Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Lược Giải Sách Thi thiên—30


-
Thơ Đa-vít làm, hát về lễ khánh thành cung điện
1 Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi tôn trọng Ngài, vì Ngài nâng tôi lên,
Không cho phép kẻ thù nghịch vui mừng vì cớ tôi.
2 Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi ôi!
Tôi kêu cầu cùng Chúa, và Chúa chữa lành tôi.
3 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã đem linh hồn tôi khỏi Âm phủ,
Gìn giữ mạng sống tôi, hầu tôi không xuống cái huyệt.
4 Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy hát ngợi khen Ngài,
Cảm tạ sự kỷ niệm thánh của Ngài.
5 Vì sự giận Ngài chỉ trong một lúc,
Lược Giải Sách Thi Thiên --29
-
Tiếng Của Chúa—
-
The voice of Jehovah in the storm.
A Psalm of David.
Ascribe unto Jehovah, O ye [a]sons of the [b]mighty,Ascribe unto Jehovah glory and strength.
2 Ascribe unto Jehovah the glory due unto his name; Worship Jehovah in holy array.

Lược Giải Sách Thi Thiên—28-


-
Thơ Đa-vít làm
1 Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi kêu cầu Ngài; Hỡi hòn Đá tôi, chớ bịt tai cùng tôi; Kẻo nếu Ngài làm thinh với tôi, Tôi phải giống như những kẻ xuống huyệt chăng.
2 Khi tôi giơ tay lên hướng về nơi chí thánh Chúa mà kêu cầu cùng Chúa, Xin hãy nghe tiếng khẩn cầu của tôi.
3 Xin chớ cất tôi đi mất chung với kẻ dữ, Hoặc với kẻ làm ác,
Là những kẻ nói hòa bình cùng người lân cận mình, Song trong lòng lại có gian tà.
4 Xin Chúa hãy phạt chúng nó tùy công việc chúng nó, Theo cư xử gian ác của họ; Hãy phạt chúng nó tùy công việc tay chúng nó đã làm, Báo lại điều gì chúng nó xứng đáng.
5 Vì chúng nó không để ý vào các công việc của Đức Giê-hô-va, Cũng chẳng coi chừng việc tay Ngài làm; Nên Ngài sẽ phá đổ chúng nó, không dựng chúng nó lên đâu.
6 Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va thay! Vì Ngài đã nghe tiếng cầu khẩn của tôi.

Lược Giải Sách Thi Thiên –31




-
Thơ Đa-vít làm. Cho thầy nhạc chánh
1 Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi nương náu mình nơi Ngài;
Hãy làm hòn đá vững chắc cho tôi,
Một đồn lũy để cứu tôi.
4 Xin Chúa gỡ tôi khỏi lưới mà chúng nó gài kín tôi.
Vì Chúa là nơi bảo hộ tôi.
5 Tôi phó thác tâm linh tôi vào tay Chúa:
6 Tôi ghét những kẻ thờ hình tượng hư không;
8 Chúa không nộp tôi vào tay kẻ thù nghịch,
Song đặt chân tôi nơi rộng rãi.
10 Mạng sống tôi tiêu hao vì cớ buồn bực,
Các năm tôi sút kém tại than thở;

