Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2018

Phước Lành Thay Cho Rủa Sả-



Giô-suê 6:26; 2 Vua 2: 19-21; Lu-ca 10: 30-42; Lu-ca 18: 35-43; Lu-ca 19: 1-10
Giê-ri-cô là một thành lũy lớn mà dân Israel đã phải đối đầu ngay sau khi vượt qua sông Giô-đanh. Thành phố này thể hiện sức mạnh của kẻ thù. Giô-suê đã nguyền rủa Giê-ri-cô sau khi thành phố bị phá hủy (Giô-suê 6:26). Nhưng Đức Chúa Trời mang phước lành đến nơi bị rủa sả nầy, như năm phân đoạn Kinh thánh sau đây cho thấy:
--Khi Giê-ri-cô được chinh phục, chúng ta đã thấy ân điển của Đức Chúa Trời: Ra-háp và cả gia đình của bà đều được dung tha trước sự phán xét. Họ kinh nghiệm phước lành của sự cứu rỗi trước sự phán xét tận diệt Giê-ri-cô của Chúa (Giô-suê 2 và 6).

Chiếc Bình Mới-



2 Các Vua 2: 19-22 “Dân cư của Giê-ri-cô nói cùng Ê-li-sê rằng: Chỗ xây cất thành nầy tốt lắm, y như chúa tôi thấy; nhưng nước thì độc và đất thì chai.  Người đáp: Hãy đem cho ta một cái bình mới, và đựng muối ở trong. Chúng đem bình đến cho người.  Người bèn đi đến nguồn nước, đổ muối xuống nước, mà nói rằng: Đức Giê-hô-va phán như vầy: Ta đã chữa lành cho nước nầy, tự nó sẽ chẳng còn gây ra sự chết, hoặc sự nân nữa.  Vậy, theo lời của Ê-li-sê phán ra, nước được chữa lành còn đến ngày nay”.
Giê-ri-cô có một vị trí tốt, nhưng thiếu nước ngọt và trái cây tốt. Đó không phải là một bức tranh nổi bật về trái đất này sao? Một mặt, nó đẹp khi ta nghĩ về núi non, sông biển, đồng bằng.. nhưng mặt khác, cư dân của trái đất này thiếu sự tươi mới và niềm vui đích thực cũng như trái cây thật sự. Giê-ri-cô, giống như trái đất này, là một nơi bị nguyền rủa (Giô-suê 6:26 và Sáng thế Ký 3:17) - và đó là lý do tại sao có sự thiếu sót nổi bật được cư dân cảm nhận.

Mên-chi-xê-đéc-



Sáng thế ký 14: 17-24; Hê-bơ-rơ 7: 1-17
Có điều gì đó bí ẩn trong cuộc gặp gỡ giữa Áp-ra-ham và Mên-chi-xê-đéc trong thung lũng. Áp-ra-ham thắng các vị vua và cùng đoàn người chiến thắng trở về. Ông ta đã săn lùng khu vực Đa-mách. Khi trở về Mam-rê, ông đi qua Sa-lem (nay là Jerusalem) thì đột nhiên có một người đến gặp ông đem theo bánh mì,  rượu nho và chú phước cho ông. Ngay lập tức Áp-ra-ham nhận ra rằng mình đang giao tiếp với một nhân vật cao hơn nên ông dâng cho người ấy một phần mười của cướp.
Mên-chi-xê-đéc này là ai, tại sao đột nhiên ông xuất hiện ở đây, mối quan tâm của ông là gì và cuộc gặp gỡ này mang lại điều gì trong lòng Áp-ra-ham? Sau đây, nhờ ân điển Chúa, chúng ta giải đáp những câu hỏi này một chút.

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Ai Trả Tiền Mua Ruộng Thợ Gốm?



Xa-cha-ri 11: 12-13; Công vụ 1:18; Ma thi ơ 27: 5-7.
Giu-đa Ích-ca-ri-ốt đã nộp Chúa cho các nhà lãnh đạo tôn giáo ở Israel để lấy ba mươi miếng bạc. Khi bị lương tâm của mình đánh đập, anh ta mang trả lại tiền công bất nghĩa của kẻ phản bội cho các thầy tế lễ cao cấp và những trưởng lão. Từ số tiền máu này, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã mua cánh đồng của một người thợ gốm, và  đã được sử dụng miếng ruộng như một nơi chôn cất cho người nước ngoài.
Ai sở hữu số tiền này? Đáng chú ý là kinh thánh đưa ra ba câu trả lời khác nhau. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Thanh Gươm Ngủ-



