Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

Chiến Trận Cho Ngai Vàng--3




Sự Khôi Phục trong Christ

Đọc: Thi Thiên 8:1-6; Hê-bơ-rơ 2.


Những hiệu quả của sự sa ngã  trong hai lĩnh vực:

1. Mặt bên trong, thuộc linh và đạo đức. Tư tưởng của chúng ta là đặc biệt kết nối với quyền cai trị. Trong khi chúng ta nói về vị tiên tri và thầy tế lễ, thì nhà vua, đứng bên phía quyền cai trị của sự vật, mà chủ yếu là trong quan điểm, và sự sa ngã đã mang lại sự mất mát bề trong cho mặt thuộc linh và đạo đức trong lĩnh vực của sự cai trị, quyền bính, quyền thống trị.

Thế Giới Ngày Nay Là Sân Chơi Hay Chiến Trường?



Vật chất dành cho chúng ta, không chỉ chúng là gì; chúng là gì tùy thuộc vào cái mà chúng ta muốn chúng trở thành. Điều này có ý nói rằng thái độ của chúng ta đối với vật chất, cũng giống như trong một cuộc chạy đường dài, quan trọng hơn chính bản thân vật chất. Đây là một đồng tiền phổ biến của tri thức, giống như một đồng xu cổ, bị mòn lẵng vì sử dụng. Nhưng nó chứa đựng bên trên mình một dấu ấn của sự thật và không được từ bỏ nó đi chỉ vì nó rất quen thuộc.

Yêu Chúa Và Yêu người



Một trong những vấn đề gây bối rối, có thể xuất hiện hoặc sớm hoặc muộn và quấy rầy Cơ Ðốc nhân đang tìm kiếm, là làm thế nào anh ta có thể hoàn thành mạng lệnh Thánh Kinh: Yêu Chúa với tất cả tấm lòng mình và yêu người lân cận như chính mình.

Một Cơ Ðốc nhân sốt sắng nhất, khi anh suy gẫm về nghĩa vụ thánh của mình là yêu mến Ðức Chúa Trời và con người, có thể kinh nghiệm một cảm giác thất bại được gieo từ sự nhận biết rằng anh ta dường như không thể có thêm một chút xúc cảm nào đối với Chúa của mình hay anh em chung quanh. Anh ta muốn thế, nhưng anh không thể làm được. Các nguồn cảm xúc say mê chỉ đơn giản là không còn nữa.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Không Có Gì Thay Thế Cho Thần Học



Tri thức quan trọng nhất và hữu ích nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể có được đó là tri thức về thần học.

Môn thần học có lẽ nhận được sự lưu ý ít hơn bất cứ những môn học nào khác, tại vì nó chỉ cho chúng ta thấy rằng con người còn đang giấu mình trong những bụi cây trong vườn Ê-đen sau khi đã phạm tội và lìa khỏi sự hiện diện của Ðức Chúa Trời. Nó tạo sự cảm biết sâu sắc bực bội, khó chịu khi con người phải đương đầu trước vấn đề "mối tương giao mật thiết với Ngài". Học thần học chỉ ra một khoảng cách sâu thẳm giữa Ðức Chúa Trời và loài người, vì thế cho nên loài người chỉ có thể sống bình an với chính họ bằng cách "quên rằng mình vẫn chưa hòa thuận lại với Ðức Chúa Trời".

Để Đúng Phải Suy Nghỉ Đúng



Những gì chúng ta suy nghĩ khi chúng ta được tự do suy nghĩ theo ý muốn chính là cái mà chúng ta là như vậy hay sẽ sớm trở thành như vậy.

Kinh Thánh đã nói nhiều về những tư tưởng của chúng ta; thuyết Phúc Âm ngày nay không có gì thực tế hơn để nói về chúng. Lý do Kinh Thánh nói nhiều là vì những tư tưởng của chúng ta là cực kỳ quan trọng đối với chính mình; lý do thuyết Phúc Âm nói quá ít là vì chúng ta phản ứng quá mạnh trước sự sùng bái “tư tưởng”, chẳng hạn (trào lưu) Tư Tưởng Mới (New Thought), Hiệp Nhất (Unity), Khoa Học Cơ Đốc (Christian Science) và những cái tương tự như vậy. Những sự sùng bái này khiến tư tưởng chúng ta trở nên rất gần gũi với mọi sự vật và chúng ta đối đầu bằng cách xem chúng như không có gì cả. Cả hai vị trí đều sai trật.