Lược Giải Sách Thi Thiên—32-


-
Thơ Đa-vít Làm, để dạy dỗ
1 Phước thay cho người nào được tha sự vi phạm mình,
Được khỏa lấp tội lỗi mình!
2 Phước thay cho người nào Đức Giê-hô-va không kể gian ác cho,
Và trong lòng không có sự giả dối!
3 Khi tôi nín lặng, các xương cốt tôi tiêu tàn,
Và tôi rên siết trọn ngày;
4 Vì ngày và đêm tay Chúa đè nặng trên tôi;
Nước bổ thân tôi tiêu-hao như bởi khô hạn mùa hè.
(Sê-la)
5 Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi;
Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi.
6 Bởi cớ ấy phàm người nhân đức đều cầu nguyện cùng Chúa trong khi có thế gặp Ngài; Quả thật, trong lúc có nước lụt lan ra, thì sẽ chẳng lan đến người.
7 Chúa là nơi ẩn núp tôi; Chúa bảo hộ tôi khỏi sự gian truân; Chúa lấy bài hát giải cứu mà vây phủ tôi.
8 Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi;
Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi.
9 Chớ như con ngựa và con la, là vật vô tri;
Phải dùng hàm khớp và dây cương mới cầm chúng nó được,Bằng chẳng, chúng nó không đến gần ngươi.
10 Kẻ ác có nhiều nỗi đau đớn;
Nhưng người nào tin cậy nơi Đức Giê-hô-va, sự nhân từ vây phủ người ấy.
11 Hỡi người công bình, hãy vui vẻ và hớn hở nơi Đức Giê-hô-va!Ớ các người có lòng ngay thẳng, hãy reo mừng!
-
Thi thiên 32 và 51 là hai thi thiên nổi tiếng của David về việc xưng tội ngoại tình với Bát-sê-ba và việc ông cố ý giết chồng nàng, là kiện tướng U-ri.
Bài thơ nầy là sự xưng tội của tín đồ, nhưng Phao lô trích dẫn hai câu 1 và 2 để nói đến sự tha tội của Chúa ban cho tội nhân mới bắt đầu tin Chúa. Rô ma 4 :7-8--7 "Phước cho kẻ bất pháp được tha thứ, tội lỗi được khoả lấp! Phước cho người mà Chúa chẳng kể tội lỗi cho!"
Bài thơ nầy chép kinh nghiệm khi David giấu tội trong một năm, linh lực ông khô hạn, yếu mỏn. Sau khi thú tội, Chúa hứa tha ông ngay, lòng ông có sự bình an.
Câu: «Quả thật, trong lúc có nước lụt lan ra, thì sẽ chẳng lan đến người »- Câu nầy ngụ ý cuộc binh biến, nổi loạn của Áp-sa-lôm muốn cướp ngôi và tiêu diệt David. Chúa có gìn giữ tính mạnh ông.
Đấy là một gương mẫu về sự xứng tội của  mỗi chúng ta : « Người nào giấu tội lỗi mình sẽ không được may mắn; Nhưng ai xưng nó ra và lìa bỏ nó sẽ được thương xót » (Châm 28 13). Bạn có đang giấu tội mình và  không chịu xưng ra cách đầy đủ chăng ?.
-
Phước cho con được tha vi phạm,
Chúa không kể đến gian ác con,
Ngài che lấp tội con cố ý,
Lòng con không giấu giếm lâu hơn.

Con vào Bát-sê-ba tham muốn,
Cả năm dài tay Chúa trên con,
Xương cốt rã rời trong khô hạn,
Linh lực trong con đã héo mòn.

Con thú tội, nhìn nhận gian ác,
Chúa đã tha tội ác của con,
Lụt binh biến Áp-sa-lôm khởi,
Ẩn núp Ngài tánh mạng an toàn.

Mắt Chúa chỉ cho con đường đúng,
Con không còn làm ngựa và la,
Hàm khớp, dây cương điều khiển chúng,
Lòng mềm mại con nghe Chúa mà.

Trước kia tôi đầy nỗi đau đớn,
Phạm tội rồi cố giấu đi thôi,
Xưng tội xong lòng tôi nhẹ bổng,
Hỡi thánh đồ, vui vẻ với tôi!
Minh Khải—16-4-2016






Lược Giải Sách Thi Thiên—27-


-
1. Nghịch cảnh : c 1-3:
 Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?
--Trong đời sống, David thường đối đầu quân dịch, giặc giã.—là những nghịch cảnh chúng ta vẫn thường gặp. Chúa là đồn lũy mạng sống chúng ta.
2. Nơi nương dựa: c.4-6;
Nhà Chúa hay trại của Ngài tượng trưng hội thánh ngày nay, nơi dẫy đầy lời tôn vinh chúc tụng, tiếng hát thi thiên, nơi ta có thể hô la chúc tụng Ngài.
--Bạn có thấy vinh quang, vẻ đẹp của Chúa nơi đây không, hay thấy vẻ đẹp vinh quang của con người?

Lược Giải Sách Thi Thiên- 23




(Đấng Chăn Chiên Và Người Chủ Nhà)-
-
Thơ Đa-vít làm
1 Đức Giê-hô-va là Đấng chăn giữ tôi; tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì.
2 Ngài khiến tôi an nghỉ nơi đồng cỏ xanh tươi Dẫn tôi đến mé nước bình tịnh.
3 Ngài bổ lại linh hồn tôi, Dẫn tôi vào các lối công bình, vì cớ danh Ngài.
4 Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi: Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi.
5 Chúa dọn bàn cho tôi Trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho đầu tôi, Chén tôi đầy tràn.
6 Quả thật, trọn đời tôi Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-vaCho đến lâu dài.

