lối sống xác thịt. Phi-líp 3: 3, “chúng ta là những người được cắt bì thật, những người thờ phượng trong Ðức Thánh Linh của Ðức Chúa Trời, tìm vinh hiển trong Ðức Chúa Jesus Christ, và không đặt lòng tin cậy vào xác thịt

--Ga-la-ti 6:16, “Nguyện xin sự bình an và ơn thương xót ở trên những ai giữ theo quy luật nầy, và ở trên dân I-sơ-ra-ên của Ðức Chúa Trời nữa”. Anh em nghĩ rằng chữ “Y-sơ-ra-ên” ở đây ám chỉ dân Israel đã bị Đức Chúa Trời lại bỏ trước khi Chúa Giê-su chết không?

--Ga-lati 3: 6-7, “Giống như Áp-ra-ham, ông tin Ðức Chúa Trời, nên ông được kể là công chính. Vậy anh chị em hãy biết rằng, hễ ai có đức tin thì người ấy là con cháu của Áp-ra-ham”.

 Tóm lại, là Cơ Đốc nhân trong Đấng Christ, Chúa coi chúng ta là dân Hê-bơ-rơ, dân israel thuộc linh hiện nay.

 Như anh em đã biết, trong Sáng thế kí 14;13 danh “Hê-bơ-rơ” xuất hiện lần đầu trong Kinh thánh. Người Anh dịch chữ “Hê-bơ-rơ”nầy  là Hebrew, Người Trung hoa dịch âm là Hi-bá-lai. Thơ tín Hebrew là thơ tín gởi cho dân Hê-bơ-rơ Tân ước, là dân gồm có người ngoại bang, và dân Do thái vật lý tin Chúa. Nghĩa đen của chữ "Hê-bơ-rơ" là "người qua sông" (a river crosser)- qua sông to Euphrates. 

-

Có một bài hát như sau:

Đoàn người Hê-bơ-rơ, anh em ta vượt sông lớn nầy,

Ơ-phơ-rát đi qua thần tượng li cách rồi,

Vào Ca-na-an xa bên kia bờ sông dẫy tràn,

Kiếm chỗ trú cư nơi thiên thành trong sáng ngời,

Đám tiếu của thế giới danh tánh Hê-bơ-rơ,

Từ bỏ nếp sống cũ, khi tránh xa U-rơ;

Chuyên tâm xây dựng Nhà cho Cha ta trú cư,

Giữa trái đất hôm nay xây nhà Thiên Chúa ngự.

 Tác giả thơ Hê-bơ-rơ 13 chương, chắc phải là sứ đồ Phao-lô, nên ông được Chúa ban mặc khải và đủ khả năng thuộc linh diễn giảng rằng dân Hê-bơ-rơ ngày nay phải vượt qua con sông to. Có tám cách diễn tả về con sông nầy như sau:

1. Vượt qua luật pháp đến cùng ân điển

2. Vượt qua Cựu ước đến cùng Tân ước

3. Bỏ qua phụng sự nghi lễ của Cựu ước đến thực tế thuộc linh của Tân ước.

4. Bỏ qua Do thái giáo đến cùng Giáo hội Tân ước.

5. Bỏ qua vật trên đất đến cùng vật trên trời.

6. Vượt qua sân ngoài có bàn thờ bằng đồng vào nơi chí thánh có Đức Chúa Trời.

7. Từ bỏ tâm hồn sang tâm linh

8. Khởi đầu lẽ thật và sự sống bước sang sự trưởng thành của sự sống trong sự thật.

 Đó là lời giới thiệu cho đường hướng chúng ta cùng học thơ tín Hebrew hôm nay

MK. March 17, 2022.

