Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

EM-MA-NU-ÊN-



Đã một lần con buồn về tội,
Lương tâm cắn rứt ở bên trong,
Ném bỏ việc lành quỳ sám hối,
Giờ hạnh phước con nhớ nằm lòng;
Con hiểu tình thương Ngài vô đối,
Em-ma-nu-ên đến vô cùng!~
-
Giông tố đau buồn hồn ngã đổ,
Sóng cuồng lo lắng reo xung quanh,
An ủi mất, niềm vui không có,
Nỗi sầu tuyệt vọng gậm nhấm nhanh ;
Chỉ một lời dập tắt bão dữ :
«Em-ma-nu-ên» ấy Đại Danh.
-
Con chịu nhục vì cớ lẽ thật,
Kẻ thù luôn bôi nhọ thanh danh,
Lời giễu cợt, chế nhạo thường nhật,
«Bò đực Ba-san» cứ vây quanh ;
Con trú trong tháp Chúa cao ngất,
Em-ma-nu-ên thật an lành!
-
Khi địa ngục nổi điên gầm rống,
Sa-tan toan chặn lối đường mà,
Chờ ta cùng đường các quỷ vui sướng,
Bắn tên lửa rào rạt không tha;
Chớ sợ, hồn ơi, bước đúng hướng,
Em-ma-nu-ên, tiếng hoan ca!
-
Khi cuộc đời tôi đà xuống dốc,
Dòng sự chết chân tôi đứng bên,
Tôi đắm chìm cơn lũ sâu nhất,
Bên bờ vực thân hữu khóc rền;
Tôi cuộn mình vào lời giả biệt,
Em-ma-nu-ên, nơi ngủ yên!
-
Nước mắt khô mắt nhìn bở ngở,
Trước lãnh vực xinh đẹp tuyệt trần,
Thiên đàng cả tầm nhìn vui thỏa,
Tôi đắm mình ánh sáng Chân Thần ;
Niềm vui mọi niềm vui chói lóa,
Em-ma-nu-ên- Chúa thật gần!
Minh Khải cảm tác 1-6-2016
(Nguyên tác của C.H. Spurgeon)







ĐỜI SỐNG LỨA ĐÔI CƠ ĐỐC NHÂN—




A-đam Chúa sáng tạo ra,
Chúa dùng đất sét cùng là hơi linh,
A-đam, hồn sống chuyển mình,
Toàn quyền cai quản công trình Ê-đen;
Chúa cho ông ngủ bình yên,
Xương sườn Chúa lấy tạo nên vợ người,
Ê-va hình thức khác rồi,
Là phần tăng trưởng của người đầu tiên,
A-đam Chúa lập ưu tiên,
Làm đầu trên vợ nắm quyền phát huy,
A-đam yêu vợ trọn nghì,
Trọn đời chung thủy đến kì già nua;
Quyền Ê-va phải kém thua,
Đứng sau thuận phục trình thưa với chồng,
Khiêm nhu hạ xuống trong lòng,
Còn về vâng phục với chồng tùy tâm,
Chồng không đạp vợ dưới chân,
Vợ không làm chủ vang rân quát chồng;
Chúa Trời ấn định tinh thông,
Bạn nên thực hiện chớ hòng đổi thay;
Kính chồng thì giống Sa-rai,
Yêu vợ Gia- cốp xưa nay đứng đầu,
Bảy năm nhọc có gì đâu,
Quá yêu cảm thấy khác nào ba hôm,
Với chồng vợ phải kính tôn,
Với nàng chồng phải trường tồn keo sơn,
Ước mong đôi lứa vẹn toàn,
Xây gia đình mới thiên ân dồi dào./.
Minh Khải—31-5-2016-
(sáng tác theo yêu cầu của một anh em MC hôn lễ  ở một HT vùng cao)


SÁCH MÁC Bài 51


Kinh thánh: Mác 16:1-20
Phúc Âm Mác chương 16 bao gồm ba vấn đề: sự phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ (cc.1-18), sự thăng thiên của Cứu Chúa – Nô Lệ để tôn cao Ngài (c.19) và sự lan rộng phúc âm cách hoàn vũ của Cứu Chúa – Nô Lệ qua các môn đồ (c.20)
ĐƯỢC BA NGƯỜI NỮ PHÁT HIỆN
Trong 16:1-8, sự phục sinh của Chúa Jesus được ba người nữ là Ma-ri Ma-đơ-len, Ma-ri mẹ Gia-cơ, và Sa-lô-mê phát hiện (c.1). Trong câu 6, một thiên sứ nói với họ: “Đừng kinh hãi, các ngươi tìm Jesus người Na-xa-rét, là Đấng đã chịu đóng đinh trên thập tự giá. Ngài sống lại rồi, Ngài không ở đây đâu; kìa,  xem chỗ đã táng Ngài”. Sự phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ là bằng chứng cho thấy rằng rằng Đức Chúa Trời thỏa mãn với những gì Ngài đã hoàn tất qua sự chết của Ngài. Đó cũng là một sự xác quyết về hiệu lực của sự chết cứu-chuộc và truyền – sự - sống của Ngài (Công.2:24; 3:15).

SÁCH MÁC BÀI 50


Kinh thánh : Mác 16 :1-18
Trong Phúc Âm Mác chương 16, chúng ta có ba vấn đề : sự phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ (cc.1-18), sự thăng thiên của Cứu Chúa– Nô Lệ để tôn cao Ngài (c.19), và sự lan rộng phúc âm cách hoàn vũ của Cứu Chúa– Nô Lệ qua các môn đồ (c.20). Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét sự phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ
SỰ PHỤC SINH CỦA ĐẤNG CHRIST
NHƯ ĐƯỢC TRÌNH BÀY TRONG SÁCH CÔNG VỤ
Vì Phúc Âm Mác có thể được gọi là phúc Âm của Phi-e-rơ nên chúng ta hãy xem xét lời của Phi-e-rơ về sự phục sinh của Đấng Christ như được ghi lại trong sách Công vụ. Trong các sứ điệp phúc âm của ông trong sách Công  vụ chương 2,3,4 và 5, Phi-e-rơ nói về sự phục sinh của Chúa. Thật ra sự phục sinh của Đấng Christ là trọng tâm trong các sứ điệp phúc âm của Phi-e-ơ

SÁCH MÁC BÀI 49


Kinh thánh: Mác 15:16-41
Trong bài này, chúng ta sẽ xét xem sự chết cứu chuộc của Đấng Christ đã hoàn thành những điều gì. Tuy nhiên, trước khi đến với vấn đề này, tôi muốn nói thêm vài lời về Đấng Tam Nhất
ĐỨC CHÚA TRỜI BA-MỘT
Trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta thấy Ba thân vị của Đấng Tam Nhất là ba đơn vị riêng biệt: Cha ở trên các từng trời Con ở dưới đất và Linh như chim bồ câu từ không trung giáng xuống. Nhưng trong Ma-thi-ơ chương 1 có một dấu hiệu rõ ràng cho thấy rằng Ba thân vị này là một
Theo Ma-thi-ơ chương 1, Đấng Christ được hoài thai bởi Thánh Linh. Điều nầy tương ứng với Giăng 1:14 của câu Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng Lời đã trở nên xác thịt. Theo Phúc Âm Giăng, Lời là Con Đức Chúa Trời. Khi Chúa Jesus được hoài thai bởi Linh trong tử cung của Ma-ri, đó là sự nhục hóa của Đức Chúa Trời, tức là Ngôi Lời trở nên xác thịt. Vì vậy,  1 Ti-môthê 3:16 nói đến sự vĩ đại của lẽ huyền nhiệm về sự kỉnh kiền, tức là Đức Chúa Trời được tỏ ra trong xác thịt.

