Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH --17


PHẢI CHĂNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĂN NĂN? 
Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh Thánh từng gây nhiều tranh luận và đã khiến cho nhiều tín hữu bối rối là vấn đề sau đây. Chúng ta đọc thấy trong Ma-la-chi 3:6 “Vì ta là Đức Giê-hô-va, ta không hề thay đổi” và trong Gia-cơ 1:17 thì “mọi ân điển tốt lành cùng mọi sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào”.
Còn trong I Samu-ên 15:29 chúng ta lại đọc thấy “Vả lại, Đấng phù hộ Y-sơ-ra-ên chẳng nói dối, và không ăn năn; vì Đấng ấy chẳng phải loài người mà ăn năn”.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH--16


AI ĐÃ XUI GIỤC ĐA-VÍT TU BỘ DÂN Y-SƠ-RA-ÊN? 
Một chỗ có vẽ như mâu thuẫn khác nữa trong Kinh Thánh rất thường được viện dẫn để bài bác là trong II Sa-mu-ên 21:1 đối với I Sử ký 2:1. Trong II Sa-mu-ên 24:1 chúng ta lại đọc thấy: “Cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va lại nổi phừng cùng dân Y-sơ-ra-ên, Ngài giục lòng Đa-vít nghịch cùng chúng, mà rằng: Hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa”. Trong câu trước, chúng ta được bảo cho biết là Đức Giê-hô-va đã giục lòng Đa-vít, khiến nhà vua chống lại dân sự mình khi bảo rằng “hãy đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa”. Còn trong câu sau, chúng ta lại được bảo cho biết là Sa-tan đã giục lòng Đa-vít đi tu bộ dân Y-sơ-ra-ên, và chúng ta bị chất vấn: “Phần ký thuật nào là đúng?”

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH--15


  VIỆC ĂN NĂN QUY ĐẠO CỦA PHAO-LÔ 

Một “mâu thuẫn” khác đã được to chuyện dường như là giữa hai phần ký thuật khác nhau về việc ăn năn quy đạo của Sau-lơ người Tạt-sơ. Trong Công vụ 9:7 chúng ta được cho biết rằng những người cùng đi với Sau-lơ đến Đa-mách nghe tiếng nói phán với Sau-lơ mà chẳng thấy ai hết. Mặt khác, chính Phao-lô, khi kể lại với người Do-thái tại Giê-ru-sa-lem câu chuyện về việc ăn năn quy đạo của minh, lại nói “Những kẻ đi với tôi thấy ánh sáng rõ ràng, nhưng chẳng nghe tiếng của Đấng phán cùng tôi” (Công vụ 22:9)

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH--14


VÀI “MÂU THUẪN” QUAN TRỌNG TRONG THÁNH KINH  
Tôi thường gặp nhiều người bảo rằng Thánh Kinh có “đầy dẫy mâu thuẫn”. Khi tôi bảo họ hãy thử chỉ cho tôi một chỗ, thì họ nói “Bộ sách ấy đầy dẫy những điểm như thế”. Khi tôi thúc giục họ chỉ ra một điểm mà thôi, thì thường thường, họ chẳng nói gì thêm nữa cả. Nhưng thỉnh thoảng tôi gặp một người không tin Chúa cũng biết về Thánh Kinh đủ để chỉ ra một vài chỗ có vẻ như có mâu thuẫn. Trong chương này, tôi sẽ xét đến một vài trong số đó.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Chịu tước bỏ mọi sự vì Đấng Christ



Chúng tôi nhận thấy có nỗi buồn dữ dội trong trái tim mình, khi nhìn thấy tất cả mọi sự đại diện cho Chúa theo cách bề ngoài ở tại đây đều không tốt đẹp... và đó là một trạng thái của những sự việc đang thắng thế cách phổ biến, rộng rãi mà không thực sự phù hợp với khát vọng được tiết lộ của Đức Chúa Trời trong kinh thánh.

Chúng ta sống trong một thời kì mà sự đói kém thuộc linh nhiều hơn so với sự thiếu hụt thông thường - trạng thái của sự vật cũng có thể nhắc nhở chúng ta về thung lũng xương khô màEzekiel thấy. Chúng ta không chỉ đơn thuần đối phó với các điều ác có đặc điểm của các thời đại đã qua, mà còn với sự bại hoại chín muồi của một thời kì mà trong đó các điều ác khác nhau của thế giới ngoại giáo đã được kết nối, và được bao phủ, như áo choàng nghề nghiệp cơ đốc, và khi chúng ta chuyển qua trạng thái của những người có kiến ​​thức về chân lý và tính chuyên nghiệp cao, tự nhiên có thể khuyến khích chúng ta sự mong đợi của hành động cơ đốc lành mạnh và mạnh mẽ hơn, chúng ta thấy, than ôi!  Trong nhiều--- phải, trong đa số trường hợp - kiến ​​thức đó chỉ là lý thuyết lạnh lẽo, vô hồn, và không có ảnh hưởng... chỉ có tính nghề nghiệp nhưng nông cạn.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