 

 

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022

VÀI SUY NGHĨ VỀ BỐN THỜI KỲ TRONG KINH THÁNH-

Bạn tôi vừa kể cho tôi nghe câu chuyện về một cô gái về làm dâu nhà một mục tử danh giá. Bố chồng cô áp dụng luật lệ tôi mọi cho đời sống làm dâu của cô. Tháng nầy (tháng ba, 2022) cô đã làm dâu được tròn 6 năm rồi , nên cô được cho về nhà thăm bố mẹ ruột lần đầu tiên sau 6 năm xuất giá làm dâu. Xuất hành 21:2, “Khi con mua một người nô lệ Hê-bơ-rơ, người đó sẽ phục vụ sáu năm; đến năm thứ bảy người đó sẽ được tự do ra đi mà không phải trả tiền”. Một mục tử khác đã làm cắt bì theo nghĩa giáo lý cho một tín đồ lúc ông còn ở Saigon trước năm 1975, và làm cắt bì cho một tín đồ khác bên Mỹ sau nầy.
Đa số con dân Chúa còn coi kinh Cựu Ước cũng như Tân ước, được họ áp dụng nghĩa đen cả hai như nhau vào đời sống tin kính hiện tại của mình, vì họ tin cách phiến diện ”trước khi trời đất qua đi thì một chấm, một nét trong luật pháp cũng không thể qua đi được” (Math. 5:18).
Một số trường phái khác chủ trương bỏ qua Kinh Cựu ước, chỉ sống theo Kinh Tân ước thôi. Thế thì chúng ta giải quyết thế nào?
Hầu hết các trường thần học của các hệ phái đều tin Kinh thánh có 7 thời kỳ: Vô tội, Lương tâm, Nhân trị, Lời hứa, Luật pháp, Tân ước và Vương quốc. Nhưng nếu anh em đọc Kinh thánh kỹ càng hơn, anh em chỉ thấy Chúa đã chia Kinh thánh ra làm bốn thời kỳ cách phân minh. Trong mỗi một thời kỳ đó, Chúa ban cho các sự khải thị, các yêu cầu, các mệnh lệnh khác nhau cho loài người. Người sống trong thời kỳ nào chỉ cần vâng phục các yêu cầu của Chúa trong thời đại của mình mà thôi. Nếu anh em không phân biệt 4 thời kỳ thì anh em lâm vào mê hồn trận giáo lý, hay như một người lạc vào đám rừng rậm không lối thoát, vì anh em mắc chứng đau mắt thuộc linh mãn tính.
Ánh sáng chỉ đạo của Đức Chúa Trời ban cho loài người trong ba thời kỳ đầu được thể hiện trong hình ảnh người phụ nữ trong Khải huyền 12: 1 “Rồi một dấu lạ lớn xuất hiện ở trên trời: Một phụ nữ mình được bao phủ bằng mặt trời, chân đứng trên mặt trăng, đầu đội mão miện bằng mười hai ngôi sao”. Ánh sáng của 12 ngôi sao, của mặt trăng, và của mặt trời ứng cho ba thời kỳ đầu tiên sau đây. Vì Đức Thánh linh là tác giả Kinh thánh đã phân chia lịch sử khoảng 7000 năm của loài người thành 4 thời kỳ:
1.Thời kỳ tổ phụ: - ánh sáng của 12 ngôi sao-
Rô ma 5:14, “Nhưng từ A-đam cho đến Môi-se,….”.
Đấy là thời kỳ các tổ phụ. Trong thời nầy chưa có kinh thánh, chưa có luật pháp, chưa có dân Israel. Những người tin kính sống theo lương tâm là mức độ thuộc linh cao nhất. Họ vâng giữ ngày sa bát, dâng hiến lợi tức 1/10 cách tự nguyện, Chúa không bắt buộc. Họ, nhất là gia trưởng làm thầy tế lễ dâng sinh tế thay cho gia đình mình.. Những người như ông Gióp, Giê-trô, bố vợ Môi-se, và các thánh đồ có chép trong Sáng thế ký như Hê-nóc, Nô-ê, Áp-ra ham đều sống dưới ánh sáng của thời kỳ nầy…
Thời nầy có thể chia làm 4 thời kỳ nhỏ như: vô tội, lương tâm, nhân trị và lời hứa, Ánh sáng thần thượng trong thời kỳ nầy nhờ đời sống các thánh tổ như Hê-nóc, Mê-tu-sê-la, Áp-ra-ham, Gióp…Đó là các ngôi sao chiếu sáng trên nhân loại trước nước lụt và loài người mới sinh ra sau nước lụt.
2.Thời Kỳ luật pháp- Cựu ước- Ánh sáng mặt trăng.
