Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

Yêu Thương Anh Em Trong Chúa-



-
Các thánh đồ chân chính sẽ yêu các thánh đồ khác. Anh chị em ơi, tôi chưa bao giờ gặp một thánh đồ chân chính mà không yêu các thánh đồ khác, đó là DNA (chất di truyền) thuộc linh của chúng ta. Bây giờ, làm thế nào chúng ta biết? Làm thế nào để chúng ta biết ai là một phần của Thân thể Đấng Christ? Nhưng chúng ta họ "biết" cách tự nhiên. Chúng ta có một nhân chứng trong tâm linh của mình. Nó bất chấp lời giải thích. Tất cả đều bắt nguồn từ việc có một niềm đam mê đối với Chúa Giêsu. Chúng ta biết rằng từ trong sự phong phú dư dật của trái tim, mà miệng nói ra. Nói với niềm đam mê về Chúa Giê-xu và quan sát nhiều thấy người xa Chúa nay quay lại khi nghe lời bạn nói. Niềm đam mê này đối với Chúa Giêsu hoặc đẩy lùi hoặc thu hút mọi người.

Một nhận thức về sự hiện diện thực tế của Đức Chúa Trời.-



Ở những nơi khác, điều đó được mô tả như là sự hiện diện rõ ràng của Đức Chúa Trời. Điều đó từng được người ta viết rất nhiều rồi. Cơ Đốc giáo đã bị chìm ngập trong các hoạt động và âm nhạc vô tận đến nỗi ít nhất một vài thế hệ đã lớn lên trong Cơ Đốc giáo mà không biết gì về sự hiện diện rõ ràng của Đức Chúa Trời, dù là cá nhân hay tập thể. Họ chưa bao giờ cảm thấy tính nghiêm trọng thánh thiện từ trời giáng xuống và đáp đậu như sương trên đầu họ, sau đó lấp đầy mọi phần của con người họ. Làm họ im lặng, cúi đầu xuống. Giơ tay đầu hàng và thờ phượng. Không phải để đáp lại lời của một người hướng dẫn cuộc thờ phượng, mà là để đáp lại nhận thức về sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Một sự hiện diện vẫn nắm giữ linh hồn họ và nâng họ lên đến ngai ân sủng, nơi họ chỉ có thể thì thầm: ”Thánh thay, Thánh thay, Thánh thay là Chúa Đức Chúa Trời toàn năng”. Sự Kinh ngạc, uy nghi và tôn kính kèm theo những dòng nước mắt chảy ra từ nơi sâu thẳm của họ và một cảm giác sâu sắc, sâu thẳm về việc Chúa đang ở gần, từ bên trong lan tỏa cả con người.

Có niềm vui đích thực của Chúa-



Tín nhân chân chính luôn luôn có niềm vui-- không phải là niềm vui của thế giới và thế nhân cũng không thể biết điều đó. Nó liên quan rất nhiều đến phần tâm linh của tín nhân, đã từng kết nối với sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
Định nghĩa về niềm vui của thế giới là: - một cảm giác khoái lạc hay hạnh phúc. Tuy nhiên, đây không phải là niềm vui của thánh đồ. Niềm vui của thánh đồ không châm rễ hay bắt nguồn từ những cảm xúc từ lãnh vực thuộc hồn, hay thuộc xác thịt.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2019

Nhưng Ngay Cả Khi Ngài Không- -


“Nếu nó là thế, Đức Chúa TRỜI của chúng tôi mà chúng tôi phụng-sự có khả-năng giải thoát chúng tôi khỏi lò đang cháy rực; và Ngài sẽ giải thoát chúng tôi khỏi tay bệ hạ, bẫm bệ hạ. Nhưng, nếu Ngài không cứu, xin bệ hạ biết rằng, bệ hạ ôi, chúng tôi sẽ không phục-vụ các thần của bệ hạ hay thờ-lạy tượng bằng vàng mà bệ hạ đã dựng lên." (Đ ni ên 3: 17-18).
Trên đây là một trong hai mặt đồng tiền của đức tin. Bạn không thể có cái này mà không có cái kia. Nếu đức tin của bạn dựa vào một kết quả tích cực thì những gì bạn có là suy nghĩ tích cực, nhưng đó không phải là đức tin. Mặt khác, nếu bạn đã tính toán giá cả và sẵn sàng ca ngợi Chúa bất kể bạn đi theo con đường nào, bạn đã tìm thấy niềm tin thực sự.

SAY HUYẾT CÁC THÁNH ĐỒ-


Galati 4:28-31- Hỡi anh em, chúng ta là con cái của lời hứa cũng như Y-sác. Nhưng trước kia, kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh, thì hiện nay cũng vậy. Song Kinh Thánh có nói gì? “Hãy đuổi con đòi và con trai nó ra;vì con trai của con đòi hẳn chẳng được thừa thọ với con trai của đàn bà tự chủ.” Ấy vậy, anh em ơi, chúng ta chẳng phải là con cái của con đòi đâu, bèn là con cái của đàn bà tự chủ.
Khải 17:6-Tôi đã thấy người đàn bà đó say huyết của các thánh đồ, và huyết các chứng nhân của Jêsus.
-
Phao lô ám chỉ Ích ma ên bắt bớ Y sác khi ông nói, “kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh”. Ngày nay cũng vậy.

DÂN TƯỞNG MÌNH ĐÃ HỒI HƯƠNG-


Một kinh-nghiệm của người bị lưu-đày- Thánh thi 137- TKTC
Người viết: Vô-danh
1 Bên các con sông của Ba-by-lôn, Ở đó chúng tôi đã ngồi xuống và khóc, Khi chúng tôi nhớ lại Si-ôn.
2 Trên các cây dương-liễu ở giữa nó Chúng tôi đã treo các thụ-cầm của mình
3 Vì ở đó các kẻ bắt giữ chúng tôi đã hỏi chúng tôi về các lời của bài ca, Và các kẻ hành-hạ chúng tôi đòi cười-đùa, rằng: "Hát cho chúng ta nghe một trong các bài ca của Si-ôn."
4 Làm thể nào chúng tôi có thể hát bài ca của Đức GIA-VÊ Trong một đất lạ?
5 Nếu ta quên ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem, Thì xin tay hữu của ta quên năng khiếu của nó.
6 Xin lưỡi của ta dính vào vòm miệng ta, Nếu ta không nhớ đến ngươi, Nếu ta không khiến Giê-ru-sa-lem thăng lên Bên trên niềm vui chính của ta.
7 "Đức GIA-VÊ ôi, xin nhớ chống lại những con trai của Ê-đôm Cái ngày của Giê-ru-sa-lem, Chúng đã nói: 'Hãy san bằng nó, hãy san bằng nó, Cho đến tận nền của nó!' "
8 Bớ con gái Ba-by-lôn, ngươi kẻ bị tàn-phá, Phước biết bao cho người báo-trả ngươi Bằng chính thứ mà ngươi đã báo chúng ta.
9 Phước biết bao cho người chụp và quẳng những đứa con nhỏ của ngươi Vào đá.

CON LAC ĐÀ VÀ CON HEO-


"Hãy nói với các con trai Y-sơ-ra-ên, rằng: 'Đây là các loài vậttrong tất cả các con thú ở trên trái đất các ngươi có thể ăn. Bất cứ con gì chia vó ra, như vậy có vó rẽ, và nhai lại, trong các con thú, các ngươi có thể ăn. dẫu vậy, các ngươi không được ăn từ các con này, trong các con nhai lại, hay trong các con có vó rẽ: con lạc-đà, vì dẫu nó nhai lại, nó không có vó rẽ, nó ô-uế đối với các ngươi. …và con heo, vì dẫu nó chia vó, như vậy có vó rẽ, nó không nhai lại, nó ô-uế đối với các ngươi. Các ngươi không được ăn thịt chúng, cũng không được đụng xác của chúng; chúng là ô-uế đối với các ngươi” (Lê vi kí 11:2-4,7-8- TKTC).

CƠ ĐỐC NHÂN CÓ NÊN MỪNG LỄ GIÁNG SINH KHÔNG?


