Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 20


NHU CẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI Ở DƯỚI ÁCH NÔ LỆ CỦA TỘI – SỰ SỐNG GIẢI THOÁT (2)

F. Phương Cách Giải Thoát
1. Nhờ Ánh Sáng Của Sự Sống
Chúa Jesus giải thoát chúng ta khỏi tội bằng cách nào? Ngài làm điều đó bằng cách vào trong chúng ta như ánh sáng của sự sống. Ánh sáng này không phải ở bên ngoài chúng ta; mà ở bên trong chúng ta. Khi chúng ta tiếp nhận Chúa, Ngài vào trong chúng ta làm sự sống của chúng ta. Đó là sự sống cư ngụ bên trong bây giờ chiếu sáng chúng ta. Đó là ánh sáng. Sự chiếu sáng của sự sống cư ngụ bên trong này sẽ dần dần và tự phát làm cho chúng ta được tự do. Được tự do khỏi ách nô lệ của tội không phải là vấn đề một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời gian. Mặc dầu anh em được làm cho sống động trong một giây, nhưng được tự do khỏi tội thì không đơn giản như vậy.

Chúng ta có thể dùng tính nóng nảy của mình để minh họa. Mọi người đều nóng tính. Nếu không nóng tính, anh em không phải là người. Cái bàn không nóng tính. Dầu anh em đập cái bàn bao nhiêu chăng nữa, nó sẽ không bao giờ mất bình tĩnh vì nó đâu có bình tĩnh để mà mất. Còn anh em thì sao? Mỗi người ít nhiều đều nóng nảy, và tính nóng nảy này là biểu hiện đầu tiên của bản chất rắn độc trong chúng ta. Biểu hiện chủ yếu của Sa-tan trong chúng ta là tính nóng nảy. Khi một người nổi nóng, bề ngoài của người ấy trông giống con rắn. Khi nổi nóng, không ai trông giống thiên sứ cả. Khi nổi nóng với vợ mình, anh em trông giống như một con quỉ. Khi một bà mẹ nhân từ nổi nóng với con mình, đứa con sẽ sợ hãi vì bà trông giống như một con quỉ. Khi chúng ta nổi nóng, bản chất rắn độc bày tỏ ra. Tánh nóng nảy của chúng ta quấy rầy chúng ta rất nhiều; nó làm chúng ta bối rối luôn. Suốt năm mươi năm làm một Cơ Đốc nhân tìm kiếm Chúa, không điều gì quấy rầy tôi nhiều hơn là tính nóng nảy của mình. Thật khó thoát khỏi tính nóng nảy của mình biết bao! Qua kinh nghiệm bản thân, tôi có thể làm chứng rằng từ ngày Chúa Jesus vào trong tôi, Ngài đã trở nên sự sống của tôi. Sự sống ấy liên tục chiếu sáng trong tôi. Jesus càng chiếu sáng trong tôi, tôi càng thoát khỏi tính nóng nảy của mình. Thỉnh thoảng khi tôi nổi nóng, ánh sáng này chiếu sáng cách mạnh mẽ. Anh em không kinh nghiệm điều này sao? Khi anh em nổi nóng với vợ mình thì ánh sáng chiếu đến. Những người không tin Chúa càng nổi nóng thì càng có tính nóng để mà nổi nóng. Nhưng khi chúng ta, là các Cơ Đốc nhân tìm kiếm Chúa, bắt đầu nổi nóng, thì chúng ta thấy mình càng ít tính nóng để nổi nóng. Đôi khi một anh em hay chị em đang nổi nóng thì bị sự chiếu sáng bên trong ngăn chặn mình lại. Có một điều gì đó ở bên trong chiếu sáng trên mình, giết chết bản chất rắn độc của mình. Sau năm mươi năm kinh nghiệm, tôi có thể nói bây giờ tôi rất khó nổi nóng. Suốt năm mươi năm, chất “phóng xạ thiên thượng” đã và đang giết chết bản chất rắn độc nóng nảy của tôi.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 19


NHU CẦU CỦA NHỮNG NGƯỜI Ở DƯỚI ÁCH NÔ LỆ CỦA TỘI – SỰ SỐNG GIẢI THOÁT (1)