Lược Giải Sách Thi Thiên – 20-


-
Thơ Đa-vít làm. Cho thầy nhạc chánh
1 Nguyện Đức Giê-hô-va đáp lời ngươi trong ngày gian truân!
Nguyện danh Đức Chúa Trời của Gia-cốp che chở ngươi,
2 Từ nơi thánh sai ơn giúp đỡ ngươi,
Và từ Si-ôn nâng đỡ ngươi!
3 Nguyện Ngài nhớ đến các lễ vật ngươi,
Và nhậm những của lễ thiêu ngươi!
4 Cầu xin Ngài ban cho ngươi điều lòng ngươi ước ao,
Làm thành các điều toan tính của ngươi!
5 Chúng tôi sẽ vui mừng về sự cứu rỗi ngươi,
Và nhân danh Đức Chúa Trời chúng tôi, dựng các ngọn cờ của chúng tôi lên.
Nguyện Đức Giê-hô-va làm thành các điều người sở cầu!
6 Rày tôi biết Đức Giê-hô-va cứu đấng chịu xức dầu của Ngài;
Từ trên trời thánh Ngài sẽ trả lời người,
Nhờ quyền năng cứu rỗi của tay hữu Ngài.
7 Kẻ nầy nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa,
Nhưng chúng tôi nhờ cậy danh Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chúng tôi.
8 Các kẻ ấy bị khòm xuống và sa ngã,
Còn chúng tôi chỗi dậy, và đứng ngay lên.
9 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy cứu!
Nguyện Vua nhậm lời chúng tôi trong ngày chúng tôi kêu cầu.

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 16


HỘI THÁNH VÀ VƯƠNG QUỐC
Kinh Thánh: Mác 4:26-29; Mát.16:16-19; 1 Cô.3:9b; Khải 14:4, 14-16
Trong các bài trước, chúng ta đã nói về Vương Quốc Đức Chúa Trời như được khải thị trong Phúc Âm Mác chương 4. Đặc biệt là chúng ta đã chú ý đến hạt giống Vương Quốc như là yếu tố nội tại của Vương Quốc. Bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục xem xét mối liên hệ giữa Hội Thánh và Vương Quốc.
Hội Thánh và Vương Quốc là những đề tài quan trọng nhất của Kinh Thánh. Nếu đọc kỹ Tân Ước cách đúng đắn, chúng ta sẽ thấy tầm quan trọng của Hội Thánh và Vương Quốc.
Trong Ma-thi-ơ chương 3, ở phần mở đầu Tân Ước, chúng ta có một lời về Vương Quốc. Giăng Báp-tít đến, rao giảng trong đồng vắng xứ Giu-đê, rằng: “các ngươi hãy ăn năn, vì Vương Quốc thiên thượng đã gần đến!” (Mat.3:2). Sự rao giảng của Giăng Báp-tít là khởi đầu cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Sự ăn năn trong lời giảng của Giăng Báp-tít như là mở đầu của cuộc gia tể Tân Ước Đức Chúa Trời, là để có sự xoay lại vì Vương Quốc thiên thượng. Điều này cho thấy cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời tập trung vào Vương Quốc của Ngài.

SÁCH MÁC BÀI 15




CÁC ẨN DỤ VỀ VƯƠNG QUỐC
Kinh Thánh : Mác 4 :1-34
Phúc Âm Mác cho chúng ta một bản ký thuật về các hoạt động của Cứu Chúa- Nô Lệ . Như chúng tôi đã chỉ ra, Phúc Âm này không có ý định ghi lại những lời nói hay sự dạy dỗ của Cứu Chúa- Nô Lệ . Dĩ nhiên, Phúc Âm này cho chúng ta biết rằng Chúa Jesus đã dạy dỗ. Tuy nhiên, Phúc Âm Mác không nhấn mạnh lời nói của Chúa.
Chương 4 được xem như phần xen vào, khác với phần còn lại của Phúc Âm Mác là phần ghi lại về bốn ẩn dụ của Chúa. Trong 4 :1-34 chúng ta không có lời mô tả về hoạt động hay chuyển động của Cứu Chúa- Nô Lệ. Trái lại, trong chương này chúng ta có phần ghi lại sự dạy dỗ của Cứu Chúa-Nô Lệ về Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Chương này, một chương về sự dạy dỗ thì rất quan trọng.
Nếu so sánh chương 4 của Mác với chương 13 của Ma-thi-ơ, chúng ta sẽ thấy Mác chương 4 ngắn hơn Ma-thi-ơ ở chương 13 rất nhiều. Trong Ma-thi-ơ chương 13, chúng ta có bảy ẩn dụ, nhưng trong Mác chương 4 chúng ta chỉ có bốn : ẩn dụ về người gieo giống (cc.1-20), ẩn dụ về cái đèn (cc.21-25), ẩn dụ về hạt giống (cc.26-29), và ẩn dụ về hạt cải (cc.30-34). Trong bốn ẩn dụ này, chỉ có ẩn dụ về cái đèn là không được đề cập trong Ma-thi-ơ chương 13.

