Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

NHỮNG KẺ THÙ MẠNH MẼ NHẤT ĐƯỢC DÀNH CHO CHO CUỘC XUNG ĐỘT CUỐI CÙNG-


 David đã làm nên danh tiếng của mình với việc đánh bại một người khổng lồ là Gô-li-át, nhưng ông ta kết thúc chúng nó với cuộc chinh phục bốn người khổng lồ sau nữa. David đã không bỏ cuộc— ông ấy vẫn đang phải đương đầu với những thử thách lớn ở gần cuối đời.

Từ tấm gương của David, chúng ta có thể học được một số bài học.
Đầu tiên, chúng ta phải tiếp tục đón nhận những thử thách trong suốt cuộc đời. Trong sự tự tin của tuổi trẻ, chúng ta có thể can đảm đón nhận tất cả những điều sắp xảy ra. Trong sự rụt rè của tuổi tác, chúng ta có thể nghĩ rằng giá trị lớn hơn là lựa chọn trận chiến của mình một cách cẩn thận và sống để chiến đấu vào một ngày khác. Để chắc chắn, sự khôn ngoan có thể là phần tốt hơn của lòng dũng cảm, nhưng chúng ta không được né tránh cuộc chiến cần một chiến binh. Chúa Giê-su Christ có một nơi dành sẵn cho những người lính có kinh nghiệm, đã được thử thách trong trận chiến, là những người có thể đánh bại kẻ thù mà chúng từng có thể áp đảo những tân binh.
Thứ hai, kinh nghiệm đầu tiên của David trong chiến trường là một người khổng lồ; vì vậy, lần cuối cùng của ông ấy là chống lại những người khổng lồ khác. Điều này cũng tương tự trong cuộc chiến thuộc linh của chúng ta (Ê-phê-sô 6: 13–18). Từ khi chịu báp têm cho đến ngày vào quan tài, chúng ta chiến đấu với kẻ thù lớn của nhân loại là Sa-tan (1 Phi-e-rơ 5:. Phao-lô viết: “Trong mọi điều này, chúng ta chinh phục có thừa nhờ Đấng đã yêu thương chúng ta” (Rô-ma 8:37).
Thứ ba, sự chết như là “con trai của A-nác” (Giô suê 15: 14) cuối cùng của Cơ đốc nhân (1 Cô-rinh-tô 15:26). Anh ta là một kẻ thù không ngừng, không thể ngăn cản, không thể đánh bại. Sự chết theo đuổi chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta bắt đầu chết dần mỗi ngày. Tuy nhiên, trong hai hoặc ba thập kỷ đầu tiên của cuộc đời, chúng ta không bao giờ nhận thấy. Chúng ta có thể tham dự đám tang của ông bà hoặc nghe bài giảng về sự ngắn ngủi của cuộc sống (Thi thiên 90: 10–12), nhưng chúng ta không có liên hệ cá nhân nào của sự chết với bản thân. Chúng ta đang phát triển và thu đạt được— mỗi năm trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn và hấp dẫn hơn về thể chất. Chúng ta đang phát triển năng lực về kỹ năng công việc và sự tự tin trong xã hội.
Thông thường, đôi khi trong thập kỷ thứ ba hoặc thứ tư, chúng ta có cái nhìn thoáng qua đầu tiên về kẻ thù đang theo đuổi chúng ta--sự chết. Anh ấy không còn lùi xa và cũng không ở ẩn như trước nữa. Tiết lộ này có thể đến khi chúng ta mất đi một người bạn lâu năm trong một vụ tai nạn xe hơi hoặc một người trẻ hơn chúng ta, không thể chống chọi lại căn bệnh ung thư của anh ấy. Chúng ta có thể lần đầu tiên ở trong bệnh viện hoặc phải trải qua một lần sợ hãi về sự chết. Con người chúng ta được phản chiếu trong gương có một số sợi tóc bạc hoặc đường viền hay nếp nhăn quanh miệng và mắt trước đó không được chú ý.
Thông thường, trong thập kỷ thứ bảy hoặc thứ tám của chúng ta, sự chết cuối cùng sẽ giáng cho chúng ta một đòn nặng nề (trừ khi Chúa Giê-su tái lâm), nhưng chúng ta tin tưởng vào chiến thắng cuối cùng — chúng ta sẽ vượt qua sự chết để được sống lại trong vinh quang (1 Cô-rinh-tô 15: 54–58 ; Giăng 5: 28–29). Sự chết không thể tách chúng ta khỏi tình yêu của Đấng Christ. Sự chết chỉ đưa Cơ Đốc nhân về nhà (2 Cô-rinh-tô 5: 8; Phi-líp 1: 23–24; 2 Ti-mô-thê 4: 6–8). Phao-lô viết về cái chết của sự chết trong 1 Cô-rinh-tô 15.
Cái chết đã bị giải giáp như thế nào? Làm thế nào mà cái ngòi, cái nọc của nó bị loại bỏ? (1 Cô-rinh-tô 15:57). Đấng Christ đã đánh bại sự chết trong sự phục sinh của Ngài. Vũ khí thực sự duy nhất mà sự chết nắm giữ là một lời buộc tội hợp lệ về tội lỗi của chúng ta đã phạm, mà mình nghĩ là không thể được tha thứ. Đây là lý do tại sao nhiều người sợ chết. Họ sợ hãi sự chết không phải là điều chưa biết; nó là cái đã biết.
Trong thời kỳ này giữa sự phục sinh của Đấng Christ và sự phục sinh của chúng ta, sự chết đã bị tước bỏ vũ khí rồi, nhưng chưa bị tiêu diệt.
Giờ đây, chúng ta không cần sợ sự chết hơn, như cách những người lính đồng minh không cần phải sợ quân đội bị đánh bại của Hitler trong những tuần sau Ngày VE (8/5/1945) nhưng trước khi Hội nghị Hòa bình Paris chính thức chấm dứt các hành động thù địch vào ngày 10/2/1947. Hoặc bất kỳ người Mỹ nào không cần phải sợ người Anh sau Cách mạng 1783 ở Hoa kì. Phải ba tháng sau, khi người Anh phất cờ trắng cho tàu của họ rời bến cảng New York (ngày 25 tháng 11 năm 1783). Khi ấy sự giải giáp vũ khí đảm bảo chiến thắng, nhưng nó đã bị trì hoãn trong mỗi trường hợp.
Có nhiều điều để học hỏi từ David với tư cách ông là một chiến binh già. Hãy tiếp tục đấu tranh. Chiến thắng được đảm bảo.

Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2021

THẤY TRƯỚC SỰ SA-NGÃ CỦA THẾ HỆ TƯƠNG LAI –


 

Không ai biết rõ con cái của mình hơn người cha. Học trò có giỏi bằng thầy của mình đi nữa thì chân tướng của học trò ấy vị thầy đều đã biết rất rõ. Cho nên trước khi qua đời Môi se, vị cha già của dân tộc Israel đã cảnh cáo họ,:

---“Vì ta biết sự dấy loạn của ngươi và sự cứng cổ của ngươi; này, trong khi ta vẫn còn sống với các ngươi hôm nay, các ngươi đã tỏ ra dấy loạn chống Đức GIA-VÊ rồi; thế thì còn hơn bao nhiêu nữa sau cái chết của ta? Vì ta biết rằng sau cái chết của ta, các ngươi sẽ hành động một cách đồi-bại và quay khỏi đường-lối ta đã truyền cho các ngươi; và điều xấu-xa sẽ xảy đến cho các ngươi trong các ngày sau rốt, vì các ngươi sẽ làm điều xấu-xa trong cái nhìn của Đức GIA-VÊ, chọc Ngài giận với việc làm của những bàn tay của các ngươi" (Phục truyền 31:27, 29).

 Quả thật vậy, sau khi Môi-se qua đời dân Israel trong thời Các quan xét, và thời các vua đã bỏ con đường mà ông đã chỉ dẫn. Họ đã làm nhiều điều ác chọc giận Chúa, đã thờ hình tượng đến nổi phải vong quốc vào năm 586 TCN. Sau khi 40 vạn người hồi hương về Jerusalem để Chúa Giê-su có cơ sở giáng sinh, rồi kế đến năm 70 SCN, đền thánh bị phá sập, dân Israel đã bị vong quốc toàm bộ gần 20 thế kỉ qua, mãi năm 1948 họ mới được Chúa cho phục quốc năm 1948. Nhưng lời tiên tri của Môi-se nói trong Phục truyền 28 đều ứng nghiện trên dân Israel trong hai muơi thế kỉ qua. Phục truyền 28 mô tả những khổ cảnh của họ khi bị lưu vong, bị  kẻ thù tàn sát không chỗ dung thân.

--Với các hội thánh giữa  các dân tộc ngoại bang, Phao-lô, vị sứ đồ già dặn trong Chúa cũng cảnh cáo trước con cái của mình như sau:

“Tôi biết rằng sau khi tôi ra đi, sẽ có muông sói dữ tợn xen vào giữa anh em, chẳng dung tha bầy chiên đâu.  Và giữa anh em sẽ có những người nổi lên dùng lời xuyên tạc để lôi cuốn các môn đồ theo họ” ---Công vụ 20: 29-30,

 2 Cô-rinh-tô 11:28, Phao lô nói “mỗi ngày tôi băn khoăn lo lắng cho tất cả các Hội Thánh”, cho nên Phao lô biết rất rõ tình trạng các hội thánh do chúc vụ ông lập lên. Quả thật vậy, ngay khi ông còn sống đó, đã có “Hy-mê-nê và Phi-lết… lạc mất chân lý, dám nói sự sống lại đã xảy ra rồi, mà phá đổ đức tin của một số người” (2 Tim. 2:17-18). Đó là hai con muông sói tiêu biểu dẫn dụ chiên trong bầy đi theo sa tan.