SÁCH MÁC BÀI 48


Kinh thánh: Mác 15:16-41
Chúng ta đã thấy Chúa Jesus trên thập tự giá sáu giờ đồng hồ, từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều. Trong suốt ba giờ đầu, Ngài bị loài người bắt bớ. Nhưng trong ba giờ sau, Ngài bị Đức Chúa Trời phán xét như là Đấng thay thế các tội phạm của chúng ta. Mác 15:33 cho thấy rằng vào giờ thứ sáu, tức giữa trưa “khắp xứ đều tối tăm cho đến giờ thứ chín. Qua giờ thứ chín, Jesus kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-I, lam-ma sa-bác-tha-ni? Dịch là Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” (c.34). Trong bài này, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến câu này
ĐỨC CHÚA TRỜI
LÌA BỎ ĐẤNG CHRIST BỊ ĐÓNG ĐINH
Khi xem xét việc Chúa kêu lớn tiếng trong câu 34, chúng ta cần đặt một câu hỏi quan trọng: Có phải Đức Chúa Trời đã lìa bỏ Đấng Christ không? Chúa nói rằng Đức Chúa Trời lìa bỏ Ngài và lìa bỏ có nghĩa là rời khỏi. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã rời khỏi Ngài theo một cách nào đó.
Trong Giăng 5:43, Chúa Jesus nói rằng Ngài đến trong danh Cha: “Ta nhơn danh cha Ta mà đến”. Hơn nữa, Cha luôn luôn ở cùng Ngài: “Đấng đã sai ta vẫn ở cùng ta” (Gi.8:29). Ngay trước khi chết, Chúa lại nói: “Ta không ở một mình đâu, vì Cha ở cùng ta” (Gi.16:32). Cha không những ở với Chúa Jesus mà còn ở trong Ngài, và Chúa ở trong Cha: “Người há không tin rằng Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta sao? Hãy tin Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta” (Gi.14:10a, 11a). Về mối liên hệ với Cha, Chúa cũng phán: “Ta với Cha là một” (Gi.10:30). Chúa  Jesus và Cha luôn luôn là một. Hơn nữa, hễ khi nào một người thấy Chúa, họ cũng thấy Cha. Đây là lý vì sao Chúa Jesus có thể nói: “Ai đã thấy Ta, tức là đã thấy Cha” (Gi.14:9).
Từ những câu này, chúng ta thấy Chúa đến trong danh Cha,  Cha với Ngài, Ngài ở trong Cha và Cha trong Ngài và Ngài với Cha là một; hễ ai thấy Ngài thì cũng thấy Cha. Những câu Kinh Thánh này chứng tỏ rằng  Chúa không bao giờ tách rời khỏi Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vào giờ thứ chín, Ngài kêu lên: “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” Chắc chắn điều này cho thấy rằng Đức Chúa Trời đã lìa bỏ Ngài. Nhưng Đức Chúa Trời lìa bỏ Chúa Jesus theo ý nghĩa nào? Chúng ta phải hiểu vấn đề này như thế nào vì điều này liên quan đến một vấn đề quan trọng về Đấng Tam Nhất.
Có phải Đức Chúa Trời từ bỏ Đấng Christ thì có nghĩa là Đấng ở trên thập tự chỉ là con người và không còn bản chất thần thượng nữa không? Nếu thật là như vậy thì quyền năng cứu chuộc của Chúa sẽ không có tính đời đời vì không có yếu tố thần thượng , đời đời. Vì vậy, chúng ta phải cẩn thận khi trả lời cuâ hỏi về việc Đức Chúa Trời lìa bỏ Đấng Christ bị đóng đinh.
Giải thích việc Đức Chúa Trời lìa bỏ Chúa Jesus thì rất khó. Nếu muốn hiểu điều này cách đúng đắn, chúng ta cần suy xét thấu đáo những gì Kinh Thánh khải thị về Đấng Tam Nhất
ĐƯỢC HOÀI THAI BỞI THÁNH LINH
Khi Chúa Jesus được hoài thai, Ngài được hoài thai bởi Thánh Linh trong một trinh nữ (Mat.1:20). Sự hoài thai của Ngài là thần thượng vì hoài thai ấy là bởi Thánh Linh, tức là bởi Đức Chúa Trời. Sự hoài thai kỳ diệu này là sự hoại thai của Đức Chúa Trời trong con người. Sự hoài thai này bao gồm cả thần tính lẫn nhân tính.
Không giống như Chúa Jesus, tất cả chúng ta đều được hoài thai từ cha mẹ. Những gì liên quan đến sự hoài thai của chúng ta thì chỉ có nhân tính. Nhưng sự hoài thai của Chúa Jesus là sự hoài thai của Đức Chúa Trời trong một trinh nữ con người,  một sự hoài thai bao gồm thần tính lẫn nhân tính. Vì vậy, Chúa Jesus được sinh ra làm một con người với hai bản chất: bản chất loài người và bản chất thần thượng. Điều này cho chúng ta nền tảng để nói rằng Ngài là Thần – nhân. Ngài được Đức Chúa Trời sinh ra trong con người. Ngài nhận lãnh yếu tố thần thượng từ Đức Chúa Trời và yếu tố con người từ Ma-ri. Hai yếu tố này – thần tính và nhân tính – cấu tạo Jesus thành một Thần– nhân.
Vào lúc ba mươi tuổi, Chúa Jesus chịu báp têm. Ngay khi Ngài ra khỏi nước, có một tiếng từ trời phán: “Đây là Con Yêu Dấu của Ta, đẹp lòng Ta mọi đường” (Mat.3:17). Cùng lúc ấy, Linh Đức Chúa Trời ngự xuống như chim bồ câu và đậu trên Ngài (Mat.3:16). Chúa có được sinh bởi Linh không? Linh có phải là một trong các thể yếu của bản thể Ngài không? Trước khi Chúa Jesus chịu báp-têm, Ngài không có Thánh Linh ở bên trong sao? Câu trả lời cho tất cả các câu hỏi này là có. Chúa đã được sinh ra bởi Linh và Linh là một trong các thể yếu của bản thể Ngài, và Ngài đã có Thánh Linh bên trong. Vì Ngài đã được hoài thai bởi Thánh Linh trong một trinh nữ nên bản thể Ngài được cấu tạo từ hai thể yếu, thần tính và nhân tính. Thế thì tại sao Thánh Linh cần phải ngự trên Ngài khi Ngài đã có Thánh Linh bên trong rồi? đây là một câu hỏi quan trọng.
LINH GIÁNG TRÊN CHÚA JESUS
Trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta thấy Linh giáng trên Chúa Jesus là một đơn vị riêng biệt, rõ ràng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cách hợp lý rằng Chúa Jesus đã có Thánh Linh ở bên trong rồi. Ma-thi-ơ 1:20 nói rằng “điều đã được thai dựng” trong Ma-ri “là bởi Thánh Linh”. Không những Thánh Linh ở trong Chúa Jesus mà Linh còn là một trong các thể yếu của bản thể Ngài. Vì vậy, chúng ta cần một phương cách để dung hòa hai sự kiện quan trọng: thứ nhất, Chúa Jesus đã có Thánh Linh ở bên trong như là một trong các thể yếu của Ngài; thứ hai, Thánh Linh đậu trên Ngài sau khi được báp-têm. Nếu Thánh Linh đã là một phần của bản thể ngài thì tại sao Linh Đức Chúa Trời còn ngự trên Ngài?
Lịch sử Cơ Đốc giáo đã thiếu sự hiểu biết đúng đắn về Đấng Tam Nhất. Tại phòng triển lãm nghệ thuật của Va-ti-can có một bức tranh được xem là mô tả Đấng Tam Nhất. Trong bức tranh này, một ông già có râu tượng trưng cho Đức Chúa Trời Cha; một người trẻ tượng trưng cho Con, và chim bồ câu bay lượn trên không trung tượng trưng cho Thánh Linh. Có thể bức tranh này dựa trên quan điểm về Đấng Tam Nhất được diễn  đạt trong tín điều Nicene. Sự hiểu biết này chỉ đúng một phần, vì có lẽ dựa trên Ma-thi-ơ chương 3 mức độ nào đó. Trong chương này, chúng ta có Con đang đứng, Cha phán từ trên các từng trời, và Thánh Linh ngự xướng như chim bồ câu. Cả Ba-  Con, Cha và Linh – như được trình bày trong Ma-thi-ơ chương 3 không những riêng biệt mà dường như ở cách xa nhau.
Khi suy nghĩ về Đấng Tam Nhất được mô tả trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta cần nhận thức những gì được nói về Thánh Linh và Chúa Jesus và Ma-thi-ơ chương 1. Chúng tôi đã nhấn mạnh sự kiện Ma-thi-ơ 1:20 cho biết rắng Chúa Jesus được hoài thai bởi Thánh Linh. Vì vậy, Ma-thi-ơ chương 1 cân bằng với Ma-thi-ơ chương 3. Nếu chỉ có khải thị về Đấng Tam Nhất trong Ma-thi-ơ chương 3, chúng ta có thể nghĩ rằng Đấng Tam Nhất là vấn đề tam thần thuyết, tức là có ba Đức Chúa Trời; một Đức Chúa Trời trên các từng trời, một trên đất và một trên không trung. Tuy nhiên, Ma-thi-ơ chương 3 ra từ chương 1. Trong Ma-thi-ơ chương 1, không nhấn mạnh ba nhưng nhấn mạnh một. Vì vậy, khi đặt Ma-thi-ơ chương 1 và chương 3 lại với nhau, chúng ta thấy Đức Chúa Trời là tam nhất, là ba-một.
Thật ra, chúng ta không thể hoàn toàn dung hòa hai phương diện này của Đấng Tam Nhất, phương diện một trong Ma-thi-ơ chương 1 và phương diện ba trong Ma-thi-ơ chương 3. Lý do chúng ta không thể dung hòa hai phương diện này là vì Đấng Tam Nhất là một huyền nhiệm. Nếu chúng ta có thể hoàn toàn hiểu được Đức Chúa Trời Tam Nhất thì Ngài không còn huyền nhiệm nữ. Hơn nữa, theo lời của Martin Luther, nếu chúng ta có thể hoàn toàn hiểu được Đức Chúa Trời Tam Nhất, điều đó có nghĩa chúng ta là thầy của Đức Chúa Trời.
Ngày nay, một số người có cáo buộc chúng tôi cách dối trá về việc dạy tà giáo liên quan đến Đấng Tam Nhất. Nếu người nào đó cáo buộc anh em như vậy thì anh em có thể hỏi làm thế nào người ấy có thể dung hòa khải thị về Đức Chúa Trời Tam Nhất trong Phúc Âm Ma-thi-ơ chương 1 và chương 3.
Điểm trọng yếu để chúng ta thấy về Ma-thi-ơ chương 1 và 3 là khi Thánh Linh như chim bồ câu đậu xuống trên Chúa Jesus thì Ngài đã mang tính phàm nhân và thần thượng rồi. Ngài đã có bản chất thần thượng và bản chất con người vì Thành Linh là một trong các thể yếu của bản thể Ngài.
ĐẤNG CHRIST
DÂNG TRÌNH CHÍNH NGÀI QUA THÁNH LINH
Sách Hê-bơ-rơ khải thị rằng khi Chúa Jesus chết, Ngài dâng trình chính Ngài làm của lễ bao-hàm-tất-cả để thay thế tất cả các của lễ trong Cựu Ước. Theo Hê-bơ-rơ 9:14, Đấng Christ “nhờ Linh đời đời dâng chính mình không tì vít của Đức Chúa Trời” Mặc dầu Đấng Christ vừa phàm nhân vừa thần thượng nhưng Ngài đã dâng trình chính Ngài cho Đức Chúa Trời để làm các lễ bao-hàm-tất-cả, không những bởi chính Ngài là Đấng thần thượng-phàm nhân mà còn qua Linh đời đời
Việc Chúa dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời qua Linh đời đời có thể sánh với việc Ngài thi hành chức vụ trên đất bởi Linh. Trước khi Linh giáng xuống trên Ngài thì Ngài  đã vừa thần thượng vừa phàm nhân rồi. Mặc dầu Ngài là thần thượng và phàm nhân, nhưng khi Ngài sắp bắt đầu chức vụ thì Đức Chúa Trời xức dầu cho Ngài bằng Linh. Đây là Linh giáng trên Ngài. Nhưng trước khi Linh giáng trên Ngài thì Ngài đã có trong mình thể yếu của thần tính Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, vì chức vụ nên Ngài được xức dầu bằng Thánh Linh. Trong suốt ba năm rưỡi chức vụ, Ngài đã không hành động chỉ bởi chính Ngài như là Đấng vừa phàm nhân vừa thần thượng mà còn còn bởi linh xức dầu. Ngài chuyển động và phụng sự bởi Linh này. Đặc biệt khi Ngài trình dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời trên thập tự giá làm của lễ bao- hàm-tất- cả thì Ngài trình dâng chính Ngài qua Linh đời đời
LINH XỨC DẦU LÌA BỎ CHÚA JESUS
Khi Chúa Jesus kêu lên “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” đó là vào lúc Ngài gánh các tội phạm của chúng ta (1 Phi 2:24), Ngài bị làm nên tội vì chúng ta (2 Cô 5:21), thế chỗ cho tội nhân (1 Phi 3:18). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời phán xét Ngài như là Đấng thay thế cho các tội phạm của chúng ta. Theo cách nhìn của Đức Chúa Trời, Đấng Christ trở nên một đại tội nhân. Về điều này, 2 Cô-rin-tô  5:21 chép: “Đấng chẳng biết tội trở nên tội vì chúng ta”. Đức Chúa Trời làm Đấng Christ trở nên tội vì chúng ta khi nào? Có phải là suốt giai đoạn ba mươi ba năm rưỡi khi Chúa sống trên đất không? Không. Nếu Chúa Jesus đã bị Đức Chúa Trời làm cho trở nên tội suốt cuộc đời Ngài thì có lẽ Đức Chúa Trời đã không ở cùng Ngài và có lẽ Đức Chúa Trời đã không vui thỏa nơi Ngài. Tôi tin rằng chính trong suốt ba giờ cuối của Đấng Christ trên thập tự giá, tức là từ mười hai giờ trưa cho đến ba giờ chiều, là những giờ mà sự tối tăm bao phủ khắp đất, là lúc Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài trở nên tội. Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng Christ không những là Đấng thay thế  chúng ta mà thậm chí làm cho Ngài trở nên tội thay chúng ta. Vì Đấng Christ là Đấng thay thế chúng ta và bị làm nên tội trong cách nhìn Đức Chúa Trời nên Đức Chúa Trời phán xét Ngài. Tôi tin rằng trong suốt thời gian này, khoảng vào giờ thứ chín thì Linh xức dầu đã lìa bỏ Chúa Jesus
Chúng tôi đã chỉ ra cách mạnh mẽ rằng trước khi Thánh Linh, là Linh xức dầu giáng trên Chúa Jesus, thì Ngài đã có thể yếu thần thượng ở bên trong như là một trong hai thể yếu của bản thể Ngài. Bây giờ, chúng ta cần thấy rằng thể yếu thần thượng không bao giờ rời khỏi Ngài. Thậm chí lúc Ngài ở trên thập tự giá kêu lên “Đức Chúa Trời tôi ôi, Đức Chúa Trời tôi ôi, sao Ngài lìa bỏ tôi?” thì Ngài vẫn còn thể yếu thần thượng. Như vậy, ai lìa bỏ Ngài: chính là Linh xức dầu, mà qua Đấng ấy Ngài đã trình dâng chính Ngài cho Đức Chúa Trời. Sau Khi Đức Chúa Trời tiếp nhận Đấng Christ làm của lễ bao-hàm-tất-cả thì Linh xức dầu rời khỏi Ngài. Mặc dầu Linh xức dầu rời khỏi Ngài nhưng Ngài vẫn còn yếu thể tính thần thượng
HIỆU LỰC ĐỜI ĐỜI CỦA SỰ CHẾT CỦA CHÚA
Cái chết của Chúa Jesus không chỉ là cái chết của một con người mà còn là cái chết của một Thần-nhân. Vì lý do này, sự chết của Ngài có hiệu lực đời đời. Sự chết của Chúa có quyền năng đời đời để cứu chuộc chúng ta. Bằng không một người chết cho quá nhiều cho quá nhiều người thì không thể được. Một cá nhân bị giới hạn vì con người không đời đời. Nếu Chúa chỉ chết như một người thì cái chết của Ngài chắc hẳn đã bị giới hạn trong hiệu năng của cái chết đó. Ngài có lẽ đã là Đấng thay thế cho một người chứ không phải cho hàng triệu người. Tuy nhiên, cái chết của Chúa là cái chết của một Thần – nhân và do đó là một cái chết đời đời hoàn tất sự cứu chuộc đời đời, sự cứu chuộc với quyền năng và hiệu lực đời đời

