Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

BA DÒNG THẦY TẾ LỄ-



Tuy nhiên, dân chúng vẫn còn dâng sinh tế trên các nơi cao, vì cho đến bấy giờ chưa có đền thờ nào được xây cất cho danh Đức Giê-hô-va. Sa-lô-môn kính yêu Đức Giê-hô-va nên bước đi theo các luật lệ của Đa-vít, cha mình. Tuy nhiên, vua vẫn còn dâng sinh tế và đốt hương trên các nơi cao.  Vua đi đến Ga-ba-ôn để dâng sinh tế tại đó vì ấy là nơi cao quan trọng nhất. Trên bàn thờ đó, Sa-lô-môn dâng một nghìn sinh tế làm tế lễ thiêu.  Tại Ga-ba-ôn, Đức Giê-hô-va hiện ra với Sa-lô-môn trong giấc chiêm bao ban đêm; Đức Chúa Trời phán: “Hãy xin điều gì con muốn Ta ban cho con.” Sa-lô-môn thức dậy, thấy đó là một giấc chiêm bao. Rồi vua trở về Giê-ru-sa-lem, đứng trước Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va, dâng tế lễ thiêu và tế lễ bình an. Sau đó, vua mở tiệc khoản đãi tất cả quần thần của mình.   1 Vua 3:2 -5, 15.
Vậy, Đa-vít chỉ định A-sáp và anh em ông ấy ở lại trước Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va để túc trực phục vụ Hòm Giao Ước hằng ngày. Vua cũng chỉ định Ô-bết Ê-đôm và sáu mươi tám anh em ông ấy phục vụ tại đó. Ô-bết Ê-đôm, con trai của Giê-đu-thun, và Hô-sa làm người gác cổng.  Vua chỉ định thầy tế lễ Xa-đốc và các thầy tế lễ anh em ông ấy phục vụ trước Đền Tạm của Đức Giê-hô-va tại nơi cao ở Ga-ba-ôn;  mỗi buổi sáng và chiều, họ dâng tế lễ thiêu cho Đức Giê-hô-va trên bàn thờ tế lễ thiêu, theo đúng mọi điều đã chép trong luật pháp mà Đức Giê-hô-va đã truyền dạy cho dân Y-sơ-ra-ên 1 Sử 16:37-40.
Khi thấy Đức Giê-hô-va đã nhậm lời mình tại sân đập lúa của Ọt-nan, người Giê-bu-sít, thì Đa-vít dâng sinh tế tại đó.  Vì bấy giờ Đền Tạm của Đức Giê-hô-va mà Môi-se đã dựng trong hoang mạc và bàn thờ dâng tế lễ thiêu vẫn còn ở nơi cao tại Ga-ba-ôn.  Đa-vít không dám đến trước bàn thờ ấy để cầu hỏi Đức Chúa Trời vì vua khiếp sợ gươm của thiên sứ Đức Giê-hô-va. 1 Sử 21: 28-30

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

THEO CHÂN VUA DAVID ĐẾN NÚI SI-ÔN-



2 Sa mu ên 6: 12-15 , “Vậy, Đa-vít đi rước Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời từ nhà Ô-bết Ê-đôm về thành Đa-vít cách vui mừng. 1 Khi những người khiêng Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va đi được sáu bước, thì Đa-vít dâng một con bò đực và một con thú béo tốt làm sinh tế.  Đa-vít mặc ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức trước mặt Đức Giê-hô-va. 1 Như thế, Đa-vít cùng toàn thể nhà Y-sơ-ra-ên rước Hòm Giao Ước của Đức Giê-hô-va về giữa tiếng reo hò vui mừng và tiếng kèn vang dậy”.
1 Sử kí 13:1-3, “Đa-vít hội ý với các cấp chỉ huy đơn vị nghìn quân và trăm quân, cùng tất cả các nhà lãnh đạo.  Đa-vít nói với toàn thể hội chúng Y-sơ-ra-ên: “Nếu các ngươi thấy điều nầy là tốt và đến từ Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta thì ta sẽ sai người đến với anh em chúng ta còn lại ở khắp xứ Y-sơ-ra-ên, cùng với các thầy tế lễ và người Lê-vi ở trong các thành có đồng cỏ chung quanh, để mời họ họp lại với chúng ta.  Rồi chúng ta sẽ rước Hòm Giao Ước của Đức Chúa Trời trở về với chúng ta, vì trong thời Sau-lơ, chúng ta đã không đến trước Hòm Giao Ước mà cầu vấn Đức Chúa Trời.”
Hê bơ rơ 12: 22-23 Nhưng anh em đã đến gần núi Si-ôn, gần thành của Đức Chúa Trời hằng sống, tức là Giê-ru-sa-lem trên trời, gần muôn nghìn thiên sứ đang quây quần vui vẻ,  gần Hội Thánh của những con trưởng được ghi tên trong các tầng trời. …”

