Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

TỪ NGỮ CỰU ƯỚC—ADONAI JEHOVAH

 

Trong tiếng Hê bơ rơ  chữ “Adonai” có nghĩa là “Chủ” (Master), Chúa, còn Jehovah là “Đấng Hằng Hữu” (I Am). Jehovah là tên của Đức Chúa Trời. Adonai Jehovah là: Chúa Jehovah, Chúa Đấng hằng hữu.

Danh hiệu Adonai Jehovah xuất hiện lần đầu tiên ở Sáng 15:2, “Áp-ram thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa sẽ cho tôi chi?”. Hợp danh nầy của Đức Chúa Trời nhấn mạnh vào quyền chủ tể của Đức Chúa Trời hơn là nhấn mạnh vào ý nghĩa của chữ “Jehovah”. Adonai Jehovah—Chúa Jehovah xuất hiện khoảng 200 lần trong sách tiên tri Ê-xê-chi-ên, ngay trong chương 16, danh hiệu nầy được chép đến 11 lần. Chúng ta thấy uy quyền của Đức Jehovah đại năng với tư cách là Chủ, là Chúa ở phía sau nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên, khi ông rao truyền lời Chúa

THƯỢNG TẾ THUỘC THIÊN TRỞ RA BÀN THỜ ĐỒNG

Thượng tế Trong Nơi Chí Thánh

Lev. 16:11-19, “Vậy, A-rôn sẽ dâng con bò tơ mình, là con sinh tế chuộc tội, giết nó làm lễ chuộc tội cho mình và cho nhà mình; 12 đoạn lấy lư hương đầy than hực đỏ trên bàn thờ trước mặt Đức Giê-hô-va, và một vốc hương bột, mà đem vào phía trong bức màn. 13 Người phải bỏ hương trên lửa, trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu cho ngọn khói hương bao phủ nắp thi ân ở trên hòm bảng chứng, thì người không chết. 14 Người cũng phải lấy huyết con bò tơ đó, dùng ngón tay rảy trên nắp thi ân, về phía đông, và rảy bảy lần về phía trước nắp thi ân. 15 Đoạn, người giết con dê đực dùng về dân chúng làm của lễ chuộc tội; đem huyết nó vào phía trong bức màn; dùng huyết con dê đực đó cũng như đã dùng huyết con bò tơ, tức là rảy trên nắp thi ân và trước nắp thi ân vậy. Người vì cớ sự ô uế, sự vi phạm và tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên phải làm lễ chuộc tội cho nơi thánh và cho hội mạc ở giữa sự ô uế của họ. 17 Khi thầy tế lễ vào đặng làm lễ chuộc tội nơi thánh cho đến khi người ra, thì chẳng nên có ai ở tại hội mạc; vậy, người sẽ làm lễ chuộc tội cho mình, cho nhà mình, và cho cả hội chúng Y-sơ-ra-ên.

MÔI –SE VÀ A-RÔN—HAI HÌNH BÓNG CỦA ĐẤNG CHRIST

Moses xưa dầu Aaron


Lev. 8:10-12, “Kế đó, Môi-se lấy dầu xức, xức cho đền tạm và các vật ở tại đó biệt riêng ra thánh, 11 rảy dầu bảy lần trên bàn thờ và xức dầu cho bàn thờ cùng các đồ phụ tùng của bàn thờ, cái thùng và chân thùng, đặng biệt riêng ra thánh. 12 Người cũng đổ dầu xức trên đầu A-rôn, xức cho người đặng biệt riêng ra thánh”.

Lev.9:22-24, “A-rôn giơ tay mình trên dân sự chúc phước cho; sau khi dâng của lễ chuộc tội, của lễ thiêu, và của lễ thù ân, thì người bước xuống khỏi bàn thờ. 23 Môi-se và A-rôn bèn vào hội mạc, kế lại ra chúc phước cho dân sự; sự vinh quang của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng cả dân sự: 24 một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giê-hô-va lòe ra thiêu hóa của lễ thiêu và mỡ trên bàn thờ. Cả dân sự thấy, đều cất tiếng reo mừng và sấp mặt xuống đất.”

