Thứ Năm, 8 tháng 4, 2021

ÔNG, CON TRAI ÔNG VÀ CHÁU CỦA ÔNG HÃY CAI TRỊ CHÚNG TÔI-


Sách Các Quan Xét là cuốn sách lịch sử thời kì ám thế của dân Chúa, kéo dài chừng 450 năm kể từ ngày Giô-suê qua đời cho đến ngày vua Sau-lơ lên ngôi (Công. 13:20).

 Danh từ “Quan xét” xuất hiện khoảng trên 10 lần trong sách nầy, thí dụ ở 2:18, “Vả, khi Đức Giê-hô-va dấy lên các quan xét cho Y-sơ-ra-ên, thì Đức Giê-hô-va ở cùng quan xét đó, và trọn đời quan xét, Ngài giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay kẻ thù  nghịch mình; vì Đức Giê-hô-va lấy lòng thương xót họ tại cớ những tiếng rên siết mà họ thở ra trước mặt những kẻ hà hiếp và làm tức tối mình”. Danh từ “Quan xét” nên được dùng luân chuyển với hai danh từ phán quan, hay thẩm phán.

Động từ “xét xử“ (judge) được dùng khoảng trên 10 lần trong sách lịch sử thời ám thế nầy. Dường như trong mười mấy quan xét như Ốt-ni-ên, Đê-bô-ra, Thô-la, Giai-rơ, Giép-thê, Sam sôn ….mới được Kinh thánh ghi là họ có làm công việc xét xử nầy. Hai thẩm phán như Ê-hút, Sam-ga được Chúa dấy lên giải phóng đất nước, nhưng Kinh thánh không chép rằng họ có “xử đoán” dân thánh.

Xét đoán là shâphaṭ trong tiếng Hê-bơ-rơ: to judge, that is, pronounce sentence to vindicate or punish; by extension to govern; condemn, contend, defend, execute (judgment). Đó là  tuyên án, để biện minh hay hình phạt, mở rộng sự cai trị, kết tội, bênh vực, thi hành phán quyết,….

Công việc của quan án là:

“Trăn trở rất nhiều trước những trái ngang

Táng tận lương tâm, cùng đường tội lỗi?

Tìm hiểu sâu xa nguyên nhân nguồn cuội

Tội với công cần phân định rõ ràng”.

-1-Ốt-ni-ên: “Linh của Đức Giê-hô-va đã đến trên người, người xét xử (judges) Israel, và đi ra chiến trận”(Các quan xét 3:10)

Ốt-ni-ên là con trai của Kê-na, gọi Ca-lép là bác ruột. Về sau Ốt-ni-ên cưới Ạc-sa, là con gái của Ca-lép. Ông giải phóng dân thánh, nhưng không biết ông đã xử đoán dân thánh như thế nào và trong mấy năm?

 Nhiều mục tử, nhiều trưởng lão của điểm nhóm không có ân tứ, không có trử lượng thuộc linh cao hơn thánh đồ, nhưng vì nghề nghiệp sinh nhai, nên phải tự thị, cố gắng quờ quạng ngồi ghế thẩm phán trong chi hội của mình. Tôi thấy họ xét xử đến đời tư thánh  đồ--- ra phán quyết về việc cưới ai làm vợ, mua xe gì,  xây nhà ở đâu, có nên đi du học hay không….

-2. Đê-bô-ra- “Trong lúc đó, Đê-bô-ra, là nữ tiên tri, vợ của Láp-bi-đốt,  xét đoán dân Y-sơ-ra-ên.  Bà ở trên núi Ép-ra-im, giữa khoảng Ra-ma và Bê-tên, dưới cây chà là Đê-bô-ra, và dân Y-sơ-ra-ên lên đến cùng người, đặng nghe sự xét đoán”( Các quan xét 4:4-5).

Mọi quan xét khác có sức khỏe, năng lực, quyền lực, quyền uy, nhưng có thể không có khả năng xét đoán. Để có khả năng xét đoán dân chúng, vị phán quan phải có khải thị thường xuyên và mới mẻ của Đức Chúa Trời. Đọc Quan xét chương 5, chúng ta không thể không thấy tri thức và kinh nghiệm thực tiễn thuộc linh trổi cao của bà Đê-bô-ra. Sách Thẩm Phán chương 5 là một bài thơ thánh được Chúa cảm thúc viết ra, có thể sánh ngang hàng các thi thiên của vua David.

 Với cương vị người làm đầu, người chăn bầy, tri thức thuộc linh thực nghiệm của bạn có cao hơn anh em thánh đồ không? Vì quyền lực của tổ chức, vì sự áp đặt của một hệ thống giáo phẩm đè lên trên tín đồ, nhưng có nhiều anh em tín đồ muốn xua đuổi phán quan của họ, vì ông ấy không có lời hằng sống của Chúa trong khi ông tuyên giảng vào các thì giờ nhóm họp của cộng đồng.

