Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

SÁCH MÁC BÀI 44


Kinh Thánh: Mác 14:1-26
Trong bài này, tôi muốn chia sẻ thêm về 11:1-26. Đặc biệt, chúng ta cần nói thêm về việc Chúa lập bữa ăn tối như là một phần trong việc chuẩn bị các môn đồ bước vào sự chết và phục sinh của Ngài.
ĐÁNH GIÁ CAO SỰ QUÍ BÁU CỦA CHÚA
Mác 14:1-42 đề cập đến việc Chúa chuẩn bị các môn đồ cho sự chết của Ngài. Trong phân đoạn nói về sự chuẩn bị của Chúa trong Phúc Âm Mác thì ngoài lễ Vượt Qua còn có hai bữa tiệc khác. Bữa tiệc thứ nhất được những người yêu Chúa thết đãi Ngài. Bữa tiệc thứ nhì là bữa ăn tối của Chúa được Ngài thiết lập ngay sau lễ Vượt Qua. Bữa ăn tối của Chúa là do Ngài chuẩn bị cho các môn đồ.
Qua các thế kỷ, người ta đã nói nhiều về bữa tiệc Si-môn thết đãi để bày tỏ tình yêu của ông đối với Chúa Jesus. Trong bữa tiệc này, một người đàn bà đã xức dầu cho Chúa để bày tỏ tình yêu của bà. Việc Chúa được người đàn bà xức dầu trong Mác chương 14 đã được nhiều người giảng. Tuy nhiên, để đi sâu vào ý nghĩa của Bàn Chúa thì khó hơn nhiều. Vấn đề này rất sâu xa, vượt quá khả năng hiểu biết của tâm trí con người.

Ý nghĩa của bữa tiệc được một số môn đồ Chúa thết đãi Ngài thì nông cạn so với ý nghĩa của Bàn Chúa. Trong bữa tiệc mà các môn đồ thết đãi Chúa, chúng ta có vấn đề đánh giá cao Chúa về sự quí báu, xứng đáng, và đáng yêu của Ngài. Si-môn là người phung được Chúa tẩy sạch, đã dọn bữa tiệc này đãi Chúa để bày tỏ việc ông đánh giá cao về sự thương xót, ân điển và quí báu của chúa. Việc xức dầu cho Chúa Jesus cũng là để bày tỏ việc đánh giá cao sự đáng yêu và xứng đáng của Chúa.Tuy nhiên, trong những vấn đề này, chỉ có một ít điều được xem là sâu sắc. Dường như không có gì do chúng ta khởi xướng là có chiều sâu cả.
MỘT BIỂU HIỆU
VỀ CUỘC GIA TỂ TÂN ƯỚC ĐỨC CHÚA TRỜI
Trái lại, bữa ăn tối được Chúa Jesus thiết lập thì vô cùng sâu xa. Bữa tiệc ấy là một dấu hiệu, một biểu tượng của toàn bộ cuộc gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời. Cuộc gia tể Đức Chúa Trời trong thời đại Tân Ước liên quan đến Bàn Chúa.
Tôi không tin bất cứ môn đồ nào của Chúa cũng hiểu được ý nghĩa của Bàn Ngài khi Bàn ấy được thiết lập. Thí dụ, Phi-e-rơ dự phần vào Bàn ấy nhưng chắc chắn ông không thấy được ý nghĩa của Bàn ấy.
Bánh Và Chén
Khi Chúa Jesus thiết lập bữa ăn tối, “Ngài lấy bánh, chúc tạ, bẻ ra, rôi đưa cho họ, mà phán rằng: “Hãy lấy, đây là Thân Thể Ta (14:22). Rồi Ngài lấy chén, đưa cho họ và nói: Đây là huyết ta, tức là huyết cũa giao ước, đổ ra cho nhiều người” (c. 24). Vì vậy, Bàn Chúa gồm có một ổ bánh và một chén.
Theo cách dùng trong Kinh Thánh, bánh tượng trưng cho sự sống. Chúa Jesus phán: “Ta là bánh của sự sống” (Gi. 6 :35). Điều này cho thấy trong Kinh Thánh bánh là vấn đề sự sống.