Xa-cha-ri 11:17;  13:7, “Khốn thay cho kẻ chăn vô ích bỏ bầy mình! Gươm sẽ ở trên cánh tay nó, và trên con mắt hữu nó; cánh tay nó sẽ khô cả, và con mắt hữu nó sẽ mù cả.--Đức Giê-hô-va vạn quân phán rằng: Hỡi gươm, hãy thức dậy nghịch cùng kẻ chăn của ta, và nghịch cùng người làm bạn hữu ta; hãy đánh kẻ chăn, cho những chiên tản lạc; và ta sẽ trở tay lại trên những con nhỏ”.
-

Cỏ Héo Trên Mái Nhà-



Xa-cha-ri 2: 8; Thi thiên 2-
Thi thiên 129:6-7 “ Nguyện chúng như cỏ trên mái nhà Khô héo trước khi bị nhổ đi; Người gặt nắm không đầy tay mình, Kẻ bó lúa không gom đầy một ôm”.
Tác giả thi thiên 129 nói về kẻ thù của ông,“Từ khi tôi còn thơ ấu, chúng thường áp bức tôi” Bây giờ, Y-sơ-ra-ên hãy nói: “Từ khi tôi còn thơ ấu, chúng thường áp bức tôi, Nhưng không thắng tôi được”.
Lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên là một loạt các phiền não và đấu tranh. Nó bắt đầu với sự đàn áp ở Ai Cập, vào khoảng 3500 năm trước. Sau khi rời khỏi đất nước này, có cuộc chiến ở sa mạc và sau đó ở vùng đất hứa. Một lần nữa và tiếp tục nhiều lần nữa có những kẻ thù mới hơn đàn áp tuyển dân nầy. Cuối cùng, họ bị lưu vong đến A-si-ri (I-rắc) và Ba-by-lôn. Sau đó trong cuộc hồi hương, một phần dân sót ít oi trở về Giê-ru-sa-lem, mọi thứ không có gì tốt hơn.

Xu Hướng Suy Thoái Trong Hôn Nhân?



Sáng thế ký 38: 2, 6 “Tại đó, Giu-đa thấy con gái của một người Ca-na-an, tên là Su-a, bèn cưới làm vợ, và ăn ở cùng nàng.  Giu-đa cưới cho Ê-rơ, con trưởng nam, một người vợ, tên là Ta-ma”.
Áp-ra-ham rất nghiêm túc về hôn nhân của con trai ông khi Y-sác cưới một người vợ (Sáng thế ký 24). Ông không để cho con mình cơ hội tư tiện nào cả. Y-sác  hành động tương tự với con trai Gia-cốp, mặc dù có lẽ ông không quá quyết định (Sáng thế ký 28). Tuy nhiên, với Gia-cốp, chúng ta không thấy mối quan tâm này trong quan điểm về hôn nhân cho con trai mình. Khi con trai ông là Giu-đa lấy một người vợ từ xứ Ca-na-an, không có sự phản đối nào được báo cáo từ cha của ông (Sáng.  38: 2). Bản thân Giu-đa đi xa hơn nữa: ông đã cưới cho con trai mình một phụ nữ Ca-na-an (Sáng. 38: 6). Há chúng ta không thể nói rằng có một xu hướng suy thoái trong vấn đề hôn nhân hay sao? Thế hệ tiếp theo sau không hành động chính xác như tổ phụ.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

-Thông Điệp Của Các Vì Sao-



Giê 33 :22; Ê-sai 55: 5-9; Thi thiên 8 : ;19 : ; 147 :3-6
"Sidereus nunicus" - "Thông điệp của các vì sao" - đó là những gì Galileo Galilei (1564-1642) đặt tên cho tác phẩm của mình, mà ông viết vào năm 1610. Sau khi kính thiên văn được phát triển năm 1608, ông đã có thể nhìn thấy hơn 30.000 ngôi sao - Có thể nhìn thấy nhiều sao gấp 10 lần so với mắt thường ở bán cầu (bầu trời bán cầu).
Những phát triển lớn hơn nữa về viễn vọng kính cuối cùng đã đạt được trong thế kỷ 19 bởi nhà thiên văn học người Đức F.W.A. Argelander (1799-1875) trong cái gọi là "khảo sát Bonn" (1852-1859), họ đếm được 324,198 ngôi sao. Ngày nay, với kính thiên văn lớn nhất, có thể xác định được ba tỉ ngôi sao trên mỗi bán cầu.