NIỀM TIN ANH HÙNG ĐỨC TIN SUY GIẢM-



1 Sử Kí 11:4-9, “Đa-vít và toàn thể Y-sơ-ra-ên kéo đến thành Giê-ru-sa-lem,lúc ấy gọi là Giê-bu. Dân bản địa là người Giê-bu-sít đang ở đó.  Dân cư Giê-bu nói với Đa-vít: “Ông không thể vào đây được đâu.” Nhưng Đa-vít đã chiếm được đồn lũy Si-ôn, tức là thành Đa-vít.  Đa-vít nói: “Ai là người đầu tiên đánh giết dân Giê-bu-sít sẽ được làm chỉ huy trưởng và làm thủ lĩnh.” Giô-áp, con của Xê-ru-gia, đi lên đánh trước nhất nên được làm chỉ huy trưởng.  Đa-vít đóng trong đồn lũy ấy nên nơi đó được gọi là thành Đa-vít.  Vua cho xây tường thành bao quanh, từ Mi-lô cho đến khắp chung quanh; phần còn lại của thành thì Giô-áp sửa sang.  Thế lực của Đa-vít ngày càng gia tăng, vì Đức Giê-hô-va vạn quân ở cùng vua.
2 Sa mu ên 5: “Vua và các thuộc hạ tiến đến Giê-ru-sa-lem, đánh người Giê-bu-sít, là dân bản xứ. Chúng nói với Đa-vít: “Ông sẽ không vào đây được đâu, những người mù và què cũng đủ sức đánh đuổi ông!” Chúng nghĩ: “Đa-vít sẽ không thể vào đây được.”  Nhưng Đa-vít đã chiếm lấy đồn lũy Si-ôn, đó là thành Đa-vít. Ngày hôm đó, Đa-vít nói: “Tất cả những ai muốn đánh người Giê-bu-sít, thì hãy theo đường hầm để xuống lấy nước mà đánh những người què và mù, tức những kẻ thù của Đa-vít.” Vì vậy có câu: “Người mù và kẻ què đều sẽ không được vào nhà.”

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

CHỨC TẾ LỄ CỦA VUA ĐA-VÍT-



1 Sa mu ên 21:1, 4, 6 , “Đa-vít đến thành Nóp, gặp thầy tế lễ A-hi-mê-léc. Bây giờ, ông có gì ăn không? Xin cho tôi năm ổ bánh hay là thức gì ông có thể tìm được.”  Thầy tế lễ nói với Đa-vít: “Tôi không có sẵn bánh thường,chỉ có bánh thánh mà thôi;  Rồi thầy tế lễ trao bánh thánh cho ông, vì ở đó không có bánh gì khác ngoài bánh cung hiến đã được đặt trước mặt Đức Giê-hô-va, mà người ta lấy đi để đặt bánh mới vào trong ngày thay bánh”.
1 Sa 30: “Ông nói với thầy tế lễ A-bia-tha, con của A-hi-mê-léc: “Xin thầy hãy đem ê-phót đến cho tôi.” A-bia-tha đem ê-phót đến cho Đa-vít.  Đa-vít cầu hỏi Đức Giê-hô-va: “Con phải đuổi theo đám quân nầy không? Con sẽ bắt kịp họ không?” Đức Giê-hô-va phán: “Hãy đuổi theo chúng,chắc chắn con sẽ theo kịp, và giải cứu tất cả những người bị bắt.”