Lễ Giáng Sinh có lẽ là ngày lễ lớn nhất và quan trọng nhất đối với nhiều người. Một số cửa hàng bắt đầu bán hàng cho lễ này trong tháng 11! Dù bạn đi đâu, bạn cũng thấy không khí của nó. Cơ Đốc nhân tuyên bố giữ Đấng Christ trong lễ Giáng Sinh khi họ chiến đấu chống lại chủ nghĩa thương mại. Đó là một thời gian để tụ tập với gia đình và bạn bè, tặng quà, trang trí nhà cửa, văn phòng của bạn, và kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su Christ, như nhiều người nói. Thật là khó để không bị lôi cuốn vì nó là thời điểm hạnh phúc nhất trong năm. Nhưng lễ Giáng Sinh thực sự là gì, và các Cơ Đốc nhân có nên mừng nó hay không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhìn vào lịch sử La Mã cổ đại.
Vào thời La Mã cổ đại, lễ hội Saturnalia được tổ chức từ ngày 17/12 đến ngày 23/12 để tôn vinh thần Sao Thổ (Saturn) của La Mã. Lễ hội này được tổ chức với việc tế thần tại đền thờ của thần Sao Thổ, cùng với tiệc tùng, tặng quà, và ăn uống linh đình. Công việc ở khắp mọi nơi dừng lại và mọi người đang trong một tâm trạng ăn mừng, vui vẻ và trật tự xã hội bị đảo lộn. Các buổi tiệc rất ồn ào và khoái lạc. Đó là một thời gian mà bất kỳ loại hành vi đều được chấp nhận. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Lucian đã mô tả lễ hội như sau: ngoài việc giết người để tế thần thần Sao Thổ, ông còn đề cập đến tình trạng say xỉn lan rộng, hát khỏa thân trên đường phố, mê đắm tình dục, và ăn bánh quy hình người. Người La Mã trang trí nhà cửa bằng những cành cây thường xanh và đặt lễ vật bên dưới những tán cây. Cây cối được trang trí bằng ‘oscilla’, tượng nhỏ và đồ trang trí có hình dạng giống đầu người, là di tích của việc dùng người để tế thần, gợi nhớ về thời gian mà đầu người thực sự được treo lên để hiến tế cho thần Sao Thổ.

Sai Quấy Và Xấu Hổ-



Thi thiên  103: 12 Nếu phương đông cách xa phương tây bao nhiêu, Thì Ngài đã dời các vi-phạm của chúng ta ra khỏi chúng ta cũng như thế.
Trong Chúa Giêsu, chúng ta tìm thấy tình yêu và sự tha thứ thực sự. Không phải như thế giới tha thứ, vì sự tha thứ của Ngài không được làm sáng tỏ bởi sự không hoàn hảo của con người. Trong 1 Côr. 13 chúng ta phát hiện ra rằng tình yêu đích thực không có ghi chép về những sai trái. Lần đầu tiên tôi nghe nói điều đó tại một đám cưới tôi đang tham dự. Tôi đã chưa được cứu. Tôi nghe người chủ lễ cưới đọc lời này và tôi nghĩ là những gì vô nghĩa.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

THỜ LẠY GIA-VÊ ĐẤNG TẠO HÓA-



Thánh thi 95:4, “Hãy đến, chúng ta hãy thờ-lạy và sấp mình; Chúng ta hãy quì gối trước mặt Đức GIA-VÊ Đấng Tạo Hóa của chúng ta”.
1 Phi-e-rơ 4:19, “Bởi vậy, những kẻ chịu khổ theo ý-muốn của Đức Chúa TRỜI cũng hãy phó-thác hồn của họ cho Đấng Tạo-hóa thành-tín bằng việc làm điều đúng”.
Con cái Chúa quá thờ ơ với Chúa là Đấng Tạo Hóa mình. Động từ “sáng tạo” có nghĩa là “từ cái không không mà tạo ra một cái gì đó”. Chỉ Đức Chúa Trời có quyền tạo hóa hay sáng tạo mà thôi.
Chúng ta hãy thường xuyền quỳ xuống thờ lạy Đấng Tạo Hóa của mình: tại sao? Vì Ngài là:

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

BA Ý MUỐN TRONG VŨ TRỤ




Mathio 6: 10, “Ý Cha được nên ở đất như trời”.
Giăng 8:44 “Các ngươi ra từ cha các ngươi là ma quỉ, và các ngươi muốn làm theo tư dục của cha các ngươi. Từ ban đầu nó là kẻ giết người, chẳng đứng trong lẽ thật, vì trong nó không có lẽ thật đâu. Khi nó nói dối, thì tự mình nó nói, vì nó vốn là kẻ nói dối, cũng là cha của sự ấy.”
Con người sa ngã. Sự sa ngã nầy gây tổn hại nặng nề cho ý muốn tự do của con người. Trong vũ trụ, vào ngày A-đam chưa sa ngã, có thể nói rằng có hai ý muốn lớn chống đối nhau. Về một mặt, có ý muốn thánh khiết, tốt lành của Đức Chúa Trời, mặt khác có ý muốn nhơ bẩn, phản loạn của satan. Giữa hai ý muốn nầy, có ý muốn tự trị, độc lập, tự do của con người, do Đức Chúa Trời ban cho con người khi người được Ngài sáng tạo. Khi con người nghe lời ma quỉ và bất phục Đức Chúa Trời, dường như con người đáp lại với ý muốn của Đức Chúa Trời bằng một tiếng “không” đời đời và đáp lại với ý muốn của ma quỉ bằng một tiếng “vâng” đời đời. Ý muốn của con người đã trở thành nô lệ của ma quỉ tiếp sau sự sa ngã, vì vậy người ấy đã vận dụng ý muốn của mình để chọn ý muốn của ma quỉ. Mọi hoạt động của người ấy đều thuận phục ý muốn của ma quỉ. Chừng nào con người còn chưa phá đổ sự đầu hàng khởi đầu nầy, thì ý muốn con người vẫn còn bị ma quỉ cột trói.

Nhãn Hiệu




Cá nhân tôi đã kết thúc về nhãn hiệu. Chúng được thiết kế chỉ để phân chia, loại trừ và phân biệt đối xử, khi chúng càng nặng nề về ý nghĩa và giá trị. Vì vậy, nếu bạn không phải là "Cơ Đốc nhân", hoặc một người "tin lành", cái này hay cái đó. Phản ứng đầu tiên từ những người nầy là, "bạn không thuộc về chúng tôi", do đó có sự nghi ngờ, phân chia và sợ hãi.
Phản ứng đầu tiên của chúng ta là gì khi chúng ta đang ở đây và có ai đó là một người Hồi giáo hay một Phật tử hay một người Công giáo?
Hãy trung thực ngay bây giờ.
Vì bạn không giống tôi, bạn không ở trong nhóm của tôi, tôi phải thay đổi điều đó. Tôi phải tránh bạn cách hoàn toàn hoặc chuyển đổi bạn, thay đổi tâm trí của bạn theo một số cách thức.
Chúng ta ghét thành kiến về chủng tộc nhưng chấp nhận định kiến tôn giáo cách tự do và lỏng lẻo trong mọi lúc. ĐIỀU NẦY SAI LẦM và rất nguy hiểm, và nó không phải là con đường của Chúa chúng ta. Ngài không bao giờ có lần nào nói với bất cứ ai, hãy đi và trở thành một Cơ Đốc nhân, hãy thay đổi tên của bạn. Nhưng Ngài nói "hãy đi và đừng phạm tội nữa", nếu tôi không nhầm.

Thần Vị Và Nhân Tánh Của Đấng Christ


-
Trước khi trời đất hiện ra,
Ngôi Lời hiện hữu từ xa lâu rồi,
Là Trời, ở với Chúa Trời,
Được thờ phượng mãi muôn đời vinh thay.
-
Quyền Ngài sáng tạo muôn loài,
Đỡ nâng vạn vật an bài tuyệt luân,
Ngài là Đầu của toàn phần,
Thiên thần bay liệng khi tuân lệnh Ngài.

CHÚA ĐẾN-


Sách Tin lành Giăng khải thị ba lần hiện đến của Chúa Jesus;
1-Sinh Ra: Giăng 10:10-11-BDM
“ Kẻ trộm chỉ đến để cướp, giết và hủy diệt; còn Ta đã đến để chiên được sống và sống sung mãn. Ta là người chăn nhân từ. Người chăn nhân từ hy sinh tính mạng vì đàn chiên ».
Chúa đã đến trái đất khi sinh ra, sống hầu việc Đức Chúa Trời rồi chết hi sinh đền tội chúng ta
2.Sống Lại- Giăng 14:16-19-BDM
“Ta sẽ xin Cha và Ngài sẽ ban cho các con một Đấng Phù Hộ ở cùng các con đời đời. Ngài là Thần (Linh) Chân Lý mà thế giới không thể tiếp nhận được, vì không thấy Ngài và cũng chẳng biết Ngài. Nhưng chính các con biết Ngài, vì Ngài đang ở với các con và sẽ ở trong các con. Ta không để cho các con mồ côi đâu. Ta sẽ trở lại cùng các con. Chẳng bao lâu, thế giới sẽ không còn thấy Ta nữa nhưng các con sẽ thấy Ta; vì Ta sống thì các con cũng sẽ sống”.
Sau khi sống lại, Linh Đức Chúa Trời hay Chúa Jeus đến cùng tín đồ? Tín đồ ngày nay chỉ thấy Đức Thánh Linh đến mà không thấy Chúa Jesus đến trong thân vị của Thánh Linh. Thánh Linh là dạng khác của Chúa Jesus.
3. Tái Lâm: Giăng 21:20-22-BDM-
“ Phê-rơ quay lại thấy môn đệ Chúa yêu quí đi theo, …Thấy môn đệ này, Phê-rơ hỏi Đức Giê-su: “Lạy Chúa, còn anh này thì sao?” Đức Giê-su đáp: “Nếu Ta muốn anh ấy sống mãi cho tới khi Ta đến thì liên hệ gì đến con? Phần con, hãy theo Ta!”.- Chúa hứa Ngài sẽ tái lâm-
-