Ba Mối Nguy Hiểm Khác Nhau Cho Tín Đồ-



Rô-ma 6; Cô-lô-se 3; Ê-phê-sô 2.
Chúng ta, những Cơ Đốc nhân đã chết với Đấng Christ, sống lại cùng với Đấng Christ, được dấy lên và ngồi ở những nơi trên trời. Chúng ta diễn tả theo ba bức tranh, băng qua Biển Đỏ, băng qua sông Giô-đanh và đang ở trong đất hứa. Nhưng cũng giống như dân Y-sơ-ra-ên trên đất có nguy cơ không nhận ra điều Đức Chúa Trời đã ban cho họ, thì dân Cơ Đốc Giáo của chúng ta ngày nay cũng như vậy.
1/--Khi  dân Y-sơ-ra-ên đã xong cuộc hành trình qua Biển Đỏ và sống ở trong vùng hoang dã, có những người khao khát trở về Ai Cập và thậm chí muốn quay trở lại đó (Dân. 11:5,18: 14:3.4). Đức Chúa Trời đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ- và bây giờ họ lại muốn trở về cuộc sống tù đày đó. Chúng ta đã được giải phóng khỏi quyền lực của Sa-tan và tội lỗi, đuợc thoát ra khỏi trong thời điểm hiện tại, nhưng điều đó có thể xảy ra sau một thời gian khi chúng ta sẽ bắt đầu lại vui chơi, say sưa trong tội lỗi (Rô 6). Sự nguy hiểm ở đây là sự ham muốn của xác thịt.

Bốn Gợi Ý Cho Sự Cầu Nguyện-



Cô-lô-se  4:2-3 “Hãy cứ bền đỗ trong sự cầu nguyện, lấy sự cảm tạ mà thức canh trong việc ấy. Cũng hãy cầu nguyện cho chúng tôi, xin Đức Chúa Trời mở cho chúng tôi một cửa truyền đạo, để giảng lẽ mầu nhiệm của Đấng Christ, cũng vì lẽ đó mà tôi bị xiềng xích”,
Hai câu này giải quyết bốn điểm quan trọng mà chúng ta thường bỏ qua khi cầu nguyện:
--Chúng ta nên bền bĩ trong lời cầu nguyện. Thật không may, chúng ta thường rất chậm trễ cầu nguyện mà khi cầu nguyện lại kết thúc rất nhanh chóng. Cường độ yêu cầu của chúng ta trong lời cầu nguyện nghe rất nhanh, không bền bĩ.
--Chúng ta nên tỉnh thức trong kh cầu nguyện. Sự xao lãng hạn chế hiệu quả những lời cầu nguyện của chúng ta. Suy nghĩ của chúng ta đi lang thang cách nhanh chóng trong khi cầu nguyện.
--Chúng ta nên cảm ơn Chúa. Đó cũng là một điểm đau nhức. Thường khi, trước tiên chúng ta cầu xin Chúa giúp đỡ, và khi có kết quả, chúng ta không nói lên được một "cảm ơn" nào trên môi miệng.
--Chúng ta nên cầu nguyện cho người khác. Bản ngã chúng ta cũng lộ rõ  trong lời cầu nguyện của mình. Chúng ta nhiệt tình cầu nguyện cho bản thân và gia đình mình, nhưng thường quên những người không thân thiết với chúng ta.
Hãy ghi bốn gợi ý này vào tấm lòng của bạn!

Ê-hút Thuận Tay Trái-



Các Quan xét 3: 15-22, “Dân Y-sơ-ra-ên bị phục dịch Éc-lôn, vua Mô-áp, trong mười tám năm.  Đức Giê-hô-va dấy lên cho chúng một đấng giải cứu, là Ê-hút, con trai Ghê-ra, thuộc về chi phái Bên-gia-min, là người có tật thuận tay tả.  Ê-hút tự làm lấy một cây gươm hai lưỡi, dài một thước, và đeo theo trong áo mình nơi háng hữu. Vua Mô-áp, là một người rất mập. Bấy giờ, vua đương ngồi một mình nơi lầu mát; Ê-hút đến gần mà nói rằng: Tôi có một lời của Đức Chúa Trời tâu lại với vua. Éc-lôn vừa đứng dậy khỏi ngai; Ê-hút bèn giơ tay tả ra rút gươm đeo ở phía hữu, mà đâm người nơi bụng. Cán gươm cũng