3.--Ghê-đê-ôn “Bấy giờ, những người Israel nói cùng Ghê-đê-ôn rằng: Xin  ông, con trai, và cháu ông hãy quản trị chúng tôi,vì ông đã giải cứu chúng tôi khỏi tay dân Ma-đi-an. Nhưng Ghê-đê-ôn đáp cùng chúng rằng: Ta chẳng quản trị các  ngươi, con trai ta cũng không quản trị các ngươi đâu; Đức Giê-hô-va sẽ quản trị  các ngươi”.

 Trong nguyên văn chữ “quản trị“ ở đây là “cai trị” hay  to rule. Dân chúng nhận biết Ghê- đê- ôn có khả năng cai trị, nhưng ông có khả năng xử đoán dân thánh như Đê bô ra hay không?

Sau khi đánh đuổi quân xâm lược, Ghê-đê-ôn còn sống thêm 40 năm, và  đó là thời kỳ thái bình trong cả xứ sở. Ghê-đê- ôn từ chối làm quan xét công khai, nhưng thực ra ông vẫn làm phán quan cai trị họ theo một cách khác. Tác giả sách Thẩm Phán là Sa-mu-ên chép, “Ghê-đê-ôn lấy vật đó (vòng vàng) làm một cái ê-phót, để trong thành mình tại Óp-ra. Cả Israel đều cúng thờ cái ê-phót đó; nó trở thành một cái bẫy cho Ghê-đê-ôn và  cả nhà người” (8: 27).

 Động từ “cúng thờ” nghĩa đen là “chơi trò làm đĩ với nó” (bản TKTC).—nghĩa là phạm tội tà dâm thuộc linh. Cái ê-phót là vật chí thánh có gắn bảng đeo ngực và 12 viên ngọc quý để làm phương tiện cầu hỏi ý muốn của Chúa và tìm ra phán quyết của Ngài về một sự việc đột xuất xảy ra giữa cộng đồng dân Chúa. Thí dụ điều tra thủ phạm vụ A-can ăn cắp vật thánh.

 1 Sa-mu-ên 23 kể lại sự việc thầy tế lễ A-bia-tha lấy trộm cái Ê-phót duy nhất trong đền thánh Si-lô khi ông ấy chạy trốn theo David, “Vả, khi A-bia-tha, con trai của A-hi-mê-léc, đi trốn đến cùng Đa-vít tại Kê-i-la, thì có đem theo cái ê-phót… Đa-vít …nói cùng thầy tế  lễ A-bia-tha rằng: Hãy đem ê-phót đến.  Đoạn, người cầu rằng: Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Israel, tôi tớ của Chúa có hay rằng….  Lạy Giê-hô-va Đức  Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, xin cho tôi tớ Chúa biết điều đó.” David đã dùng Ê-phót cầu hỏi ý muốn của Chúa nhiều lần.

 Tại sao cái Ê-phót của Ghê-đê-ôn trở thành cái bẫy cho gia đình Ghê-đê-ôn và nhà Israel suốt 40 năm? Kinh thánh chép Ghê-đê-ôn chơi trò điếm đĩ với cái Ê-phót đó, thì tỏ tường qua cái ê-phót giả đó, ông đã bị các quỷ dối gạt. Chắc chắn các quỷ đã mượn cái ê-phót đó để giả bộ tiếng Chúa phán ra nầy nọ suốt 40 năm, hướng dẫn dân Israel và cả nhà Ghê-đê-ôn cách sai lạc. Ghê-đê-ôn bị sập bẫy của các quỷ.

 Ma quỷ lừa gạt một giáo hội kia để tin những giấc mơ của giáo chủ về việc tuân giữ ngày sa bát.  Giấc mơ đó tương tự sự phát ngôn lừa dối của cái ê-phót.

Có hội thánh dùng câu “Đức Trời trở thành con người, để con người trở thành Đức Chúa Trời” làm câu nhật tụng. Hội Mormon đưa ra mục tiêu cuối cùng là trở thành Đức Chúa Trời y như vậy.

Có cộng đồng say mê lời giảng dạy của giáo chủ mình, họ tin rằng ông ấy là cái miệng duy nhất (Rô 15:6) thay thế cả hội thánh chung. Chỉ ông là người duy nhất có sấm ngôn của Đức Chúa Trời. Mọi người không được quyền có ý kiến nào, ngoài việc tin theo lời dạy dỗ của ông. Do đó họ tổ chức ra Giáo Hội Hoàn vũ như Giáo hội thống nhất, hiếu sát của thời Trung cổ.

Nhiều thánh đồ kỉnh kiền cách ngu dại, hết lòng tin những tiếng nói của tà linh trong khi mình nói tiếng lạ vô nghĩa, hay khi cầu nguyện riêng bằng tiếng lạ. Tà linh nói dối đã phát ngôn qua cái ê-phót của Ghê-đê-ôn, thì các quỷ cũng đang dẫn dắt dân thánh hôm nay cách sai lạc như thế qua nhiều trung gian, phương tiện vốn bị Chúa cấm khác nhau.