Vị Trí Sống Còn Của Hội Thánh



Sự thể hiện cao cả nhất của ý muốn Đức Chúa Trời trong thời đại này là Hội Thánh mà Ngài đã mua bằng chính huyết của mình. Để được phù hợp với Kinh Thánh, bất cứ hoạt động tôn giáo nào cũng phải là một phần của Hội Thánh. Nói rõ hơn là trong thời đại này không thể có một chức vụ nào được chấp nhận trước mặt Đức Chúa Trời nếu không có trung tâm là Hội Thánh và bắt nguồn từ Hội Thánh. Trường Kinh Thánh, truyền đạo đơn cho xã hội, các ủy ban của những thương gia Cơ Đốc, chủng viện thần học, và nhiều nhóm độc lập hoạt động trên phương diện này hay phương diện khác của tôn giáo cần phải xem xét lại chính mình một cách nghiêm túc và can đảm, vì chúng (những hoạt động đó) sẽ không có một ý nghĩa thuộc linh nào nếu nằm ngoài hay tách rời khỏi Hội Thánh.

Tiếp Nhận Lời Khuyên Răn




 Một phân đoạn ngắn trong sách Truyền Ðạo có nói đến "một ông vua già cả mà dại, chẳng còn biết nghe lời khuyên can."

Cũng không khó để hiểu lý do tại sao vị vua già, đặc biệt nếu ông thực sự là một người dại, lại cảm thấy không cần đến lời khuyên răn. Sau khi ông đã truyền ra mệnh lệnh trong nhiều năm ròng, có thể ông đã tạo nên một tâm lý tự tin vốn không thể chấp nhận ý nghĩ là ông nên nhận lãnh sự khuyên dạy từ người khác. Lời của ông đã trở thành luật, và đối với ông, những điều đúng là đồng nghĩa với ý muốn của ông và những điều sai có nghĩa là những điều đi ngược lại những gì ông muốn. Chẳng bao lâu sau, tư tưởng cho rằng không có một ai đủ thông minh hay đủ tốt để khuyên can mình sẽ dễ dàng đi sâu vào tâm trí ông.

Tiếng Phán



“Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời”
(Giăng 1:1)

Một người thông minh, chất phát, chưa được học về những lẽ thật Cơ Đốc, khi đọc đến những lời này có lẽ sẽ kết luận: Giăng có ý muốn dạy rằng đây là bản chất của Đức Chúa Trời để nói chuyện, trao đổi ý tưởng của Ngài với người khác. Và anh ta đúng. Lời nói là công cụ trung gian để diễn tả suy nghĩ, và áp dụng khái niệm này cho Con đời đời khiến chúng ta tin rằng sự tự bày tỏ vốn cố hữu nơi Đức Chúa Trời, rằng Đức Chúa Trời luôn luôn tìm kiếm để bày tỏ chính Ngài cho tạo vật của mình. Cả Kinh Thánh cho chúng ta biết điều này. Đức Chúa Trời đang phán. Chẳng những Đức Chúa Trời đã phán, đã nói, nhưng Ngài cũng hiện đang phán, đang nói (với những ai biết nghe Ngài). Ngài, bởi bản chất của mình, liên tục tìm kiếm và bày tỏ về chính mình cách hết sức thuần thục. Ngài dẫy đầy thế giới này với tiếng phán của mình.

Thử Linh Hồn



Ðây là lúc để thử linh hồn con người. Ðức Thánh Linh đã phán cách quả quyết rằng trong những thời kỳ sau rốt, một số người sẽ rời bỏ đức tin, quay sang những linh cám dỗ và các giáo lý của quỷ dữ; nói những lời giả dối, sống lối sống đạo đức giả; lương tâm họ cháy bỏng với một thanh sắt rực nóng. Những ngày này đang đổ ập lên chúng ta và chúng ta không thể thoát khỏi chúng; chúng ta phải chiến thắng ngay trong lòng chúng, vì đó là ý muốn Ðức Chúa Trời cho chúng ta.


