Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Khảo Cổ Học--3


DAMASCUS


"Hòn ngọc phương đông" được nói như là một thành phố cổ xưa của thế giới với một lịch sử liên tục - từ thời Uz (cháu nội trai của Nô-ê) cho đến nay. Trong suốt những thế kỷ nầy, Đa-mách luôn luôn là "đầu não của Sy-ri" và là thủ phủ của người dân xứng đáng (???). Sở dĩ Đa-mách tồn tại lâu dài như thế là nhờ vào một thực sự, nó tọa lạc trong một bình nguyên 60.000 acre, cao hơn mực nước biển khoảng 688,8m, là một trong những ốc đảo phì nhiêu nhất thế giới. Sự sống và sự phồn thịnh của thành phố cùng với bình nguyên chung quanh là nhờ hai con sông nổi tiếng là Abana và Pharpar với tiếng tăm trong Kinh Thánh (IIVua 2V 5:12). Sông Abana, ngày nay có tên là Barada, chẻ thành bảy nhánh như hình cái quạt, rồi chia nhỏ thành những dòng suối, dẫn nước đến khu dân cư, vườn hoa, vườn cây trái, vườn nho của khoảng 400000 người, rồi chảy về phía sa mạc khoảng 18 dặm về phía đông. Sông Pharpar, nay có tên là Awaj, bắt nguồn từ chân đồi của Núi Hermon và chảy khoảng 7 dặm phía nam của Đa-mách, tại đó nước sông tưới cho các vườn trái cây của các nước lân cận.

Khảo Cổ Học--2


MEDEBA
Một trong những thành phố quan trọng của Mô-áp, và là quê hương theo truyền thuyết của Ru-tơ và Ọt-ba, tại nơi đây, một bản đồ ghép lớn về Đất Thánh được phát hiện vào năm 1896. Bản đồ có kích thước 40 x 60 feet, mô tả vùng đất từ Ai-cập đến Constantinople. Địa danh được ghi bằng các ký tự Hy-lạp, biển màu xanh lá cây đậm, bình nguyên màu nâu nhạt, núi màu nâu sẫm. Biển Chết, sông Giô-đanh và Giê-ru-sa-lem còn được bảo tồn tốt. Bản đồ ấy hiện đang đặt tại sàn nhà của nhà thờ Hy-lạp tạ Masada, được trưng bày cho hàng ngàn du khách đến viếng thành phố, nhà thờ cách phía đông núi Nê-bô khoảng 3 dặm.

Khảo cổ kinh thánh--1



Dẫn Nhập
Thượng Đế đã giữ hai bản ghi chép lịch sử về sự đối xử đặc biệt của Ngài với con người cũng như sự khải thị với con người. Một bản ghi chép là Kinh Thánh đã được viết trên da cừu và được đặt vào bàn tay của con người với nỗ lực cực kỳ to lớn. Bản ghi chép kia được viết trong các tàn tích và các ngôn ngữ lạ của những vùng đất mà Kinh Thánh đã đến đó.
Con người đã tiếp cận Kinh Thánh và có thể đọc cũng như phác họa cuộc đời của Ngài một cách tương ứng; nhưng chỉ có một số ít người của thế giới phương Tây có thể thăm viếng các vùng đất phương Đông, nhìn xem lãnh thổ của đất nước, quan sát những gì còn sót lại của tàn tích nền văn hóa đã qua đi, và mường tượng ý nghĩa của những mảnh chữ viết kỳ lạ khác nhau được tìm thấy đó đây.

Brazil Diễu Hành Cho Chúa Jesus


Cuộc diễu hành với quy mô lớn của Cơ đốc nhân được tổ chức tại Sao Paulo, Brazil hôm thứ 7 vừa qua.



Hơn một triệu Cơ đốc nhân đã tham gia sự kiện hàng năm “March for Jesus” lần thứ 20 vào thứ 7 ngày 14/7. Như những năm trước, hàng trăm hội thánh Tin Lành và những nhóm phi hệ phái tham gia cuộc diễu hành do hội thánh Reborn in Christ ( tái sinh trong Đấng Christ) tổ chức. Nhạc thánh vang khắp những con đường lớn mà đoàn diễu hành đi qua. Những người tổ chức cho rằng March for Jesus là “sự kiện Cơ đốc lớn nhất thế giới”.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

THƯ CỦA QUỈ-- 15


 Thư 15 
Cháu Wormwood thân mến!