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

HAI CON DÊ TRONG LỄ CHUỘC TỘI

Bắt thăm hai con dê

Le-vi-ký 16:
c. 5-7, “Do nơi hội chúng Y-sơ-ra-ên, người sẽ bắt hai con dê đực dùng làm của lễ chuộc tội và một con chiên đực dùng làm của lễ thiêu.  A-rôn sẽ dâng con bò tơ mình làm của lễ chuộc tội, và người sẽ làm lễ chuộc tội cho mình và cho nhà mình.  Kế đó người phải bắt hai con dê đực, đem để trước mặt Đức Giê-hô-va, tại nơi cửa hội mạc.”

c. 10, “Còn con bắt thăm về phần A-xa-sên, sẽ để sống trước mặt Đức Giê-hô-va, để làm lễ chuộc tội trên nó, rồi thả nó ra nơi đồng vắng đặng nó về A-xa-sên.”

Từ vùng hoang dã đến miền đất tốt lành--2

Vùng hoang dã


 Phục. 1:2-3” Từ Hô-rếp tới Ca-đe-Ba-nê-a, bởi đường núi Sê-i-rơ, đi mười một ngày đường. 3 Nhằm năm bốn mươi, ngày mồng một tháng mười một, Môi-se nói cùng dân Y-sơ-ra-ên mọi điều mà Đức Giê-hô-va đã biểu người phải nói cùng họ”

Phục  8:2,” Hãy nhớ trọn con đường nơi đồng vắng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã dẫn ngươi đi trong bốn mươi năm nầy, để hạ ngươi xuống và thử ngươi, đặng biết điều có ở trong lòng ngươi, hoặc ngươi có gìn giữ những điều răn của Ngài hay chăng.”.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

GIỚI THIỆU SÁCH GIÔ SUÊ

Sông Giô đanh

Hình bóng lớn nhất trong Cựu Ước là lịch sử dân Israel, làm tiêu biểu cho Hội thánh, bao gồm các tín đồ Tân ước như tuyển dân của Đức Chúa Trời ngày nay (I Cor. 10:1-13). Tiếp theo năm sách luật pháp, các sách của Moses, Giô suê là sách đầu tiên của 12 sách lịch sử của Israel, từ Giô suê đến Ê-xơ-tê. Mười hai sách lịch sử nầy không chỉ liên quan suông đến lịch sử, chúng là một phần của sự khải thị thần thượng về cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời, mà có liên quan đến Đấng Christ, như hiện thân của Đức Chúa Trời và Hội thánh như Thân Thể hữu cơ của Đấng Christ, cho sự tổng kết Giê ru sa lem mới. Sự khải thị nội tại của các sách lịch sử trong Cựu Ước là để tiết lộ cho chúng ta, làm thế nào cuộc gia tể đời đời của Đức Chúa Trời được thực hiện bởi dân tuyển của Ngài trên trái đất. Cuộc gia tể thần thượng của Đức Chúa Trời hoàn toàn có liên quan Đấng Christ và vì Đấng Christ, chủ yếu trong thân vị của Đức Chúa Trời và vương quốc Đấng Christ. Về thân vị Đấng Christ, văn kiện lịch sử trong Cựu Ước giữ một đường hướng gia phổ của Đấng Christ cho sự hiện đến của Ngài qua sự nhục hóa làm một con người. Về vương quốc của Đấng Christ, lịch sử Cựu Ước duy trì đường hướng về vương quốc Đức Chúa Trời cho Đấng Christ để thiết lập vương quốc thần thượng của Ngài trên trái đất. Hai chi tiết nầy tạo thành đường hướng chi phối sự khải thị thần thượng trong các sách lịch sử của Israel.