RUTH – TĂNG TRƯỞNG ĐẾN MỨC TRƯỞNG THÀNH--5


 SỰ CHĂM SÓC CỦA CHRIST
TRONG NẾP SỐNG HỘI THÁNH

            Trong chương hai của Ruth, chúng ta được giới thiệu về Boaz, một người kì diệu. Như chúng ta đã thấy, tên Boaz có nghĩa là “trong người ấy có sức lực”. Hơn nữa, Boaz là một người rất giàu có. Cả tên gọi lẫn sự giàu có của ông đều chỉ tỏ rằng Boaz, một hình bóng về Christ, rất phong phú và mạnh mẽ đối với những người biết Ngài là Chúa của họ. Ngài là Đấng Toàn Túc. Sự phong phú của Ngài không dò lường được, và Ngài có thể đáp ứng mọi nhu cầu của chúng ta, miễn là chúng ta tự gắn bó với Ngài. Đức Chúa Trời trở nên sức lực cho mọi người tập trung vào Christ.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

"Vì vậy, chúng tôi đến Rome"


Reading: Rom 1:10-15; 15:22-24,32; Công 19:21; Công 27:, 28:.

"Và vì vậy
chúng tôi đã đến Rome" (Công 28:14).

Một
mục tiêu thuộc đất với ý nghĩa thuộc thiên

Đó không phải là một ý tưởng mới khi cuộc hành trình Phaolô đến Rome có thể được ghi chép như hồ sơ, không chỉ về một cuộc hành trình nhưng đại diện cho các yếu tố thuộc linh có liên quan đến con đường của Đức Chúa Trời với Hội thánh của Ngài trong thời kỳ này, có lẽ đặc biệt là các giai đoạn khi đóng cửa lịch sử Hội thánh trên đất, trong đó cuộc hành trình này đại diện cho giai đoạn cuối cuộc đời của sứ đồ Phaolô. Các lời giải thích khác nhau, nhưng hầu hết trong số đó đều cho con tàu mà Phaolô đi đến Rome là một tiêu biểu của Hội thánh và của sự tan rã cuối cùng của nó vào cuối thời kỳ. Tôi không nhận thấy bản thân mình có thể chấp nhận lối giải thích đó, mặc dù không làm mất lòng tự tin cách hoàn toàn, đâylời giải thích điển hình của cuộc hành trình. Tuy nhiên, chúng ta hãy tiến đến mặt tích cực.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2012

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH --13


  ĐỨC CHÚA TRỜI CHÂN LÝ VÀ TÌNH YÊU CÓ SAI CÁC THẦN NÓI DỐI VÀ TÀ THẦN ĐẾN VỚI CHÚNG TA KHÔNG?


Một trong những phân đoạn gây bối rối nhất cho chúng ta trong Thánh Kinh là ở I Vua 22:1-53 và trong II Sử ký 18:1-34. Trong hai khúc sách này, nhà tiên tri Mi-chê đã được thuật lại là có nói rằng: “Vậy, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va” (I Vua 22:19). Trong cùng câu ấy, ông tiếp tục kể lại thế nào ông đã “thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài và cả cơ binh trên trời đứng chầu Ngài bên hữu và bên tả”.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH--12


  NHỮNG THI THIÊN CẦU TAI HỌA
 
Một phản bác thường được đưa ra chống lại Thánh Kinh là một số câu nói trong điều gọi là “Các Thi thiên cầu hoạ”, hay những Thi thiên dường như chứa đầy những lời nguyền rủa và cầu xin giáng hoạ cho người khác. Nhiều câu như thế đã gây lúng túng cho các Cơ-đốc nhân nhiệt thành từng nghiên cứu cẩn thận lời truyền dạy của Tân ước kinh liên quan đến việc tha thứ cho kẻ thù.

NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG THÁNH KINH -11


TỘI CỦA ĐA-VÍT 

Trong II Sa-mu-ên 11:1-27 chúng ta đọc thấy câu chuyện    một trong những cuộc sa ngã đáng buồn nhất của một người của Đức Chúa Trời không thấy được ghi lại ở một chỗ nào khác trong sử ký, đồng thời chúng ta cũng được đọc phần ký thuật về một trong những tội lỗi đáng phỉ nhổ và nặng nề nhất mà bất cứ một người nào cũng có thể phạm đối với một bạn thân trung thành với mình. Chúng ta đọc thấy thế nào Đa-vít đã phạm tội đối với người tôi tớ tận trung với mình là U-ri, một trong những tội phạm nặng nề nhất mà một người này đã phạm đối với một người khác, và thế nào để che lấp tội lỗi mình, vua ấy đã khiến cho tay mình vấy máu của con người ấy. Sau khi sự việc xảy ra, do lòng nhân từ thương xót lớn lao của Ngài, Đức Chúa Trời đã sai nhà tiên tri của Ngài đến với Đa-vít để công bố với vua rằng “Nhưng vì việc này vua đã gây dịp cho những kẻ thù nghịch Đức Giê-hô-va nói phạm đến Ngài, nên con trai đã sanh cho ngươi hẳn sẽ chết” (II Sa-mu-ên 12:14).