Thần Tiêu Khiển Vĩ Đại


10480eaae8cd9cd

Một triết gia người Ðức nhiều năm trước đây đã nói đôi lời về một khía cạnh tinh thần và cho rằng nếu một người có sự đòi hỏi càng nhiều trong lòng mình theo khía cạnh tâm linh thì người ấy sẽ đòi hỏi ít hơn trên vấn đề vật chất bên ngoài, hay nói khác hơn, là đòi hỏi ít hơn của nhu cầu xác thịt. Nhu cầu về sự cung cấp quá đáng cho thể xác là bằng chứng cho sự phá sản của con người bên trong.

Tầm Quan Trọng Của Sự Xét Đoán


10480eac3572e59

Hầu như không có gì khác phơi bày thật rõ ràng nỗi sợ hãi và tình trạng mơ hồ của con người như là quãng đường mà họ sẽ đi để che giấu cái tôi của mình khỏi người khác và ngay cả khỏi con mắt của chính mình.

Hầu hết tất cả mọi người, từ thời thơ ấu cho đến lúc qua đời, sống đằng sau một tấm màn mờ đục, chỉ bước ra khỏi đó một chút khi bị ép buộc bởi một cú sốc tình cảm nào đó và rồi lại rút lui vào chỗ ẩn nấp với tốc độ nhanh nhất. Kết quả của sự che đậy cả đời này nằm ở chỗ con người hiếm khi biết những hàng xóm của họ thực sự là ai, và còn tệ hơn nữa, sự ngụy trang đó hoàn hảo đến độ họ cũng không còn nhận biết chính mình.

Sự Phân Rẽ Không Phải Lúc Nào Cũng Xấu


10480eac9b7b5d9
Khi nào thì hiệp nhất và khi nào thì phân rẽ, đó là vấn đề; và một câu trả lời đúng đòi hỏi sự khôn ngoan của một Sa-lô-môn.

Hầu hết mọi người đều giải quyết vấn đề theo quy luật tự nhiên, đó là Mọi sự hiệp nhất thì cho là tốt lành và mọi sự chia rẽ thì cho là xấu xa. Nếu quyết định như thế thì là thật là dễ dàng cho cuộc sống của chúng ta có phải không! Nhưng khi nhìn rõ ràng vào phương pháp đối diện với vấn đề này một cách quá đơn giản như thế thì chúng ta đã bỏ qua những bài học lịch sử và xem nhẹ những định luật thuộc linh sâu thẳm nhất mà con cái Chúa phải nhờ đó mà tồn tại.

Khuôn Mẫu Của Jaffray



Ðây có lẽ là lúc rất tốt để nhìn vào triết lý Jaffray về những sứ mệnh Cơ Ðốc. Ðó là một triết lý đơn giản dựa trên những nguyên tắc Thánh Kinh Tân Ước và thường gặp nhiều phản ứng chua chát khi được trình bày với sự cảm nhận sâu sắc. Từ triết lý đó ông phát triển một khuôn mẫu cho công việc của mình, một khuôn mẫu mà từ đó ông đã làm mọi sự từ những ngày đầu tiên ở nam Trung Hoa cho đến cuối cuộc đời.

Nhu Mì Và Yên Nghỉ



“Phước cho những kẻ nhu mì, vì sẽ hưởng được đất”
(Ma-thi-ơ 5:5)

Ta có thể trình bày chính xác khái niệm “chủng tộc loài người” với một người hoàn toàn không biết tí gì về nó bằng cách xoay mặt trái của Các Phước Lành lại, và nói rằng: “Đây là chủng tộc loài người.” Vì những điều trái ngược với các tiêu chuẩn đạo đức trong Các Phước Lành chính xác là những đức tính phân biệt đời sống và hành vi của con người.