HAI CON CHIM

Con chim còn sống được thả đi



Lê-vi-ký 14:1-7, “Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: 2 Nầy là luật lệ cho kẻ phung về ngày nó được sạch. Người ta sẽ dẫn người phung đến thầy tế lễ; 3 thầy tế lễ sẽ ra ngoài trại quân mà khám bịnh cho. Nếu vít phung của người bịnh lành rồi, 4 thì về phần người phải được sạch, thầy tế lễ sẽ truyền đem hai con chim vẫn sống và tinh sạch, cây hương nam, màu đỏ sặm, và nhành kinh giới. 5 Thầy tế lễ biểu cắt cổ một trong hai chim đó trong chậu sành, trên nước chảy. 6 Đoạn, bắt lấy chim còn sống với cây hương nam, màu đỏ sặm, nhành kinh giới, đem nhúng trong huyết của chim kia đã cắt cổ trên nước chảy. 7 Thầy tế lễ phải rảy huyết bảy lần trên người được sạch phung, và định người là tinh sạch, rồi thả con chim còn sống ra ngoài đồng.”

Những tiêu biểu (Hình Bóng)

Hòm giao ước

Để nghiên cứu các tiêu biểu trong Cựu Ước, trước hết chúng ta phải có một nền tảng của Tân Ước. Tân Ước nói về Đấng Christ, sự cứu chuộc của Ngài, hội-thánh và Thánh Linh. Đó là bốn điều thuộc linh lớn. Các tiêu biểu chính yếu trong Cựu Ước là các tiêu biểu về bốn điều này. Chúng tượng trưng cho Đấng Christ, sự cứu chuộc, hội-thánh hay Thánh Linh. Trong Cựu Ước, chúng ta thấy bức ảnh trước khi nhìn thấy con người [thật]. Trong Tân Ước, trước hết chúng ta nhìn thấy con người, rồi trở lại Cựu Ước để nhìn thấy bức ảnh. Nếu đã nhìn thấy thực tại về Đấng Christ, sự cứu chuộc, hội-thánh và Thánh Linh, thì việc nhìn thấy các tiêu biểu Cựu Ước sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta.

Thánh Kinh Số Mục

 
Nhiều con số trong Kinh Thánh có ý nghĩa. Sau đây là một vài ví dụ.
Số một chỉ về Đức Chúa Trời độc nhất vô nhị.

Số hai chỉ về sự tương giao.

Số ba cũng chỉ về Đức Chúa Trời vì Ngài có tính chất tam-nhất. Số một chỉ về sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời, và số ba chỉ về sự trọn vẹn của Đức Chúa Trời.

Những gì về con rắn trong vườn Eden

 Hopi Tây Rắn chuông - Rắn đuôi chuông Crotalus viridis nuntius

Câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi trong Sáng thế ký của Kinh Thánh: Khi Đức Chúa Trời "phát hiện " rằng con rắn đã lừa dối Eve, Ngài đã nguyền rủa nó và ra lệnh cho nó phải bò bằng bụng của mình từ bấy giờ. Bây giờ, tôi nói rằng "con rắn" là một con rắn. Nhưng Sa-tan đã chỉ sử dụng hình thức một con rắn cho các mục đích của mình. Tại sao lại nguyền rủa toàn bộ một loài động vật cho một cái gì đó mà Satan đã làm? Và có phải điều này có nghĩa là con rắn không "bò bằng bụng" trước khi Đức Chúa Trời nguyền rủa chúng không?

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

TRIỆT PHÁ SỰ CAI TRỊ LÂU ĐỜI CỦA SATAN

Giô suê Từ Giả Dân Israel

Giô suê 12:1, 24 “Nầy các vua của xứ mà Y-sơ-ra-ên đã đánh bại, và chiếm lấy xứ của họ ở bên kia sông Giô-đanh, về phía mặt trời mọc, từ khe Ạt-nôn đến núi Hẹt-môn, với toàn đồng bằng về phía đông.  Si-hôn, vua dân A-mô-rít ở tại Hết-bôn...
.......vua Thiệt-sa; hết thảy là ba mươi mốt vua”.

Giô suê 12:2, “Si-hôn, vua dân A-mô-rít ở tại Hết-bôn. Người quản hạt  (cai trị) từ A-rô-e...”
Giô suê 12:5, “Người quản hạt (cai trị) núi Hẹt-môn, miền Sanh-ca, và cả xứ Ba-san...”
Giô suê 12:6, “Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, và dân Y-sơ-ra-ên đánh bại (đánh) chúng nó..”
Giô suê 12:7, “Nầy là các vua của xứ mà Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên đánh bại (đánh) ở bên nầy sông Giô-đanh, về phía tây...”