Trước khi Thánh Linh giáng trên Chúa Jesus thì Ngài đã có thể yếu thần thượng rồi. Khi chịu báp-têm, Ngài chịu báp-têm như một Thần-nhân. Sauk hi Ngài chịu báp-têm,  Thánh Linh Giáng trên Ngài là Đấng Thần-nhân để xức dầu cho Ngài thi hành chức vụ. Trong ba năm rưỡi, Ngài thi hành chức vụ bởi Linh này. Sau đó, trên thập tự giá Ngài trình dâng chính Mình là Đấng Thần-nhân làm sinh tế bao-hàm-tất-cả qua Linh đời đời. Sau khi Đức Chúa Trời đã kể Ngài là một tội nhân để làm Đấng thay thế chúng ta, thậm chí làm Ngài trở nên tội vì chúng ta và đã chấp nhận của lễ của Ngài, thì Đức Chúa Trời, với tư cách là Thánh Linh đến trên Ngài, đã lìa bỏ Ngài. Dầu vậy, Chúa vẫn là một Thân-nhân và đã chết như vậy. Điều này có nghĩa là dù Đức Chúa Trời với tư cách là Linh đã lìa bỏ Chúa, nhưng Ngài vẫn chết không chỉ như một con người mà còn như một Thân-nhân. Vì vậy, trong sự chết của Ngài có yếu tố thần thượng và đời đời. Sự chết của Ngài đã hoàn thành sự cứu chuộc đời đời với quyền năng và hiệu lực đời đời.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 47