Trong bản ký thuật của Phúc Âm này, chín trường hợp đã được chọn lựa để minh chứng Chúa Jesus là sự sống và là nguồn cung ứng sự sống cho con người. Trong các chương từ ba đến bảy có sáu trường hợp hình thành một nhóm về dấu lạ. Về phương diện tích cực, sáu trường hợp này tượng trưng cho các phương diện của Chúa là sự sống và nguồn cung ứng sự sống cho chúng ta, ấy là tái sinh, làm thỏa mãn, chữa lành, làm sống động, nuôi dưỡng và làm hết khát. Ba trường hợp sau, trong các chương từ tám đến mười một, hình thành một nhóm khác về dấu lạ. Về phương diện tiêu cực, ba trường hợp ấy tượng trưng cho Chúa là sự sống cho chúng ta để giải cứu chúng ta khỏi ba điều tiêu cực chính, ấy là tội lỗi, sự đui mù và sự chết.

Là những con người sa ngã, chúng ta thường xuyên bị tội lỗi, sự đui mù và sự chết quấy nhiễu. Sự đui mù thật ra có nghĩa là sự tối tăm. Khi bị mù, anh em ở trong bóng tối, vì không có điều gì tạo nên bóng tối nhiều cho bằng sự đui mù. Sự đui mù, tối tăm và sự chết ra từ tội. Tội là nhân tố cơ bản gây nên sự đui mù, tối tăm và sự chết. Nếu chúng ta phạm tội, chắc chắn chúng ta đui mù vì sự đui mù luôn luôn đi đôi với những điều tội lỗi. Tội đem đến sự chết, nhưng giữa tội và sự chết luôn luôn có sự đui mù. Sau khi phạm tội và trước khi gặt lấy sự chết, anh em có sự tối tăm. Vì vậy, tội, sự đui mù và sự chết là ba điều tiêu cực mà Chúa phải xử lý. Cách duy nhất để xử lý những điều tiêu cực này là Chúa cần phải trở nên sự sống đời đời và thiên thượng của chúng ta.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 18


NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHÁT – SỰ SỐNG GIẢI KHÁT (2)

Trong chương năm chúng ta đã thấy sự tương phản giữa sự sống và tôn giáo, nhưng sự bắt bớ thật sự vẫn chưa bắt đầu. Sự bắt bớ bắt đầu trong chương bảy.

II. SỰ SỐNG DƯỚI SỰ BẮT BỚ CỦA TÔN GIÁO
A. Âm Mưu Của Tôn Giáo Và Lễ Tiệc Của Tôn Giáo
Đang khi các nhà tôn giáo dự lễ, họ âm mưu giết Jesus (7:1-2). Đó là hình ảnh chính xác về tôn giáo ngày nay, vì theo nguyên tắc, tôn giáo ngày nay cũng giống như vậy. Một mặt, các nhà tôn giáo thờ phượng Đức Chúa Trời, trong khi mặt khác, họ âm mưu giết những người thật sự tìm kiếm Đức Chúa Trời. Nếu là một người thật sự tìm kiếm sự sống, anh em phải được chuẩn bị để nhìn biết tôn giáo đang nỗ lực giết anh em. Điều này xảy ra từ thế kỷ đầu tiên mãi cho đến ngày nay. Trong mọi thế kỷ, những người thật tìm kiếm sự sống đã bị những nhà tôn giáo bắt bớ. Chẳng hạn như Madame Guyon trong thời mình đã bị những nhà tôn giáo bỏ tù. Hễ anh em đi với Chúa theo sự sống bề trong và không theo những điều bề ngoài, anh em sẽ bị những con người nặng tinh thần tôn giáo bắt bớ.

Chúa là Đức Chúa Trời, Đấng Tạo Hóa (1:1, 10). Tuy nhiên, là một con người, Ngài chịu đựng sự bắt bớ từ các tạo vật của Ngài (7:1). Đấng Tạo Hóa mà phải chịu đựng sự bắt bớ của các tạo vật thì không phải là điều dễ. Ngài kiên nhẫn biết bao! Ngài khiêm nhường biết bao! Nhưng Chúa đã làm như vậy. Ngay cả những lễ tiệc tôn giáo cũng cung cấp cơ hội cho sự bắt bớ này (7:2, 11). Những nhà tôn giáo lợi dụng lễ tiệc tôn giáo để bắt bớ Chúa Jesus.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 17