 Như Phao-lô thấy trước, các hội thánh thế kỉ thứ nhất đã trôi giạt dần  đến thế kỉ thứ 6 thì trở thành hội thánh quốc doanh, nhảy nhánh ra hội thánh Cải chánh, hội thánh Anh em  và tiếp tục suy đồi trầm trọng, nhưng còn hiện hữu đến hôm nay.

--Ông Watchman Nee (Nghê Thác Thanh) được kể như người lãnh đạo Hội Anh em Đông phương, xuất hiện từ năm 1927. Ông cũng được kể là tổ phụ của hội thánh khôi phục Đông phương, ông cũng đã thấy trước tánh tình, và xu hướng của các hậu tự mình, của học trò mình, nên ông căn dặn trước hai điều tối quan trọng như sau:

1. “Mỗi khi có một người lãnh đạo đặc biệt, một giáo lý đặc biệt, một kinh nghiệm, một tín điều hoặc một tổ chức nào đó trở thành trung tâm thu hút các tín đồ ở những nơi khác nhau lại với nhau, thì vì trung tâm của hội thánh liên hiệp như vậy không phải là Đấng Christ, cho nên phạm vi của hội thánh ấy sẽ không có tính cách địa phương--Bất cứ điều gì trở thành trung tâm liên kết các tín đồ ở những nơi chốn khác nhau sẽ tạo nên một phạm vi bao gồm tất cả những tín đồ gắn bó với trung tâm ấy và loại trừ tất cả những ai không gắn bó với họ. Phân chia như vậy sẽ phá hủy ranh giới địa phương mà Đức Chúa Trời đã ấn định, và hậu quả là phá hủy chính bản chất của các hội thánh của Đức Chúa Trời”.

Giữa các hội thánh khôi phục hiện nay đã có như vậy, khi có một con người, kia, tôi miển nói tên, có một trung tâm đã thu hút và chi phối các hội thánh địa phương. Các địa phương không còn quyền độc lập nữa, mà chỉ trở nên các bánh răng trong cổ máy vô cơ, trong một hệ thống tổ chức gọi là “giáo hội khôi phục”.

2-Trước khi từ giả anh em tại Thượng hải để đi Mãn châu, và bị bắt ở tù 20 năm vì li do đức tin, không vì lí do chính trị, vào năm 1952, ông Nghê đã dặn trước đại ý: “trong sách Công vụ có hai trung tâm công tác là Jerusalem và An-ti-ốt. Các sứ đồ tập trung tại hai trung tâm đó để chăm sóc cho hai miền công tác, và chăn nuôi các hội thánh  mà mình đã thành lập trong miền riêng của mình. Nếu sách Công vụ chỉ chép một trung tâm, thì chúng ta nên sát nhập với hội thánh Công giáo, vì họ thống nhất hóa các địa phương trên toàn cầu thành một giáo hội chung như vậy là đúng. Các sứ đồ đầu tiên đã không thống nhất hoá các địa phương.

 Thế mà ngay khi Ông Nghê còn bị giam trong ngục, những học trò của ông đã cổ vũ xây dựng hội thánh hoàn vũ, thống nhất mọi hội thánh khôi phục trên cả trái đất thành một hệ thống, theo cách tổ chức của giáo hội công giáo. Rõ ràng những học trò của ông Nghê ngày nay đã phản lời thầy của mình trong việc xây dựng một trung tâm để kiểm soát mọi chi hội khôi phục toàn cầu, và biến các chi hội khôi phục trên toàn cầu thành một hệ thống tôn giáo, dù nhỏ hơn hệ thống của Công giáo, nhưng giáo quyền của họ để kiểm soát giáo dân khôi phục còn tinh vi và quỷ quyệt hơn cách kiểm soát của giáo hội công giáo nữa.

 Xin chúng ta đọc lại lời của Môi-se để kết luận bài nói chuyện nầy: “Vì ta biết sự dấy loạn của ngươi và sự cứng cổ của ngươi; này, trong khi ta vẫn còn sống với các ngươi hôm nay, các ngươi đã tỏ ra dấy loạn chống Đức GIA-VÊ rồi; thế thì còn hơn bao nhiêu nữa sau cái chết của ta? Vì ta biết rằng sau cái chết của ta, các ngươi sẽ hành động một cách đồi-bại và quay khỏi đường-lối ta đã truyền cho các ngươi; và điều xấu-xa sẽ xảy đến cho các ngươi trong các ngày sau rốt, vì các ngươi sẽ làm điều xấu-xa trong cái nhìn của Đức GIA-VÊ, chọc Ngài giận với việc làm của những bàn tay của các ngươi" (Phục truyền 31:27, 29).

 Hodos April, 25, 2021