Kinh thánh: Mác 15:16-41
Trong bài này, chúng ta đến với 15:16-41, là phần nói về sự đóng đinh Cứu Chúa – Nô Lệ
CHẾ GIỂU CỨU CHÚA – NÔ LỆ
Mác 15:16 chép: “Lính giải Ngài vào phía trong viện, tức là sảnh đường, và nhóm cả cơ binh lại” Sảnh đường là nơi ở chính thức của tổng đốc.
Câu 17 chép: “Họ khoác áo tía cho Ngài, đan một mão gai đội trên đầu Ngài” Gai là biểu tượng của sự rủa sả (sáng.3:17-18). Chúa Jesus đã trở nên sự rủa sả vì chúng ta trên thập tự giá (Ga.3:13). Trong 15:17, một chiếc mão triều bằng gai tượng trưng cho vương quyền, được dùng để chế giễu Cứu Chúa–Nô Lệ (c.20)
Trong câu 18 và 19, các tên lính tiếp tục chế giễu Chúa Jesus “rồi chào Ngài rằng: Mừng Vua dân Do Thái! Họ lại lấy cây lau đánh đầu Ngài, nhổ trên Ngài, và quì gối lạy Ngài” Sauk hi chế giễu Ngài “họ cởi áo tía ra, mặc áo của Ngài lại cho Ngài, rồi giải Ngài ra để đóng đinh trên thập tự giá” (c.20). Là chiên con Lễ Vượt Qua bị dâng làm sinh tế vì các tội phạm của chúng ta, ở đây Chúa giống như chiên con bị đem đến hàng làm thịt, ứng nghiệm Ê-sai 53:7-8

SÁCH MÁC BÀI 46


Kinh thánh: Mác 14:43-15:15
Trong bài này, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét sự chết và phục sinh của Cứu Chúa – Nô Lệ để hoàn thành sự cứu chuộc của Đức Chúa Trời (14:43-16:18)
ĐƯỢC CHUẨN BỊ ĐỂ CHẾT
Chúng ta có thể nói sự chết của Đấng Christ bắt đầu từ lúc Ngài  bị bắt. Trước khi Giu-đa cùng những người bắt Chúa Jesus đến thì Chúa đang cầu nguyện tại Ghết-sê-ma-nê về sự chết của Ngài. Như chúng tôi chỉ ra rằng Chúa cố ý từ Ga-li-lê đến Giu-đê để chịu đóng đinh. Vì vậy,  thật ra Chúa không bị Giu-đa giao nộp, thay vì thế Ngài tự nộp mình cho những người đến bắt Ngài
Khi Chúa còn ở Ga-li-lê thì Ngài biết rằng Ngài cần phải  đi đến Giê-ru-sa-lem để bị giết vào ngày lễ Vượt Qua. Sau khi đến Giê-ru-sa-lem, Ngài chuẩn bị môi trường, các môn đồ và thậm chí những người chống đối cho sự chết của Ngài. Những người chống đối lập mưu giết Ngài. Mác 14:1 nói rằng các thầy tế lễ cả và các kinh luật gia đang tìm cách  dung quỉ kế để bắt Ngài và giết đi. Họ nói: “không nên làm điều đó nhằm kỳ lễ, e trong dân sanh sự náo lọa chăng” (14:2). Tuy nhiên, để ứng nghiệm hình bóng chiên con lễ Vượt Qua, Chúa phải bị đóng đinh vào ngày Lễ Vượt Qua cho dù những người chống đối Ngài tìm cách tránh né ngày này. Chính Chúa đang chuẩn bị những gì cần thiết để Ngài bị giết vào đúng thời điểm.

SÁCH MÁC BÀI 45


Kinh thánh: Mác 14:27-42
CẢNH BÁO CÁC MÔN ĐỒ
Trong 14:27-42, Chúa Jesus cảnh báo các môn đồ về việc vấp phạm và truyền dặn họ thức canh cầu nguyện. Trong câu 27, Ngài phán: “Hết thảy các ngươi đều sẽ vấp phạm, vì có chép rằng: Ta sẽ đánh Kẻ Chăn, thì chiên sẽ tan tác”. Sau đó Chúa bảo rằng sau khi sống lại, Ngài sẽ đến Ga-li-lê trước họ (c.28)
Khi Phi-e-rơ nghe lời Chúa về việc các môn đồ bị vấp phạm, ông nói với Ngài: “Dầu hết thảy đều vấp phạm, nhưng tôi thì không” (c.29). Vì vậy, Chúa tiếp tục phán với Phi-e-rơ như là một phần trong việc Ngài chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài: “Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay, chính đêm này, trước khi gà gáy hai lượt, người sẽ chối ta ba lần”. Động từ Hi-lạp được dịch là “chối” là một động từ kép có nghĩa là chối phắt, như trong các câu 31 và 72. Nhưng Phi-e-rơ, có phần nào thô thiển, tự tin và dạn dĩ nói cách dứt khoát rằng: “Dầu tôi cần phải chết với thầy, tôi hẳn chẳng chối thầy đâu”. Hết thảy cũng đều nói như vậy” (c.31)

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 44


Kinh Thánh: Mác 14:1-26
Trong bài này, tôi muốn chia sẻ thêm về 11:1-26. Đặc biệt, chúng ta cần nói thêm về việc Chúa lập bữa ăn tối như là một phần trong việc chuẩn bị các môn đồ bước vào sự chết và phục sinh của Ngài.
ĐÁNH GIÁ CAO SỰ QUÍ BÁU CỦA CHÚA
Mác 14:1-42 đề cập đến việc Chúa chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài. Trong phân đoạn nói về sự chuẩn bị của Chúa trong Phúc Âm Mác thì ngoài lễ Vượt Qua còn có hai bữa tiệc khác. Bữa tiệc thứ nhất được những người yêu Chúa thết đãi Ngài. Bữa tiệc thứ nhì là bữa ăn tối của Chúa được Ngài thiết lập ngay sau lễ Vượt Qua. Bữa ăn tối của Chúa là do Ngài chuẩn bị cho các môn đồ.
Qua các thế kỷ, người ta đã nói nhiều về bữa tiệc Si-môn thết đãi để bày tỏ tình yêu của ông đối với Chúa Jesus. Trong bữa tiệc này, một người đàn bà đã xức dầu cho Chúa để bày tỏ tình yêu của bà. Việc Chúa được người đàn bà xức dầu trong Mác chương 14 đã được nhiều người giảng. Tuy nhiên, để đi sâu vào ý nghĩa của Bàn Chúa thì khó hơn nhiều. Vấn đề này rất sâu xa, vượt quá khả năng hiểu biết của tâm trí con người.