4—Các Thẩm Phán Nhỏ Hơn:

--Ê-hút :“Đức Jehovah dấy lên một người giải phóng, người ấy là Ê-hút, con trai của Ghê-ra, thuộc  chi tộc Bên-gia-min; Ê-hút là một người thuận tay trái”. (Thẩm. 3:15)

-- Sam-ga: “Sau Ê-hút có Sam-ga, con trai của A-nát. Sam-ga dùng một cây đót bò đánh chết sáu trăm người Phi-li-tin. Vậy Sam-ga cũng là người giải phóng dân Israel”(Thẩm 3:31)..

 Hai thẩm phán trên đây không thấy có xử đoán thánh dân.

--Thô-la--“Thô-la con trai của Phu-a, là con trai của Đô-đô, một người Y-sa-ca, chỗi dậy cứu Israel; và người sống tại Sa-mia trong xứ đồi núi Ép-ra-im. Và người xử đoán Israel tại Sa-mia trong 23 năm” (Thẩm 10:2).  Chức vụ thẩm phán của ông kéo dài 23 năm, Sa-mu-ên ghi rõ như vậy.

--Giai-rơ, “Sau người ấy có Giai-rơ, người Ga-la-át, dấy lên, xử đoán Israel trong  hai mươi hai năm”. (Thẩm. 10:3)

-- Íp-san: “Sau ông, có Íp-san, người Bết-lê-hem xử đoán trong Y-sơ-ra-ên.  Ông có ba mươi con trai và ba mươi con gái” (Thẩm 12:8-9)

-- Ê-lơn-  “Sau ông, có Ê-lơn, người Sa-bu-luân, xử đoán trong Y-sơ-ra-ên

mười năm” (Thẩm. 12:11)

--Áp-đôn: “Sau ông, có Áp-đôn, con trai Hi-lên, người Phi-ra-thôn xử đoán trong Y-sơ-ra-ên.  Ông có bốn mươi con trai và ba mươi cháu trai. Họ cỡi bảy mươi con lừa” (Thẩm 12:13-14).

Vài ba thẩm phán trên đây có mấy chục  đứa con, Ghê- đê ôn thì có 72 con trai. Tôi biết một Cơ-đốc nhân tại xứ sở của tôi, ông có 12 bà vợ chính thức và 24 đứa con. Nên các thẩm phán đây phải có nhiều vợ mới sinh ra nhiều con. Tôi thực sự không hiểu làm sao Chúa có thể dùng các nhà cai trị dâm đảng buông lung thái quá như vậy xử đoán dân Ngài?

-5-Giép-thê,“Giép-thê, người Ga-la-át, xét đoán trong Israel được sáu năm. Đoạn, người qua đời, và được chôn trong một thành ở xứ Ga-la-át”(Các quan xét 12:7)

Giép thê là một dũng sĩ, có tài ăn nói rất thuyết phục. Ông kỉnh kiền với Chúa nhưng dốt nát Lời Kinh thánh, không hiểu lẽ thật, nên đã hứa nguyện dâng nhầm con gái mình làm sinh tế. Đây là một vấn nạn. Cô gái có thể trở thành sinh tế hiến dâng lên bàn thờ hay chỉ làm nữ đồng trinh suốt đời phụng hiến Chúa cả cuộc đời trong đền thánh? Một con người dốt nát lẽ thật của Chúa làm sao cai trị, làm sao xét xử dân thánh suốt 6 năm trong chức vụ thẩm phán? Bạn có như vậy không, mà vẫn cố làm mục tử?

-6-Sam-sôn- “Thế là người đã-xét xử Israel trong 20 năm trong những ngày của dân Phi-li-tin” (Thẩm. 15:20)

 Sam sôn xử đoán dân chúng từ tính cách có tình cảm buông lung của mình. Kinh thánh chỉ chép 3 sự kiện ông liên hệ phụ nữ, một việc ông đánh dân Phi-li-tin để giải cứu chinh mình, một lần xé xác con sư tử. Nhưng Kinh thánh chép ông có đến 20 năm cai trị, xét xử, xử đoán tuyển dân của Chúa.

Khả năng xử đoán của một người căn cứ trên tính cách thuộc linh, và dựa trên lượng kinh nghiệm Đấng Christ của người đó có. Sự xử đoán của thẩm phán Sam-sôn ra sao mà tác giả thơ Hê-bơ-rơ như đã biện minh cho chức vụ ông, mà đa số anh em chúng ta đều lên án, khi đưa tên ông vào danh sách những anh hùng đức tin hàng đầu. Hê -bơ-rơ 11:32 TKTC ”Và ta sẽ nói gì hơn nữa? Vì thì-giờ sẽ không có đủ cho ta nếu ta nói về Ghê-đê-ôn, Ba-rác, Sam-sôn, Giép-thê, về Đa-vít và Sa-mu-ên và các tiên-tri”. Tôi ngạc nhiên vì một thẩm phán bị coi là dâm đãng vô độ lại được đứng chung hàng với David, Sa-mu-ên. Ông thì hành chức thẩm phán cách đáng khen nhưng ẩn giấu sao?

