Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 39



Kinh Thánh: Mác 13:1-37
Trước khi bắt đầu xem xét 13:1-37 là phân đoạn Chúa Jesus nói về những điều sẽ đến, tôi muốn nói thêm vài lời về chương 12.
LỜI CẢNH BÁO VỀ CÁC KINH LUẬT GIA
Trong 12:35, khi đang dạy dỗ trong đền thờ, Chúa Jesus phán: “Sao các kinh luật gia nói Đấng Christ là con Đa-vít”. Rồi Chúa Jesus hỏi tiếp: “Làm sao Đấng Christ có thể là con của Đa-vít trong khi chính Đa-vít gọi Ngài là Chúa”. Câu hỏi của Chúa về Đấng Christ làm câm miệng những kẻ chống đối. Câu 37 chép: “Cả thường dân đều vui nghe Ngài”.
Ngay sau 12:35-37, câu 38 chép: “Trong sự dạy dỗ, Ngài phán rằng: Hãy coi chừng các kinh luật gia, là kẻ ưa mặc áo dài đi dạo, thích được chào giữa chợ”. Chắc chắn lời này được nói liên quan đến sự kiện là mặc dầu các kinh luật gia tự cho là biết Kinh Thánh, nhưng họ biết rất ít về Đấng Christ. Họ biết vài điều về nhân tính Đấng Christ nhưng họ không biết gì cả về thần tính của Ngài. Vì vậy, họ hoàn toàn không hiểu biết đúng đắn về thực tại của Đấng Christ. Vì họ thiếu hụt như vậy nên Chúa Jesus cảnh cáo dân chúng coi chừng các kinh luật gia.
Theo lời Chúa, các kinh luật gia không những thích mặc áo dài đi dạo và thích được chào giữa chợ, mà họ cũng thích ghế hàng đầu trong nhà hội và chỗ tôn trọng trong tiệc yến (c.39). Hơn nữa, các kinh luật gia “ăn nuốt nhà cửa của đờn bà góa và làm bộ cầu nguyện dài” (c.40). Điều này cho thấy rằng các kinh luật gia chỉ có bề ngoài; họ không có thực tại. Sự kiện các kinh luật gia thích mặc áo dài đi dạo chứng tỏ rằng họ quan tâm đến địa vị, sự tôn trọng và vinh hiển. Họ cũng thích được người khác tôn trọng và kính nể. Điều này cho thấy rõ rằng họ là những giáo sư Kinh Thánh trống rỗng hư không, hoàn toàn thiếu thực tại về Đấng Christ. Trong nếp sống của họ không có thực tại. Thay vào đó, họ tìm kiếm địa vị, sự tôn trọng, vinh dự và vinh hiển.
Tất cả chúng ta cần lưu ý lời cảnh báo của Chúa về các kinh luật gia. Thậm chí trong hội thánh của Chúa, giữa vòng chúng ta vẫn có thể có một số người, về nguyên tắc, thích làm các kinh luật gia. Có thể họ có một số kiến thức Kinh Thánh và tài hùng biện thu hút người khác. Tuy nhiên, họ không có thực tại về Đấng Thần-nhân, là Đấng vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người, tức Đấng Christ bao-hàm-tất-cả là sự thay thế toàn diện của chúng ta. Chúng ta cần cảnh báo về những người thiếu thực tại bề trong về Đấng Christ mà lại tìm kiếm địa vị, sự tôn trọng, vinh dự và vinh hiển.
Trong 12:41-44, chúng ta thấy Chúa Jesus khen ngợi một góa phụ nghèo về sự trung tín của bà. Góa phụ này có lẽ không có nhiều kiến thức Kinh Thánh. Tuy nhiên, bà có thực tại vì lòng bà thành khẩn, chân thật và trung tín với Đức Chúa Trời. Có một thực tại bề trong đời sống hằng ngày của bà. Góa phụ này tương phản với các kinh luật gia có kiến thức trống rỗng.
CHUẨN BỊ CÁC MÔN ĐỒ
Mác 13:1-37 thường được xem là một chương về lời tiên tri. Tuy nhiên, chương này không chỉ là một lời tiên tri mà còn là một trong sự chuẩn bị của Cứu Chúa-Nô Lệ để phục vụ cho sự cứu chuộc của Ngài. Trong 13:1-14:42, Chúa Jesus đã chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài. Chúng ta đã thấy rằng trong 11:1-12:44, sự chuẩn bị của Cứu Chúa-Nô Lệ cho công tác cứu chuộc của Ngài bao gồm ba vấn đề: vào Giê-ru-sa-lem và trọ tại Bê-tha-ni (11:1-11), rủa cây vả và tẩy sạch đền thờ (11:12-26), bị thử nghiệm và tra xét (11:27-12:44). Công tác chuẩn bị này liên quan đến các môn đồ của Chúa và những người chống đối Ngài. Nếu cẩn thận suy xét chương 11 và 12, chúng ta sẽ thấy rằng mặc dầu những người chống đối đã bị Chúa khuất phục nhưng họ cũng đã nỗ lực hết sức để giết Ngài. Chúa đã chuẩn bị mọi sự để những người chống đối giết Ngài đúng thời điểm được chỉ định, tức là vào ngày lễ Vượt Qua.