Mathio 11:13, “Vì hết thảy các đấng tiên-tri và sách luật đã nói trước cho đến đời Giăng”. Lu ca 16:16, “Luật-pháp và các lời tiên-tri có đến đời Giăng mà thôi; từ đó, tin lành của nước Đức Chúa Trời được truyền ra…”. Câu nầy khẳng định thời luật pháp chấm dứt tại Giăng Báp-tít, sau đó phúc âm được rao giảng.
Sau 2500 năm, Chúa đem dân Israel ra khỏi Ai-cập đến chân núi Si-nai, Ngài ban hành luật pháp cho họ. Bộ luật nầy có 10 điều răn và 603 điều luật khác bàn về lễ nghi và một phần về đạo đức, được gọi là luật dân sự.
Chúa ban chế độ tế lễ phổ thông cho mọi người dân (Xuất 19:6), nhưng họ thất bại khi thờ lạy con bê vàng. Do đó Chúa phải lập ra một hệ thống tư tế trung gian, nhà A-rôn.
Muốn được cứu, người dân phải nhờ thầy tế lễ dâng tế lễ giùm cho mình.. Các quy định về việc dâng 1/10, cắt bì, ngày sa bát… và mọi yêu cầu khác về lễ nghi, đạo đức, thì người dân phải tuyệt đối vâng theo. Nhưng dân Israel không đáp ứng nỗi các đòi hỏi của Chúa, nên họ phải vong quốc, và mất địa vị dân tuyển trước mặt các dân tộc khác đến hôm nay.
Colose 2:16, 17 “về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình (thực tế) thì ở trong Đấng Christ.”. Hê-bơ-rơ 8:4 b- 5, “có những thầy tế-lễ dâng lễ-vật theo luật-pháp dạy, và giữ sự thờ-phượng, sự thờ-phượng đó chẳng qua là hình và bóng của những sự trên trời mà thôi, cũng như khi Môi-se gần dựng đền-tạm, thì Đức Chúa Trời phán bảo rằng: Hãy cẩn-thận, làm mọi việc theo như kiểu-mẫu đã chỉ cho ngươi tại trên núi”..
Trong thời Cựu ước, dân Israel thờ phượng Chúa theo hình bóng, dựa vào kiểu rập của những vật trên trời. Thí dụ họ dâng con chiên làm của lễ, thì con chiên đó là hình bóng của Chúa Giê su là Chiên con thật của Đức Chúa Trời (Giăng 1:29). Tín đồ Cựu ước như các em nhỏ lớp mẫu giáo chỉ chuyên lo học hình ảnh các con vật như bò, heo, xe sư tử… Ngày kia nó theo mẹ ra đường, nếu gặp con bò thật nó biết ngay là con bò, dù từ ngày sanh ra nó chưa hề thấy con bò. Mọi hình ảnh, kiểu rập trong luật lễ nghi Cựu ước được thực tại hóa trong Chúa Giê-su và thời Tân ước.
3.Thời kỳ Tân ước (Ân điển, Hội thánh)- ánh sáng mặt trời.
Giăng 1:17, “Vì luật-pháp đã ban cho bởi Môi-se, còn ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus-Christ mà đến”.
Chấm dứt thời kỳ luật pháp thì Chúa Giê su đến ban ân điển và lẽ thật (sự thật). Ma-la-chi 4: 2 và Lu -ca 1: 78, Chúa đến như mặt trời công nghĩa soi rọi ánh sáng thần thượng đầy đủ cho nhân loại trong thời Tân ước. Giao ước cũ và mọi sự hàm chứa trong nó đã qua rồi, Heb.8:13.
-- Thời tổ phụ, các tín nhân không đáp trúng đòi hỏi của lương tâm. Phao lô phục hồi chức năng lương tâm của mình và đưa nó đến chỗ vừa lòng Đức Chúa Trời. Ông sống bằng lương tâm không bị Chúa trách móc. Công 23:1; 24:14-16; 2 Cor 4:2.
-- Các luật lễ nghi như cắt bì, trong thời Tân ước bị bãi bỏ, nhưng dân Tân ước nên áp dụng nguyên tắc thuộc linh của sự cắt bì là cắt bì cho xác thịt. Phi líp 3: 3. Đó là cắt bì thật, còn cắt bì thời Cựu ước chỉ thuộc về dân Cựu ước, và là quá date đối với chúng ta hôm nay.
--Ngày sa bát. Thời Cựu ước ai không vâng giữ ngày sa bát sẽ bị tử hình. Chúa Giê-su là Chúa ngày sa-bát, Ngài 5 lần 7 lượt “vi phạm” ngày sa bát, ngụ ý thủ tiêu ngày sa-bát. Ngày sa-bát Cựu ước là cái bóng của sự an nghỉ trong Chúa (Mathio 11:28, Heb. 4:10) Anh em vào sự an nghỉ của Chúa trong tâm linh chưa hay còn bôn chôn vâng giữ luật Cựu ước quá date về lễ nghi, nên cố tâm chống Chúa, chống công việc cứu độ của Ngài trên thập tự giá?