 7- Sa-mu-ên—

 Sa-mu-ên là một tiên tri thánh của Chúa. Kinh thánh chép “Và tất cả Israel từ Đan thậm chí đến Bê-e Sê-ba đều biết rằng Sa-mu-ên được xác-nhận là một đấng tiên-tri của Đức GIA-VÊ. Và Đức GIA-VÊ lại hiện ra tại Si-lô, bởi vì Đức GIA-VÊ tỏ chính Ngài ra cùng Samu-ên tại Si-lô bởi lời của Đức GIA-VÊ- Như vậy Sa-mu-ên lớn lên, và Đức GIA-VÊ ở cùng người và chẳng để bất cứ một lời nào của người rơi xuống đất. Như vậy lời của Sa-mu-ên đến cùng tất cả Israel” (1 Sa. 3:19-20. 4:1)

Sa-mu-ên có tính cách thuộc linh gần như hoàn hảo, có đầy ơn Chúa như vậy, nên Kinh thánh nhấn mạnh về mục vụ xử đoán của ông như sau: “Ông Sa-mu-ên lãnh đạo xét xử dân Y-sơ-ra-ên cho đến khi ông qua đời. Mỗi năm, ông đi vòng qua các thành Bê-tên, Ghinh-ganh, Mích-ba, và xét xử dân Y-sơ-ra-ên trong các thành ấy  Rồi ông trở về nhà ở Ra-ma. Tại đó ông cũng xét xử dân  Y-sơ-ra-ên. Ông dựng một bàn thờ cho Đức Jehovah tại đó” (1 Sa-mu-ên 7: 15-17BDM)

Kết Luận--

--Đê bô-ra xử đoán dân chúng bởi sự khải thị Chúa ban cho bà mỗi ngày.

--Ghê-đê- ôn có nhiều kinh nghiệm trong Chúa mà không chịu bước ra cai trị và xử đoán dân chúng cách công khai, nên bị mắc lừa và sập bẫy của quỷ Sa-tan, xử đoán, và ngầm lãnh đạo dân thánh bằng cái ê-phót giả mạo.

-- Các quan xét khác như Ốt-ni-ên, Thô-la (23 năm), Giai-rơ (22 năm), Giép thê (6 năm), Sam-sôn (20 năm). Họ xử đoán dân chúng bằng cái gì?

 Họ có am hiểu luật pháp Cựu ước, có giao thông thân mật với Chúa, có những kinh nghiệm sâu sắc với Ngài hay không? Hay họ đã cai trị, xét xử các sự vụ dân thánh theo tình cảm lên xuống, theo tính cách hung bạo, theo tính ham tiền, theo tính thiên vị, theo đồng tiền hối lộ, theo tính cách dâm đãng của mình?.

Bạn có thấy mọi tình huống trên đây đã và đang xảy ra trong các cộng đồng Cơ Đốc nhân Việt Nam trên cả trái đất ngày hôm nay hay không? Tôi thấy có như vậy!

Minh Khải, April 8, 2021

 

VỀ LẠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU—


Tôi có một người bạn năm nay đã 86 tuổi. Anh kể chuyện cho tôi nghe rằng cách đây 2 năm, anh cất công từ vùng California, Hoa kì về lại nguyên quán là phố Kỳ Lừa ở Đồng Đăng trong thành phố Lạng sơn cho đúng ngày sinh nhật của Anh trong năm đó. Anh đã đi thăm chùa Tam Thanh, đi dạo trên phố Kỳ Lừa, ngụ trong khách sạn và dạo chơi quanh vùng Đồng Đăng, ngồi bên bờ suối hàng giờ, để hít thở cáí không khí bao la của nơi chôn  nhau cắt rúng của mình.

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bõ công cha mẹ sinh thành ra em-

 Ôi hai tiếng “quê hương” mới thân thương, hoài cổ làm sao! Bạn ơi, nguyên quán là  đâu, quê hương là gì? Đó  là nơi sinh sống của cha mình, nên người ta mới gọi là quê cha đất tổ. Bất cứ ai sau khi đã di trú đến sống ở chân trời góc biển nào, cũng một lòng vọng tưởng quê hương, và mong có ngày “TRỞ LẠI CHỐN XƯA” ít nhất một lần trước khi chết. Có nhiều Việt kiều Mĩ, mấy năm về trước, hễ đến giờ giao thừa tại quê cha đất tổ thì rút vào phòng tắm, khóa cửa lại và kêu khóc một mình vì quá sức nhớ nhà, không kiềm chế nỗi.

Mọi Việt Kiều nước ngoài đều coi cả nước Việt Nam là quê hương. Với chúng ta, là những người đang có mặt tại Việt Nam, thì quê quán của chúng ta chính là nơi chúng ta chào đời, hoăc là nơi mà bố mình đã sống trước kia, vì có thể mình đã được sinh ra ở một nơi khác không phải là quê hương.

 Tôi tri ân và hoan nghênh trang  “TRỞ LẠI CHỐN XƯA” đã mang lại những hình ảnh sống động, hiếm có, sắp bị mai một của một thời đã qua trong “Chốn Xưa” của mỗi con dân Việt.