SÁCH MÁC BÀI 14


CÁC ẨN DỤ VỀ VƯƠNG QUỐC- 
Kinh Thánh: Mác 4:1-34
Từ “Vương Quốc” chắc chắn chỉ về một sự cai trị nào đó. Nói rằng chúng ta đang thực hành nếp sống Vương Quốc có nghĩa là chúng ta đang ở dưới sự cai trị của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên trong bài này, chúng ta sẽ xem xét Vương Quốc của Đức Chúa Trời từ một quan điểm khác.
HẠT GIỐNG PHÚC ÂM
Chúng ta hãy bắt đầu suy xét về Vương Quốc bằng cách đặt câu hỏi sau đây. Phúc Âm là gì? Chúng ta có thể nói rằng Phúc Âm là một Thân Vị kỳ diệu, một Thần- Nhân tuyệt diệu. Phúc Âm cho chúng ta biết rằng một ngày nọ, chính Đức Chúa Trời đã nhục hóa, là Thần-Nhân. Vào lúc ba mươi tuổi, Ngài đi ra rao giảng Phúc Âm. Như chúng tôi đã nêu ra trong bài trước, Phúc Âm là sự thay thế toàn bộ Cựu Ước vì đó là sự ứng nghiệm các lời hứa, lời tiên tri, các hình bóng và đó cũng là sự cất bỏ Kinh Luật. Khi Đấng Thần-Nhân, là Jesus Christ đến thì Cựu Ước chấm dứt. Chính Đấng ấy là Phúc Âm. Vì vậy, Phúc Âm là Đấng Thần-Nhân kỳ diệu này

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 13



CÁC ẨN DỤ VỀ VƯƠNG QUỐC

Kinh Thánh: Mác 4:1-34
Trong bài này, chúng ta đến chương 4 của Phúc Âm Mác, là một chương trọng yếu về Vương Quốc của Đức Chúa Trời
VƯƠNG QUỐC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
Mặc dầu trong ba phần này chúng ta thấy một cách nhìn trọn vẹn về Phúc Âm nhưng chúng ta không thấy thể yếu nội tại của Phúc Âm. Chúng ta cũng không thấy mục đích của Phúc Âm và kết quả của Phúc Âm trong những phần này của sách Mác. Chúng ta cũng chưa thấy Phúc Âm có mục đích gì. Đây là lý do mà trong chương 4, Phúc Âm này chép về vấn đề Vương Quốc của Đức Chúa Trời
Trong 1:15, chúng ta có lời nói đầu tiên của Chúa Jesus trong sự rao giảng Phúc Âm của Ngài: “Kỳ đã trọn, nước Đức Chúa Trời đã đến gần; các ngươi hãy ăn năn và tin Phúc Âm” Câu này chỉ rõ rằng Phúc Âm là vì vương quốc, và vương quốc này thì không phải là vương quốc loài người hay vương quốc Israel, mà là Vương Quốc Đức Chúa Trời
Vương Quốc Đức Chúa Trời là gì? Định nghĩa Vương Quốc là gì thì không dễ. Để có thể hiểu được Vương Quốc Đức Chúa Trời là gì chúng ta cần xem xét toàn bộ Cựu Ước, vì trong Cựu Ước chúng ta có cái nhìn rõ rằng về Vương Quốc

Luật Về Của Lễ Thiêu



-
Cả đền tạm và các của lễ trong đó là các tiêu biểu của Đấng Christ. Đền tạm ngụ ý Đức Chúa Trời trong Đấng Christ hầu chúng ta có thể tiếp xúc, kinh nghiệm, bước vào, và liên kết với Đức Chúa Trời. Còn các của lễ ngụ ý Đức Chúa Trời trong Đấng Christ cho chúng ta ăn, vui hưởng, và thậm chí tiêu hóa hầu chúng ta có thể hòa quyện với Đức Chúa Trời. Phương cách để vui hưởng Đấng Christ, thực tế của mọi của lễ, là tiếp xúc Ngài và tiếp nhận Ngài như Linh của thực tế.
--Của lễ thiêu tiêu biểu Đấng Christ, không chủ yếu trong việc Ngài cứu chuộc con người khỏi tội lỗi nhưng trong việc Ngài đã sống cuộc đời hoàn hảo cùng tuyệt đối cho Đức Chúa Trời và làm cho Đức Chúa Trời thỏa mãn. Của lễ nầy là thức ăn của Đức Chúa Trời- “ấy là một của lễ thiêu, có mùi thơm dâng cho Đức Giê-hô-va”- Xuất 29:38.
--Lê 1:4-“Người sẽ nhận tay mình trên đầu con sinh, nó sẽ được nhậm thế cho, hầu chuộc tội cho người”. Như tôi đã nói, của lễ thiêu của Đấng Christ nói lên hương thơm cuộc đời tuyệt đối của Ngài cho Đức Chúa Trời. Còn chúng ta không tuyệt đối cho Đức Chúa Trời, như vậy chúng ta có lỗi lầm. Cho nên của lễ thiêu của Đấng Christ tôn vinh Đức Chúa Trời thay cho chúng ta, Ngài đã trở nên “tội lỗi” vì chúng ta để chúng ta được trở nên “sự công nghĩa của Đức Chúa Trời”, và Đức Chúa Trời chấp nhận chúng ta trong Đấng Christ. 2 Cor 5:21-