SAY HUYẾT CÁC THÁNH ĐỒ-


Galati 4:28-31- Hỡi anh em, chúng ta là con cái của lời hứa cũng như Y-sác. Nhưng trước kia, kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh, thì hiện nay cũng vậy. Song Kinh Thánh có nói gì? “Hãy đuổi con đòi và con trai nó ra;vì con trai của con đòi hẳn chẳng được thừa thọ với con trai của đàn bà tự chủ.” Ấy vậy, anh em ơi, chúng ta chẳng phải là con cái của con đòi đâu, bèn là con cái của đàn bà tự chủ.
Khải 17:6-Tôi đã thấy người đàn bà đó say huyết của các thánh đồ, và huyết các chứng nhân của Jêsus.
-
Phao lô ám chỉ Ích ma ên bắt bớ Y sác khi ông nói, “kẻ sanh ra theo xác thịt bắt bớ kẻ sanh ra theo Thánh Linh”. Ngày nay cũng vậy.
1. Hội chúng Israel bắt bớ Hội thánh tân ước:
Hội chúng Israel được Exora và Nehemi cung cố. Sau 400 năm họ trở nên một hội chúng giả hình, khát máu, đến nổi đã giết Con Đức Chúa Trời và Ê-tiên…vv. Qua tay Sau lơ cuồng dại, họ đã bò tù và giết nhiều thánh đồ của hội thánh tân ước hồi ban đầu.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

DÂN TƯỞNG MÌNH ĐÃ HỒI HƯƠNG-


-
Một kinh-nghiệm của người bị lưu-đày- Thánh thi 137- TKTC
Người viết: Vô-danh
1 Bên các con sông của Ba-by-lôn, Ở đó chúng tôi đã ngồi xuống và khóc, Khi chúng tôi nhớ lại Si-ôn.
2 Trên các cây dương-liễu ở giữa nó Chúng tôi đã treo các thụ-cầm của mình
3 Vì ở đó các kẻ bắt giữ chúng tôi đã hỏi chúng tôi về các lời của bài ca, Và các kẻ hành-hạ chúng tôi đòi cười-đùa, rằng: "Hát cho chúng ta nghe một trong các bài ca của Si-ôn."

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

Xác Thịt Và Bản Ngã-


Có người viết “bản ngã, Cái tôi cũ, là hiện thân của Quỉ Sa-tan”. Câu nầy sai lầm. Nếu vậy thì sa tan đang có đến 7 tỉ sự hiện thân sao? Chỉ Antichrist mới là hiện thân của sa tan.
Con người có ba phần, thể, hồn và linh. Trước khi sa ngã, hồn con người là đầy tớ của linh. Linh cai tri thân thể qua trung gian hồn.
Trong hồn người có hai phần: 1/ chức năng, gồm có tâm trí, tình cảm và ý muốn.2/ sự sống của hồn hay hồn lực. Hồn là con người, là một thân vị vô tính, phải khuất phục tâm linh.
Sau khi con người ăn trái cấm, sa tan vào thân thể (nguyên sơ là vô tính), hòa trộn với nó và khiến thân thể trở thành xác thịt. Xác thịt không phải là thân thể, mà là thân thể sa ngã, hư hoại-. Xác thịt là những sự thực hành tội lỗi của thân thể. Thân thể khi ấy trở thành dụng cụ của sa tan. Thân thể không thể không phạm tội càng thêm.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

TỤC LỆ VÀ THỰC HÀNH CỦA LỄ GIÁNG SINH LÀ THỜ THẦN TƯỢNG-



--Cây Thông Nô-ên-
Người Scandinavi  Bắc Âu,trong thời kỳ tiền Cơ Đốc giáo thờ cây cối. Ở Ai Cập, cây chà là được mang vào trong nhà như một biểu tượng tôn giáo. Ở Rome, cây linh sam (tùng) được trang trí bằng đồ chơi để vinh danh ngày sinh nhật của sao Thổ; nến được buộc chặt vào cây để biểu thị sự trở lại của mặt trời với trái đất. Dân Druids vinh danh Odin (Woden) bằng cách buộc táo mạ vàng và các lễ vật khác trên cành cây. Người Đức đã sử dụng cây xanh để thờ cúng và tôn vinh vị thần yule và cũng  để kỉ niệm thần mặt trời phục sinh; họ đã mang nó vào trong nhà như một biểu tượng của sự may mắn. Trong Giê-rê-mi 10: 2-5, Chúa nghiêm cấm chúng ta học các phong tục vô ích và thờ ngẫu tượng của các quốc gia trong việc chặt cây và trang trí chúng trong nhà.- “"Chớ học đường-lối của các dân-tộc, Và đừng khủng khiếp vì các dấu-hiệu của các từng trời Mặc dầu các dân-tộc khủng khiếp vì chúng; Vì tập-quán của những dân-tộc ấy đều là ảo-tưởng; Bởi vì nó là gỗ đốn từ rừng, Sản phẫm từ những bàn tay của một thợ thủ-công với một dụng-cụ chặt-đẽo. "Chúng trang-trí nó bằng bạc và bằng vàng; Chúng đóng nó chặt bằng đinh và bằng búa Hầu cho nó sẽ chẳng lung-lay. "Chúng như con bù-nhìn trong cánh đồng dưa leo, Và chúng không thể nói; Chúng phải được khiêng đi, Bởi vì chúng không đi được! Đừng sợ chúng, Vì chúng không thể làm một điều gì hại, Chúng cũng chẳng có thể làm một điều lành nào."

NGUỒN GỐC CỦA GIÁNG SINH THUỘC VỀ NGOẠI GIÁO-



Trong bài viết 'Giáng sinh', bách khoa toàn thư Công giáo tuyên bố: 'Trong những ngày đầu tiên của Giáo hội không có bữa tiệc nào như vậy. ... Giáng sinh không phải là một trong những lễ hội sớm nhất của Giáo hội ... 'Kitô hữu trong những ngày đầu không kỷ niệm sinh nhật của Chúa Giêsu!”
Cơ Đốc nhân trong ba thế kỷ đầu tiên đã bị đàn áp vì đức tin của họ cho đến năm 325 sau khi Hoàng đế La Mã Constantine trong hội đồng Nicea xây dựng Tín điều Nicene, hợp pháp hóa hoàn toàn Cơ Đốc giáo, thậm chí biến nó thành tôn giáo nhà nước của Đế chế. Trong một nỗ lực để xoa dịu những người cải đạo danh nghĩa trên khắp các vùng lãnh thổ của La Mã, những người không muốn từ bỏ các bữa tiệc ngoại đạo của họ và làm cho họ kiên định với sự nghiệp của quốc giáo, Constantine đã áp dụng nhiều bữa tiệc tôn giáo và thực hành tôn giáo của các vị thần khác nhau vào Cơ Đốc giáo. Bất chấp sự phản đối của nhiều tín đồ trung thành chống lại bản chất ngoại giáo và phù phiếm mà ngày sinh của Chúa Jesus được tổ chức, một cuốn niên giám La Mã từ năm 354 sau Công nguyên đưa ra một tham chiếu rõ ràng đầu tiên vào ngày 25 tháng 12, ngày được tôn vinh bởi một số tôn giáo ngoại giáo, được coi là ngày sinh của Chúa Jesus.