 Từ trang mạng nầy làm tôi liên tưởng đến một vị thánh tổ, và có lời chép về cụ: “Bởi đức tin Áp-ra-ham khi được gọi, bèn vâng lời ra đi đến chỗ mình sẽ tiếp nhận làm cơ nghiệp; người ra đi, mà không biết mình đi đâu- Vì kẻ nói như thế tỏ rõ rằng mình đang tìm kiếm một quê hương.  Thật, ví thử họ đã tưởng nhớ đến xứ họ đã ra khỏi, thì cũng có dịp trở lại.  Nhưng nay họ thiết tha mong mỏi một quê hương tốt hơn, tức là  quê hương trên trời..” (Heb. 11:8, 14-16).

 Nơi họ đã ra khỏi là thiên thành, nơi họ sẽ có dịp trở lại cũng là thiên thành, là quê hương yêu dấu..

 Chữ “quê hương” trong mấy câu nầy theo nguyên văn Hi lạp là: patris. Patris dịch ra tiếng Pháp là patrie, tiếng Anh là Country. Có nhiều từ ngữ Anh văn có ngữ căn là patris như: patrial, patriarch, patriarchal, patriarchalism…

 Có đôi điều dường như mâu thuẫn và rất khó hiểu trong mấy câu Kinh Thánh nầy. Áp-ra-ham như một lữ khách nghe tiếng Chúa kêu gọi, ra đi khỏi U-rơ, Canh đê, để đến một xứ mình chưa biết trước. Nhưng ba câu sau lại nói, ông về lại quê hương yêu dấu của mình ở trên trời, chớ không đi đến một xứ chưa biết trước.

 Tôi xin hỏi bạn. Áp-ra -ham đi đến một thành phố vinh quang trên trời, hay ông về lại Thành phố đó, là quê hương, là nguyên quán, là nơi sinh của mình? Ông tìm cách trở về quê hương yêu dấu, chớ không đi đến một nơi đến là thiên thành.

 Cũng giống như cụ tổ nầy, có hai phương diện trong đời sống đức tin của chúng ta: 1/ Chúng ta là một tội nhận, sinh ra tại nước của sa-tan, chúng ta tin nhận Chúa và mong ước đi đến thiên thành trên trời, là nơi đến cuối cùng của mình.2/ Chúng ta có nguyên quán trên trời, nên từ trái đất nầy chúng ta đang TRỞ LẠI CHỐN XƯA, là thành thánh trên thiên đàng, trong vinh quang sau nầy.

 Ê-phê-sô 2:10, Giăng 3:3, chúng ta đã là kiệt tác trong Christ Jesus từ trước sáng thế, chúng ta vốn là dân thiên quốc, được “sanh từ trên cao” vào thế giới nầy, sau khi tin, chúng ta trở về quê hương, chúng ta trở lại nguyên quán của mình. Tôi không ngụ ý chúng ta đâu thai vào tâm linh mình khi mình tiếp nhận Chúa.

 Phi-líp 3:20 nói thêm, “Trái lại chúng ta là công dân trên trời,chúng ta đang trông đợi Đấng Cứu Thế từ đó đến….” Từ ngữ “công dân” theo nguyên văn Hi lạp là: politeuma, trong chữ politeuma có chử polis có nghĩa là thành phố. Trong thời đại  Cọng Hòa của Hi lạp xưa, mỗi thành phố là một nước, là thị -quốc.  Từ ngữ  politeuma dịch là  citizenship, là công dân thành phố hay dịch là quốc tịch cũng được. Quốc tịch chúng ta đặt tại nơi quản lí sự hiện hữu của chúng ta. Do đó, thiên thành là quê hương, là sinh quán, nguyên quán của chúng ta. Chúng ta phải trở về nguyên quán trên trời sau khi Chúa Giê-su tái lâm.

 Kết luận, theo quan điểm của Chúa chúng ta  có nguyên quán là thiên thành và hôm nay đang trở về quê hương yêu dấu của minh. Theo quan điểm của con người, chúng ta từ vương quốc sa- tan đến cùng Chúa và nước sáng láng của Ngài.

Hodos—March 6, 2021

Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021

HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA- 7-


 

HÀNH-TRÌNH ĐỨC TIN TRONG DANH CHÚA- 7-

Chủ Của Trái Đất—Giô-suê-

 Trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ của kinh Cựu ước có chữ Adonai (số nhiều), và chữ Adon (số ít) đều được dịch là Chủ, trong nguyên văn Hi lạp của Kinh Tân ước có chữ Kurios được dịch là Chúa.

 Trong Hoa ngữ chủ và chúa tương đương, nhưng trong Việt ngữ thì có khác nhau. Chủ nhật hay Chúa nhật có khác nhau không đáng kể.