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Kính Sợ Chúa-



“Trong vòng các ngươi nào có ai kính sợ Đức Giê-hô-va, và nghe tiếng của tôi tớ Ngài ?" (Ê-sai 50:10) Đó là câu hỏi quan trọng. Chúng ta có sợ Đức Chúa Trời không? Nhiều Cơ Đốc nhân nói rằng họ yêu mến Đức Chúa Trời. Thật dễ dàng nói như vậy. Nhưng nhiều tín đồ không thể nói rằng họ kính sợ Chúa. Nhưng Lời của Đức Chúa Trời cho chúng ta thấy sự kính sợ của Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan (xem Thi-thiên 111: 10; Châm-ngôn 1: 7; 9:10). Nhiều Cơ Đốc nhân chúng ta không kính sợ Đức Chúa Trời, vì vậy chúng ta không làm những gì Ngài nói. Đó là một vấn đề.
Trong Ê-sai 11, chúng ta thấy Linh tuyệt vời của Chúa đang ngự trên Jêsus Christ. Tư cách quan trọng nhất của Linh này là sự kính sợ Chúa. Chúa rất hài lòng với điều đó. Thật không may, chúng ta không đánh giá cao điểm này thật nhiều. Nhưng chúng ta cần kính sợ Ngài.
Đức tính nầy làm cho chúng ta khỏe mạnh. Sự kính sợ Chúa thường khiến tôi không làm những điều vô nghĩa. Đức Chúa Trời của chúng ta là một Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa. Thường thường chúng ta sợ loài người và sợ điều họ nói nhiều hơn sợ Chúa. Chúng ta cũng làm rất nhiều điều để làm hài lòng mọi người. Nhưng chúng ta không sợ Chúa. Há không phải Chúa nói, "Song ta chỉ cho các ngươi biết phải sợ ai: phải sợ Đấng sau khi giết rồi, lại có quyền bính bỏ vào địa ngục; phải, ta nói cùng các ngươi, hãy sợ Đấng ấy" hay sao (Lu-ca 12: 5). Chúng ta nên kính sợ Chúa, không phải sợ những người giết người nhưng không thể làm gì sau đó. Chúa sẽ phán xét tất cả mọi người sau khi chết và cuối cùng ném chúng vào hồ lửa mãi mãi (xin xem Khải 20:15). Ngài phải được tất cả mọi người sợ đến!
Ê-sai 51: 7b nói, "Chớ e người ta chê bai, đừng sợ họ nhiếc móc" Chúa đã ban cho chúng ta nhiều lời khuyên thực tiễn qua Ê-sai. Ngài là cố vấn và chúng ta phải chú tâm những chỉ dẫn của Ngài: “Trong vòng các ngươi nào có ai kính sợ Đức Giê-hô-va, và nghe tiếng của tôi tớ Ngài?"  (Ê-sai 50:10) Đó là, chúng ta phải nghe tiếng nói của Chúa, tiếng nói của đầy tớ Đức Chúa Trời.
"Hôm nay, Đức Chúa Trời phán trong Con Ngài, và ngày nay Con là Thánh Linh ngự trong chúng ta. Ngài nói với chúng ta, nhưng rồi đến câu hỏi thứ hai:"Kẻ nào đi trong tối tăm và không có sự sáng thì hãy trông cậy danh Đức Giê-hô-va, hãy nương nhờ Đức Chúa Trời mình". Đôi khi chúng ta không có ánh sáng và chúng ta không biết phải làm gì, trong trường hợp đó, chúng ta nên tin cậy vào Danh của Chúa và quay sang Đức Chúa Trời chúng ta, và rồi ánh sáng sẽ đến.
"Kìa,hết thảy các ngươi là kẻ thắp lửa và đốt đuốc vây lấy mình" (Ê-sai 50:11). Bây giờ chúng ta thấy phía bên kia: Đừng chơi với lửa. Điều đó không tốt, bởi vì cuối cùng, Đức Chúa Trời nói, "hãy đi giữa ngọn lửa mình và giữa những đuốc mình đã đốt! Ấy là sự tay ta đã làm cho các ngươi, các ngươi sẽ nằm trong sự buồn bực!" Trong nếp sống hội thánh, chúng ta học cách không thắp sáng ngọn lửa giả tạo, bởi vì cuối cùng mọi thứ đều cháy. Vì vậy, ở đây chúng ta thấy  chúng ta phải sợ Chúa. Thi Thiên 147: 11 cho chúng ta thấy điều này rất rõ ràng: "Chúa đẹp lòng người kính sợ Ngài, Và kẻ trông đợi sự nhân từ của Ngài". Chúng ta là một trong những người làm theo ý muốn của Ngài không? Chúng ta hãy học cách tin cậy vào danh Chúa và tuân theo Đức Chúa Trời của chúng ta.
Bạn sợ Chúa hay sợ giáo quyền đe dọa mình? Bạn có thấy lửa giả tạo, được nhân tạo trong hội thánh ngày nay không?