Mặc dầu những người chống đối đã phải câm miệng nhưng họ vẫn không ngưng nỗ lực giết Chúa. Thật ra, hoàn cảnh đã thúc đẩy họ gia tăng nỗ lực giết Ngài.
Về phía những người chống đối và hoàn cảnh thì mọi sự đã chuẩn bị xong. Những người này đã bị Chúa chinh phục và hoàn cảnh cũng đã được Ngài bắt phục. Những người thử nghiệm và tra xét Chúa không thể tìm thấy điều gì sai trái nơi Ngài. Họ không có cơ sở pháp lý nào để làm gì với Ngài cả. Tuy nhiên, việc Chúa đối đầu với họ đã thúc đẩy họ thực hiện bất cứ điều gì cần thiết để giết Ngài.
Trong các chương 11 và 12, Chúa đã chuẩn bị kỹ lưỡng môi trường và nhưng người chống đối cho sự chết của Ngài. Sau đó, trong 13:1-14:42, Chúa không còn lưu ý đến những người chống đối nuẫ mà quay sang các môn đồ và có thời giờ riêng tư với họ để chuẩn bị họ cho sự chết của Ngài.
Trong việc Ngài chuẩn bị cho công tác cứu chuộc (11:15-14:42), sau khi đương đầu với những người chống đối (11:15-12:37), Cứu Chúa-Nô Lệ đã ở với các môn đồ để chuẩn bị họ cho sự chết của Ngài (13:1-14:42) – đó là sự kiện gây sửng sốt và làm họ thất vọng. Ngài chuẩn bị họ bằng cách nói với họ về những việc sẽ đến (13:2-37), bằng cách vui hưởng tình yêu của họ bày tỏ trong bữa tiệc và bằng cách được xức dầu cam tòng quí giá (14:3-9), bằng cách thiết lập bữa ăn tối (1 Cô.11:20) để họ có thể nhớ Ngài (Mác 14:12-26), và bằng cách cảnh báo họ về sự vấp phạm và khuyên họ tỉnh thức và cầu nguyện (14:27-42). Ngay sau khi chuẩn bị như vậy thì Ngài bị bắt và bị đóng đinh (14:43-15:28).
NHỮNG ĐIỀU PHẢI XẢY ĐẾN
Trong chương 13, khi chuẩn bị cho các môn đồ về sự chết của Ngài, Cứu Chúa-Nô Lệ trước hết đã nói với họ về những điều sẽ xảy đến. Đây là những điều sẽ xảy ra trong thế giới suốt thời đại Hội Thánh sau khi Ngài phục sinh cho đến khi Ngài trở lại. Chúa Jesus không để các môn đồ ở trong tối tăm về các vấn đề sau đây: sự phá hủy đền thờ (cc.1-2) là điều xảy ra vào năm 70 sau Chúa; những tai họa vào đầu thời kỳ quặn thắt, là những điều sẽ bắt đầu sau khi Ngài phục sinh và tiếp tục cho đến cơn đại nạn (cc.3-8); việc rao giảng phúc âm và sự bắt bớ trong thời đại Hội Thánh (cc.9-13), cơn đại nạn trong ba năm rưỡi cuối cùng của thời đại này và sự trở lại của Ngài (cc.14-27); và việc thức canh, cầu nguyện chờ đợi Cứu Chúa-Nô Lệ suốt thời đại Hội Thánh (cc. 28-37). Đối với các môn đồ đang chịu khổ của Cứu Chúa-Nô Lệ, một lời soi sáng như vậy giống như “ngọn đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng rạng đông” (2 Phi. 1:19).
Trong 13:1, tình hình liên quan đến Chúa Jesus hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, Chúa gánh chịu tình hình ấy một cách rất thoải mái. Ngài đem một số môn đồ ra khỏi Giê-ru-sa-lem đến núi Ô-liu, đến một mức độ cao hơn, nơi có bầu không khí quang đãng. Ngồi với họ trên núi Ô-liu, Ngài nói về tương lai để chuẩn bị họ cho những điều phải xảy đến, Đây là bối cảnh của lời tiên tri mà Chúa nói với các môn đồ như được ghi lại trong Mác chương 13. Bây giờ, chúng ta hay suy xét chương này từng câu một.