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Ba Tôi Tớ Của Chúa- Ê-li, Áp-đia và A-háp-



1 Các Vua 18: 5-13 TKTC, “Lúc đó A-háp nói với Áp-đia: "Hãy đi khắp xứ, đến tất cả các suối nước và tất cả các thung-lũng; có lẽ chúng ta sẽ tìm được cỏ và cứu sống ngựa và la, mà không cần phải giết một phần gia súc nào." Vì vậy, họ chia đất ra giữa họ để đi xuyên qua; một mình A-háp đi con đường nầy và một mình Áp-đia đi con đường kia. Bấy giờ, trong khi Áp-đia Ô-ba-đia đang trên đường, kìa, Ê-li gia gặp người, người nhận ra ông và cúi mặt mình xuống và thưa: "Có phải đây là ông, Ê-li, chủ của tôi?" Và ông nói với người: "Chính ta. Hãy đi, nói với chủ ngươi: 'Kìa, Ê-li có ở đây.'" 9Và người nói: "Tội-lỗi gì mà tôi đã phạm, để ông phó kẻ tôi-tớ nầy của ông vào tay A-háp để xử-tử tôi? Như GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của ông sống, chẳng có một dân-tộc nào hay một vương-quốc nào mà chủ tôi đã chẳng sai đi tới để truy tìm ông; và khi họ nói: 'Ông ấy không có ở đây,' thì người bắt vương-quốc đó hay dân-tộc đó thề rằng họ đã không tìm được ông. Và bây giờ ông lại nói: 'Hãy đi, nói với chủ ngươi: "Kìa, Ê-ligia có ở đây."' Và sẽ xảy ra, khi tôi rời khỏi ông, thì Linh Đức GIA-VÊ sẽ đem ông đi đến nơi tôi không biết; thế là, khi tôi đến và nói cho A-háp biết và người không thể tìm được ông, người sẽ giết tôi, mặc dầu tôi-tớ nầy của ông đã kính-sợ Đức GIA-VÊ từ thời thanh-niên của tôi. Há chủ tôi đã chẳng được nói cho biết điều tôi đã làm khi Giê-sa-bên giết chết các tiên-tri của Đức GIA-VÊ, rằng tôi đã giấu 100 tiên-tri của Đức GIA-VÊ cứ 50 người trong một động, và cung-cấp cho họ bánh và nước, hay sao?”.

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2019

CẦU NGUYỆN-


"Trong những ngày đó, Đức Chúa Jêsus đi lên núi để cầu nguyện; Ngài thức thâu đêm cầu nguyện với Đức Chúa Trời. 13 Đến sáng hôm sau, Ngài gọi các môn đồ đến và chọn mười hai người trong số họ, gọi là sứ đồ" (Lu ca 6:12-13).
"Ta sẽ nhậm lời họ trước khi kêu cầu ta; họ còn nói, ta đã nghe rồi"
(Ê-sai 65:24)
-
Đêm dài khi lạnh lẽo trên núi đá,
Chứng kiến nhiệt năng cầu nguyện Chúa ta.
-
Cầu nguyện là chiến trận. Có thể nào trong phòng nhóm hội thánh của chúng ta ngày nay có ghi câu "chúng tôi đang đấu vật trong sự cầu nguyện". Hội thánh chễnh mảng không biết chỗ cầu nguyện là nơi tranh chiến cùng các quyền lực của sự tối tăm.
Thậm chí cầu nguyện đòi hỏi sức mạnh vật lý; cầu nguyện làm hao mòn thần kinh; cầu nguyện bao gồm cả con người tín đồ. Cầu nguyện phải đứng ưu tiên. Cầu nguyện là then cài của chúng ta để khóa cửa ban đêm, là chìa khóa của chúng ta để mở cửa cho ban ngày. Cầu nguyện là sức mạnh. Cầu nguyện là sự giàu có. Cầu nguyện là sức khoẻ của linh hồn.

Bản Chất Được Đổi Mới




Tít 3:5, “Ngài cứu chúng ta, không phải vì việc công nghĩa mà chính chúng ta đã làm, bèn là theo sự thương xót Ngài, nhờ sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Thánh Linh”.
Chúng ta ngợi khen Chúa vì, là tín đồ trong Đấng Christ, chúng ta đã được đem vào giai đoạn sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Trong sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, các tín đồ có bản chất thanh tẩy và đổi mới. Theo Tít 3:5, các tín đồ đã có bản chất thanh tẩy qua, “sự tắm rửa của sự tái sanh và sự đổi mới của Thánh Linh”. Chữ Hi lạp dịch là “sự tái sanh” ở đây là chữ khác với chữ “sanh lại” trong 1 Phiero 1:23. Chữ “sự tái sinh” trong Tít 3:5 ám chỉ sự thay đổi từ một tình trạng nầy đến tình trạng khác. Được sinh lại là khởi đầu sự thay đổi nầy. Sự tắm rửa của sự tái sinh bắt đầu với việc chúng ta được sanh lại và tiếp tục với sự đổi mới của Thánh Linh như diễn trình của sáng tạo mới của Đức Chúa Trời để làm cho chúng ta nên một người mới. 

Hai Con Đường


Mathio 7: 13-14,” "Hãy vào ngõ hẹp, vì ngõ rộng và đường lớn dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó thì nhiều. Song ngõ hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ tìm được thì ít.”
Luca 13:24, ““Hãy gắng sức vào cửa hẹp, vì ta nói cùng các ngươi, nhiều kẻ sẽ tìm vào mà không thể được”..
Theo nguyên văn kinh thánh Hi lạp thì câu “dẫn đến sự sống” là “leading away into the life”—dẫn vào sự sống đời đời.
Tôi nghe một số người rao giảng rằng hai con đường nầy dẫn đến hai nơi là thiên đàng và hồ lửa diệt vọng. Nếu nhờ đi con đường chật hẹp khó khăn mà được vào thiên đàng thì sự cứu rỗi là do việc làm chớ không phải là sự ban cho của Chúa. Vì Epheso 2:8-9 nói rằng, “Vì nhờ ân điển bởi đức tin mà anh em được cứu, ấy không phải từ anh em đâu, bèn là ban tứ của Đức Chúa Trời; cũng chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe khoang”. Thế thì hai kết cuộc, hai nơi đến của hai con đường nầy là đâu?

Cơ Nghiệp Đời Đời Của Tín Đồ


1 Phiero 1:4, “được cơ nghiệp không hư nát, không ô uế, không suy tàn, để dành cho anh em ở trên trời”
1 Phiero 1: 5, 9,, 13 “sự cứu rỗi sẵn sàng hiển lộ trong thời kỳ sau rốt- nhận được hiệu quả của đức tin anh em, là sự cứu rỗi hồn mình đặt hi vọng trọn vẹn nơi ân điển sẽ đem đến cho mình khi Jêsus Christ hiển hiện”-
1 Phiero 5: 1, 4, 10, “đồng dự phần trong vinh hiển sắp hiển lộ:-- anh em sẽ nhận được mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo.-- Đức Chúa Trời của mọi ân điển đã gọi anh em đến sự vinh hiển đời đời của Ngài trong Christ”.
Qua sự tái sinh, chúng ta đã được sinh vào một cơ nghiệp mới. Theo 1 Phiero 1: 4, cơ nghiệp nầy không ở trên trái đất, nó được giữ trên trời. Dù cơ nghiệp nầy được giữ cho chúng ta trên trời, chúng ta có thể hưởng nó trên đất nầy ngay bây giờ. Cơ nghiệp thiên thượng, thần thượng, thuộc linh của chúng ta được gìn giữ trên trời, song le nó liên tục được truyền đạt vào tâm linh chúng ta để chúng ta tận hưởng.
• Không hư nát:

Mùa Gặt Lúa Mì


Khải thị 14:1-6, “Tôi lại thấy, kìa, Chiên Con đứng trên núi Si-ôn, và với Ngài có mười bốn vạn bốn ngàn người, đều có danh của Ngài và danh của Cha Ngài ghi trên trán mình. 2 Tôi nghe một tiếng từ trời như tiếng nhiều dòng nước, như tiếng sấm lớn; tiếng mà tôi nghe đó lại như tiếng đàn cầm của kẻ gảy đàn cầm mình vậy. 3 Chúng hát một bài ca mới trước ngai, và trước bốn sanh vật cùng các trưởng lão; không ai học được bài ca đó, trừ ra mười bốn vạn bốn ngàn người đã được mua chuộc khỏi đất mà thôi. 4 Những lẻ ấy chưa bị ô uế với đàn bà, vì vốn còn đồng thân. Hễ Chiên Con đi đâu thì họ cũng theo đó. Họ đã được mua chuộc từ trong loài người, để làm trái đầu mùa cho Đức Chúa Trời và Chiên Con. 5 Trong miệng họ chẳng có lời dối nào, họ cũng không có tì vít gì.”