THƯ CUA QUI--31





THƯ 31 

Cháu Wormwood thân mến!

       Đứa cháu bé bỏng đáng thương của Chú!

Thật sai lầm, khi mọi sự hỏng hết, cháu mới đến khóc thút thít, hỏi chú xem những từ thân yêu mà chú vẫn nói với cháu, phải chăng không có ý nghĩa, ngay từ lúc ban đầu? Không có chuyện đó đâu! Cháu hãy yên tâm: tình thương chú dành cho cháu và tình thương cháu dành cho chú giống nhau như đúc. Chú luôn thèm muốn cháu cũng như cháu (thằng ngớ ngẩn đáng thương) luôn thèm muốn chú. Điều khác biệt duy nhất là chú mạnh hơn cháu. Chú nghĩ người ta sẽ giao cháu cho chú hoặc là một phần của cháu, chú có thương cháu không à? Sao lại không? Một miếng ăn ngon miệng đến thế!
      Cháu đã để cho một linh hồn vuột khỏi tay cháu. Những tiếng gào thét đói khát trước sự mất mát này đang vang dội khắp các tầng lầu của Vương quốc ồn ào xuống tận các bậc thềm của ngài. Nghĩ đến đó chú muốn điên lên.

THƯ CUA QUI-- 30


THƯ 30 

Cháu Wormwood thân mến!

Thỉnh thoảng chú tự hỏi không biết cháu có nghĩ là cháu được gửi đến thế gian này để vui chơi thỏa thích không? Không phải qua bản báo cáo thiếu sót khốn khổ của cháu nhưng qua công an Âm phủ chú được biết thái độ cư xử của anh bệnh nhân trong lần bỏ bom đầu tiên đã tệ quá mức tưởng tượng. Khiếp đảm, anh ta tự cho mình là thằng hèn nhát và do đó không thấy chút kiêu ngạo nào, nhưng anh ta đã làm điều những bổn phận anh ta đòi hỏi và còn trội hơn một chút nữa. Trước cái thảm họa đó, tất cả những gì cháu có thể làm để có lợi cho phe ta chỉ là cơn nóng giận đối với con chó đã làm vấp chân anh ta, sự quá độ không đáng kể trong việc hút thuốc và sự xao lãng một lời cầu nguyện. Than thở với chú về những khó khăn của cháu thì có ích gì? Nếu cháu dựa vào quan điểm “công bình” của Kẻ Thù và gợi ý rằng những cơ hội cũng như những ý định của cháu cần được ghi nhận thì chú không thể đảm bảo rằng cháu sẽ không bị kết án là theo tà giáo. Dù gì chăng nữa, cháu sẽ thấy ngay công lý của Địa ngục hoàn toàn thực tế và chỉ quan tâm đến kết quả. Hãy đem đến thức ăn hoặc nếu không chính cháu sẽ là thức ăn.

THƯ CUA QUI--29


Thư 29
 
Cháu Wormwood thân mến

Bây giờ đã chắc chắn rằng bọn Đức sẽ oanh tạc thành phố của anh bệnh nhân và anh ta sẽ công tác giữa chốn hiểm nguy thì chúng ta phải xem xét chiến thuật của mình. Chúng ta sẽ sử dụng sự hèn nhát, hay lòng can đảm với sự tự phụ kèm theo, hay lòng căm thù bọn người Đức?
     Chú nghĩ cố gắng khiến anh ta can đảm là vô ích. Ủy ban nghiên cứu của chúng ta vẫn chưa tìm ra (tuy là sự thành công được mong đợi từng giờ) cách sản sinh ra một đức hạnh. Đây là một trở ngại hết sức nghiêm trọng. Để có thể là một người hết sức xấu xa, người ta cần phải có vài đức hạnh. Attila sẽ làm được gì nếu không có lòng can đảm, hay Shylock, nếu không có sự từ bỏ những ham muốn của xác thịt? Nhưng vì rằng chúng ta không thể cung cấp những phẩm chất đó nên chúng ta đành sử dụng những gì mà Kẻ Thù đã cung cấp và điều này có nghĩa để cho Kẻ Thù có một chỗ đứng trong lòng những kẻ đã hoàn toàn thuộc về chúng ta, nếu không có chuyện đó. Sự dàn xếp không thỏa lòng chút nào, nhưng chú tin tưởng một ngày nào đó, chúng ta sẽ tìm ra cách tốt hơn