SÁCH MÁC BÀI 12


Kinh Thánh: Mác 3:22-35
CỘT TRÓI SA-TAN
VÀ CƯỚP NHÀ CỦA HẮN BỞI THÁNH LINH
Theo 3:21, “Những thân thuộc Ngài nghe vậy, bèn ra để bắt Ngài, vì họ nói: Ngài cuồng”. Lời phàn nàn này bày tỏ mối quan tâm thiên nhiên từ những người thân của Cứu Chúa – Nô Lệ đối với Ngài, và điều này đã mở đường cho các Kinh luật gia phỉ báng Ngài. Câu 22 chép: “Còn các Kinh luật gia từ Giê-ru-sa-lem xuống, thì nói rằng: Người bị Bê-ên-xê-bun ám, và rằng: Người nhờ chủ quỉ mà đuổi quỉ”. Đây là một lời phỉ báng được thốt ra bởi sự bày tỏ mối quan hệ tâm thiên nhiên trong câu 21.
Vì người thân của Chúa không hiểu Ngài nên họ nói Ngài cuồng. Lời nói này đã mở cửa cho những Kinh luật gia, những người chống đối, phỉ báng Chúa. Những Kinh luật gia có lẽ  đã nói: “Các ông xem kìa, thậm chí những người thân của ông ấy còn nói ông ấy cuồng. Các ông có biết tại sao ông ấy cuồng không? Ông ấy cuồng vì ông ấy bị quỉ ám, và con quỉ này là Bê-ên-xê-bun, Chúa các quỉ”. Cứu Chúa – Nô Lệ đuổi quỉ, là những làm công gian ác cho vương quốc tối tăm của Sa-tan, nhưng những người chống đối nói Ngài đã làm điều này bởi Chúa quỉ. Thật là một sự quỉ quyệt của kẻ ác, là kẻ xúi giục những người chống đối giác ác nói ra điều này. Họ là những người đồng công với hắn và thậm chí là một với hắn.

SÁCH MÁC BÀI 11


Kinh Thánh: Mác 3:7-35
TRÁNH SỰ LẤN ÉP CỦA ĐÁM ĐÔNG
Trong việc thực hiện chức vụ mà Đức Chúa Trời đã ủy nhiệm, chúng ta sẽ đối diện với các nan đề, sự chống đối và ngăn trở. Có những vấn đề xảy ra do một điều gì đó được thực hiện theo cách thiên nhiên với ý định giúp đỡ chúng ta. Chúa đã đối diện với loại ngăn trở này trong chức vụ của Ngài. Khi đang thi hành chức vụ phục vụ Phúc Âm, Chúa đã gặp các nan đề.
Trong 3:7-12, chúng ta có nan đề đám đông lấn ép Ngài. Câu 7 chép rằng quần chúng rất đông theo Ngài và các môn đồ, còn trong câu 8 chúng ta thấy “có quần chúng đông, nghe việc cả thể Ngài làm, thì kéo đến cùng Ngài”. Đoàn dân đông tụ họp quanh Ngài vì họ nghe những gì Ngài đang làm. Đám đông này là một ngăn trở đối với chức vụ của Chúa.
Nhiều thầy giảng và nhà truyền giáo ngày nay thích có đám đông. Tuy nhiên, đám đông không có ích cho chức vụ sự sống thật. Trái lại, hầu như đám đông, quần chúng có thể giúp chúng ta có một phong trào nhưng không có ích cho chức vụ trong sự sống.