 Đ
ương nhiên chú nhận thấy có sự tạm lắng trong cuộc chiến Châu Âu - cái mà bọn con người gọi cách ngây thơ là chiến tranh - và chú cũng không ngạc nhiên khi thấy cũng có sự tạm lắng tương tự trong những nỗi lo âu của bệnh nhân. Chúng ta sẽ khuyến khích sự lắng dịu này hay cứ thúc để anh ta phải lo lắng? Nỗi lo sợ giày vò hay lòng tin cậy mù quáng đều là hai trạng thái tinh thần có lợi. Chọn lựa giữa hai trạng thái này làm nảy sinh ra những vấn đề quan trọng.

THƯ CỦA QUỈ-- 14


Thư 14
Cháu Wormwood thân mến!
Điều làm chú lo ngại nhất trong bản báo cáo lần trước của cháu là lần này bệnh nhân không có những quyết tâm rất tự tin như lần qui đạo đầu tiên. Không có cả những lời hứa nguyện dồi dào về một đời sống đức hạnh lâu dài, không có ngay cả một sự mong đợi được ban ơn dư dật suốt đời, nhưng chỉ có một hy vọng là có năng lực cho mỗi ngày, mỗi giờ để thắng hơn những cám dỗ xảy ra thường nhật. Đây là một điều hết sức tệ hại.

THƯ CỦA QUỈ-- 13


Thư 13
Cháu Wormwood thân mến

Chú thấy cháu đã tốn quá nhiều giấy mực để kể một câu chuyện hết sức đơn giản. Nói tóm lại là cháu đã để vuột mất bệnh nhân. Như thế thì thật là nghiêm trọng và chú thấy không có lý do để giấu giếm những hậu quả của sự bất tài của cháu. Sự ăn năn và phục hồi của cái mà phe bên kia gọi là "ân điển" dứt khoát phải được xem là một thất bại hàng đầu. Hiện tượng này đưa đến sự qui đạo lần thứ hai, có lẽ còn sâu sắc hơn lần đầu nhiều.

THƯ CỦA QUỈ-- 12


Thư 12
Cháu Wormwood thân mến!

Rõ ràng là cháu đang có những tiến bộ vượt bực. Chú chỉ lo vì quá nôn nóng trong việc thúc đẩy bệnh nhân, cháu lại khiến anh ta nhận ra được tình trạng thật của mình. Chúng ta là những người nhìn thấy thực trạng này, không được phép quên rằng dưới mắt anh ta thì nó hoàn toàn khác hẳn. Chúng ta biết mình đã đem đến sự chuyển hướng trong cuộc hành trình của anh ta khiến anh ta ngày càng xa dần quĩ đạo của Kẻ Thù; nhưng anh ta phải được thuyết phục rằng những nguyên nhân đưa đến sự đời hướng này chẳng có gì quan trọng và muốn hủy bỏ lúc nào cũng được. Anh ta không được nghi ngờ rằng hiện bây giờ, dù là chậm, nhưng anh ta đang đi xa dần mặt trời trên một con đường dẫn anh ta đến không gian tối tăm, lạnh lẽo và trống rỗng.

THƯ CỦA QUỈ-- 11


Thư 11

Cháu Wormwood thân mến!
Rõ ràng là mọi sự đang tiến triển cách tốt đẹp. Chú đặc biệt vui mừng khi được tin hai người bạn mới đã cho bệnh nhân của cháu làm quen với cả nhóm bạn của họ. Theo hồ sơ lưu trữ của chúng ta thì đây là những người rất đáng tin cậy, theo thế gian triệt để và có đầu óc nhạo báng nhạy bén và mặc dù chẳng có một tội ác nào rõ ràng nhưng hiện đang bình thản, thoải mái tiến về nhà Cha chúng ta. Cháu nói rằng họ cười rất nhiều phải không? Chú hy vọng cháu không nghĩ rằng cười như vậy là luôn luôn có lợi cho chúng ta. Đây là một điểm cần được lưu ý.