Tham Lam Và Dâm Dục-



Cô-lô-se 3: 8-9 Châm ngôn 1:19, Châm ngôn 7:26, 27.
Ê-phê-sô 5: 3, 12, 13 - Vì anh em biết rõ ràng điều nầy: vô luận kẻ gian dâm, kẻ ô uế, kẻ tham lam, là kẻ thờ hình tượng, đều không có cơ nghiệp gì trong nước của Đấng Christ và của Đức Chúa Trời .
Tội gian dâm và tham lam thường được đề cập chung với nhau trong Kinh Thánh và cũng bị lên án mạnh mẽ. Bản ngã nằm ở đằng sau cả hai tội lỗi, đó là ham muốn thái quá cái gì đó không thuộc về mình.
Sự gian dâm và tham lam là những tội lỗi đặc biệt sống trong tư tưởng và xảy ra cách bí mật hơn. Đó là những gì làm cho chúng trở nên rất nguy hiểm. Lời những người khác chỉ có thể khuyên chúng ta ở đây, điều này đơn giản và rất hạn chế .Hê-bơ-rơ 12:16- “kẻo có ai gian dâm hoặc phàm tục như Ê sau, chỉ vì một món ăn mà bán quyền trưởng nam chăng”.

Năm Hợp Danh Của Đức Chúa Trời-



Sáng thế ký 22:14; Xuất hành 15:26; Xuất 17:15; Thẩm phán 6:24; Thi thiên 23: 1; Giê-rê-mi 23: 6; Ê-xê-chi-ên 48:25
Trong Cựu Ước, chúng ta thấy có năm điều đã được năm hợp danh của Đức Gia-vê bày tỏ --
-Gia-vê Di-rê, Sáng thế ký 22:14: Đức Giê-hô-va thấy trước (dự bị). Đó là một chỗ, núi Mô-ri-a.
-Gia-vê Ni-si, Xuất hành 17:15: Đức Giê-hô-va, cờ xí của tôi. Đó là một bàn thờ.
-Gia-vê Sa-lam, Thẩm phán 6:24: Đức Giê-hô-va  hòa bình. Đó là một bàn thờ.
-Gia-vê Xít-kơ-nu, Giê-rê-mi 33:16: Đức Giê-hô-va  sự công bình của chúng ta. Đó là một thành phố.
-Gia-vê Sam-ma, Ê-xê-chi-ên 48:35: Đức Giê-hô-va  ở đây. Đó là một thành phố.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Hai Người Có Tên Sau-lơ-



1 Sa-mu-ên 26:21, “Sau-lơ nói: Ta có phạm tội; hỡi Đa-vít, con ta, hãy trở lại! ..Thật, ta đã làm điên cuồng, phạm một lỗi rất trọng”.
Ga-la-ti 1 :13-14 – “Vả, anh em đã nghe về cách ăn ở của tôi trong giáo Do-thái trước kia, thể nào tôi bắt bớ Hội thánh của Đức Chúa Trời quá chừng và làm tàn hại đến điều tôi tấn bộ trong giáo Do-thái hơn nhiều người đồng tuổi và đồng tộc với tôi, vì tôi sốt sắng quá đỗi về di truyền của tổ phụ tôi”.
Kinh Thánh kể cho chúng ta hai câu chuyện cuộc sống tương phản nổi bật của hai người đàn ông, mà cả hai đều có tên là Sau-lơ. Trong Cựu Ước, chúng ta có Sau-lơ Ghi-bê-a, người đã trở thành vị vua đầu tiên trên Y-sơ-ra-ên, và trong Tân Ước, chúng ta tìm thấy Sau-lơ của Tạt-sơ, sau này là sứ đồ Phao-lô. Cả hai đều là những người nổi bật: một người có ngoại hình ấn tượng vì chiều cao của ông ấy; người kia có thể chất yếu nhưng mạnh mẽ và có năng lực lớn trong tâm trí của mình.

Cân Đối-



Châm Ngôn 8:20 “Ta đi trong con đường công bình, Giữa các lối ngay thẳng”.
Là những tín đồ, chúng ta nên được cân bằng. Sự khôn ngoan đi và dẫn dắt cách ngay thẳng giữa sự công bình của luật pháp (Châm ngôn 8:20). Chúng ta không chỉ nên biết lẽ thật của Kinh Thánh, nhưng cũng nên xem xét tất cả chúng cách cần bằng trong đời sống đức tin của mình. Có nghĩa chúng ta nhận thức được những thất bại và điểm yếu của mình và chúng ta có thể được lời của Đức Chúa Trời sửa sai trong khu vực này.