RA KHỎI ĐỀN THỜ
Mác 13:1 chép: “Đương khi Jesus ra khỏi đền thờ, có một môn đồ nói cùng Ngài rằng: Thưa Thầy, coi kìa, những đá này tuyệt vời biết bao và những tòa nhà này cũng thật tuyệt!”. Sự kiện Chúa ra khỏi đền thờ cho thấy rằng Ngài lìa bỏ đền thờ. Điều này ứng nghiệm lời Ngài trong Ma-thi-ơ 23:38 về việc bỏ đền thờ lại như nhà hoang cho những người Do Thái khước từ Ngài. Điều này tương đương với việc vinh quang của Đức Chúa Trời rời khỏi đền thờ thời xưa (Exec. 10:18).
Trong Ma-thi-ơ 23:38, Chúa Jesus phán: “Này, nhà các ngươi để lại cho các ngươi cảnh hoang vu”. Vì chữ “nhà” trong câu này là số ít nên nhà này phải chỉ về nhà Đức Chúa Trời, tức là đền thờ (Mác 11:15,17). Nhà này trước đây là nhà Đức Chúa Trời, nhưng bây giờ đã trở nên “nhà các ngươi” bởi vì nhà ấy đã bị làm thành hang trộm cướp.
Khi một trong các môn đồ nói với Ngài về những viên đá và các tòa nhà tuyệt vời, thì Chúa Jesus nói với môn đồ ấy rằng:“Ngươi thấy các nhà to lớn này ư? Rồi đây hẳn chẳng có hòn đá nào còn lại trên hòn đá nào mà không bị đổ xuống” (c.2). Điều này đã được ứng nghiệm vào năm 70 sau Chúa khi Titus với quân đội La Mã tàn phá Giê-ru-sa-lem.
Lời Chúa trong 13:2 tương đương với chữ “hoang vu” trong Ma-thi-ơ 23:38. Đền thờ bị để lại hoang vu khi Giê-ru-sa-lem bị tàn phá.
Chúng ta thấy rằng Chúa Jesus đã được dân chúng tiếp đón nồng hậu, Ngài đã rủa cây vả và tẩy sạch đền thờ.
Việc tẩy sạch đền thờ khuấy động những người chống đối. Vì lý do này, vào ngày sau khi tẩy sạch đền thờ, Ngài đương đầu với những người chống đối là những người tra xét Ngài và hỏi Ngài nhiều câu khác nhau. Tất cả những điều này xảy ra trước mắt các môn thân thiết của Ngài. Tuy nhiên trong 13:1, một số người trong họ vẫn còn nói: “Thưa Thầy, coi kìa, những đá này tuyệt vời biết bao và những này cũng thật tuyệt!”
Chúa Jesus đã tìm cách gây ấn tượng trên các môn đồ về sự kiện là vào thời điểm đó, Ngài không còn liên hệ gì đến quốc gia Do Thái hoặc với đến thờ nữa. Ngài rủa cây vả, biểu tượng của quốc gia Do Thái, và Ngài tẩy sạch đền thờ. Những hành động này cho thấy rằng vào thời điểm ấy, với tư cách là Đức Chúa Trời, Ngài đã đoạn tuyệt với dân Israel và đền thờ.
Mác 13:1 nói về việc Chúa Jesus “ra khỏi đền thờ”. Khi ra khỏi đền thờ thì Ngài từ bỏ đền thờ. Như chúng tôi đã chỉ ra, đền thờ không còn là nhà của Đức Chúa Trời nữa mà là “nhà các ngươi”, tức là nhà của những người đã làm cho đền thờ thành hang trộm cướp. Vì vậy, nhà của họ được để lại cho họ hầu chịu cảnh hoang vu. Sau khi Chúa ra khỏi đền thờ, Ngài không bao giờ trở lại đó nữa. Theo lời tiên báo của Chúa, đền thờ đã hoàn toàn bị phá hủy.
Các môn đồ của Chúa đã chứng kiến việc rủa cây vả và tẩy sạch đền thờ, nhưng họ không hiểu ý nghĩa của những điều này. Đây là lý do tại sao họ vẫn trầm trồ những viên đá đẹp và tòa nhà đẹp. Điều này làm cho Chúa Jesus cần nói chuyện thêm với họ để chuẩn bị cho sự chết của Ngài.