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 10


Kinh Thánh: Mác 2:23-3:6

QUAN TÂM ĐẾN CƠN ĐÓI
CỦA CÁC MÔN ĐỒ HƠN LÀ QUI ĐỊNH TÔN GIÁO
Mác 2:23 chép: “Nhằm ngày Sa-bát, xảy khi Jesus đi ngang qua đồng lúa mì; đang đi, môn đồ Ngài bứt bông lúa”. Tôi tin rằng Chúa Jesus cố ý dẫn các môn đồ vào đồng lúa vào ngày Sa-bát. Chắc chắn Ngài biết đó là ngày Sa-bát. Lẽ ra, Ngài không nên quyết định đi ngang qua những cánh đồng vào ngày Sa-bát vì đó là phạm luật về việc giữ ngày Sa-bát. Tuy nhiên Đấng Chăn Chiên, Ngài đã dẫn dắt cả những người theo Ngài là chiên của Ngài vào trong đồng lúa, và những cánh đồng này đã trở nên đồng cỏ của họ. Câu 23 chép rằng “đang đi, môn đồ Ngài bứt bông lúa mì”. Ở đây, chúng ta thấy các môn đồ đang ăn các bông lúa tươi. Nhờ ăn như vậy, họ đỡ đói.
Trong câu 24, “ Người Pha-ri-si bè nói cùng Ngài rằng: Coi kìa, sao họ làm điều không phép làm trong ngày  Sa-bát?” Ngày Sa-bát là để cho người Do Thái nhớ đến Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa (Sáng. 2:2), để giữ dấu hiệu về giao ước của Đức Chúa Trời với họ (Exech. 20:12), và nhớ đến việc Đức Chúa Trời cứu chuộc họ (Phục. 5:15). Vì vậy, vi phạm ngày Sa-bát là vấn đề nghiêm trọng dưới cách nhìn của người Pha-ri-si tôn giáo. Đối với họ, môn đồ của Chúa bứt bông lúa vào ngày Sa-bát là trái luật, không phù hợp Kinh Thánh. Như chúng ta sẽ thấy, người Pha-ri-si không hiểu rõ Kinh Thánh. Theo hiểu biết nông cạn của họ, họ quan tâm đến nghi thức giữ ngày Sa-bát chứ không quan tâm đến cơn đói của người khác. Giữ nghi thức hư không thật ngu dại biết bao!

SÁCH MÁC Bài 8


Kinh thánh: Mác 2:13-17
ĂN VỚI TỘI NHÂN
Kêu Gọi Ma-thi-ơ
Câu 14 chép: “Ngài đi qua, thấy Lê-vi con Anh-phê ngồi tại sở thâu thuế thì bảo người rằng: Hãy theo ta. Người đứng dậy mà theo Ngài”. Sở thâu thuế là nhà thâu thuế, là nơi thâu thuế cho chính quyền La-mã. Lê-vi, còn được gọi là Ma-thi-ơ, là một người thâu thuế, có lẽ là một người ở địa vị cao (Mat.10:3). Những người thâu thuế bị người Do Thái lên án, khinh dể và căm ghét (Lu. 18:11, Mat. 5:46). Hầu hết những người thâu thuế này đều lạm dụng chức quyền, dùng yêu sách để đòi hỏi nhiều hơn mức thuế phải đóng (Lu. 3:12-13; 19:2-8). Đóng thuế cho chính quyền La-mã thì rất cay đắng đối với người Do Thái. Những người tham gia vào thâu thuế ;này đều bị dân chúng khi dể và bị cho là không đáng tôn trọng chút nào (Lu. 18:9-10). Vì vậy, họ bị xếp vào hạng tội nhân (Mác 2:16). Mặc dù Ma-thi-ơ là người thâu thuế nhưng ông đã được Cứu Chúa-Nô Lệ kêu gọi và về sau được chọn và được lập làm một trong mười hai sứ đồ (3:18). Thật là một sự thương xót!
Sự ghi lại việc kêu gọi Ma-thi-ơ thì rất đơn giản. ông là một người thâu thuế, là người bị người Do Thái goi là phản quốc vì đã giúp đỡ đế quốc La-mã. Trong Tân Ước, những người thâu thuế này bị xếp hạng chung với hạng kỵ nữ. Tuy nhiên, một người như Ma-thi-ơ đã được Cứu Chúa-Nô Lệ kêu gọi. Chúa chỉ cần phán với ông “Hãy theo Ta!”. Chúng ta được biết là Ma-thi-ơ đứng dậy và đi theo Ngài. Dựa theo ghi chép ở đây, dường như đây là lần đầu tiên Chúa gặp Ma-thi-ơ. Chắc hẳn là phải có sức hấp dẫn nào đó nơi Chúa, hoặc là trong lờ