Hơn nữa, theo cách dùng trong Kinh Thánh, chén tượng trưng cho phần hưởng phước hạnh. Vì vậy, chén được gọi là chén phước hạnh. Bánh thuộc về sự sống và chen thuộc về phước hạnh.
Chắc chắn sự sống này là sự sống thần thượng và phước hạnh này là phước hạnh thần thượng. Thật ra, cả sự sống lẫn phước hạnh đều là Đức Chúa Trời Tam Nhất, là chính Đức Chúa Trời trong Christ qua Linh. Anh em biết sự sống đời đời là gì không? Sự sống đời đời Đức Chúa Trời Tam Nhất. Anh em biết phước hạnh thần thượng là gì không? Phước hạnh thần thượng cũng là Đức Chúa Trời Tam Nhất. Vì vậy, cả sự sống thần thượng lẫn phước hạnh thần thượng thật ra là chính Đức Chúa Trời Tam Nhất.
Đức Chúa Trời Tam Nhất Trở Nên
Sự Sống Và Phước Hạnh Của Chúng Ta
Làm thế nào Đức Chúa Trời Tam Nhất có thể trở nên sự sống và phước hạnh của chúng ta? Để điều gì đó trở nên sự sống của chúng ta thì không đơn giản. Thí dụ, thức ăn chúng ta ăn và tiêu hóa trở nên nguồn cung cấp của chúng ta. Để điều đó trở nên sự sống và nguồn cung cấp sự sống thì điều đó phải hữu cơ. Nếu anh em nuốt một viên đá, viên đá ấy không thể trở nên nguồn cung cấp sự sống cho anh em vì viên đá ấy không có sự sống và hữu cơ. Chỉ có điều gì đó hữu cơ mới có thể được chúng ta tiêu hóa và hấp thụ để trở nên nguồn cung cấp sự sống. Cũng vậy, để Đức Chúa Trời Tam Nhất trở nên nguồn cung cấp sự sống và thậm chí là sự sống của chúng ta thì Ngài phải vào trong chúng ta và được chúng ta tiêu hóa và hấp thụ. Chắc chắn Đức Chúa Trời Tam Nhất là sự sống và hữu cơ.
Theo Phúc Âm Giăng chương 6, Đấng Christ là một ổ Bánh, Bánh sự sống để chúng ta nă. Chúa Jesus phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; nếu ai ăn bánh ấy thì sẽ sống đời đời” (c.51). Rồi Ngài tiếp tục phán: “Như Cha hằng sống đã Sai Ta, và Ta sống bởi Cha, thì cũng thế, kẻ nào ăn Ta sẽ sống bởi Ta vậy” (c.57). Bất cứ tín đồ nào ăn Chúa Jesus là bánh sự sống thì sẽ sống bởi Ngài. Khi chúng ta ăn Bánh sự sống này, Ngài vào trong chúng ta để được chúng ta tiêu hóa và được hấp thụ. Vào trong chúng ta cách hữu cơ. Đây là cách duy nhất để Đức Chúa Trời Tam Nhất có thể trở nên sự sống của chúng ta. Đức Chúa Trời Tam Nhất trở nên nguồn cung ứng sự sống và sự sống của chúng ta bằng cách bước vào trong chúng ta cách hữu cơ để được hấp thụ vào trong từng ca sợi của bản than thuộc linh chúng ta
Nhờ Chúa Bằng Cách Ăn Ngài
Việc nhận Chúa vào để tiêu hóa và hấp thụ Ngài hầu Ngài có thể trở nên sự sống cho chúng ta được tượng trưng bằng việc ăn ổ bánh trên bàn. Mỗi khi đến Bàn Chúa, chúng ta đều thấy một ổ bánh. Ổ bánh ấy không chỉ để trưng bày mà còn để ăn. Khi Chúa Jesus thiết lập bữa ăn tối, “Ngài lấy bánh, chúc tạ, bẻ ra, rồi đưa cho họ, mà phán rằng: Hãy lấy, đây là than thể Ta” (Mác 14:22)
Theo Lu-ca 22:19, Chúa Jesus phán: “Đây là thân thể ta vì các ngươi mà ban cho, hãy làm sự này để kỷ niệm Ta”. Câu này nói đến việc nhớ Chúa. Trong nhiều năm, tôi đã nhớ Chúa tại bàn Ngài chỉ bằng cách tập trung vào sự nhục hóa, đời sống chịu khổ, sự chết và phục sinh của Ngài. Không ai dạy tôi rằng phương cách đúng đắn để nhớ Chúa Jesus là ăn Ngài. Thật sự nhớ Chúa là ăn bánh và uống chén (1 Cô 11:24, 26), tức là tham dự, vui hưởng Chúa là Đấng ban chính Ngài cho chúng ta qua sự chết cứu chuộc của Ngài. Ăn bánh và uống chén là nhận Chúa cứu chuộc vào làm phần hưởng, sự sống và phước hạnh của chúng ta. Đó là phương cách đích thực để nhớ Chúa.