SÁCH MÁC BÀI 43


Kinh Thánh: Mác 14:12-26
THAY THẾ LỄ VƯỢT QUA
Sau khi Chúa Jesus vui hưởng bữa tiệc tại Bê-tha-ni thì Ngài dự lễ Vượt Qua và sau đó thiết lập bữa ăn tối để thay thế lễ Vượt Qua (14:12-26). Chúa bảo hai môn đồ chuẩn bị những gì cần thiết cho bữa lễ Vượt Qua (cc. 12-16). Trong lịch sử của cuộc gia tể Đức Chúa Trời, đây là bữa lễ Vượt Qua sau cùng vì từ lúc ấy, lễ Vượt Qua được thay thế bằng bàn Chúa. Điều này cho thấy rằng thời kỳ cũ đã được thay thế bằng thời kỳ mới. Vì vậy, ngày nay chúng ta không có lễ Vượt Qua, thay vào đó chúng ta có Bàn Chúa, bữa ăn tối của Chúa.
Như chúng ta sẽ thấy, Chúa thiết lập bữa ăn tối của Ngài với bánh và chén. Điều này chỉ về sự chết của Ngài, sự phục sinh của Ngải, chính Chúa và sự mở rộng của Ngài, tức là Thân Thể Ngài. Chúa, sự chết và phục sinh của Ngài, cùng sự mở rộng của Ngài cuối cùng sẽ dẫn đến vương quốc Đức Chúa Trời.

CÁC THỜI KÌ DÂN NGOẠI BANG-


Lu ca 21:24 chép: “Họ sẽ ngã dưới lưỡi gươm, bị đem làm phu tù giữa các dân, Giê-ru-sa-lem sẽ bị người Ngoại bang giày đạp cho đến chừng các thời kỳ Ngoại bang được trọn”
Kinh thánh gọi từ ngày dân Israel bị các thế lực ngoại bang giày xéo xứ sở đến ngày Chúa Jesus hiển lộ tạii núi Ô-liu là các thời kì  cán dân ngoại bang. Thời kì nầy bắt đầu vào năm 606 T.C khi vua Nê-bu-cat-nết-sa, đế quốc Babylon xâm lăng Israel, kéo dài nhiều thời đại, nhiều đế quốc. Khi thờ kì nầy chấm dứt, vương q uốc Đấng C hrist xuất hiện trên địa cầu:

SÁCH MÁC BÀI 42

Kinh Thánh: Mác 14:1-11
Trong 13:1-14:42, Chúa Jesus chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài. Trong chuẩn bị họ bằng cách nói cho họ biết những điều phải đến. Rồi trong 14:1-11, Ngài chuẩn bị họ bằng cách vui hưởng tình yêu của họ trong khi những kẻ chống đối âm mưu giết Ngài và một trong các môn đồ lập mưu phản Ngài. Trong 14:12-26, Chúa chuẩn bị các môn đồ bằng cách thiết lập bữa ăn tối để họ có thể nhớ Ngài và cuối cùng, Ngài chuẩn bị họ bằng cách cảnh báo về việc họ sẽ bị vấp phạm và truyền bảo họ thứccanh và cầu nguyện (14:27-42). Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét về sự chuẩn bị được thực hiện trong 14:1-11.
Trong 14:1-11, có ba vấn đề được kết hợp: những kẻ chống đối âm mưu giết Cứu Chúa-Nô Lệ, Chúa vui hưởng tình yêu của môn đồ, và Giu-đa mưu phản Ngài. Khi “các thầy tế lễ cả và các kinh luật gia tìm cách dùng quỷ kế để bắt Jesus mà giết đi” (c. 1) thì các môn đồ Chúa bày tỏ tình yêu của họ đối với Ngài. Cùng lúc ấy, Giu-đa Ích-ca-ri-ốt “là một trong mười hai môn đồ, đến cùng các thầy tế lễ cả nộp Jesus cho họ” (c. 10).

SÁCH MÁC BÀI 41

Kinh Thánh: Mác 13:1-37
Trong bài này, tôi muốn chia sẻ thêm vài lời về chương 13, một trong những chương khó nhất để chúng ta hiểu. Nhiều người đọc Tân Ước xem Mác chương 13 chỉ là một lời tiên tri. Thật ra, chương này không chỉ là một lời tiên tri mà còn là một lời Chúa Jesus nói ra để chuẩn bị các môn đồ của Ngài. Hai dấu chỉ về điều này là chữ “đến thờ” trong câu 1 và thành ngữ “cơn quặn thắt” trong câu 8.
ĐẤNG CHRIST LÀ SỰ THAY THẾ TOÀN DIỆN
Trong chương 11, Chúa Jesus tẩy sạch đền thờ (11:15-17). Thực ra là Chúa lên án đền thờ. Sau khi tẩy sạch đền thờ, Chúa Jesus xử lý những người lãnh đạo của Do Thái giáo, là những người đặc biệt quan tâm đến đền thờ. Các môn đồ đã nghe tất cả những gì Chúa nói với những người lãnh đạo ấy. Sau khi triệt để xử lý đền thờ và xử lý các nhà lãnh đạo Do Thái, Chúa ra khỏi đền thờ. Mác 13:1 chép: “Đương khi Jesus ra khởi đền thờ, có một môn đồ nói cùng Ngài rằng: Thưa Thầy, coi kìa, những viên đá tuyệt vời biết bao và các tòa nà này cũng thật tuyệt!” Đây là một hàm ý rõ ràng cho thấy rằng các môn đồ của Chúa vẫn còn bị quan niệm truyền thống về đền thờ chi phối, và đền thờ là dấu hiệu hay biểu tượng cho tôn giáo của người Do Thái. Việc các môn đồ vẫn còn tôn trọng đền thờ như vậy cho thấy rằng họ hoàn toàn bị tôn giáo cũ chi phối

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 40


  


SỰ CHUẨN BỊ CỦA CỨU CHÚA-NÔ LỆ CHO SỰ
PHỤC VỤ MANG TÍNH CỨU CHUỘC CỦA NGÀI
(7)
Kinh Thánh: Mác 13:1-37
Trong 13:1-37, Chúa chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài bằng cách nói cho họ biết về những điều phải xảy đến. Ở đây, Ngài nói cho họ biết về năm vấn đề: sự tàn phá đến thờ (cc.1-2), các tai họa ở giai đoạn đầu của cơn quặn thắt(cc. 3-8), việc rao giảng phúc âm và các cơn bắt bớ (cc.9-13), đại nạn và sự đến của Cứu Chúa-Nô Lệ (cc. 14-27), việc thức canh, cầu nguyện chờ đợi Cứu Chúa-Nô Lệ (cc. 28-37). Chúng ta đã nói đến sự tàn phá đền thờ và sự khởi đầu cơn quặn thắt trong bài trước. Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục suy xét những vấn đề khác mà Chúa đã nói với các môn đồ trên núi Ô-liu.
PHÚC ÂM VÀ NHỮNG CƠN BẮT BỚ
Trong 13:9-13, Chúa nói về ra giảng phúc âm và những cơn bắt bớ. Trong câu 9, Chúa phán: “Còn các ngươi phải coi chừng, vì họ sẽ nộp các ngươi cho công hội, đánh đòn các ngươi trong nhà hội, các ngươi sẽ vì cớ ta mà đứng trước mặt các tổng đốc và các vua chúa, để làm chứng cho họ’’. Đặc biệt, chữ “các ngươi” ở đây chỉ về các môn đồ người Do Thái là những người tuận đạo đầu tiên là người Do Thái.