SỨC LỰC LẦN LẦN THÊM—

-
Thi thiên 84:5-7--Phước cho người nào được sức lực trong Chúa, Và có lòng hướng về đường dẫn đến Si-ôn! Đương khi đi qua trũng khóc lóc Nguyên-bổn rằng: trũng Ba-ca .Họ làm trũng ấy trở nên nơi có mạch; Mưa sớm cũng phủ phước cho nó. Họ đi tới, sức lực lần lần thêm; Ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn.
Psa 84:5-7- Blessed is the man whose strength is in thee; in whose heart are the ways of them.
Who passing through the valley of Baca make it a well; the rain also filleth the pools.
They go from strength to strength, every one of them in Zion appeareth before God.
-
Sức lực lần lần thêm mãi mãi,
Cho ai lòng hướng đến Si-ôn,
Trũng sâu khóc lóc đầy mưa sớm,
Ra mắt Chúa Trời Đấng kính tôn.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Hai Đại Sứ Gặp Nhau-



1 Các vua 18:1-16, “Và A-háp gọi Áp-đia, kẻ coi gia-hộ ấy. (Bấy giờ Ô-ba-đia rất kinh-sợ Đức GIA-VÊ; vì xảy ra, khi Giê-sa-bên tiêu-diệt các đấng tiên-tri của Đức GIA-VÊ, thì Áp-đia đem 100 tiên tri đi và giấu họ cứ 50 người trong một cái động, và cungcấp cho họ bánh và nước). Lúc đó A-háp nói với Áp-đia: "Hãy đi khắp xứ, đến tất cả các suối nước và tất cả các thung-lũng; có lẽ chúng ta sẽ tìm được cỏ và cứu sống ngựa và la, mà không cần phải giết một phần gia súc nào."Vì vậy, họ chia đất ra giữa họ để đi xuyên qua; một mình A-háp đi con đường nầy và một mình Áp-đia đi con đường kia. Bấy giờ, trong khi Áp-đia đang trên đường, kìa, Ê-li  gặp người, người nhận ra ông và cúi mặt mình xuống và thưa: "Có phải đây là ông, Ê-li, chủ của tôi?" Và ông nói với người: "Chính ta. Hãy đi, nói với chủ ngươi: 'Kìa, Ê-li có ở đây."

Nếu Bạn Không Muốn Nghe Lời Chúa-



1 Các vua 14:1-7 “Vào lúc đó, A-bi-gia con trai của Giê-rô-bô-am phát bệnh.  Và Giê-rô-bô-am nói với vợ của mình: "Bây giờ hãy chỗi dậy, và giả-trang để họ không biết em là vợ của Giê-rô-bô-am, và đi đến Si-lô; này, A-hi-gia là đấng tiêntri ở đó, là người đã nói về anh rằng anh sẽ là vua trên dân nầy. Và em hãy đem theo 10 ổ bánh, bánh ngọt, và một bình mật ong, rồi hãy đi đến người. Người sẽ cho em biết điều sẽ xảy ra cho thằng nhỏ." Và vợ của Giê-rô-bô-am làm như vậy, chỗi dậy đi đến Si-lô, và đi đến nhà của Ahi-gia. Bấy giờ, A-hi-gia không thể nhìn thấy được, vì đôi mắt của ông đã mù vì tuổi của ông. Bấy giờ, Đức GIA-VÊ đã phán cùng A-hi-gia: "Kìa, vợ của Giê-rô-bô-am sắp đến để cầu-vấn ngươi về con trai của nó, vì nó bệnh. Ngươi sẽ nói như vầy và như vầy với nó, vì khi nó đến, nó sẽ giả là một người đàn-bà khác." Và xảy ra khi A-hi-gia nghe tiếng chân của bà đến ngạch cửa, ông nói: "Vào đi, vợ của Giê-rô-bô-am, tại sao ngươi giả là một người đàn bà khác? Vì ta được sai để báo cho ngươi một tin khó nghe. Đi, nói với Giê-rô-bô-am: 'GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: "Vì Ta đã nâng ngươi lên từ trong vòng dân-chúng và đã lập ngươi làm lãnh-tụ trên dân Y-sơ-ra-ên của Ta…..”

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Tình yêu có thể là tội lỗi?



1 Các vua 11:1” Bấy giờ vua Sa-lô-môn thương-yêu nhiều người đàn-bà ngoại-quốc cùng với con gái của Pha-ra-ôn: những đàn-bà người Mô-áp, người Am-môn, người Ê-đôm, người Si-đôn, và người Hê-tít”
Dân thế kỷ 21 nói "nhưng hai người yêu nhau". Có hai người đàn ông hoặc hai người phụ nữ yêu nhau, ở đây tình bạn thân thiết của những đứa trẻ 15 tuổi và có gia đình chắp vá. Lúc Sa-lô-môn lên ngôi, tuổi ông chừng 14, hay 15 mà thôii
Nhưng người ta phải làm gì nếu thần ái tình bắn mũi tên của mình và đâm vào trái tim anh ta? Có nên chiến đấu chống lại tình yêu không? Tình yêu có thể là tội lỗi không?
Kinh thánh cho thấy tình yêu sai lầm có thể tồn tại. Đó là trường hợp với Sa-lô-môn. Ông yêu nhiều phụ nữ lạ (1 Vua 11: 1). Đó không phải là tình yêu thuần khiết, đẹp đẽ và thánh thiện. Đây là một loại tình yêu tuôn ra từ những con suối âm u, chảy qua các kênh giả mạo và cuối cùng kết thúc trong biển thần tượng và nhục dục  tuyệt đối.
"Chúng tôi yêu nhau". Những lời này cũng là lời xin lỗi về những mối liên hệ giữa người tin và người không tin, mặc dù Kinh thánh cho thấy rõ ràng điều này không nằm trong tâm trí của Chúa (2 Cô 6:14). Đó là một tình yêu mà Đức Chúa Trời không thể chấp nhận và ban phước. Hậu quả của "tình yêu sai lầm" là rất lớn ở Sa-lô-môn - và chúng vẫn còn đến ngày nay.

Phục vụ Chúa một cách hoàn hảo-



"Vì xảy ra khi Sa-lô-môn đã già, những bà vợ của người quay tâm người đi theo các thần khác; và tâm người không hoàn-toàn hiến dâng cho GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của người, như tâm của Đa-vít, cha người" (1 Các Vua  11: 4 TKTC).
Khi Sa-lô-môn đã già, ông ta không phục vụ GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI của ông ta, vì bị phân tâm. Điều đó thật tệ phải không? Ông đã phục vụ Chúa! Trong câu chuyện sau đây, chúng ta thấy những hậu quả khủng khiếp này đã gây ra cho bản thân ông và cho dân thánh. Trong Nê-hê-mi 13:26, ông được nhắc lại như một lời cảnh báo cho Israel. “Há chẳng phải Sa-lô-môn vua Y-sơ-ra-ên đã phạm tội về các việc nầy hay sao? Ở giữa nhiều quốc-gia đã chưa có một vì vua nào giống như người, và người đã được Đức Chúa TRỜI của người thương-yêu, và Đức Chúa TRỜI đã lập người làm vua trên tất cả Y-sơ-ra-ên; song các người đàn-bà ngoại-bang đã gây cho người phạm-tội”. Chúng ta cũng biết từ 1 Cô-rinh-tô 10:11 rằng tất cả những điều này được viết ra để cảnh báo chúng ta.

GẬY NUỐT GẬY-


“A-rôn quăng cây gậy của mình xuống trước mặt Pha-ra-ôn và trước mặt các tôi tớ của hắn, và nó thành một con rắn. Rồi Pha ra ôn cũng gọi đến các kẻ thông thái và các thầy phù thủy, và các thuật sĩ Ai cập cũng làm như vậy với thuật bí mật của chúng, Vì mỗi người quăng cây gậy của mình xuống, và chúng đều trở thành những con rắn. Nhưng cây gậy A-rôn nuốt hết những cây gậy của chúng” (Xuất 7:10-12).
Ý nghĩa của phép lạ nầy là để vạch trần bản chất thật trong nếp sống người A cập-- vì con người phải dựa nương trên gậy mình--tức là cuộc sống sa ngã tại Ai cập, ở dưới quyền sa tan, bàn tay chiếm đoạt của con rắn (Epheso 2;2, 1 Giăng 5;19).
Có thể so sánh các thuật sĩ Ai cập với các triết gia thế giới. Các triết gia thế giới có thể dạy dỗ những điều tương tự với những gì được rao giảng trong phúc âm.và cũng có thể vạch trần rằng cuộc sống trong thế giới nầy chỉ đưa đến sự chết, vì Xuất 7:22 chép họ có thể hóa nước sông Nile thàh máu. Nhưng họ không thể cất bỏ sự chết, như A-rôn thu hồi máu dưới sông. Chỉ phúc âm có thể làm mà thôi (8:8-13).
Y như cây gậy của A-rôn nuốt hết các cây gậy của các thuật sĩ, phúc âm của Chúa nuốt hết mọi triết lí của thế giới.