Ý NGHĨA SÂU XA CỦA VIỆC
ĂN BÁNH VÀ UỐNG CHÉN TẠI BÀN CHÚA
Bánh trên bàn không phải để chúng ta phân tích hay suy nghĩ; bánh để nhận vào, ăn vào làm nguồn cung ứng sự sống. Bánh này phải được tiêu hóa và hấp thụ để trở nên chính bản thể của chúng ta. Ý nghĩa của điều này thật sâu xa
Việc ăn bánh trên Bàn Chúa cho thấy rằng Chúa vào trong chúng ta làm nguồn cung ứng sự sống cho chúng ta, rồi sau đó thật sự trở thành chúng ta. Nếu suy xét vấn đề ăn, chúng ta sẽ nhận thức rằng thức ăn mà chúng ta ăn cuối cùng trở thành chúng ta mà thậm chí chúng ta trở thành thức ăn. Không những có sự lien hiệp hữu cơ giữa chúng ta và những gì chúng ta ăn, tiêu hóa và hấp thụ mà chúng ta còn được hòa quyện với thức ăn đã được hấp thụ vào trong mình
Nói rằng việc hòa quyện không đúng Kinh Thánh là một sai lầm nghiêm trọng. Làm thế nào người ta có thể phủ nhận cách hợp lý về sự kiện chúng ta được hòa quyện với những gì chúng ta đã ăn, tiêu hóa và hấp thụ? Thật ra việc hấp thụ thức ăn vào trong bản thể chúng ta còn vượt hơn cả sự hòa quyện. Chúng ta không có lời lẽ nào để mô tả điều này. Tuy nhiên, chúng ta biết mình được hòa quyện cách sâu xa với những gì đã được ăn. Cũng vậy, khi nhận lãnh Đức Chúa Trời Tam Nhất làm thức ăn, chúng ta thật sự được hòa quyện với Ngài. Để thực phẩm chúng ta ăn trở nên sự sống thì thực phẩm này phải được hòa quyện với chúng ta. Việc nhận lãnh Đức Chúa Trời Tam Nhất làm thức ăn cũng theo nguyên tắc như vậy
Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc ăn liên quan đến một điều gì đó còn nhiều hơn là sự lien hiệp hữu cơ giữa chúng ta với thức ăn. Thật ra ăn, tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bao gồm một sự hòa quyện nội tại giữa thức ăn và bản thể chúng ta. Những gì chúng ta ăn thật ra trở nên một phần của chúng ta. Vì vậy, đây không chỉ là vấn đề hòa quyện mà còn là vấn đề trở thành. Thức ăn chúng ta tiêu hóa và hấp thụ trở thành một phần của bản thể chúng ta. Vì lý do này, sau khi chúng ta đã tiêu hóa và hấp thu hết thức ăn thì không thể nào xác định được thức ăn đang ở đâu trong chúng ta dùng vấn đề hấp thụ thức ăn để minh họa ý nghĩa sâu xa của việc ăn bánh tại Bàn Chúa
Một Bức Tranh Về Chúa
Chúng ta thấy rằng chén của bàn Chúa tượng trưng cho huyết Ngài. Cựu Ước cấm uống huyết (Sáng. 9:4; Lê.17:10). Trong cuộc gia tể của Đức Chúa Trời, chúng ta chỉ uống một loại huyết đúng đắn, đó là Huyết của Chúa Jesus. Theo nguyên tắc, uống Huyết cũng giống như ăn Bánh. Bất cứ điều gì chúng ta uống sẽ dầm thấm chúng ta và trở nên bản thể chúng ta
Một Bức Tranh về Huyết Chúa
Bị Tách Ra Khỏi Thân Thể Ngài
Thân thể Chúa Jesus được tượng trưng bằng Ổ Bánh, tức là Bánh; còn huyết Ngài được tượng trưng bằng Chén với những gì được chứa đựng trong chén ấy. Đây là bức tranh về Huyết Chúa bị tách ra khỏi thân thể Ngài. Việc tách ra như vậy tượng trưng cho sự chết. Vì thế, trong 1 Cô-rin-tô 11:26, Phao-lô nói: “Ấy vậy, hễ lần nào anh em ăn Bánh này, uống Chén này, thì rao giảng sự chết của Chúa cho tới lúc Ngài đến”. Từ Hi Lạp được dịch là “rao giảng” có nghĩa là công bố, loan báo, trưng bày sự chết của Chúa. Dự bữa ăn tối của Chúa là tuyên bố và trưng bày sự chết của Chúa.