SÁCH MÁC BÀI 39



Kinh Thánh: Mác 13:1-37
Trước khi bắt đầu xem xét 13:1-37 là phân đoạn Chúa Jesus nói về những điều sẽ đến, tôi muốn nói thêm vài lời về chương 12.
LỜI CẢNH BÁO VỀ CÁC KINH LUẬT GIA
Trong 12:35, khi đang dạy dỗ trong đền thờ, Chúa Jesus phán: “Sao các kinh luật gia nói Đấng Christ là con Đa-vít”. Rồi Chúa Jesus hỏi tiếp: “Làm sao Đấng Christ có thể là con của Đa-vít trong khi chính Đa-vít gọi Ngài là Chúa”. Câu hỏi của Chúa về Đấng Christ làm câm miệng những kẻ chống đối. Câu 37 chép: “Cả thường dân đều vui nghe Ngài”.
Ngay sau 12:35-37, câu 38 chép: “Trong sự dạy dỗ, Ngài phán rằng: Hãy coi chừng các kinh luật gia, là kẻ ưa mặc áo dài đi dạo, thích được chào giữa chợ”. Chắc chắn lời này được nói liên quan đến sự kiện là mặc dầu các kinh luật gia tự cho là biết Kinh Thánh, nhưng họ biết rất ít về Đấng Christ. Họ biết vài điều về nhân tính Đấng Christ nhưng họ không biết gì cả về thần tính của Ngài. Vì vậy, họ hoàn toàn không hiểu biết đúng đắn về thực tại của Đấng Christ. Vì họ thiếu hụt như vậy nên Chúa Jesus cảnh cáo dân chúng coi chừng các kinh luật gia.
Theo lời Chúa, các kinh luật gia không những thích mặc áo dài đi dạo và thích được chào giữa chợ, mà họ cũng thích ghế hàng đầu trong nhà hội và chỗ tôn trọng trong tiệc yến (c.39). Hơn nữa, các kinh luật gia “ăn nuốt nhà cửa của đờn bà góa và làm bộ cầu nguyện dài” (c.40). Điều này cho thấy rằng các kinh luật gia chỉ có bề ngoài; họ không có thực tại. Sự kiện các kinh luật gia thích mặc áo dài đi dạo chứng tỏ rằng họ quan tâm đến địa vị, sự tôn trọng và vinh hiển. Họ cũng thích được người khác tôn trọng và kính nể. Điều này cho thấy rõ rằng họ là những giáo sư Kinh Thánh trống rỗng hư không, hoàn toàn thiếu thực tại về Đấng Christ. Trong nếp sống của họ

SÁCH MÁC BÀI 38

Kinh Thánh: Mác 11:27-12:44
BỐN LOẠI CÂU HỎI
Trong 11:27-12:34, Chúa Jesus bị chất vấn với bốn loại câu hỏi. Những câu hỏi này đại diện cho các phương diện khác nhau của văn hóa loài người. Câu hỏi đầu tiên (11:27-33) liên quan đến tôn giáo. Các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão đã hỏi Cứu Chúa-Nô Lệ một câu liên quan đến tôn giáo chính thống, điển hình. Đặc biệt họ chất vấn Chúa Jesus về uy quyền của Ngài. Các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão nghĩ rằng họ đang hầu việc Đức Chúa Trời và họ biết luật pháp Môi-se. Chúng ta có thể nói rằng họ có một tôn giáo điển hình. Bây giờ họ muốn biết căn nguyên của những việc mà Chúa Jesus đang làm. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho Chúa trong 11:27-33 chính xác là liên quan đến tôn giáo.

SÁCH MÁC BÀI 37


SỰ CHUẨN BỊ CỦA CỨU CHÚA – NÔ LỆ CHO SỰ
PHỤC VỤ MANG TÍNH CỨU CHUỘC CỦA NGÀI
(4)
Kinh Thánh: Mác 12:18-44
Sự thử nhiệm và tra xét Cứu Chúa – Nô Lệ (11:27-12:44) diễn ra trong những ngày ngay trước lễ Vượt Qua. Người Do Thái từ nhiều nơi đã đến Giê-ru-sa-lem dự tiệc này. Việc Chúa tẩy sạch đền thờ đã làm cho dân chúng chú ý. Trước hết, các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia, và các trưởng lão đã đến với Chúa Jesus để chất vấn uy quyền của Ngài (11:27-33). Sau khi các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lãi bị Ngài đánh bại thì người Pha-ri-si và người của Hê-rốt cố bắt Ngài trong lời nói (12:13-17). Tuy nhiên, họ cũng bị Cứu Chúa – Nô Lệ đánh bại.