VUA SAU-LƠ TRỊ VÌ ISRAEL BAO NHIÊU NĂM?



1 Samuel 13:1 (ASV)  Saul was forty years old when he began to reign; …..and when he had reigned two years over Israel,
Acts 13:21 (ASV) And afterward they asked for a king: and God gave unto them Saul the son of Kish, a man of the tribe of Benjamin, for the space of forty years.
Công 13:21-Kế đó họ cầu một vua, nên Đức Chúa Trời ban cho họ Sau-lơ con của Kích, thuộc chi phái Bên-gia-min, trong bốn mươi năm.
1 Sa 13:1, Sau-lơ lên làm vua lúc ông đã được bốn mươi tuổi. Vua cai trị Y-sơ-ra-ên ... và hai năm.
Do hai câu Kinh thánh nầy nhiều nhà giải kinh có ý kiến là vì con số không được chép ra rõ ràng, nên có lẽ Sau-lơ có 42 năm trên ngai vàng. Nhưng Kinh thánh chép cách rất lạ lùng- Công 13:21 không dùng động từ “trị vì” cho 40 năm của Sau lơ, còn 1 Sa mu ên 13:1 thì nói ông có số năm không rõ ràng sau đó ghi: “he had reigned two years over Israel”.- ông đã trị vì trên Israel 2 năm rồi”.

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

THẢM KỊCH CỦA BỐN TÔI TỚ CHÚA-



Kinh thánh xét đoán những người được nó chép đến. “Những gì đã được chép từ xưa đều nhằm dạy dỗ chúng ta, để nhờ sự kiên định và khích lệ của Kinh Thánh mà chúng ta có niềm hi vọng (Rô ma 15: 4). Chúng ta không có đủ tư cách thẩm quyền xét đoán các tôi tớ Chúa trong Kinh Thánh.
1.     Ích-bô-sết--  tín đồ bạc nhược thuộc linh
2 Sa mu ên 3:1, “Cuộc chiến kéo dài giữa nhà Sau-lơ và nhà Đa-vít; Đa-vít ngày càng vững mạnh, còn nhà Sau-lơ càng ngày càng suy yếu”. Ích bô sết tượng trưng tín đồ yếu nhược thuộc linh, bị Áp ne chủ trị và sợ hãi bên Đa vít. Nhiều tôi tớ Chúa đang tự xưng là tổng quản nhiệm, làm ông gì đó trên công động dân Chúa, nhưng lại quá yếu nhược thuộc linh, hoàn toàn dựa vào tài trợ nước ngoài và giảng sư khách mời, bằng cách đưa bao thơ mua chuộc họ sau khi họ giảng trợ lực cho mình.

TINH THẦN GIA ĐÌNH



Mỗi người cha để lại một cái gì đó với con cái của mình. Những điều đó tồn tại và có ảnh hưởng hơn tài sản và cơ nghiệp. Đó là một di sản của ấn tượng, ký ức, và đặc điểm được in dấu trên gia đình của ông. Mỗi người cha nghiêm túc sẽ lo lắng rằng những gì còn lại với gia đình là vì lợi ích của họ.
Có một cảm giác trong đó làm một người cha còn sống mãi với con cái lâu dài. Ông ta được nhớ nhất về điều gì? Ngay cả những người cha bất cẩn dường như cũng quan tâm đến điều này. Gần đây tôi gặp một người trẻ trung chân thành, anh đã trở nên thờ ơ với Cơ đốc giáo. Anh em của anh đã trôi dạt xa khỏi những gì họ đã được dạy dỗ trước đây trong cuộc đời, và dường như cha của họ không quan tâm. Song le cha anh, nói chuyện với người con trai chân thành, đã đưa ra nhận xét này: "Tôi muốn đặt tên cho một trong số các con trai theo tên của tôi. Ba mừng là con có tên của ba"!
Tác động tầm xa của di sản này được xác định bằng cách thế nào con cái cảm thấy về gia đình mình. Nếu chúng đánh giá cao những gì chúng nhận được, chúng sẽ muốn duy trì nó; nếu chúng khinh miệt những gì chúng nhận được, chúng sẽ cố tránh xa nó. Cách các thành viên gia đình nhìn vào gia đình của họ tiến hóa thành những gì chúng ta đang gọi là tinh thần gia đình. Tinh thần đó trở thành sức mạnh chế ngự hành động của họ