-- Vì không thấy luật lễ nghi Cựu ước đã quá hạn sử dụng, nên ngày nay người ta cố gắng làm cho hội thánh Tân ước thành nhà hội Do thái giáo, có hàng giáo phẩm trung gian, có đền thánh, dâng 1/10..v.v..
-- Chế độ ăn uống-- Trong thời kỳ luật pháp, tín đồ chỉ được phép ăn thịt thú vật tinh sạch, ăn thịt cá có vây và có vi. Colose 2:16 nói, “chớ có ai đoán-xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng mới, hoặc ngày Sa-bát, ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng Christ”. Mọi chỉ dẫn về chế độ ăn uống thời Cựu ước phải được thuộc linh hóa vào nếp sống Cơ Đốc nhân Tân ước. Nếp sống con heo nói lên nếp sống của tín nhân xác thịt, sống theo bề ngoài mà không có nhơi thức ăn như con bò, là nhơi Lời Kinh thánh. Cơ Đốc nhân ngày nay cần thấy thực tế trong các hình bóng Cựu ước và kinh nghiệm, vui hưởng những sự thật đó trong Đấng Christ.
--Các quy luật đạo đức. Trong Mathio 6: 17-46, Chúa Giê-su, Đấng lập pháp Tân ước đã 6 lần so sánh luật đạo đức của Cựu ước và của Tân ước như sau: “Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng:. …Song Ta phán cho các ngươi: …”. Chúa và các sứ đồ như Phi-e-rơ và Phao-lô nâng cấp luật đạo đức của Cựu ước lên gấp mấy lần.
Tóm lại, mọi quy luật về lễ nghi được thuộc linh hóa ra nguyên tắc sống của đức tin, còn mọi luật lệ đạo đức được bảo tồn và nâng cấp.
4.Thời kỳ vương quốc-- Khải 20: 4-5; 1 Cor. 15: 24-28.
--Dân vương quốc 1000 năm không phải là Cơ Đôc nhân. Họ xuất thân từ dân “kể là chiên” trong Mathio 25:31-46. Họ hưởng cuộc sống trường thọ 1000 tuổi theo Ê-sai 65: 21-25. Họ là dân kính sợ Chúa, không được tái sanh. Nhưng sau khi được Chúa dùng sa tan trắc nghiệm cuối 1000 năm, nếu đậu, họ sẽ được chuyển vào trái đất mới, chớ không được vào thành thánh hay thiên đàng - Khải 21: 2-4, 24. Có nhiều người còn tin dân “chiên” ở Mathio 25:31-46 là Cơ Đốc nhân.
-- 140.000 người Israel được đóng ấn ở Khải huyền chương 7 sẽ vào nước 1000 năm, sinh sôi, lập ra vương quốc thầy tế lễ như lời Chúa hứa ở Xuất hành 19: 6. Trong thiên niên kỉ tới đây, họ làm đoàn tư tế hướng dẫn các dân tộc địa cầu dâng phần mười, giữ ngày sa bát, dâng các của lễ như thời Cựu ước. Xa cha ri 8:23, Ê-sai 2:2-3, Exech. 45:-46:.
-- Tín nhân Cựu ước và Cơ Đốc nhân Tân ước trưởng thành như Nô ê, Đa-vít, Phao lô…A. B. Simpson… sẽ cư ngụ trên thiên đàng (Mathio 13:43). Thiên đàng là tư gia, họ sẽ xuống trái đất cũ làm công tác cai trị theo lệnh của Chúa Giê-su , Khải. 2:26; 20: 4-5.
--Kết Luận:
Chúa của chúng ta là Đấng khôn ngoan, cách làm việc của Ngài rất minh bạch, không hề trùng lặp, giẫm chân, hay mâu thuẫn nhau. Phao lô khuyên chúng ta phải “ngay thẳng phân giải lời lẽ thật”. Bản Công giáo dịch “trung thực phân phát lời sự thật” (2 Tim. 2:15). Trong nguyên văn là: “cutting in a straight line the word of truth”, gợi lên hình ảnh người thợ mộc phải cưa gỗ, cắt miếng ván cho thẳng mực, không được cắt xiên xéo.
Cầu xin Chúa cho chúng ta thấy rõ các yêu cầu của Chúa dành cho dân Ngài trong mỗi một thời kỳ cách rõ ràng. Không nên bóp méo sự thật của Chúa (2 Phiero 3:16), không nên tuân hành những đòi hỏi quá date của Chúa. Những ai vi phạm cách “cắt thẳng” khi phân định lời sự thật của Chúa trong Kinh thánh sẽ chịu nhiều tổn hại nặng nề.
Hodos Deng. March 15, 2022. .