Đường Lối Của Đức Chúa Trời-



Xuất hành 33: 18-23 “Môi-se thưa rằng: Tôi xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài!  Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ làm cho các sự nhân từ ta phát ra trước mặt ngươi; ta hô danh Giê-hô-va trước mặt ngươi; làm ơn cho ai ta muốn làm ơn, và thương xót ai ta muốn thương xót.  Ngài lại phán rằng: Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt ta, vì không ai thấy mặt ta mà còn sống.  Đức Giê-hô-va lại phán: Đây có một chỗ gần ta, ngươi hãy đứng trên hòn đá;  khi sự vinh hiển ta đi ngang qua, ta sẽ để ngươi trong bộng đá, lấy tay ta che ngươi, cho đến chừng nào ta đã đi qua rồi.  Ta sẽ rút tay lại, và ngươi thấy phía sau ta; nhưng thấy mặt ta chẳng được”.
Thi thiên 42: 6 “Đức Chúa Trời tôi ôi! Linh hồn tôi bị sờn ngã trong mình tôi;
Nên từ xứ Giô-đanh, Từ núi Hẹt-môn, và từ gò Mít-sê-a, tôi nhớ đến Chúa”.
Martin Luther đã từng nói "những đường lối của Đức Chúa Trời giống như một cuốn sách chữ Hê-bơ-rơ mà chỉ có thể được đọc từ phía sau ra phía trước". Và điều đó cũng thường tương ứng với trải nghiệm của chúng ta. Khi chúng ta gặp rắc rối, chúng ta thường không hiểu ý nghĩa. Nhưng biết bao nhiêu lần chúng ta suy nghĩ và  nhìn lại, chúng at chợt hiểu: "Vâng, Chúa đã làm điều đó đúng và tốt cho tôi."
Khi Môi-se cầu xin với Đức Chúa Trời , "xin Ngài cho tôi xem sự vinh hiển của Ngài!" Đức Chúa Trời cho phép ông nhìn thấy Ngài từ “phía sau" khi vinh quang của Ngài đã đi qua (Xuất 33: 18-23). Ông H.L Heijkoop viết: "Liệu một người có thể hiểu được sự khôn ngoan tuyệt vời của Đức Chúa Trời và những phương cách tuyệt diệu của Đức Chúa Trời trước khi Đức Chúa Trời đã qua rồi không? Không, điều đó không thể được. ... Người ta không thể hiểu được con đường của Đức Chúa Trời mà Ngài đã đi qua. Nhưng khi Ngài đã đi qua trên con đường của mình rồi,  và bạn thấy nó bằng đôi mắt, thế thì bạn chỉ có thể ngạc nhiên và ngưỡng mộ vinh quang của con đường này mà thôi".
Chúng ta có muốn tin tưởng cách mới mẻ rằng Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ cho chúng ta thấy vinh quang của những đường lối của Ngài có với chúng ta, ngay cả khi những lối đi ấy không có ý nghĩa gì với chúng ta ngày nay chăng? Hãy đồng thanh với các thầy tế lễ, "Đức Chúa Trời tôi ôi! Linh hồn tôi bị sờn ngã trong mình tôi; Nên từ xứ Giô-đanh, Từ núi Hẹt-môn, và từ gò Mít-sê-a, tôi nhớ đến Chúa " (Thi thiên 42: 6)?