SÁCH MÁC BÀI 9




Kinh Thánh: Mác 2:18-3:6

NĂM TỪ THEN CHỐT
Tha Thứ
Chúng ta đã thấy 5 sự kiện được ghi lại trong 2:1-3:6 hình thành một nhóm: Năm trường hợp này là sự tha tội của người bệnh (2:1-12), ăn với tội nhân (2:13-17), làm cho môn đồ Ngài vui mừng mà không phải kiêng ăn (2:18-22), quan tâm đến cơn đói của môn đồ Ngài hơn là qui định tôn giáo (2:23-28), và quan tâm đến việc làm giảm nỗi khổ của con người hơn là nghi thức tôn giáo (3:1-6). Mỗi sự kiện này có thể tóm tắt bằng một từ cụ thể. Từ ngữ tóm tắt sự kiện thứ nhất là tha thứ. Trong 2:1-12, chúng ta có sự kiện Con Người, là Đức Chúa Trời tha thứ, đã nhục hóa trong hình dạng một Nô lệ và tha thứ các tội phạm. Trong 2:5, Chúa Jesus phán với người bại: “Con ơi, tội con đã được tha!”. Khi các Kinh Luật gia nghe điều này, họ lý luận trong lòng rằng: “Người lộng ngôn đó! Ngoài một Đấng là Đức Chúa Trời, ai có thể tha tội được?” (c.7). Cuối cùng, Chúa phán: “Nhưng hầu cho các ngươi biết rằng trên đất Con Người có uy quyền tha tội, thì Ngài phán cùng kẻ bại rằng: Ta bảo ngươi, hãy đứng dậy, xách đệm của ngươi mà đi về nhà ngươi” (cc.10-11). Dù đang mặc lấy hình thể một Nô Lệ nhưng con người vẫn có uy quyền tha tội. Rõ ràng ở đây ngụ ý là Đức Chúa Trời tha-thứ đang hiện diện trong hình thể của Con Người này, một con người Nô Lệ. Do đó, sự kiện thứ nhất trong chuỗi 5 sự kiện này là sự tha thứ.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 7




Kinh Thánh: Mác 2:1-12
MỘT NHÓM GỒM NĂM SỰ KIỆN
Trong 1:14-45, chúng ta đã thấy nội dung của sự phục vụ Phúc Âm bao gồm 5 vấn đề: rao giảng Phúc Âm  (cc.14-20), dạy lẽ thật (cc.21-22), đuổi quỉ (cc.23-28), chữa lành người bệnh (cc.29-39), và tẩy sạch người phung (cc.40-45). Tiếp theo đó trong 2:1-3:6, chúng ta thấy các phương cách được dùng để thực hiện sự phục vụ Phúc Âm. Trong phần này của Phúc Âm Mác, chúng ta có 5 sự kiện: tha thứ các tội phạm của người bệnh (2:1-12), dự tiệc với tội nhân (2:13-17), làm cho những người theo ngài vui vẻ không phải kiêng ăn (2:18-22), quan tâm đến cơn đói của những người theo Ngài hơn là những qui định tôn giáo (2:23-28) và quan tâm đến việc giảm khốn khổ cho con người hơn là nghi thức tôn giáo (3:1-6). Cả 5 trường hợp này hình thành nên một nhóm
Rất khó lập một dàn bài cho Phúc Âm Mác. Trong Phúc Âm này, hết trường hợp này nối tiếp trường hợp kia, không có thứ tự hay sắp xếp rõ ràng. Vì lý do ấy, chúng ta có thể đọc sách Mác nhiều lần mà vẫn không thể lập dàn bài cho sách này hay lập bố cục cho sách này. Nhưng bởi sự thương xót của Chúa, tôi tin rằng chúng ta có được một dàn bài hữu ích, một dàn bài giúp chúng ta bước vào tất cả các phần của Phúc Âm này. Dựa theo dàn bài này, chương 1 trình bày nội dung đầy đủ của Phúc Âm. Rồi trong chương 2 và phần đầu của chương 3, chúng ta thấy cách Chúa thực hiện Phúc Âm phong phú này của Ngài.