Trẻ Con Chơi Ở Chợ--




"Nhưng Ta sẽ so-sánh thế hệ này với gì? Nó như các trẻ con ngồi trong các chỗ chợ, gọi các trẻ con khác, và nói: ‘Tụi tao đã thổi sáo cho tụi bay, và tụi bay đã chẳng nhảy múa; tụi tao đã hát ai-ca, và tụi bay chẳng đấm ngực.’ Vì Giăng đã đến, không ăn cũng không uống, và chúng nói: ‘Hắn có quỉ!’; Con Trai Loài Người đã đến, ăn và uống, và chúng nói: ‘Kìa, một kẻ ham ăn và say rượu, một người bạn của những kẻ thâu-thuế và các tội-nhân!’ Tuy nhiên sự khôn-ngoan được minh oan bởi các việc làm của nó.” "(Mathio 11:16-19) -
Chúa Jêsus nói ở đây với đám đông trong một câu chuyện ngụ ngôn về sự thờ ơ của người Do Thái đối với Giăng Báp-tít cũng như với chính mình Ngài. Có thể nói, Ngài phải tìm kiếm một tiêu chuẩn so sánh để mô tả những người dân xấu xa và cuối cùng thành vô thần nầy.

Tam Vị Nhất Thể thần thượng là gì?


Dân Chúa còn mơ hồ và chưa sáng tỏ về Tam Vị Nhất Thể thần thượng.
Kinh thánh không chép chữ ngôi, ba ngôi hay Tam Vị nhất thể.
1. Độc thần thuyết đồng loại với Chứng nhân DGHV. Họ chối bỏ Đức Con và Đức Linh, chỉ thấy phân nửa lẽ thật của Phục 6:4. Đức ChúaTrời là độc nhất so với các tà thần.
2. Tam thần thuyết. Họ mơ hồ tin có Ba ĐCT hiệp một với nhau: Cha trong Cựu ước, khi Con giáng sanh, hai ngôi kia ở trên trời, Linh xuống khi Con về trời. Họ cầu nguyện cách sai lầm " lạy Chúa ba ngôi hiệp một..."
3. Kinh thánh khải thị:
- chữ Elohim trong tiếng Hê bơ rơ mà ta dịch là God hay ĐCT có chữ im phía sau; im có nghĩa là đa số, từ ba trở lên-- God là ĐCT đa số.
- Sáng 1:26-27 "chúng ta" là ĐCT tam nhất bàn luận về sự sáng tạo con người-- câu 27 nói His image- hình ảnh của ĐCT đơn số trong ĐCT đa số. Bạn thấy ba mà một , một mà ba chưa?
-Mathio 28:1-19- Cha Con Linh mà chữ Danh lại số ít (Name).
-Cha, Con, Linh đồng một bản thể, Ba ở trong nhau từ đời đời quá khứ đến đời đời tương lai- Ba ở trong nhau như Một, nhưng phân biệt nhau trong sắc thái chức năng và công tá̀c, không thể lẫn lộn nhau được.
Chúa Giê su nói Cha luôn ở cùng Ta, Ta nhờ Linh mà đuổi quỷ-- nên Ba không do hợp đồng hiệp một, mà Ba đời đòi ở trong nhau, bất phân li, nhưng được phân biệt nhau cách rõ ràng.

BỆNH LOẠN SẮC THUÔC LINH CỦA CƠ ĐỐC NHÂN-


Cơ Đốc nhân chúng ta vốn là người mù, đã sống trong vương quốc sa-tan. Sau khi được tái sinh, chúng ta được dời sang vương quốc sáng láng, Chúa còn mở mắt thuộc linh cho chúng ta thấy được. Nhưng trên hành trình theo Chúa và phát triển thuộc linh, đa số anh em chúng ta vẫn còn mắc những chứng bệnh đau mắt thuộc linh như: cận thị, viễn thị, đui mù bán phần, loạn thị, loạn sắc.
Bách khoa toàn thư Wikipedia trên mạng định nghĩa bệnh loạn sắc như sau: “Rối loạn sắc giác (thường gọi là mù màu) là rối loạn nhận biết màu sắc. Ví dụ: có người nhầm màu đỏ với màu lục, hoặc có người không phân biệt được các màu mà chỉ thấy đen và trắng ở các sắc thái khác nhau”.
Cũng như mọi tín đồ khác, tôi cũng từng mắc bệnh loạn sắc thuộc linh. Cám ơn Chúa nhờ sự xử lí lâu năm của Ngài và sự trả giá mua thuốc xức mắt, nên hôm nay tôi có thể có chút ít khả năng chẩn đoán bệnh loạn sắc trong các bạn như sau.

Mục Đích và Ân Điển Của Đức ChúaTrời-


Đức Chúa TRỜI, là Đấng đã cứu-rỗi chúng ta và đã gọi chúng ta với một sự kêu-gọi thánh, chẳng theo các việc làm của chúng ta, nhưng theo chính mục-đích của Ngài và ân-điển đã được ban cho chúng ta trong Christ Gie xu từ toàn cõi vĩnh hằng" (1Tim 1:9 TKTC).,
Khoảng 4 giờ chiều, một thiếu phụ nhìn thấy hai con mình, lên 5 và 7 tuổi, đầu cổ bờm xờm, mặt mày lem luốc, mồ hôi nhễ nhại vì chúng đang nô đùa với bọ̣n trẻ hàng xóm. Cô dẫn hai đứa tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mới. Cô giục hai trẻ ra xe để cùng vợ chồng cô đi siêu thị. Trước thì trong mình bực bội, sau khi tắm hai trẻ thấy mình đã thoải mái nên xin cha mẹ cho mình ở nhà để nô đùa với bạn bè, không chịu đi siêu thị.
95% tín nhân không hiểu, không quan tâm đến mục đích đời đời của Đức Chúa Trời. Theo Epheso 2:8 họ hiểu rõ mình được cứu bởi ân điển của Chúa. Họ quan niệm Chúa như Vị Giáo Chủ giáng thế lâm phàm để cứu họ ra khỏi sự bực bội trong đời sống tội lỗi và chờ ngày lên thiên đàng cực lạc để sống hạnh phúc đời đời cách ích kỉ cho bản thân.

MỘT THẾ HỆ KHÔNG BIẾT CHÚA RÕ RÀNG-




Các quan xét 2:10, “Và cả thế-hệ đó cũng được về chầu tổ-phụ của họ; và có một thế-hệ khác chỗi dậy sau họ, là những kẻ không biết Đức GIA-VÊ, cũng chưa biết việc làm mà Ngài đã làm cho Y-sơ-ra-ên”.
Thế hệ Cơ Đốc nhân hiện tại có những dấu hiệu chứng minh rằng họ không biết Chúa rõ ràng:
1.Hội thánh hoàn vũ thống nhất. Thời sứ đồ Phao lô có hai vùng công tác Chúa—vùng dân ngoại và vùng dân Do thái. Không có một trung tâm công tác, mà có ít nhất là hai trung tâm Jerusalem và Antioch. Thế mà từ lâu nay người ta tổ chức ra thủ đô tôn giáo để có một hội thánh toàn cầu là La Mã giáo và môt hội thánh hoàn vũ thống nhất khôi phục. Đó là hai Babylon phải không các bạn? Babylon thứ hai tinh vi hơn.

LUẬT NHỊP ĐÔI-


Thi thiên 85: 10-13: “Sự thương xót và sự chân thật đã gặp nhau; Sự công bình và sự bình an đã hôn nhau. Sự chân thật nứt mộng từ dưới đất; Sự công bình từ trên trời ngó xuống. Phải, Đức Giê-hô-va sẽ ban vật tốt, Xứ chúng ta sẽ sanh sản hoa lợi nó. Sự công bình sẽ đi trước mặt Ngài, Làm cho dấu chân Ngài thành con đường đáng theo”.
Có hai cặp đôi: Sự thương xót & sự chân thật--- Sự công bình & sự bình an.
Sự chân thật tượng trưng tình trạng của con người—lòng thành thật—sẽ gặp được đức thương xót- từ Đức Chúa Trời ban xuống. Bản chất con người vốn không thành thật, nhưng Chúa chỉ đòi hỏi thái độ chân thành, thành thật mở ra với Ngài, thì Ngài sẽ ban sự thương xót và ân điển liền.

BỆNH LOẠN THỊ THUỘC LINH MÃN TÍNH CỦA CƠ ĐỐC NHÂN NGÀY NAY-


Tự điển Wikidepia ghi: “Loạn thị là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ”.
Trong cuộc đời mình, tôi gặp rất nhiều con người danh giá trong hội thánh mắc bệnh loạn thị thuộc linh mãn tính. Nhiều lần gặp gỡ cách nhau khoảng mấy chục năm, nhưng tôi nhận thấy họ vẫn còn mang chứng loạn thị ấy, không thay đổi. Virus loạn thị nầy cũng lây lan hàng ngàn, hàng vạn người khác. Những lần tranh luận nhau về Kinh thánh chỉ đem lại sự li biệt mà thôi.
Tục ngữ Việt Nam có câu “trông gà hóa cuốc”, đó là câu nói rất đúng cho bệnh loạn thị thuộc linh. Người Bắc gọi là cuốc, người Nam gọi là quốc.