Trong 13:2, Chúa phán với các môn đồ: “Ngươi thấy các tòa nhà to lớn này ư? Rồi đây hẳn chẳng có hòn đá nào còn lại trại trên hòn đá nào mà không bị đổ xuống”. Lời tiên tri này đã được ứng nghiệm vào năm 70 sau Chúa. Josephus, một sử gia Do Thái, đã ghi lại các chi tiết về sự tàn phá Giê-ru-sa-lem và đền thờ trong sách của ông. Giê-ru-sa-lem bị tàn phá hoàn toàn.
NGỒI VỚI CÁC MÔN ĐỒ TRÊN NÚI Ô-LIU
Mác 13:3 và 4 chép: “Ngài đương ngồi trên núi Ô-liu đối diện đền thờ, thì Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng và Anh-rê hỏi riêng Ngài rằng: Xin nói cho chúng tôi biết lúc nào sẽ có những điều ấy, và khi mọi sự sắp thành nghiệm thì sẽ có điều gì?” Sự kiện Chúa ngồi với các môn đồ trên núi Ô-liu cho thấy rằng để nhận được khải tượng trong lời tiên tri của Chúa về những điều phải đến, chúng ta cần phải lên núi cao để bước vào hiện diện của Ngài. Khi các môn đồ hỏi riêng Ngài, họ hỏi về thời điểm xảy ra những điều này và về dấu hiệu khi những điều này được ứng nghiệm.
Chúng ta có thể cảm thấy ngạc nhiên là vào lúc đó mà Chúa Jesus còn có lòng ngồi với các môn đồ trên núi Ô-liu để nói với họ về những điều phải đến. Chắc chăn đây là một vấn đề lớn khiến Ngài nặng lòng phải làm. Hơn thế điều này cho thấy rằng Chúa Jesus rất bình an. Mặc dầu biết rằng sẽ bị giết trong vài ngày tới nhưng Ngài vẫn bình tịnh. Ngài có thể bình an ngồi trên đỉnh núi, nhìn thành phố Giê-ru-sa-lem và đền thờ đã bị từ bỏ.
NHỮNG KẺ LỪA DỐI,
CHIẾN TRANH, ĐỘNG ĐẤT VÀ ĐÓI KÉM
Trong câu 5 và 6 Chúa Jesus phán: “Hãy coi chừng, kẻo có kẻ lừa dối các ngươi. Lắm kẻ sẽ mạo danh Ta đến mà nói rằng: “Ta là Christ!’ và sẽ lừa dối nhiều người”. Trong những câu này, Chúa nói rằng nhiều kẻ lừa dối sẽ đến trong danh Đấng Christ và dẫn nhiều người đi lạc. Lich sử cho chúng ta thấy điều này đã xãy ra. Từ lúc Đấng Christ thăng thiên, nhiều người đã đến tuyên bố họ là Đấng Christ.
Trong câu 7, Chúa tiếp tục phán rằng: “Khi các ngươi nghe về chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh thì đừng kinh hoảng, những sự ấy cần phải xảy đến, song kỳ cuối cùng chưa tới đâu”. Chữ “chiến tranh” ở đây chỉ về tất cả cuộc chiến từ thế kỷ thứ nhất cho đến hiện tại. Những cuộc chiến ấy được tượng trưng bằng con ngựa đỏ và ấn thứ hai trong Khải Thị 6:3-4.
Kỳ “cuối cùng” trong câu 7 là kỳ chung kết của thời đại này (Mat.24:3; Đa.12:4,9,6-7) là ba năm rưỡi đại nạn.
Nếu biết lịch sử thế giới, anh em sẽ nhận ra rằng từ ngày Chúa Jesus thăng thiên, chiến tranh đã và đang gia tăng. Chúng ta cỏ thể nói rằng lịch sử loài người là lịch sử của các cuộc chiến. Trong 13:7, Chúa nói tiên tri về các cuộc chiến tranh sẽ xảy ra sau khi Ngài phục sinh và thăng thiên.
Trong 13:8, Chúa Jesus phán: “Vì dân này sẽ dấy nghịch dân kia, nước nọ đánh nước khác, nhiều nơi sẽ có động đất và đói kém. Những sự ấy mới là đầu cơn quặn thắt”. Trong câu này, “dân” chỉ về dân tộc, người ngoại bang, và “nước” chỉ về một đế quốc. Việc dân này dấy nghịch dân kia, hay dân tộc này nghịch dân tộc kia chỉ về nội chiến, trong khi nước này dấy lên chống lại nước khác chỉ về chiến tranh thế giớ. Hơn nữa, có nhiều cơn đói là hậu quả của chiến tranh. Theo lịch sử thì chiến tranh đem đến đói kém, được tượng trưng bằng con ngựa đen của ấn thứ ba trong Khải Thị 6:5-6. Vì vậy, trình tự là chiến tranh, đói kém và chết chóc.