SÁCH MÁC BÀI 6

Kinh Thánh: Mác 1:14-45
DẠY LẼ THẬT
Mác 1:21-22 chép: “Đoạn, Jesus và môn đồ vào Ca-bê-na-um. Nhằm ngày Sa-bát, Ngài liền vào nhà hội mà dạy dỗ. Chúng đều kinh ngạc về sự dạy dỗ của Ngài, vì Ngài dạy họ cách có uy quyền, chớ chẳng phải như các Kinh luật gia đâu”. Câu 21 nói đến nhà hội. Nhà hội là nơi nhóm họp mà người Do Thái đọc và học Kinh Thánh (Lu.4:16-17, Công.13:14-15)
Trong nhà hội, Chúa Jeus dạy dỗ dân chúng bằng uy quyền. Việc con người sa vào tội đã cắt đứt mối tương giao của họ với Đức Chúa Trời. Hậu quả là con người trở nên ngu dại về sự nhận biết Đức Chúa Trời. Sự ngu dại thể ấy trước nhất đem đến sự tối tăm rồi đến sự chết. Cứu Chúa – Nô Lệ là sự sáng của thế giới (Gi.8:12;9:5) đã đến Ga-li-lê, là miền đất tối tăm nơi người ta đang ngồi dưới bóng sự chết, và Ngài đến như ánh sáng lớn chiếu sáng trên họ (Mat 4:12-16) Sự dạy dỗ của Ngài giải phóng lời sự sáng để soi sáng những ai đang ở trong tình trạng tối tăm của sự chết hầu cho có thế nhận ánh sáng của sự sống (Gi.1:4). Chúng ta đã thấy điều thứ nhất mà Cứu Chúa – Nô Lệ đã làm trong sự phục sinh của Ngài là rao giảng Phúc Âm. Bây giờ, điều thứ hai mà Nô Lệ  của Đức Chúa Trời là Cứu Chúa – Nô Lệ đối với loài người sa ngã đã làm trong sự phục vụ của Ngài là thực hiện việc giảng dạy như thế (Mác 2:13; 4:1; 6:2, 6, 30, 34; 10:1; 11:17; 12:35; 14:49) để đem con người ra khỏi sự tối tăm thuộc Sa-tan để vào trong sự sáng thần thượng (Công.26:18)

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

SÁCH MÁC BÀI 5

NỘI DUNG SỰ PHỤC VỤ PHÚC ÂM
CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ
(1)
Kinh Thánh: Mác 1:14-15
Nếu tra cứu dàn bài của sách Phúc Âm Mác được in trong Bản Kinh Thánh , anh em sẽ thấy Phúc Âm này gồm 6 phần chính: mở đầu của Phúc Âm và bổ nhiệm Cứu Chúa – Nô Lệ để phục vụ sự cứu chuộc (11:1-14:42); sự chết và phục sinh của Cứu Chúa- Nô Lệ để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời (14:43-16:18); sự thăng thiên của Cứu Chúa – Nô Lệ để Ngài được tôn cao (16:19); và việc Cứu Chúa – Nô Lệ làm lan rộng Phúc Âm cách hoàn vũ qua các môn đồ (16:20). Trong những bài trước, chúng ta đã suy xét sự mở đầu của Phúc Âm và sự bổ nhiệm Cứu Chúa – Nô Lệ. Bài này chúng ta sẽ bắt đầu suy xét chức vụ của Cứu Chúa – Nô Lệ để lan rộng Phúc Âm
Chúng ta đã thấy Cứu Chúa – Nô Lệ được bổ nhiệm vào chức vụ bởi hai bước – bước báp-têm, và bước thử nghiệm. Trong 1:14-10:52, Cứu Chúa – Nô Lệ thực hiện chức vụ mà Ngài đã được bổ nhiệm, một chức vụ để lan rộng Phúc Âm.
Trong bài thứ ba của loạt Nghiên Cứu Sự Sống này, chúng ta đã thấy rằng Phúc Âm là sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri và các hình bóng trong Cựu Ước, và là sự cất bỏ Kinh luật. Cả sự ứng nghiệm các lời hứa, các lời tiên tri và các hình bóng lẫn sự cất bỏ Kinh luật đều là một Thân Vị sống động, tức Jesus Christ. Chính Đấng Christ là sự ứng nghiệm và chính Ngài là sự cất bỏ Kinh luật. Thế thì, khởi đầu Phúc Âm là gì? Khởi đầu Phúc Âm thật ra là việc dẫn đến Thân Vị sống động này. Đối với chúng ta ngày nay, Đấng Christ là mọi sự. Hễ có Ngài, chúng ta có mọi sự. Chúng ta không có các lời hứa – chúng ta có Đấng Christ. Chúng ta không có các lời tiên tri – chúng ta có Đấng Christ. Chúng ta không có các hình bóng – chúng ta có Đấng Christ. Chúng ta không cố gắng giữ Kinh luật vì Đấng Christ ở đây, và chúng ta có Ngài. Trong từ điển thuộc linh của chúng ta, từ ngữ duy nhất là Đấng Christ.