CÂU CHUYỆN MỘT LÃO NÔNG-


Cám ơn Chúa lệnh con gieo giống,
Thập niên bảy chục chóng qua mau,
Giống “Christ Thân thể” nhiệm mầu,
“Chúa là Linh” ít người nào hoan nghinh.
Cuộc đổi đời quá kinh trong nước,
Giống mọc lên xanh mướt, lạ kì,
Hột ba sáu chục li ti,

Hậu Tự Môi-Se—Thủ Kho Đền Thánh


Tôi có ấn tượng về sự liêm khiết của các tôi tớ Chúa xưa kia khi họ trùng tu hay xây sửa nhà Chúa. 2 Vua 12:14-15 chép, “vì người ta phát bạc ấy cho những thợ lo làm công việc, và dùng sửa sang đền thờ của Đức Giê-hô-va. Người ta chẳng bắt những người lãnh bạc đặng phát cho các thợ phải tính sổ, bởi vì họ làm cách thành thực”-
Đáng tiếc có một số nơi khi xây dựng giảng đường làm nơi cho Hội thánh thờ phượng Chúa ngày hôm nay, đều có tai tiếng về tiền bạc.
Xuất hành 18:2-4 và 2 Sử ký 23:15-18 kể lại rằng Môi-se, người của Đức Chúa Trời có hai con trai: “Người bèn dẫn Sê-phô-ra, vợ Môi-se, đã cho trở về nhà cha, 3 cùng hai con trai, một tên là Ghẹt-sôn, nghĩa là khách ngoại bang , - vì Môi-se đã nói rằng: Tôi kiều ngụ nơi ngoại bang; - 4 và một tên là Ê-li-ê-se Nghĩa là Đức Chúa Trời vùa giúp , - vì người lại có nói: Đức Chúa Trời của tổ phụ tôi đã vùa giúp và giải cứu tôi khỏi gươm Pha-ra-ôn.-- Con trai của Môi-se là Ghẹt-sôm và Ê-li-ê-se. Con trai của Ghẹt-sôm là Sê-bu-ên làm trưởng. Con trai của Ê-li-ê-se là Rê-ha-bia làm trưởng; Ê-li-ê-xe không có con trai nào khác; nhưng con trai của Rê-ha-bia nhiều lắm. Con trai của Dít-sê-ha là Sê-lô-mít làm trưởng”.
1. Ghẹt-sôm (Bản truyền thống ghi sai là Ghẹt-sôn). Từ Ghẹt-sôm, Môi se có một hậu tự sống vào thời vua David. Hậu tự đó là Sê-bu-ên, được đề cử cai quản các kho tàng đền thánh. 1.Sử ký 26:23-24, “Trong dòng Am-ram, …có Sê-bu-ên, con cháu Ghẹt-sôm, là con trai của Môi-se, làm quan cai quản kho tàng”

ĐẶT MỤC TIÊU THUỘC LINH VỚI CÁC GIÁ TRỊ VĨNH CỬU-


Điều này thật chính xác với chúng ta. Các bạn có đặt mục tiêu cho đời mình không? Tôi nghĩ ai cũng đã có mục tiêu cho cuộc sống.
Mọi nỗ lực thành công, về mặt thuộc linh hay phàm nhân, thường xuất phát từ mục tiêu hoặc các mục đích đặc biệt nào đó trong tâm trí của chúng ta, là những người đặt ra chúng. Chúng ta đã xác lập mục tiêu mình trong tâm thức từ lâu, và không cần chép thành văn bản.
Từ ban đầu trong Kinh thánh, Chúa nói mục tiêu chúng ta là phải vươn tới để đạt được mục đích đời đời của Đức Chúa Trời trong Con Ngài. Khi các tín hữu có thể xác định mục tiêu của mình trong cuộc sống, anh ta có thể theo đuổi chúng "bằng một con mắt đơn thuần”, như mắt bò câu, là chỉ nhìn một điểm duy nhất. Có người lựa chọn cống hiến đời mình cho những điều tạm bợ trước mắt trong cuộc sống này mà thôi, số người khác chọn một mục đích tương lai. Ít có tín hữu chọn lựa để sống theo những giá trị vĩnh hằng, liên hệ với Chúa và Vương Quốc của Ngài, và kiên trì theo đuổi mục tiêu đó. Khi tín đồ chọn mục tiêu trong đời nầy thì Kinh thánh gọi họ là tín đồ xác thịt, chỉ người nào chọn mục tiêu đời sau, sứ đồ Phao-lô mới gọi là tín đồ “bước đi trong Thánh Linh”(I Cor 3:. 1-5.)

Giữa Lò Hửa Hực-


-
Người thứ tư vinh diệu giữa lửa,
Đứng với Ngài muôn thuở bình an,
Sững sờ trước mắt thế gian,
Giữa lò lửa hực đốt càng cháy cao.
-
Có vàng ròng nơi nào lửa luyện,
Giữa thế gian ta quyện bùn dơ,
Còn nơi luyện lọc bao giờ
Con Trời chói sáng diễn phô tuyệt vời.

CHÚA PHÂN CHIA CHIÊN VÀ DÊ KHI NGÀI HIỆN RA-


Mathio 25:31-33,46, chép,"Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với hết thảy các thiên sứ, thì Người sẽ ngồi trên ngai vinh hiển của Người. Muôn dân nhóm họp trước mặt Người; Người bèn phân rẽ dân nầy khỏi dân khác, như kẻ chăn chiên phân rẽ chiên với dê, để chiên bên hữu và dê bên tả… Bấy giờ Vua sẽ phán cùng những kẻ bên hữu rằng: 'Hỡi các ngươi là kẻ được phước của Cha ta, hãy đến thừa thọ nước đã sắm sẵn cho các ngươi từ buổi sáng thế…Rồi những kẻ nầy sẽ vào sự hình phạt đời đời, còn những người công nghĩa sẽ vào sự sống đời đời."
Tôi nhận thấy có đến 95 % thánh đồ của Chúa hiểu lầm mấy câu Kinh thánh nầy. Họ nghĩ chiên là Cơ Đốc nhân, còn dê là người vô tín, khi nào Chúa đến Ngài sẽ phân rẽ ra.
Câu 32 nói “Muôn dân nhóm họp trước mặt Người. Đó là dân các nước, vô tín, còn sống sót sau cơn đại nạn.

GIEO VÀ GẶT


Galati 6:7-8, “Chớ hề dối mình: Đức Chúa Trời không chịu khinh nhạo đâu, vì ai gieo giống chi thì gặt giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát, song kẻ gieo cho Thánh Linh sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời”.
Trong Mathio 13 Chúa Jesus nói rằng có Người đi ra gieo giống, Người đó là chính Ngài. Ngài gieo giống, hột giống là Lời Đức Chúa Trời, Kinh thánh. Thể yếu của Lời là Linh, mà Linh là thân vị của Chúa. Nên ngày hôm nay, chúng ta đi ra gieo Lời, tức là gieo Chúa vào loài người, sẽ có kết quả chắc chắn, dù kết quả thấp nhất vẫn là một hột ra 30.
Trong Kinh thánh nói một số sự việc gieo gặt như sau:
1.Gieo việc nhân nghĩa:
Thi thiên 112:9 “Người vãi tiền tài, bố thí kẻ thiếu thốn; Sự công bình người còn đến đời đời” Người tín đồ Cựu ước gieo tiền bạc như các việc làm nhân đức. Công vụ 9 cũng nói đến Ta bi tha là một nữ tín đồ ưa làm lành, bố thí, gieo tiền bạc, quần áo cho tín đồ nghèo.
Bạn là tín đồ giàu có, dư ăn, dư để, bạn có gieo vật chất cho những anh em khó khăn chăng?

SƠN DƯƠNG, CON ONG, DIỀU HÂU-



Ê-sai 51:20 “Con cái ngươi đều ngất xỉu, Nằm ngổn ngang khắp đường phố, Như sơn dương mắc lưới”.
Phục truyền 1:44 “Bấy giờ, người A-mô-rít ở trong núi đã đổ ra tấn công anh em như ong đuổi và đánh anh em tan tác …”.
Gióp 39:26 “Có phải nhờ sự khôn ngoan của con mà diều hâu bay vút lên, Sải cánh hướng về phương nam?”
Kinh Thánh đề cập đến nhiều loài động vật khác nhau. Có một số bài học có thể được liên kết với những con vật này. Chúng ta bàn về ba con vật hôm nay:

Đừng làm việc nửa vời!


1. Các vua 18:21, “Và Ê-li đến gần tất cả dân-chúng và nói: "Các ngươi do-dự giữa hai ý kiến cho đến chừng nào? Nếu GIA-VÊ là Đức Chúa TRỜI, hãy theo Ngài; nhưng nếu Ba-anh, hãy theo nó." Nhưng dân-chúng không trả lời ông một lời nào cả”
Có những điều phân nửa mà không tệ: thí dụ nửa ngày làm việc, và nửa cơn bão.
Nhưng có những điều một nửa không bền vững: nửa chiếc xe, nửa thân thể. Và trên hết: một sự phân tâm theo Chúa.