TÍNH TƯƠNG HỢP XÃ HỘI



      Một cậu bé đang đi thăm bạn bè. Mẹ cậu nói, "Michael, con hãy nhớ cách cư xử của con. Hãy nói 'xin vui lòng' , 'cảm ơn' và 'xin tha thứ cho tôi'. " với bạn nha con.

   Ngồi bên bàn của người bạn, Michael được bạn hỏi: "Bạn có thích trái cam không?" Anh ta tận tình trả lời: "Xin làm ơn, cảm ơn và xin tha thứ tôi"!

      Rõ ràng là mẹ của Michael đã không được cập nhật với công việc gia đình của mình. Nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta, là bậc cha mẹ, đã không được con cái vạch trần chúng ta trong cùng một cách? Chúng ta không nghĩ về việc bà Sarah đang ngồi trên đôi chân của mình  hoặc Paul la hét khi anh ta bị tổn thương cho đến khi những cách cư xử này xuất hiện khi chúng ta đi vắng. Đột nhiên chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã nhìn thấy một số điều.

BA VỊ ANH HÙNG ĐỨC TIN-



Sách 1 Sa-mu-ên trình bày ba vị anh hùng đức tin:
1.     Đa vít: đức tin tin cậy
1 Sa 17: 35-37 “Đa-vít tâu với Sau-lơ: “Khi đầy tớ bệ hạ chăn chiên cho cha mình, nếu có sư tử hay là gấu đến tha một con chiên trong bầy,  thì con đuổi theo, đánh nó, giật chiên khỏi mõm nó; nếu nó chống cự, con nắm râu nó, đánh và giết nó đi.  Đầy tớ bệ hạ đã đánh chết cả sư tử và gấu, vậy thì tên Phi-li-tin không chịu cắt bì kia cũng sẽ đồng số phận với chúng, vì hắn đã dám thách thức đạo quân của Đức Chúa Trời hằng sống.” Đa-vít nói tiếp: “Đức Giê-hô-va đã giải cứu con khỏi vuốt sư tử và gấu, thì Ngài cũng sẽ giải cứu con khỏi tay tên Phi-li-tin kia.” Sau-lơ nói: “Hãy đi, nguyện Đức Giê-hô-va ở với con!”

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

CẤP TỐC HUẤN LUYỆN SAU-LƠ LÀM VUA-



Một ngôi nhà phải có nền móng vững chắc mới vững lập trước giông bão nhiều thế hệ. Cây lúa chỉ cần hai tháng sinh trưởng là có thể trổ bông. Cây dừa cần chừng 6 hay 7 năm trước khi ra trái; cây sầu riêng hay măng cụt cần trên 15 năm mới ra quả lần đầu.
Chúa dùng 40 năm huấn luyện Môi se trong trường sa mạc. Ngài đưa Đa vít qua gần 20 năm trên con đường thập giá, chịu Sau lơ bắt bớ cay nghiệt, để ông làm vua. Thế mà Đa vít và Môi se vẫn còn để lộ ra những khuyết điểm thiên nhiên của mình sau nầy.
Thế thì tại sao Chúa quá vội vã huấn luyện Sau lơ để làm vua. Vì ông không có đủ thời gian để được cấu tạo những mĩ đức thuộc linh cơ bản. Tôi nghĩ đó là cách Chúa dạy dỗ dân Chúa ngày nay trong việc chọn lựa và chấp nhận người chăn dắt non nớt của mình trong nhà Chúa.