 Từ ngữ Adonai, Chúa, hay Chủ xuất hiện lần đầu ở Sáng thế kí 15: 8, “Nhưng Áp-ram thưa: “Lạy Chúa Giê-hô-va, làm sao con biết rằng mình sẽ được thừa hưởng đất nầy?”.-Hợp danh “Adonai Jehovah” xuất hiện 200 lần trong sách Ê-xê-chi-ên, ngụ ý Đức Jehovah là Sở hữu chủ bất di dịch của dân Israel đến đời đời.

Có một hợp danh là “Adon của Trái đất”, là “Chủ của trái đất” được khải thị cách đặc biệt cho Giô-suê, nhà lãnh đạo dẫn dân Israel chinh phục đất hứa. Chỉ có bản TKTC dịch chính xác. Giô-suê 3:11,13 TKTC “Kìa, rương giao-ước của Chúa của tất cả trái đất đang vượt qua ở phía trước các ngươi vào trong sông Giô-đanh. Và sẽ xảy ra khi các lòng bàn chân những thầy tế-lễ khiêng cái rương của Đức GIA-VÊ, Chúa của tất cả trái đất, sẽ đứng yên trong nước sông Giô-đanh, nước sông Giô-đanh sẽ bị cắt đứt, nước đang đi xuống từ phía trên, và chúng sẽ đứng thành một đống".

 Trái đất nguyên thủy thuộc về Chúa. Sau khi sáng tạo A-đam, Chúa giao quyền quản trị trái đất cho ông, khi Ngài phán, “Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều,  làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới  biển,loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất”.

Sa tan cám dỗ và chiếm hữu được loài người, do đó qua sự lan tràn của loài người, vốn là nô lệ và là bình chứa đựng của sa -tan, sa tan chiếm đoạt quyền sở hữu trái đất. Nhưng khi Chúa bắt đầu có dân Israel ra khỏi Ai-cập, Ngài kể trái đất nầy thuộc về Ngài, Ngài lại muốn làm “Chủ trái đất” theo tư cách Đấng cứu chuộc.

Nhắc lại, Khi vua Sa-lem là thượng tế Mên-chi-xê-đéc đón đường chúc phuớc Áp-ra-ham sau cuộc chiến thắng quân thù, ông đã chúc phước: “Phước ban cho Áp-ram của Đức Chúa TRỜI Chí-Cao, Sở hữu chủ trời và đất”. Áp-ra-ham được ấn tượng về thành ngữ “Sở hữu chủ trời và đất”, nên ông dõng dạc tuyên bố trước mặt vua Sô-đôm, một địa chủ của sa-tan,"Tôi đã giơ tay tôi lên cùng GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI Chí-Cao, Đấng sở hữu trời và đất, rằng: tôi sẽ không lấy một sợi chỉ hay một dây da cột giày hay bất cứ cái gì của vua” (Sáng 14 TKTC). 

 Sáng-thế-kí 24 kể lại rằng, nhiều năm sau, sau khi tiêu hóa lẽ thật về “Chủ trái đất”, Áp-ra-ham nói với quản gia mình: "Xin đặt tay ngươi dưới đùi ta, và ta sẽ khiến ngươi thề bởi Đức GIA-VÊ, Đức Chúa TRỜI của trời và Đức Chúa TRỜI của đất, rằng: ngươi sẽ không được lấy vợ cho con trai ta từ các con gái của dân Ca-naan, mà ta sống ở giữa”. Qua sự hiện diện của gia đình Áp-ra-ham, Chúa đã trở thành Đức Chúa Trời của trái đất.

 Danh xưng “Chủ cả trái đất” xuất hiện lần đầu tiên ở Giô-suê 3:11,13. Danh nầy chỉ xuất hiện 4 lần nữa ở: Thi thiên 97:5; Mi chê 4:13; Xa- cha-ri 4:14; 6:5. Tôi khuyên bạn chú ý 6 câu Kinh thánh nầy nói về Chủ của cả trái đất là Chúa Giê-su Christ.

 Thời hậu lưu đày trong hai sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi, Israel không còn là chứng cớ của Đức Trời trên trái đất. Chúa bị ép buộc rút về trời, nên Kinh thánh chỉ gọi Ngài là “Đức Chúa TRỜI của trời” trong kinh nghiệm của Nê-hê-mi. “Bấy giờ xảy ra, khi tôi nghe các lời nầy, tôi ngồi xuống và khóc và thương-tiếc nhiều ngày; và tôi đang kiêng-ăn và cầu-nguyện trước Đức Chúa TRỜI của trời. Và tôi nói: "Con van-nài Chúa, ôi GIA-VÊ Đức Chúa TRỜI của trời, Đức Chúa TRỜI vĩ-đại và đáng sợ…” (Nê-hê-mi 1:4-5 TKTC).

Bốn trăm năm sau, theo  Ma-thi-ơ 11:25, qua sự hiện diện của Chúa Giê-su và những môn đồ, là dân tin Ngài, nên Chúa cầu nguyện với Cha là Đấng Tạo Hóa “Lúc ấy Jêsus nói rằng: "Cha ơi, Cha là Chúa của trời đất, con khen tạ Cha, vì Cha đã giấu những điều nầy với kẻ khôn ngoan thông sáng, mà bày tỏ cho con trẻ”. “Cha là Chúa của trời đất” theo nguyên văn là: “Father, Lord of the heaven and of the earth”.