NHU CẦU CỦA NGƯỜI KHÁT – SỰ SỐNG GIẢI KHÁT (1)

Chúng ta đã bàn đến năm trong chín trường hợp của Phúc Âm này. Trong trường hợp thứ nhất, Chúa nói chuyện với một người thượng lưu, đạo đức về sự tái sinh của sự sống. Qua sự tân sinh của chúng ta, Chúa là sự sống thứ hai của chúng ta, tức sự sống thần thượng. Trong trường hợp thứ hai, Chúa nói với một người đàn bà thấp kém, vô luân về sự thỏa mãn của sự sống. Chính Chúa là nước sống làm thỏa mãn những tấm lòng không thỏa mãn. Trong trường hợp thứ ba, Chúa chữa lành cho một đứa bé hấp hối. Chúa chữa lành những người đang hấp hối bởi lời ban sự sống của Ngài qua đức tin của họ. Trong trường hợp thứ tư, Chúa làm sống động một người bất năng đã bị bệnh ba mươi tám năm. Điều này cho thấy Chúa làm sống động người bất năng bởi sự sống. Trong trường hợp thứ năm, Chúa nuôi năm ngàn người bằng bánh sự sống. Điều này bày tỏ Ngài là bánh sống thiên thượng làm thỏa mãn đoàn dân đói. Vì vậy, nói tóm lại, Chúa tái sinh bằng sự sống thần thượng trong trường hợp thứ nhất, ban nước sống trong trường hợp thứ hai, chữa lành người hấp hối bởi lời ban-sự-sống trong trường hợp thứ ba, làm sống động người bất năng trong trường hợp thứ tư, và nuôi dưỡng đoàn dân đông bằng bánh sự sống trong trường hợp thứ năm.

Bây giờ trong chương bảy chúng ta đến trường hợp thứ sáu – nhu cầu của người khát. Trường hợp này tương phản với trường hợp thứ năm – nhu cầu của người đói. Trong trường hợp trước, rõ ràng Chúa được bày tỏ là bánh sự sống để thỏa mãn người đói, nhưng trong trường hợp này Chúa đem dòng nước sống đến để làm cho chúng ta hết khát. Trong trường hợp thứ năm thì người ta đói, nhưng trong trường hợp thứ sáu thì người ta khát. Trường hợp thứ năm trình bày bánh sống, và trường hợp thứ sáu giới thiệu nước sống. Bánh sự sống dành cho người đói, và những sông nước sống dành cho người khát. Đối với người khát, Đấng Christ là sự sống giải khát. Ngài chính là sự sống có khả năng làm cho người ta hết khát.

PHÚC ÂM GIĂNG BÀI 16


NHU CẦU CỦA NGƯỜI ĐÓI – SỰ SỐNG NUÔI DƯỠNG (2)

II. THẾ GIỚI RỐI LOẠN VÀ ĐẤNG CHRIST
BAN SỰ BÌNH AN
Chúng ta sống trong một thế giới rối loạn. Thế giới này chỉ toàn là rắc rối. Đời sống gia đình, đời sống học đường và mọi loại nghề nghiệp, tất cả đều rắc rối. Ai được bình an? Tổng thống, các thượng nghị sĩ, các thành viên quốc hội? Ai được bình an? Không ai bình an cả. Dầu anh em là ai đi nữa, anh em cũng bị bối rối. Tất cả chúng ta đều có những điều rắc rối. Đừng khoe khoang rằng cuộc hôn nhân của anh em là tốt đẹp nhất. Tôi không tin có một cuộc hôn nhân nào hoàn toàn tốt; cuộc hôn nhân nào cũng có ít nhiều thiếu hụt. Bởi sự định trước có tính cách tể trị của Chúa, tất cả chúng ta phải lập gia đình – không cách nào thoát – nhưng người nào lập gia đình cũng thấy mình mắc phải những điều rắc rối.

Đấng Christ đến trong thế giới rối loạn này với tư cách là Đấng Christ ban bình an (6:16-21). Giăng chương 6 không những mô tả một thế giới đói khát mà còn mô tả một thế giới rối loạn nữa. Đấng Christ là Đấng Christ nuôi dưỡng đối với một thế giới đói khát và là Đấng Christ ban bình an cho một thế giới rối loạn. Thế giới có thể quấy rối mọi người, nhưng không thể quấy rối Ngài.