GIÁO PHÁI CHRISTIAN SCIENCE


Ai thành lập Giáo phái Christian Science (Khoa Học Cơ Đốc) ?

Sau nhiều năm nghiên cứu Kinh Thánh, Bà Mary B. Eddy, một nữ khoa học gia, căn cứ vào lời dạy và sự chữa lành bịnh của Đức Chúa Giê-xu ghi trong Tân Ước để thành lập giáo phái Christian Science vào năm 1879 tại bang Massachusetts, Hoa kỳ. Giáo Hội Christian Science cũng có các tên khác như: Christian Science Church, The Church of Christ Science và The First Church of Christ, Scientist.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

HỒI GIÁO


Ai sáng lập Hồi Giáo?

Vào đầu thế kỷ VII, Ông Muhammad khai sinh ra Hồi Giáo (Islam) tại Mecca, xứ Ả-rập. Muhammad thuộc thị tộc Hashim của bộ tộc Quraysh, chào đời năm 570 tại Mecca, nay thuộc Arab Saudi. Ông mồ côi cha lúc còn trong bụng mẹ. Khi vừa được 6 tuổi, ông mồ côi mẹ, nên phải sống dưới sự nuôi dưỡng của ông nội tên là Abd Al-Muttalib. Sau khi sống với ông nội được hai năm, ông nội qua đời. Sau đó phải sống với người chú tên Abu Talib. Khi lớn khôn, ông đi theo các thương buôn vượt sa mạc qua Syria để buôn bán và trao đổi hàng hóa. Đến năm 25 tuổi, ông được một góa phụ thương gia giàu có tên là Khadidfe mướn làm quản gia coi sóc tài sản cho bà. Sau một thời gian làm việc, ông tỏ ra thanh liêm, chánh trực và đảm đang nên người chủ cảm thương lấy ông làm chồng lúc ông chưa quá 25 tuổi còn bà chủ thì đã vào khoảng 40. Hai người chung sống với nhau có được 2 người con trai và 4 người con gá

ĐẠO CAO ĐÀI


Ai sáng lập đạo Cao Đài?

Đạo Cao Đài còn được gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do ông Đốc Phủ Sứ Ngô Văn Chiêu với pháp danh là Ngô Minh Chiêu (1878-1932) khai sáng vào năm 1921, ở đảo Phú Quốc Miền Nam, Việt Nam. Vào ngày 7 tháng 10 năm 1926, đạo Cao Đài tổ chức một buổi lễ rất long trọng tại chùaTừ Lâm gần Tây Ninh để ra tuyên ngôn chánh thức thành lập đạo Cao Đài. Toàn quyền Đông Dương và Thống đốc Nam Kỳ có đến dự buổi lễ này và công nhận đạo Cao Đài là hợp pháp hoạt động trên toàn cõi Đông Dương.

PHẬT GIÁO


Ai sáng lập Phật Giáo?

Thái tử Tất Đạt Đa Gô Ta Ma (Siddhartha Gauta- ma) sáng lập Phật Giáo vào khoảng năm 528 TCN tại Ấn Độ. Thái tử Tất Đạt Đa ra đời vào năm 563 TCN tại thị trấn  Kapilavaster, ngày xưa thuộc Ấn Độ, ngày nay thuộc miền nam xứ Nêpal. Thân sinh của thái tử là Suddhodhana, một tiểu  vương có thế lực và giàu sang của bộ tộc Shakya.
Đến năm 18 tuổi, thái tử Tất Đạt Đa vâng lệnh vua cha, cưới người em họ tên Yasodhara làm vợ. Sau thời gian chung sống, hai vợ chồng có được một người con trai, đặt tên là La Hầu La. Cuộc sống trên nhung lụa trong hoàng cung không đem lại cho thái tử Tất Đạt Đa một sự thỏa lòng. Trái lại, thái tử luôn cảm thấy một sự trống rỗng khó chịu trong tâm hồn mình

ĐẠO BAHA’I


Ai sáng lập đạo  Baha’i ?