Khải huyền 11:4 trích dẫn từ Xa-cha-ri 4:14; 6:5 khi viết,“Hai người ấy tức là hai cây ô-li-ve và hai giá đèn đứng trước  mặt Chúa của trái đất”. Vào giờ cuối cùng, khi đại nạn gần kết thúc, Chúa Giê -su trở nên Chủ Của Trái Đất cách hợp pháp. Lúc ấy có tuyên bố từ trời vang lên, “Thiên sứ thứ bảy thổi lên, liền có những tiếng lớn trên trời rằng:“Nước của thế giới đã trở nên nước của Chúa chúng ta và của Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ làm Vua cho đến đời đời vô cùng”.

 Ngay sau đó, bè lũ Lucifer và các thiên sứ ác bị đuối xuống trái đất, rồi có thêm một tuyên ngôn, “Tôi bèn nghe trên trời có tiếng lớn nói rằng: “Bây giờ sự cứu rỗi, quyền năng, nước của Đức Chúa Trời chúng  ta, và quyền bính của Đấng Christ của Ngài đã đến” (Khải 12: 10). Bốn mươi hai tháng đại nạn sau đó, chủ quyền trên trái đất nầy hoàn toàn thuộc về Chúa Giê-su, theo tư cách Cứu Chúa, không theo tư cách Đấng Tạo Hóa, Ngài là Chủ cả trái đất mà Giô-suê đã thấy từ khoảng 3500 năm trước.

Tiên tri Đa-ni-ên nói trước về ngày huy hoàng đó, “Bấy giờ nước, quyền thế, và sự tôn đại của muôn nước ở dưới cả trời, sẽ được ban  cho dân các thánh của Đấng Rất Cao. Nước Ngài là nước đời đời, và hết thảy các quyền thế đều hầu việc và vâng lời Ngài” (Đa 7:27).

-@

 Sau đây tôi ghi lại hồi ức của Giô-suê, là con người đã  khám phá ra Danh hiệu của Chúa là “Chủ của cả trái đất”.

Tên cúng cơm của tôi khi còn thơ ấu là Hô-sê, về sau tên nầy được Môi se sửa lại là  Giô-suê “Môi-se đổi tên Hô-sê, con trai Nun thành Giô-suê” (Dân 13:16). Thầy tôi rất thông minh, quán thông cổ kim, nên ông nói với tôi rằng Giô-suê là tiếng Hê-bơ-rơ, tiếng mẹ đẻ của chúng tôi, nhưng trong tiếng Hi lạp thì từ ngữ Giô suê có thể chuyển thành tiếng Giê-su. Và ông cũng cho biết Giô-suê và Giê-su đều có nghĩa là Jah saves- “Đức Gia-Vê cứu”.

Tôi là một người Israel, thuộc chi phái Ép-ra im, được cha mẹ tôi sinh ra tại Gô-sen, xứ Ai-cập.

Một ngày kia khi lên 18 tuổi, tôi cùng bọn trẻ đang đùa giởn tại đầu ngỏ dẫn vào khu biệt lập Gô-sen của chúng tôi. Có một đoàn người đi vào ngỏ. Hai ông già khoảng 80 tuổi, một bà già tuổi 60, và hai người con trai, tuổi chừng 25, 30 mà về sau tôi mới biết tên là: Ghẹt-sôn (Khách Ngoại Bang) và Ê-li-ê-se (Đức Chúa Trời vùa giúp). Hai người thanh niên là con của ông bà Môi-se và Sê-phô-ra. Đoàn người có 5 con lửa và hành lý bề bộn. Thấy vậy tôi tình nguyện xin vác phụ hành lý về nhà của cụ A-rôn là người cao tuổi nhất trong đoàn, mà tôi biết nhà. Nhờ dịp đó, cụ Môi se có cảm tình với tôi, và mở lời nói với tôi là khi nào rảnh lại nhà cụ chơi với hai con trai cụ, vì hai anh còn xa lạ với cộng đồng dân Hê-bơ-rơ của chúng tôi. Từ đó có một mối giây thân mật giữa cụ Môi-se 80 tuổi và tôi, một thanh thiếu niên 18 tuổi.

 Khi ra khỏi Ai-cập, toàn dân chúng tôi đóng trại theo từng 12 chi phái tại chân núi Si-nai chừng 9 tháng. Cụ Môi se xin phép bố mẹ tôi cho tôi đến  trại của cụ để làm kẻ sai vặt của cụ trọn thời gian. Tôi ở bên cụ Môi-se như bóng với hình. Tôi biết sử dụng vũ khí, nên cụ dùng tôi là người bảo vệ. Nhờ sống bên cụ, như học trò, như bạn thân, nên tôi có được nhiều sự hiểu biết, thông cảm và dự phần các kinh nghiệm của cụ ít nhiều.