Đức Tin Thách Thức Thất Bại


Trong thế giới này, con người được đánh giá bằng khả năng làm việc của mình. Họ được đánh giá tùy vào quãng đường họ đã đi được trên lộ trình tiến lên ngọn đồi của thành tựu. Tận bên dưới là sự thất bại hoàn toàn; cao ngất bên trên là sự thành công vượt bậc; ở giữa hai thái cực này, số đông những con người văn minh đổ mồ hôi và tranh chiến từ khi còn trẻ cho đến lúc già nua.Một số thì chịu thua, tuột xuống tận đáy và trở thành cư dân của những khu nhà ổ chuột. Tại nơi đó, tham vọng ra đi và tan vỡ, họ sinh tồn nhờ vào của bố thí cho đến khi tự nhiên ngăn họ lại và cái chết đến cướp họ đi.

Đức chúa Trời Cần Được Yêu Mến



Ðức Chúa Trời là Ðấng mà Ngài là như vậy thì Ngài phải luôn được tìm kiếm vì chính Ngài, chứ đừng bao giờ xem Ngài như là một phương tiện để hướng về một cái gì đó khác hơn.

Bất kỳ ai tìm kiếm những mục đích khác hơn là Ðức Chúa Trời, thì anh ta phải tự mình làm lấy; anh ta có thể đạt được những mục đích đó nếu có đủ năng lực, nhưng sẽ chẳng bao giờ có Ðức Chúa Trời. Không thể nào tìm gặp Ðức Chúa Trời cách tình cờ được. "Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng" (Giê-rê-mi 29:13).

Con Người Thuộc Linh


Khái niệm về tính thuộc linh không giống nhau trong vòng những hệ phái Cơ Ðốc khác nhau. Trong một số hệ phái, nếu một người có giọng thanh tiếng tốt, thường hay nói về tôn giáo được cho là người rất thuộc linh; những người khác chấp nhận tính hoa mỹ ồn ào là dấu hiệu của tính thuộc linh, và trong một số Hội Thánh Việt Nam thì người cầu nguyện đầu tiên, lâu nhất, lớn nhất nhận được danh tiếng và được coi là người có bản tính thuộc linh cao nhất trong Hội Thánh.

Cơ Đốc Nhân Lạ Thường


   

Tôi tin rằng nỗ lực hiện tại của rất nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo để hòa hợp Cơ Ðốc giáo với khoa học, triết học và những thứ tự nhiên, hợp lý khác là hậu quả của sự thất bại trong việc thấu hiểu Cơ Ðốc giáo và cũng là, rút ra từ những gì tôi đã nghe và đọc được, một thất bại trong việc hiểu khoa học cũng như triết học.

Cần Thiết Và Nguy Hiểm Của Tổ Chức



Về cơ bản mà nói, tổ chức là sự sắp đặt nhiều phần của một tổng thể vào trong một mối quan hệ với nhau để có thể đạt được mục đích tối hậu. Điều này có thể đạt được, bởi sự nhất trí hay sự cưỡng bách, tùy thuộc vào các hoàn cảnh. Một mức độ tổ chức nào đó là cần thiết ở khắp nơi xuyên suốt cõi vũ trụ được tạo dựng và trong mọi xã hội loài người. Không có nó sẽ không có khoa học, không có chính phủ, không có các đơn vị gia đình, không có nghệ thuật, âm nhạc, văn chương, cũng như không có bất kỳ hoạt động sáng tạo nào.

Lòng Can Đảm Với Sự Tiết Độ



 Tội lỗi đã thực hiện một công việc tàn phá chúng ta khá thành công, và quá trình phục hồi vừa lâu dài lại vừa chậm chạp. Các công việc của ân điển trong đời sống mỗi cá nhân có thể chưa một lần nào được thể hiện cách sáng sủa và rõ ràng (trong kinh nghiệm của cá nhân đó, và của người khác - ND), nhưng chúng thực sự là công việc của Đức Chúa Trời: Đem tấm lòng đã một lần sa ngã trở lại sự giống với những điều thiêng liêng. Điều này thể hiện rõ trong khó khăn lớn mà chúng ta phải trải qua để đạt được sự cân đối thuộc linh trong đời sống mình. Sự bất lực, ngay cả của những linh hồn có mức độ tận hiến nhiều nhất, để thể hiện những đức tính Cơ Đốc trong tỉ lệ cân bằng và không có sự trộn lẫn (admixture) với những đức tính không giống Đấng Christ đã trở thành nguyên nhân nỗi đau buồn cho nhiều người là dân Đức Chúa Trời.