Giô suê 13:10, “vua A-mô-rít, trị vì tại Hết-bôn, cho đến giới hạn dân Am-môn;..”
Giô suê 13:12, “cũng được toàn nước vua Óc trong Ba-san, vốn trị vì tại Ách-ta-rốt và Ết-rê-i..”
Giô suê 12:20, “Si-hôn, vua dân A-mô-rít, vốn cai trị tại Hết-bôn, mà Môi-se đã đánh bại, với quan trưởng Ma-đi-an, là Ê-vi, Rê-kem, Xu-rơ, Hu-rơ, và Rê-ba, tức các quan trưởng làm chư hầu Si-hôn, và ở trong xứ....”

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Con Rồng- Sự thật hay hoang đường?


















"Vì vậy, chàng hiệp sĩ dũng cảm giết con rồng thở hơi ra lửa và đã đi đầu với công chúa xinh đẹp đến lâu đài. Và họ sống hạnh phúc mãi mãi về sau. "

"Bố ơi, đó là một câu chuyện tuyệt vời! Nhưng con rồng có thật không? "
"Không, con yêu ơi. Không có những điều như con rồng. Đó là tất cả những hư cấu. Con hãy nhắm mắt ngay bây giờ. Ô những giấc mơ đẹp! "

Iraq và Kinh Thánh


Trong những năm gần đây, các biến chuyển ở Iraq đã được đăng lên báo chí hằng ngày. Từ chiến tranh, bắt cóc, khủng bố, giết người, tự sát bằng bom…Nhiều người biết Iraq là một quốc gia đứng hằng thứ hai về sản xuất dầu hỏa và là đang có chiến tranh khủng bố. Nhưng ít ai biết rằng Iraq là một quốc gia được nhắc nhiều nhất trong Kinh Thánh sau Do Thái.

Tên nước Iraq đã được dùng trong Kinh Thánh là Babylôn, đất Shinar,  đất Nim-rốt (Mi. 5:5), xứ Canh đê (Sứ 7:4), đất Mesopotamia. Chữ Mesopotamia có nghĩa là vùng Lưỡng Hà giữa 2 con sông Tigris (Tyrơ) và Euphrates. Thành Niniveh nằm trên bờ sông Tigris, thủ đô đế quốc Assyria; thành Babylon nằm trên bờ sông Euphrates, thủ đô đế quốc Babylon. Thủ đô Susa của đế quốc Mê đô Ba tư cũng tọa lạc gần bên tay trái hạ lưu sông Tigris, mà xưa kia cũng trong lãnh thổ của vùng Lưỡng hà.

Đức Chúa Trời há đã thực sự nói?


Bây giờ con rắn xảo quyệt hơn bất kỳ con thú đồng nào mà  Chúa Đức Chúa Trời đã làm nên. Và hắn nói với người phụ nữ, " Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao?  "( Sáng thế ký 3:1 )
Câu hỏi lớn hiện nay: Đức Chúa Trời há có thực sự nói. . . ?

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

ĐẠI Ý SÁCH PHỤC TRUYỀN

Moses giảng Đệ nhị luật


Phục truyền là lời kết luận về luật pháp và ban một lời kết luận tổng bao hàm cho Ngũ Kinh, năm sách đầu của Kinh thánh, do Moses viết. Phục truyền có nghĩa là Đệ nhị luật và do đó ngụ ý sự nói lại, sự lặp lại luật pháp thần thượng. Luật pháp đã được ban cho qua Moses lần thứ nhất khi ông 80 tuổi (Xuất 7:7). Bốn mưới năm sau. Sau khi thế hệ thứ nhất, ngoại trừ Ca lép, Giô suê, đã chết rồi, luật pháp đã được nói lại cho con cái Israel, lần nầy cho thế hệ thứ hai, là thế hệ sẵn sàng bước vào miền đất tốt lành để chiếm hữu nó. Phần đông thế hệ đó đã không có mặt để nghe việc ban hành 10 điều răn. các điều lệ, các qui định tại núi Si-nai. Vì vậy Đức Chúa Trời đặt gánh nặng cho Moses nói lại cho họ nghe luật pháp. Sự nói lại nầy là sự huấn luyện tươi mới được ban cho thế hệ mới của con cái Israel tiếp sau sự lưu lạc dài của họ để chuẩn bị cho họ bước vào miền đất tốt lành do Đức Chúa Trời đã hứa và thừa kế nó như sở hữu của họ.