Để Chúa Jesus trở nên thức ăn của chúng ta, vào trong chúng ta làm nguồn cung ứng sự sống, thì Ngài cần phải trải qua sự chết. Nếu không bị đóng đinh, Ngài không thể trở thành thức ăn của chúng ta
Phần lớn thức ăn mà chúng ta ăn hằng ngày trước hết phải chết. Thí dụ, trước khi anh em ăn một con gà thì con gà ấy phải bị làm thịt. Ăn gà đòi hỏi con gà phải chết. Cũng vậy, để chúng ta có thể ăn Ngài, Chúa Jesus phải chết. Hễ khi nào ăn Bánh và uống Chén tại Bàn Chúa, chúng ta tuyên tố sự chết của Chúa
KINH NGHIỆM SỰ PHỤC SINH BỀ TRONG
Chúng ta đã thấy Bàn Chúa tượng trưng cho chính Chúa, sự chết của Ngài, sự phục sinh của Ngài và Thân thể huyền nhiệm của Ngài, tức là gia tăng của Ngài. Bàn Chúa liên hệ đến sự phục sinh của Ngài như thế nào? Có thể nói rằng bất cứ khi nào ăn Chúa, tiêu hóa và đồng hóa Ngài như là nguồn cung ứng sự sống thì chúng ta kinh nghiệm sự phục sinh bề trong. Chúng ta có thể dùng việc ăn thực phẩm vật lý làm minh họa. Thường trước giờ ăn tối, tôi mệt mỏi và đuối sức. Nhưng sau khi ăn một bữa ăn bổ dưỡng, tôi lại sức. Thậm Chí có thể nói là tôi được “phục sinh”. Thức ăn mà tôi ăn chứa đựng yếu tố sự sống làm cho tôi được hồi sức. Tương tự như vậy, khi chúng ta ăn Chúa Jesus thì Ngài trở nên sự sống phục sinh trong chúng ta
SỰ LỚN LÊN TRỌN VẼN CỦA NGƯỜI MỚI
Bánh của Bàn Chúa cũng tượng trưng cho Thân Thể huyền nhiệm của Đấng Christ là sự mở rộng của Ngài. Sự mở rộng này là để sinh ra Người Mới. Hơn nữa, đó cũng là sự phát triển hạt giống, gien của vương quốc
Trong Mác chương 4, chúng ta có hạt giống vương quốc nhưng cuối cùng sự phát triển đầy đủ, sự biểu lộ của vương quốc và sự phát triển đầy đủ của Vương Quốc sẽ là sự phát triển đầy đủ của Người Mới. Điều này có nghĩa là cuối cùng Người Mới sẽ trở thành vương quốc Đức Chúa Trời

Hơn nữa, vương quốc Đức Chúa Trời chắc chắn không phải là vấn đề tổ chức. Không, toàn bộ vương quốc Đức Chúa Trời là một cơ cấu hữu cơ, Người Mới, được sinh ra do Đấng Christ thay thế chúng ta qua sự chết và phục sinh của Ngài. Kỳ diệu biết bao! Nếu thấy điều này, chúng ta sẽ nhận thức rằng khi Chúa lập bữa ăn tối của Ngài trong Mác chương 14 thì Ngài đang chuẩn bị các môn đồ để nhận lãnh sự chết và phục sinh của Ngài.