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2022

ĐAU ĐỚN VÀ ĐAU BUỒN- PAIN

  ĐAU ĐỚN VÀ ĐAU BUỒN- PAIN & SORROW 楚 ‛itstsâbôn--‛etseb

Sáng thế ký 3:16, "Ngài phán với người nữ: “ Ta sẽ gia tăng nhiều nỗi nhọc nhằn khi con mang thai, sẽ đau đớn khi sanh con" .

Trong một số câu tiếp theo của tường thuật nơi Sáng thế ký 3, hậu quả của tội lỗi được đưa ra. Đối với người phụ nữ, Chúa nói,

"Ta sẽ nhân lên gấp bội nỗi buồn và sự thụ thai của ngươi, vì ngươi sẽ đau đớn khi sanh con" (Sáng thế ký 3:16.
Hậu quả của tội lỗi của người phụ nữ, cô ấy sẽ bị hai điều: 1/. đau buồn (nhọc nhằn) trong cuộc sống . 2/. ĐAU ĐỚN (chu) khi sinh con. Khi nhìn vào các thành phần của chữ Trung Hoa, chúng ta thấy gợi nhớ về HAI CÂY ở giữa khu vườn; một thứ mà họ bị cấm ăn, nhưng đã không vâng lời (ăn cây biết điều thiện và điều ác); thứ khác mà họ có thể tự do ăn, nhưng sẽ còn không được phép ăn nữa (cây sự sống). Ở phần dưới của chữ viết, người phụ nữ được đề cập đến nơi phục tùng chồng của mình, vì hai hình ảnh đó có nghĩa đen là DƯỚI NGƯỜI ĐÀN ÔNG. Lưu ý, điều này không được đưa ra như một phần hình phạt của cô ấy, mà là một lời nhắc nhở về nơi mà Chúa đã ban cho cô ấy khi Ngài tạo ra cô ấy, rằng cô ấy có thể là "... một người trợ giúp có thể so sánh với A-đam..." --một người đàn ông".
Sáng thế ký 3 theo chữ Hebrew dùng hai chữ:
--Đau buồn( nhọc nhằn)- "Ta sẽ gia tăng nhiều nỗi nhọc nhằn (đau buồn) - עִצָּבוֹן, phiên âm là ‛itstsâbôn, đọc là its-tsaw-bone'--Sorrow-
--Đau Đớn: " đau đớn khi sanh con" , עֶצֶב, phiên âm ‛etseb, đọc là eh'-tseb-- pain.
Các nhà thông thái đã chiết tự chữ CHU - 楚 ra như sau:
con người bị đè dưới đau khổ do từ sự việc hai cây trong vườn.
 
 

 
 

Bài Giảng 14-3-2022

 Bốn Thời Kỳ Trong Kinh thánh


https://www.facebook.com/101303225616266/videos/512426607058532/