SÁCH MÁC BÀI 36


Kinh Thánh: Mác 11:27-12:44
Ở TRONG SỰ CHẾT, PHỤC SINH
VÀ THĂNG THIÊN CỦA ĐẤNG CHRIST
Khi Chúa Jesus đi từ Ga – li – lê đến Giu – đê, ý định của Ngài là đi đến Giê – ru – sa – lem để bước vào sự chết và phục sinh, và cũng đem các môn đồ thân thiết của Ngài vào trong sự chết và phục sinh ấy cùng với Ngài. Phi – e – rơ, Giăng và Gia – cơ đại diện cho tất cả môn đồ thân thiết của Chúa. Ngay từ đầu, cả ba môn đồ này đã theo Chúa cách gần gũi. Khi đọc Phúc Âm Mác, chúng ta thấy Phi – e – rơ, Giăng và Gia – cơ theo Chúa Jesus từng bước một. Cuối cùng, Chúa đem họ vào trong sự chết bao – hàm – tất – cả của Ngài. Dĩ nhiên, họ đã không thật sự chịu chết cùng với Chúa, nhưng họ đã trải qua tiến trình của sự chết Ngài. Họ thấy cách Chúa chuẩn bị hoàn cảnh cho cái chết của Ngài và thậm chí chuẩn bị những người chống đối Ngài, là những người đã đặt Ngài vào chỗ chết. Hơn nữa, họ cũng thấy cách Chúa bị bắt, bị xét xử theo luật Do Thái, và bị chính quyền La Mã xét xử theo luật của dân Ngoại. Họ thấy thể nào Ngài đã bị chế giễu, bắt bớ và bị dắt đi như chiên con đến hàng làm thịt. Họ  thấy Chúa đã bị treo trên thập tự giá và Ngài đã ở đó sáu giờ là như thế nào
Chúa đã trải qua sự chết và các môn đồ đã đồng trải qua sự chết với Ngài. Điều khác biệt duy nhất là họ không thật sự phải chết. Chính bản thân Chúa phải chịu chết trong khi các môn đồ trải qua tiến trình của sự chết. Dĩ nhiên họ không bị chôn vào mồ và cũng không đi vào Âm phủ. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng khoảng thời gian giữa lúc Chúa chết đến khi Ngài phục sinh là “mồ mả” đối với các môn đồ. Chúng ta cũng có thể nói theo một nghĩa rằng họ đã đi qua Âm phủ. Rồi vào buổi sáng Chúa phục sinh, một số môn đồ đã phát hiện ra ngôi mộ trống và biết rằng Jesus bị đóng đinh đã được sống lại từ kẻ chết
Chúng ta không nên đọc Phúc Âm Mác như quyển sách gồm các mẩu chuyện. Chúng ta cũng không nên đọc Phúc Âm này chỉ để biết giáo lý. Trái lại, khi đọc Phúc Âm này, chúng ta cần thấy hết khải tượng này đến khải tượng khác. Khi đọc Phúc Âm Mác, chúng ta nên có cảm nhận là đang xem truyền hình thiên thượng
Vào ngày Ngũ Tuần, Linh Chúa đổ ra trên 120 môn đồ. Qua sự chết và phục sinh, chính Cứu Chúa – Nô Lệ được khải thị trong sách Mác đã trở nên Linh ban – sự - sống, được đổ ra trên các môn đồ. Điều này có nghĩa là Chúa đổ chính Ngài trên những người đã thấy những khải tượng được ghi lại trong Phúc Âm Mác. Qua việc đổ ra như vậy của Linh, 120 môn đồ đã nhận được thực tại của tất cả những khải tượng mà họ đã thấy
Tôi hy vọng rằng các bài giảng trong sách Mác sẽ giúp anh em thấy được những khải tượng chứa đựng trong Phúc Âm này. Cuối cùng, Đấng Christ phục sinh là Linh sống động sẽ đổ chính Ngài trên an hem để làm cho bất cứ điều gì anh em thấy trở thành thực tại đối với anh em. Rồi trong thực tại, anh em sẽ ở trong sự chết, phục sinh và thăng thiên của Đấng Christ. Thật vậy, anh em sẽ vui hưởng Ngài như là sự thay thế toàn bộ, toàn diện
SÁU NGÀY CHO SÁNG TẠO MỚI
Trong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét phần cuối của Mác chương 11. Mác chương 11 mô tả các sự việc xảy ra trong suốt sáu ngày cuối cùng của cuộc đời Chúa trên đất. Sáu ngày này là để có sáng tạo mới. Theo Sáng thế ký, Đức Chúa Trời đã hoàn tất sáng tạo cũ trong thời gian sáu ngày. Rồi vào ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, Đức Chúa Trời nghỉ ngơi. Cũng vậy,  Chúa dùng sáu ngày để sản sinh sáng tạo mới của Đức Chúa Trời. Sau khi sáu ngày này được hoàn tất sẽ có một ngày Sa-bát khác. Chúa đã bị đóng đinh vào ngày thứ sáu, và ngày kế tiếp là ngày Sa-bát. Từ điều này, chúng ta thấy rằng Chúa đã dùng sáu này để hoàn tất việc chuẩn bị và làm cho sáng tạo mới xuất hiện. Trong sáu ngày mà kết thúc bằng sự chết của Ngài, Chúa đã làm mọi điều cần thiết để sáng tạo mới được xuất hiện cho Đức Chúa Trời. Rồi sau đó sáu ngày sau, Ngài nghỉ ngơi vào ngày thứ bảy là ngày Sa-bát. Trong những bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu những gì xảy ra trong sáu ngày ấy
Vào ngày đầu tiên của sáu ngày sau, Chúa Jesus cỡi lừa con của Giê-ru-sa-lem cách khải hoàn. Dân chúng reo lên: “Hô-sa-na! Chúc tụng Đấng nhơn danh Chúa mà đến!” (c.9). Ở đây, chúng ta thấy Chúa được dân chúng tán đồng. Sau  khi đã vào Giê-ru-sa-lem như thế, Ngài vào đền thờ, “khi đã nhìn quanh mọi sự rồi, thì trời gần tối, Ngài cùng mười hai môn đồ bèn đi ra đến Bê-tha-ni” (c.11)
Trở lại thành phố vào ngày hôm sau, Ngài rủa cây vả và tẩy sạch  đền thờ. Để được ấn tượng về tính nghiêm trọng của những vấn đề này, chúng ta có thể so sánh những điều ấy với việc một người nào đó đi vào thủ đô của một quốc gia, đốt cờ và sau đó đi vào trụ sở chính của chính phủ và gây xáo trộn lớn. Chắc chắn những hành động như vậy sẽ được đăng báo
Sau khi rủa sả cây vả là biểu tượng của quốc gia Do Thái, Chúa vào đền thờ và lật đổ bàn của những kẻ buôn bạc. Vì Ngài đã được dân chúng tán đồng nên không ai dám ngăn chặn Ngài. Vào lúc ấy, tất cả những nhà lãnh đạo đều im lặng. Tuy nhiên, họ bí mật lập mưu diệt Chúa Jesus
Theo 11:19 “Khi chiều tà thi Ngài khỏi thành”. Việc này xảy ra vào buổi chiều của ngày thứ hai. Chắc chắn buổi tối hôm ấy  các môn đồ đã nói với nhau về những điều Chúa đã làm Giê-ru-sa-lem. Có lẽ khắp thành phố Giê-ru-sa-lem nhiều người đang nói về những gì Chúa đã làm trong việc tẩy sạch đền thờ
Vào buổi sáng ngày thứ ba, các môn đồ thấy cây vả héo từ  gốc lên (c.20). Khi ấy họ lại đến Giê-ru-sa-lem. Câu 27 chép: “Ngài đang đi bộ trong đền thờ, thì các thầy tế lễ, các Kinh luật gia và các trưởng lão đến”. Nếu không được dân chúng tán đồng, hẳn Chúa không thể bước đi trong đền thờ theo cách như vậy. Thay vào đó, Ngài hẳn đã bị bắt và bị giết ngay lập tức. Nhưng vì đã được dân chúng đón nhận nên Ngài được tự do đi lại trong đền thờ
BỊ CÁC THẦY TẾ LỄ CẢ,
CÁC KINH LUẬT GIA VÀ CÁC TRƯỞNG LÃO CHẤT VẤN
Các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão – cả ba nhóm người này tạo thành Công Hội – đến nói với Chúa: “Bởi quyền bính nào mà thầy làm những điều này? Ai đã ban cho thầy quyền bính đó?” (c.28). Ở đây, các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão dường như muốn nói rằng: “Ông rủa sả cây vả rồi lật đổ bàn trong đền thờ. Bởi uy quyền nào mà ông làm những điều này? Ai ban cho ông uy quyền để làm những điều này? Những điều ông làm thì vô cùng nghiêm trọng: Vì thế, chúng tôi muốn biết nguồn gốc và uy quyền của ông”
Khi đối phó với các thầy tế lễ cả, các kinh luật và các trưởng lão, Chúa Jesus vô cùng cao trọng. Ngài không sợ khi đương đầu với tình thế ấy mà còn trả lời các câu hỏi của họ cách dạn dĩ
Câu Hỏi Của Chúa
Chúa Jesus phán với họ: “Ta cũng hỏi các ngươi một lời; hãy đáp cho Ta, thì Ta sẽ nói cho các ngươi bởi quyền bính  nào mà ta làm những điều này. Báp-têm của Giăng có phải bởi trời hay là bởi người ta ư? Hay trả lời cho ta đi” (cc.29-30). Về một mặt,  Chúa Jesus đã không sợ các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão chất vấn. Mặt khác, Ngài đã hỏi ngược lại họ với một phẩm chất cao trọng
Trước khi trả lời câu hỏi của Chúa, các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia, và các trưởng lão đã hội ý với nhau. “Họ bàn bạc với nhau rằng: Nếu chúng ta nói: “Bởi trời” thì ngươi sẽ nói rằng” Vậy, sao các ngươi không tin Giăng? Còn nếu nói: “Bởi người ta” họ lại sợ dân chúng, vì ai nấy đều coi Giăng thật là tiên tri” (cc.31-32). Nhận biết không có cách nào để trả lời câu hỏi của Chúa mà không thua cuộc nên họ Quyết định nói dối. Vì vậy, họ trả lời với Chúa Jesus: “Chúng tôi không biết” (c.33). Chúa biết những gì trong long họ. Ngài biết rằng họ đang dối Ngài.
Câu Trả Lời Của Chúa
Chúa Jesus tiếp tục nói với thầy tế lễ cả, các kinh luật gia, và các trưởng lão: “Ta cũng không nói cho các ngươi bởi quyền bính nào mà ta làm những điều này” (c.33). Điều này cho thấy rằng Chúa biết các nhà lãnh đạo Do Thái sẽ không nói với Ngài điều họ biết. Họ dối Ngài khi nói “Chúng tôi không biết”. Nhưng Chúa nói thật với họ theo cách khôn ngoan, phơi bày sự dối trá của họ và tránh được câu hỏi của họ.
Trong câu trả lời của Chúa, chúng ta cần chú ý đến chữ “cũng không”. Lời này cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Do Thái đang nói dối Chúa. Vì họ đã không trả lời Ngài những gì họ biết về Giăng Báp-tít nên Ngài cũng không trả lời câu hỏi của họ.
Câu trả lời khôn ngoan của Chúa đã làm hổ thẹn các nhà lãnh đạo quốc gia Do Thái. Họ đã bị vạch trần như một nhóm người nói dối. Trong khi đối phó với họ, Chúa bày tỏ cả phẩm cách cao trọng lẫn sự khôn ngoan của Ngài. Chúng ta có thể nói rằng phẩm cách cao trọng của Ngài là nhân tính và sự khôn ngoan của Ngài là thần thượng. Sự kết hợp giữa phẩm cách cao trọng mang tính con người và sự khôn ngoan thần thượng  đã bắt các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão.
Tôi tin rằng các môn đồ của Chúa rất hài lòng với cách Chúa đối phó với các nhà lãnh đạo Do Thái. Có lẽ họ đã nhìn nhau, gật đầu mỉm cười. Họ đã thấy phẩm chất cao trọng và sự khôn ngoan của Cứu Chúa – Nô Lệ giữa một tình huống như vậy trong đền thờ. Chắc hẳn họ vui mừng biết bao khi nhìn thấy các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão bị Chúa Jesus khuất phục.
BỊ NGƯỜI PHA-RI-SI
VÀ NGƯỜI CỦA ĐẢNG HÊ-RỐT THỬ NGHIỆM
Sau khi Cứu Chúa – Nô Lệ bị các thầy tế lễ cả, các kinh luật gia và các trưởng lão tra xét thì Ngài lại bị những người Pha-ri-si và những người của đảng Hê-rốt thử nghiệm (12:13-17). Mác 12:13 chép rằng: “Đoạn, họ sai mấy người thuộc phe Pha-ri-si và đảng Hê-rốt đến để bắt Ngài trong lời nói”. Những người theo đảng Hê-rốt là những người theo chế độ cai trị của Vua Hê-rốt và cùng dự phần với ông ta trong việc âm thầm đem lối sống  của người Hy Lạp và La Mã thâm nhập vào người Do Thái. Họ cùng phe với người Sa-đu-đê nhưng chống lại người Pha-ri-si. Nhưng ở đây họ liên kết với người Pha-ri-si để gài bẫy Chúa Jesus
Người Pha-ri-si rất yêu nước, hết lòng vì dân tộc Do Thái. Người theo đảng Hê-rốt đứng về phía những người theo đế quốc La Mã. Vì vậy, hai phe này không thể hợp tác với nhau. Nhưng trong việc đối phó với than vị tuyệt diệu này, là Cứu Chúa – Nô Lệ, những người vốn là kẻ thù đã đến với nhau để hỏi Chúa một câu hỏi quỉ quyệt, một câu hỏi vừa liên quan  đến chủ nghĩa ái quốc vừa liên quan đến chủ nghĩa đế quốc
Đến với Ngài, họ nói: “Thưa thầy, chúng tôi biết thầy là thành thật, không tư vị ai, vì thầy không xem dáng của người ta, nhưng thành thật dạy đường của Đức Chúa Trời . Vậy có phép nộp thuế cho Sê-sa không? Chúng tôi nên nộp hay không nên nộp?” (c.14). Đây thật sự là một câu hỏi gài bẫy. Người do Thái chống đối việc nộp thuế cho Sê-sa. Nếu Chúa Jesus nói nộp thuế cho Sê-sa là hợp pháp thì Ngài xúc phạm Do Thái mà lãnh đạo của họ là người Pha-ri-si. Nhưng nếu Ngài nói nộp thuế cho Sê-sa là không hợp pháp thì câu trả lời của Ngài đã tạo cho người theo đảng Hê-rốt, là những người đứng về phía chính quyền La Mã, có cớ để buộc tội Ngài.
Đối với chúng ta thì dường như Chúa Jesus không có cách nào trả lời câu hỏi. Giả sử Ngài nói “Không, chúng ta không nên nộp thuế cho Sê-sa”. Khi ấy, những người theo Hê-rốt có lẽ đã nói: “Ông chống lại người La Mã. Ông phải bị bắt và bị bỏ tù”. Nhưng giả sử Chúa đã nói: “Phải, nộp thuế cho Sê-sa là đúng”. Khi ấy người Pha-ri-si có lẽ đã nói: “Ông phản bội quốc gia vì ông làm việc cho những người theo đế quốc La Mã”. Câu hỏi mà người Pha-ri-si và người theo đảng Hê-rốt đặt ra thật là quỉ quyệt và gian ác biết bao!
Mặc dầu Chúa bị chất vấn cách quỉ quyệt gian ác nhưng Ngài vẫn không sợ. Trái lại, vẫn giữ phẩm chất cao trọng, Ngài nói với họ: “Sao các ngươi thử ta? Hãy đem cho ta xem một quan tiền” (12:15). Chúa Jesus không đưa cho họ đồng tiền La Mã nhưng bảo họ đưa Ngài xem một đồng tiền. Vì họ có một đồng tiền La Mã nên họ bị bắt bí.
Sau khi họ đem một đồng tiền đến cho Ngài, Ngài nói: “Hình và hiệu này của ai?” (c.16). Khi họ trả lời  “của Sê-sa”, Chúa nói tiếp: “Hãy nộp vật gì của Sê-sa cho Sê-sa, vật gì của Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Trời” (c.17). Nộp cho Sê-sa những gì của Sê-sa là nộp thuế cho Sê-sa theo những qui định của chính quyền. Nộp cho Đức Chúa Trời những gì của Đức Chúa Trời là nộp nửa siếc-lơ cho Đức Chúa Trời theo Xuất Ai Cập Ký 30:11-16 và cũng dâng một phần mười cho Đức Chúa Trời theo luật của Đức Chúa Trời