LUẬT NHỊP ĐÔI-



Thi thiên 85: 10-13: “Sự thương xót và sự chân thật đã gặp nhau;  Sự công bình và sự bình an đã hôn nhau.  Sự chân thật nứt mộng từ dưới đất; Sự công bình từ trên trời ngó xuống.  Phải, Đức Giê-hô-va sẽ ban vật tốt, Xứ chúng ta sẽ sanh sản hoa lợi nó.  Sự công bình sẽ đi trước mặt Ngài, Làm cho dấu chân Ngài thành con đường đáng theo”.
Có hai cặp đôi: Sự thương xót & sự chân thật--- Sự công bình & sự bình an.
Sự chân thật tượng trưng tình trạng của con người—lòng thành thật—sẽ gặp được đức thương xót- từ Đức Chúa Trời ban xuống. Bản chất con người vốn không thành thật, nhưng Chúa chỉ đòi hỏi thái độ chân thành, thành thật mở ra với Ngài, thì Ngài sẽ ban sự thương xót và ân điển liền.

Chừng nào người ta vẫn còn quý trọng...


David Livingstone (Giáo sĩ kiêm bác sĩ đến Phi Châu ) - "Chừng nào người ta vẫn còn quý trọng sự phục vụ .. của ta ở trần gian như một vinh dự, thì chúng ta đừng bao giờ xem việc đảm nhận một nhiệm vụ từ Vua Muôn Vua là một sự hy sinh.
Tôi là một giáo sĩ với cả tấm lòng và linh hồn. Chính Đức Chúa Trời đã có Con Độc Sanh, và Ngài là một giáo sĩ kiêm thầy thuốc. Tôi bắt chước - hoặc ước ao được bắt chước - hết sức tệ, nhưng tôi hy vọng được sống trong sự phục vụ này. Tôi muốn được chết trong sự phục vụ đó. Tôi vẫn thích nghèo khổ và công tác truyền giáo hơn sự giàu có và dễ chịu. Đây là sự chọn lựa của tôi ."

Chúa Cho Thêm


"Và Ta cũng đã cho ngươi những gì ngươi không xin, cả sự giàu có và vinh hiển" 1 Các Vua 3:13
Đôi khi chúng ta nói rằng Chúa không trả lời những lời cầu nguyện của chúng ta theo cách chúng ta muốn, chúng ta thường nghĩ rằng Ngài không cho chúng ta một cái gì đó. Và đúng là đôi khi Chúa hành động trong sự khôn ngoan của Ngài bởi vì một mình Ngài biết điều gì tốt cho chúng ta. Chúa ban cho vượt ra ngoài những yêu cầu của chúng ta và ban cho nhiều hơn những gì chúng ta cầu xin nơi Ngài. Chúng ta không nên quên điều đó!

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019

ĐỒNG ĐI VỚI ĐỨC CHÚA TRỜI-


Sáng Thế Kí 5:24 TKTC, “Và Hê-nóc bước đi với Đức Chúa TRỜI; và người không còn, vì Đức Chúa TRỜI đã lấy người đi”.
Giu đe: 1:14-15 “Và về những kẻ này Hê-nóc , trong thế-hệ thứ bảy từ A-đam, cũng đã tiên-tri, rằng: “Kìa, Chúa đã đến với hàng vạn thánh nhân của Ngài, để thi-hành  phán-quyết trên tất cả, và để kết-tội mọi kẻ không tin-kính về tất cả các việc làm không tin-kính của chúng mà chúng đã làm một cách không tin-kính, và về tất cả những điều chói tai mà các kẻ  phạm  tội không tin-kính đã nói chống lại Ngài”.
Hê-nóc nầy, thật là một con người lạ lùng!
Trong một thời kì rất đen tối, giữa một chủng tộc vô thần, ông bước đi cùng Đức Chúa TRỜI. Thật là một đức tin kì lạ, thật là một niềm trông cậy  vào những lời hứa của Đức Chúa TRỜI! (Giu-đe 1: 14:15)
Hê-nóc được 65 tuổi thì sinh Mê-tu-sê la và khởi sự đồng đi cùng Đức Chúa Trời. Sau khi sinh Mê tu sê la cùng nhiều con trai con gái khác, và đồng đi cùng Chúa 300 năm, đến năm ông 365 tuổi, Chúa đem ông về an nghỉ bên Ngài, có lẽ trong lạc viên (paradise). Vì chưa có sự cứu rỗi của Chúa Giê-su, và ông chưa có thân thể phục sinh, nên chưa vào thiên đàng được.

NGÀY SA-BÁT-


Cô-lô-se 2:16-17TKTC, “Bởi vậy, chớ để ai phán-đoán anh em về thức ăn hay uống hoặc về ngày lễ hay trăng mới hoặc ngày Ngưng-nghỉ (sa-bát)—các điều chỉ là bóng của điều sắp đến; nhưng thực-chất thuộc về Christ”.
Có lời hát:
Christ is my sabbath and new moon,
My morning and my day,
My age and my eternity,
That never will pass away.

BÓP MÉO LỜI KINH THÁNH-


2 Phi-e-rơ 3: 15,16 TKTC, “Người anh yêu-mến của chúng ta là Phao-lô, theo sự khôn-ngoan được ban cho anh ấy, đã viết cho anh em, cũng như trong tất cả các bức thư của anh ấy, nói về các điều này, trong đó có một số điều khó hiểu, mà những kẻ không được dạy và không vững bóp méo chúng, như họ cũng làm vậy cho phần còn lại của Thánh Kinh, cho chính sự phá-hủy của họ”.
Lời kinh thánh trên đây là lời sứ đồ Phi-e-rơ trân trọng giới thiệu chức vụ cung phụng lời Chúa của Phao-lô, khi ông sắp ra đi.
Trước đây chừng 100 năm, ông John Nelson Dardy đã viết, “Thánh Linh và lời Kinh thánh không thể tách rời mà không rơi vào chủ nghĩa cuồng tín về một mặt, hay mặt khác là chủ nghĩa duy lí-- Không có gì nguy hiểm hơn việc nắm lấy Lời Chúa khi tách rời với Linh của Ngài. . . Tôi biết không có gì làm chúng ta tách rời khỏi Đức Chúa Trời nhiều hơn là sự thật được nói ra mà không có sự thông công với Đức Chúa Trời; có nỗi hiểm nghèo bất thường trong đó”.

HÃY NHÌN CHÚNG TÔI!



Nettenyahoo.jpg
Jnewsvn.com - Bạn sẽ xúc động khi đọc bài phát biểu lịch sử của Thủ Tướng Y-sơ-ra-ên/Israel, nhưng đến cuối bài này, bạn chắc sẽ hô vang "Vinh quang thay là Đức Chúa Trời của Israel!"
Thủ Tướng Benjamin Netanyahu phát biểu: Chỉ mới cách đây 70 năm thôi. Người Do Thái chúng tôi vẫn còn bị sát hại như chiên câm bị đưa đến hàng làm thịt.
Cách đây 60 năm! Không có quốc gia. Không có quân đội! Bảy quốc gia Ả-Rập tuyên chiến với Do Thái nhỏ bé, chỉ vài giờ sau khi quốc gia được khai sinh Chúng tôi - những người Do Thái - chỉ 650.000 người - đối chọi với hàng triệu người thuộc thế giới Ả-Rập!
Lúc bấy giờ chưa có IDF (Lực Lượng Quốc Phòng Israel) hùng mạnh. Chưa có lực lượng không quân nào cứu chúng tôi; chỉ có lòng can đảm của những người Do Thái vốn dĩ chẳng còn nơi nào để đi!

CÓ NHỮNG CÁI NHÌN-


Chúa Giê-su có nói đến “con mắt xấu-xa” (Mác 7:22), bản Kinh thánh khác dịch là “con mắt ganh đố” hay “con mắt ganh gỗ”. Con mắt ganh đố là con mắt nhìn thấy người hơn mình thì lấy làm khó chịu.
Ông John Nelson Darby, nhà lãnh đạo hội thánh Phi-la-đen-phi hồi đầu thế kỉ 19 để lại mấy vần thơ, nói lên tâm trạng buồn của ông khi sống giữa những con mắt xấu xa ấy, trong hội thánh mệnh danh là “tình yêu anh em”.
Let the world despise and leave me,
They have left my Saviour, too,
Human hearts and looks deceive me,
Thou art not, like man, untrue;
And, while Thou shalt smile upon us,
God of wisdom, love and might,
Foes may hate, and friends disow me,
Show Thy face, and all is bright.
-