Trong 13:8, Chúa cũng nói rằng sẽ có động đất ở nhiều noi. Từ khi Đấng Christ thăng thiên, động đất đã và đang gia tăng qua suốt các thế kỷ và sẽ tăng cường ở cuối thời đại này (Khải. 6:12;8:5; 11:13,19; 16:18). Dường như năm nào cũng có nhiều trận động đất hơn năm trước.
CƠN QUẶN THẮT
Đề cập đến chiến tranh, động đất và đói kém, Chúa Jesus phán trong câu 8:“Những sự ấy mới là đầu cơn quặn thắt”. Người Do Thái là tuyển dan của Đức Chúa Trời, sẽ chịu “cơn quặn thắt” để sinh ra một dân sót là những người sẽ dự phần vào vương quốc của Đấng Mê-si, là phần thuộc đất của thiên hi niên.
Ở điểm này, chúng ta cần nói thêm một lời về cơn quặn thắt mà Chúa đề cập trong 13:8. Để hiểu thành ngữ này, chúng ta cần nhận thức rằng từ thời điểm Chúa phục sinh, một sự sinh nở đang diễn ra. Đó là sự sinh ra Người Mới hoàn vũ.
Con người mà Đức Chúa Trời tạo dựng, tức là người cũ, đã làm Đức Chúa Trời thất bại và họ đã trở nên vô dụng trong việc hoàn thành mục đích của Đức Chúa Trời. Vì điều này, qua sự chết và phục sinh của Đấng Christ, Đức Chúa Trời đã bắt đầu sinh ra một Người Mới hoàn vũ. Sự sinh ra Người Mới này bắt đầu bằng sự phục sinh của Chúa, vì chúng ta là những người được Đức Chúa Trời kêu gọi nên tất cả đều được phục sinh với Đấng Christ.
Vào thời điểm Chúa phục sinh, sự sinh ra Người Mới hoàn vũ chưa hoàn tất. Thật ra, đó chỉ là bắt đầu sinh ra Người Mới. Việc sinh nở này sẽ tiếp tục cho đến cuối đại nạn.
Theo sách Công vụ, Phi-e-rơ và các môn đồ khác đã chịu cơn quặn thắt này. Suốt các thế kỷ, nhiều người trung tín cả Chúa đã chịu cơn quặn thắt này và ngày nay nhiều người vẫn còn đang chịu cơn quặn thắt ấy. Lý do những cơn quặn thắt này vẫn còn là vì việc sinh ra Người Mới hoàn vũ chưa được hoàn tất.
Trước khi chết, Chúa Jesus nói về sự sinh ra người mới: “Quả thật, quả thật, Ta nói cùng các ngươi, các ngươi sẽ khóc lóc, than van nhưng thế giới sẽ vui mừng; các ngươi sẽ buồn rầu, nhưng sự buồn rầu các ngươi sẽ đổi ra vui mừng. Khi người đờn bà sinh sản, thì có sự buồn rầu vì giờ mình đến rồi, song khi con trẻ đã lọt lòng, nàng không còn nhơ đến sự khổ sở nữa, vì mừng được một người sanh ra trong thế giới. Cũng vậy, các ngươi hiện nay có sự buồn rầu nhưng ta sẽ lại thấy các ngươi thì lòng các ngươi sẽ vui mừng, và sự vui mừng của các ngươi chẳng ai đoạt lấy được” (Gi.16:20-22). Theo một ý nghĩa, Con trẻ, Người Mới, được sinh ra vào thời điểm Chúa phục sinh. Nhưng theo một ý nghĩa khác, Người Mới hoàn vũ, được khải thị trong các chương 2 và 4 của E-phe-sô, chưa hoàn toàn được sinh ra. Trái lại, Người Mới này vẫn đang trong quá trình được sinh ra, và tiến trình sinh nở kéo theo sự chịu khổ.
Những cơn bắt bớ mà các thánh đồ bền chịu được Chúa Jesus xem là các cơn quặn thắt. Các cơn quặn thắt này bắt đầu từ lúc Chúa phục sinh và thăng thiên. Từ ngày lễ Ngũ Tuần, các môn đồ của Chúa liên tục kinh nghiệm những cơn quặn thắt này. Vì việc sinh ra Người Mới vẫn đang diễn ra nên cơn quặn thắt vẫn còn. Những gì Chúa phán trong Mác 13:1-8 có liên quan đến những cơn quặn thắt để sinh ra Người Mới hoàn vũ.