Phân đoạn này trong Phúc Âm Mác về vấn đề Cứu Chúa – Nô Lệ bị người Pha-ri-si và người theo đảng Hê-rốt thử nghiệm kết thúc bằng những lời sau: “Họ đều rất lấy làm lạ về Ngài”. Chúa trả lời họ bằng sự khôn ngoan thần thượng và họ phải câm miệng và bị khuất phục.

JEHOVAH ROHI—Đức Jehovah Chăn Giữ-


Thi 23:1-1- CHÚA là Đấng chăn giữ tôi, Tôi sẽ không thiếu thốn gì
Khải 7: 17-Vì Chiên Con ở giữa ngai sẽ chăn giữ và hướng dẫn họ Đến các suối nước sự sống.
-
Theo nguyên văn Hê-bơ-rơ, chữ “Đấng chăn giữ “ là Ra ah, có người dịch là rohi. Chữ nầy có nghĩa: to tend a flock, that is, pasture it.
Từ ngữ nầy được dịch là Đấng chăn chiên theo Viêt ngữ.. Bản truyền thống Việt nam dịch uyển chuyển là: “nghề chăn nuôi, chăn giữ “ trong Sáng 4:2; là “bạn” trong Châm 28:7; là “bạn” trong Quan xét 14:20; là “chức chăn dân-pastor” trong Giê 17:16; là “chăn bầy” trong Sáng 13:7.
Với tư cách là Đấng chăn giữ và chúng ta như chiên, Đức Jehovah là Đấng chăn nuôi cung cấp, là Đấng bảo vệ, là Bạn tương giao, là Bạn giúp đỡ, là người chăn dắt để an ủi, là người chăn bầy để nhóm họp, là Đấng chăn chiên để dìu dắt.
Kinh tân ước khải thị chính Chúa Jesus là Đấng Chăn chiên với ba tư cách:
1- Đấng Chăn hiền lành (tốt) đã chết cho bầy trong trong quá khứ - Giăng 10:11--Ta là người chăn nhân từ. Người chăn nhân từ hy sinh tính mạng vì đàn chiên
2. Đấng Chăn chiên lớn—Hê 13:20--Nguyện xin Đức Chúa Trời bình an, là Đấng qua huyết của giao ước đời đời đem Chúa Giê-su chúng ta, Đấng chăn chiên vĩ đại, ra khỏi cõi chết. Trong hiện tại, Đấng Chăn chiên lớn là Jesus phục sinh, đang chăn nuôi các hội thánh
3. Đấng Chăn chiên trưởng sẽ tái lâm trong tương lai gần—1 Phiero 5:4--Khi Đấng chăn chiên trưởng hiện ra, thì anh em sẽ nhận được mão miện vinh hiển chẳng hề tàn héo.
Tóm lại Đức Jehovah Chăn giữ chính là Chúa Jesus, Đấng Chăn chiên hôm nay-
-           
Jehovah Rohi chăn giữ,
Thánh đồ Cựu ước Chúa chăn nuôi,
Jesus Mục nhân đến vĩnh cửu,
Đưa bầy đến suối nước muôn đời.
Minh Khải—29-5-2016