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2018

Giô-sép được bán xuống Ai Cập-



Các anh em Giô-sép nhìn thấy một đoàn con buôn người Ích-ma-ên trên đường xuống Ai Cập. Đột nhiên Giu-đa nảy ra ý tưởng bán em trai minh. Rõ ràng, Ru-bên vắng mặt một lúc. Giu-đa nói bằng ngôn ngữ đạo đức giả: "Hè! Hãy đem bán nó cho dân Ích-ma-ên và đừng tra tay vào mình nó; vì nó là em, là cốt nhục của chúng ta"(Sáng 37:27). Vì bán em mình làm nô lệ chẳng khác gì giết em mình chết dần mà thôi.
Hai nghìn năm sau, sẽ có một Giu-đa khác, một con phản đồ, ham tiền đã "bán" một người bằng ba mươi miếng bạc (Ma-thi-ơ 26:15). Tội bán người sẽ bị luật Chúa trừng phạt bằng án tử hình (Xuất 21:16).
Cuộc thương lượng ngắn ngủi: 30, 25 miếng bạc. Không! Họ đồng ý: 20 đồng bạc. Thỏa thuận xong, số tiền được trả. Giô-sép được bàn giao. Chúng mặc gì cho chàng thay vì áo dài nhiều màu sắc?
Sau đó, Ru-bên đến bên hố. Đây là gì? Giô-sép không còn ở đó nữa. Anh đến quá trễ! Ru-bên rơi nước mắt trên áo của em mình, thể hiện một cảm xúc sâu sắc. Tội nghiệp cho Ru-bên! Chúng ta tìm hiểu thêm về anh ta từ “phước lành” của Gia-cốp chúc cho Ru-bên trong Sáng-thế Ký 49: 3-4: “Hỡi Ru-bên! Con là trưởng nam của cha, Sức lực cha, và đầu tiên sự mạnh mẽ cha; Vốn có sự tôn trọng và quyền năng tột đỉnh. Con sôi trào như nước, nên sẽ chẳng phần hơn ai!
Vì con đã lên giường cha Con lên giường cha bèn làm ô làm dơ đó!". Ru-bên đã phạm một tội lỗi khủng khiếp, được báo cáo cho chúng ta trong Sáng 35:22.
Ru-bên không có năng quyền đạo đức để công khai bênh vực Giô-sép, mặc dù anh muốn giúp em mình. Anh ta không thể giựt Giô-sép lại. Anh trở thành người đồng lõa với các em trong vụ bán Giô-sép. Thật bi thảm khi muốn làm một cái gì đó, nhưng không có sức mạnh để làm điều đó! "Sợ hãi con người là một cạm bẫy" (Châm ngôn 29:25).

Viết Cho Đời Mình Một Câu Chuyện!



Lu-ca 6:27, ““Nhưng Ta nói cùng các ngươi, là kẻ nghe: Hãy thương yêu kẻ thù nghịch mình, làm lành cho kẻ ghen ghét mình”
Một người lính mộ đạo quỳ xuống trong trại lính phía trước giường ngủ và cầu nguyện trong một thời gian dài. Khi một đồng đội không tin, người thường xuyên chế nhạo tín hữu nầy, bước vào phòng, người lính vẫn tiếp tục cầu nguyện một cách vô tư, không mỏi mệt.
Người ngoại đạo cởi giầy ướt của minh ra rồi đổ nước và bùn trên người Cơ Đốc nhân đang quỳ đó. Tuy nhiên, anh không để điều đó phá phách mình và cứ tiếp tục cầu nguyện nhẹ nhàng khiêm nhường.
Sáng hôm sau, người nhạo báng tìm thấy đôi giày của mình được rửa sạch sẽ gọn gàng để trước giường. Đó là câu trả lời của Cơ đốc nhân đối với sự xấc xược của anh ấy! Người vô tín không thể tin được. Anh đã bị đảo lộn hoàn toàn và nhờ đó anh được hoán cải cho Chúa Giêsu  cùng ngày.
Những câu chuyện như vậy làm cho chúng ta hạnh phúc và chúng ta muốn đọc nữa. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều: chúng ta có nhiều cơ hội trong cuộc sống của mình để viết lên những câu chuyện như vậy! Hãy làm cho mình có ân điển để làm như vậy.

Có phải mọi người đều nói tốt về bạn?



-
Lu-ca 6:26 “Khốn thay cho các ngươi, khi mọi người đều nói tốt cho các ngươi! Vì tổ phụ họ cũng đãi các tiên tri giả như vậy”.
Thủ tướng Anh quốc, Winston Churchill, đã viết về người tiền nhiệm của mình, là Stanley Baldwin: "Những ai biết ông ta đều yêu ông ta. Và điều này phải luôn luôn được coi là một tư cách đáng nghi ngờ".
Để làm cho bản thân mình được nổi tiếng và được nồng nhiệt đón nhận thì thường là một nan đề lớn đối với chúng ta là các Cơ Đốc nhân.
Để trở nên tự do, chúng ta cần thấy Đức Chúa Trời nhiều hơn. Và không nên nhìn thấy con người quá nhiều. Nếu chúng ta sống trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ nói điều Ngài vui lòng.
Tuy nhiên, nói sự thật như vậy sẽ không làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng đó không phải là mục tiêu của chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta muốn làm hài lòng mọi người, chúng ta  không phải là đầy tớ của Đấng Christ (Ga-la-ti 1:10).
Chúng ta hãy hết lòng tiếp nhận lời cảnh cáo của Chúa: "Khốn thay cho các ngươi, khi mọi người đều nói tốt cho các ngươi! " (Lu-ca 6:26).
-