Vào ngày 23 tháng 5 năm 1844, Giáo sĩ Hồi Giáo thuộc phái Shiite ở Ba-tư tên là Mirza Ali Muhammad, cũng gọi là Giáo sĩ Bab, tuyên bố ông là tiên tri của Đức Chúa Trời, ngang hàng với tiên tri Muhammad của Hồi Giáo, đã thành lập được một đạo mới lấy tên là đạo “Bab.” Giáo sĩ này còn cho biết thêm là ông đã viết được bộ kinh Bayán để thay thế kinh Koran của Hồi Giáo. Ông còn hứa sẽ cải tổ các luật lệ Hồi Giáo, cấm lấy nhiều vợ hay có nàng hầu. Vị giáo sĩ này còn khẳng định là các tôn giáo trên thế giới đều đến từ Đức Chúa Trời, tức là Allah. Đã đến thời kỳ các tôn giáo này phải kết hợp lại với nhau để ở duới quyền lãnh đạo của một giáo chủ. Các lý thuyết của Giáo sĩ Mirza Ali Muhammad được dân chúng ở Ba-tư hưởng ứng, nên đạo “Bab” bành trướng mạnh lan tràn khắp nước Ba-tư trong một thời gian ngắn.

LỜI NÓI CỦA KẺ XẤU NHƯ RẮN RÍT


 
 
Một chuyện hoang đường kể rằng: Có hai chị em một cha khác mẹ. Người chị bị mẹ ghẻ và em hành hại đủ điều, bắt phải làm việc cực nhọc. Ngoài việc nhà còn phải vào rừng kiếm củi, trong khi cô em chỉ ngồi không thảnh thơi. 

CƠ ĐỐC PHỤC LÂM (PHÚC ÂM ĐỜI ĐỜI)--2


Nơi Thánh.
Ban đầu Giáo hội CĐPL tin rằng nơi thánh được tẩy sạch vào năm 1844 (tức là vào cuối thời gian 2300 ngày/năm, theo cách họ diễn giải không chuẩn xác về Đa-ni-ên 8:14), đó là ở dưới đất. Theo cách diễn giải này, nơi thánh dưới đất sẽ được tẩy sạch khi Đấng Christ tái lâm để phán xét. Thế nhưng Đấng Christ đã không tái lâm vào lúc đó, thế là họ quay ra tin rằng nơi thánh đó không ở dưới đất, mà là ở trên trời – đó là một đền thánh trên trời. Theo cách giải thích này, Đấng Christ vào đền thánh trên trời năm 1844 để bắt đầu một giai đoạn mới trong công tác chuộc tội của Ngài. Những đoạn trích sau đây từ các ấn phẩm của Giáo hội CĐPL cho thấy họ hiểu nơi thánh theo cách đó:

CƠ ĐỐC PHỤC LÂM (PHÚC ÂM ĐỜI ĐỜI) --1


LỊCH SỬ 
Dù Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm (CĐPL) chỉ chính thức thành lập với Đại Hội Đồng lần thứ nhất của họ vào năm 1863, nhưng nguồn gốc thì có thể bắt đầu trước đó mấy mươi năm. Năm 1818, qua nghiên cứu sách Đa-ni-ên chương 8 và 9, một người Mỹ tên là William Miller (1782-1849) đã tính toán rằng Đấng Christ sẽ tái lâm vào khoảng từ 21 tháng 3 năm 1843 đến 21 tháng 3 năm 1844. Cụ thể Đa-ni-ên 8:14 chép rằng:“Cho đến hai ngàn ba trăm buổi chiều và buổi mai; sau đó nơi thánh sẽ được thanh sạch”. 
Phần lớn các nhà giải kinh đều hiểu “buổi chiều và buổi mai” là chỉ về thời gian 24 tiếng đồng hồ theo nghĩa đen, và thấy rằng lời tiên tri này đã được ứng nghiệm khi Judas Maccabe tái cung hiến bàn thờ của Chúa vào năm 165 TC. Tuy nhiên, Miller lại hiểu cụm từ này là “năm”, vì vậy ông tin rằng Đấng Christ sẽ tái lâm 2300 năm sau lời tiên tri của Đa-ni-ên – tức là vào năm 1843 hoặc 1844 gì đó. Một môn đồ của Miller sau đó điều chỉnh lại thành ngày 22 tháng 10 năm 1844. Khoảng 100 ngàn người đã tin theo lời dạy dỗ của Miller cho rằng Đấng Christ sắp tái lâm.