 Khi quân A-ma-léc khêu chiến, cụ ủy thác cho tôi dẫn một đội quân không chuyên, nhưng đã đánh bại quân A-ma-léc.

 Cụ đã lên núi Si-nai hai lần để diện kiến Chúa và nhận lãnh hai bảng đá chép 10 điều răn. Cụ vào trong động đá đầy vinh quang gặp Chúa hai lần, mỗi lần 40 ngày đêm, không ăn không uống. Vì không chuẩn bị đem lương thực theo, tôi ngủ ở ngoài trong một hang đá khác, và ngày ngày phải kiếm trái cây, thú rừng để ăn, và uống nước suối để có thể sống suốt 40 ngày đêm. Lần sau tôi có đem theo lương khô cho 40 ngày đêm khi lên núi lần thứ nhì.

 Trong trại quân tại Si-nai và trại quân đóng tại Ca-đe, Cụ môi se đã để ra hai lần kiêng ăn và cầu nguyện suốt 40 ngày đêm, lần nhất cho tội thờ bò con vàng, và lần nhì cho sự cứng cổ của dân thánh không chịu vào chiếm đất hứa. Tôi ở bên cạnh để chăm sóc cụ suốt thời gian và tôi không kiêng ăn nổi, nên có dùng chút đỉnh thức ăn, nhưng tôi có tìm một góc trai để tự mình tập sự cầu nguyện cầu thay những nhu cầu mà cụ đang cầu nguyện. Vì cụ có tỏ cho tôi biết nội dung sự cầu nguyện bền đổ của mình.

 Điều lạ lùng là cụ Môi se có ngủ ít tiếng đồng hồ mỗi đêm, nhưng cụ không ăn không uống suốt hai cơ hội 40 ngày đêm ấy, mà sức khỏe cụ vẫn bình thường. Về sau tôi mới thấm thía hiểu rằng: người nào diện kiến mặt Chúa lâu ngày thì da mặt mình sẽ thật sáng rực, vì được Chúa truyền dẫn cho sự sống, sức khỏe từ Ngài, nên cụ rất khỏe mạnh, dù nhịn ăn uống suốt 40 ngày đêm.

Tôi ăn và ngủ gần bên cụ suốt 40 năm trong hành trình qua sa mạc.Tôi đã cùng dân Chúa chịu cảnh lưu lạc trong sa mạc 40 năm. Khi thầy tôi là Môi-se ra đi ở với Chúa, tôi được Ngài chọn lựa thay thế thầy tôi, vào năm tôi 58 tuổi.

Sau khi toàn dân Israel  vượt qua sông Giô-đanh, tôi đã dẫn dắt dân Israel  trong khoảng 40 năm chinh phục đất hứa, chia xứ ra cho các chi phái rồi tôi về an nghỉ hưu hạ tại thị trấn Thim-nát-Sê-rách. Tôi viết “Khi người ta đã chia xứ theo giới hạn xong rồi, thì dân Y-sơ-ra-ên lấy ở giữa mình một sản nghiệp mà cấp cho Giô-suê, con trai của Nun. Dân Y-sơ-ra-ên vâng mạng của Đức Giê-hô-va, cấp cho người  cái thành mà người xin,tức là thành Thim-nát-Sê-rách trong núi Ép-ra-im. Người xây thành và ở tại đó” (Giô suê 19:49-50)..

 Năm tôi được 100 tuổi, tại tư gia của tôi tại thị trấn nầy, tôi bắt đầu viết lại câu chuyện dân Israel từ sau ngày Môi-se qua đời cho đến ngày tôi họp toàn dân tại Si-chem. Tôi viết lại trong quyển sách mang tên tôi mấy câu nầy để chấm dứt quyển sách: “Rồi Giô-suê nói cùng cả dân chúng rằng: Kìa, hòn đá nầy sẽ dùng  làm chứng cho chúng ta; vì nó có nghe mọi lời Đức Giê-hô-va đã phán cùng chúng  ta; nó dùng làm chứng cho các ngươi, e các ngươi bỏ Đức Chúa Trời mình chăng. Đoạn, Giô-suê cho dân sự trở về, ai nấy đều về trong sản nghiệp mình” (Giô-suê 24: 27-28).

 Tôi có dặn thượng tế Phi-nê-a rằng sau khi tôi chết, ông ấy phải viết vài câu về sự chết và chôn cất của tôi cùng của thượng tế Ê-lê-a-sa, bố của Phi-nê-a, vào quyển sách Giô-suê nầy để kết thúc câu chuyện liên quan đến tôi trong chuyển động của Chúa..

Tôi qua đời năm 110 tuổi. “Sau các việc đó, Giô-suê, con trai Nun, đầy tớ CHÚA qua đời,  thọ được một trăm mười tuổi.  Người ta an táng người trong lãnh thổ cơ nghiệp người tại  Thim-nát Sê-rách, trên miền rừng núi Ép-ra-im,phía bắc núi Ga-ách”. (Giô-suê 24: 29-30)

Hodos Deng April 5, 2021