Từ ngư dân bắt cá đến ngư dân bắt người-



Lu-ca 5:10 “Jêsus bèn phán cùng Si-môn rằng: “Đừng sợ, từ nay ngươi sẽ lưới người”.
Phi-e-rơ là một ngư dân và đã đánh bắt cá - làm thế nào anh có thể bắt điều gì khác hơn cá. Nhưng Chúa đã kêu gọi anh ta và làm cho anh ta thành một người  đánh bắt người (Lu-ca 5:10).
Có một sự khác biệt lớn giữa hai công việc này: khi cá được đánh bắt, chúng sẽ chết. Khi con người được đánh bắt, họ từ sự chết đến sự sống.
Nhưng cũng có những điểm giống nhau: Phi-e-rơ bắt cá bằng lưới (Lu-ca 5, Giăng 21) và ông cũng bắt được một con cá đơn độc bằng cần câu cá (Ma-thi-ơ 17:27). Và do đó, có thể nói đó là người ta. Trong sách Công-vụ 2, Phi-e-rơ dùng “mạng lưới” lớn: ông giảng cho một đám đông lớn và ba ngàn người đã đến với đức tin. Trong Công-vụ 10, ông dùng cần câu: ông đem phúc âm đến Cọt-nây và dẫn ông ấy đến đức tin.
Chúng ta có đang sử dụng "lưới" không? Chúng ta có quan điểm muốn dùng phúc âm tiếp cận càng nhiều người càng tốt, hay chúng ta đang giới hạn bản thân để chỉ giới thiệu phúc âm cho một vài người gần gũi trên cơ sở thường xuyên? Chúng ta cũng sử dụng cần câu không? Chúng ta có sẵn sàng dành nhiều nỗ lực cho một người để đưa anh ta đến với Chúa, hay chúng ta chỉ tập trung vào những hành động lớn và những hoạt động phước âm vươn tới đám đông?

Cầu nguyện mãnh liệt trước những quyết định quan trọng-



-
"Trong lúc đó Jêsus đi lên núi để cầu nguyện, và cứ cầu nguyện Đức Chúa Trời suốt đêm" (Lu-ca 6:12).
Mỗi người trong chúng ta đến những thời điểm trong cuộc sống, nơi mình phải đưa ra quyết định quan trọng. Với Con Đức Chúa Trời cũng như vậy. Một ngày nọ, Ngài phải đối mặt với quyết định lựa chọn mười hai người trong số các môn đồ của mình để họ sẽ ở với Ngài trong hơn ba năm học hỏi từ Ngài, và làm người mà Ngài sẽ sai đến chức vụ (Mác 3: 13-15).
Jesus, là người phụ thuộc Đức Chúa Trời, nên Ngài không chọn theo cách mọi người chọn lựa. Nếu là chúng ta, chúng ta sẽ chọn Giu-đa Ích-ca-ri-ốr (bao gồm cây thập tự giá cho Chúa) và thậm chí đã cho anh ta làm thủ quỹ chăng? "Jêsus đáp rằng: “Ta há chẳng đã lựa chọn các ngươi có mười hai, mà một trong các ngươi là quỉ ư?” (Giăng 6:70). Nhưng không chỉ vậy: một người khác trong mười hai môn đệ này sẽ phủ nhận Chúa của mình ba lần, và cuối cùng, vào giờ quyết định trong cuộc đời Ngài, tất cả đều bỏ Ngài và phạm tội với Ngài (Ma-thi-ơ 26:31, Giăng 16:32).

Ba Loại Của Lễ Bữa Ăn-



Lê-vi-kí 2: 1-10 “Khi nào ai dâng cho Đức Giê-hô-va một của lễ chay, thì lễ vật người phải bằng bột lọc có chế dầu, và để nhũ hương lên trên.  Người sẽ đem đến cho các con trai A-rôn, tức những thầy tế lễ; thầy tế lễ sẽ lấy một nắm bột lọc chế dầu và hết thảy nhũ hương, đem xông làm kỷ niệm trên bàn thờ; ấy là một của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va  Phần chi trong của lễ chay còn lại sẽ thuộc về A-rôn và các con trai người; ấy là một vật chí thánh trong các của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va.
 Khi nào ngươi dùng vật chi hấp lò làm của lễ chay, thì phải lấy bột mịn làm bánh nhỏ không men nhồi dầu, và bánh tráng không men thoa dầu.  Nếu ngươi dùng vật chiên trong chảo đặng làm của lễ chay, thì phải bằng bột mịn không pha men, nhồi với dầu,  bẻ ra từ miếng và chế dầu trên. Ấy là của lễ chay.  Nếu ngươi dùng vật chiên trong chảo lớn đặng làm của lễ chay, thì phải bằng bột mịn với dầu.