Ai Cập hoặc Babel: Cái nào xuất hiện trước?



Tháp Babel


 Hòa giải Lịch sử cổ đại với Kinh Thánh

Hầu hết các quốc gia làm lễ kỷ niệm về năm họ đã được thành lập, cho dù Rome vào năm 753 trước công nguyên, hay Hoa Kỳ vào năm 1776. Những niên đại như vậy giúp chúng ta hiểu chúng ta là ai và làm thế nào chúng ta chồng lên so với các quốc gia khác.

THÂN THỂ CỦA ĐẤNG CHRIST-6

Các con sự sáng

CON CÁI SỰ SÁNG LÀM TÂN PHỤ CỦA CHRIST

Kinh văn: Eph 5: 1-32

Trong chương trước, từ Ê-phê-sô 4 chúng ta thấy rằng hội thánh là một Thân Thể độc nhất, được xây dựng bởi một chức vụ Tân Ước. Để dự phần trong chức vụ xây dựng này chúng ta cần sống một cuộc đời đầy dẫy thực tế Đức Chúa Trời và ân điển của Đức Chúa Trời. Thực tế là Đức Chúa Trời được chúng ta nhận thức trong Con, còn ân điển là Đức Chúa Trời trong Con như sự hưởng thụ của chúng ta . Chúng ta  cần sống cuộc đời của thực tế và ân điển nhờ đó chúng ta có thể xây dựng Thân Thể Christ. Để sống một cuộc đời như vậy, chúng ta cần phải nhận thức rằng, qua báp-têm chúng ta đã loại bỏ người cũ của mình, là người đã bị hư hoại theo các tư dục của sự lừa đối nhân hoá, là chính Satan (Eph 4: 22), và chúng ta cũng phải mặc lấy người mới mà đã được sáng tạo theo đúng Đức Chúa Trời trong sự công nghĩa và sự thánh khiết của lẽ thật nhân hoá, chính Đức Chúa Trời Tam Nhất (câu 24). Chúng ta cần được đổi mới hàng ngày và liên tục trong linh của tâm trí, là linh trộn lẫn diệu kỳ mà làm đầy dẫy, chiếm hữu và chỉ đạo tâm trí chúng ta (câu 23). Chúng ta cần ở dưới sự đổi mới này hàng ngày và hàng giờ, hầu chúng ta có thể được biến đổi để làm các nguyên liệu đúng đắn hầu xây dựng Thân Thể Christ.

Sáng Thế Ký—Sự nổ tung thần thoại nguyên thủy

Thần thoại Babylon

Đức Chúa Trời đã cho chúng ta văn kiện của Ngài về sự sáng tạo, sự sa ngã, và lịch sử đầu tiên vì một mục đích. Nhưng nó có phải là -một huyền thoại khéo nói cách khác biệt, một câu chuyện kín đáo với một sự bóp méo thần học, hoặc lịch sử đúng làm hủy diệt tất cả các sự hoán chuyển không? Sự tương phản giữa các huyền thoại vùng Cận Đông cổ đại và Kinh Thánh làm cho chúng ta không có sự nghi ngờ.

Nhiều học giả cơ đốc đã cho rằng Sáng thế ký 1-3 không bao giờ có ngụ ý truyền đạt sự thật lịch sử. Thay vào đó, họ nói rằng nó giống như một trong những dụ ngôn Tân Ước của Đấng Christ. Đức Chúa Trời chỉ đơn thuần chia sẻ một câu chuyện hư cấu để truyền đạt chân lý thuộc linh. Kinh Thánh có cho chúng ta bất kỳ hướng dẫn rõ ràng nào để biết chắc chắn liệu Sáng thế ký 1-3 là một câu chuyện ngụ ngôn không?