Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Cuộc Đời Cầu Nguyện Của Nê-hê-mi-



Nê-hê-mi 1:-13:
Nê-hê-mi  là một người hành động. Ông hành động dứt khoát vì vinh quang của Đức Chúa Trời. Nhưng Nê-hê-mi cũng là một người cầu nguyện. Cuốn sách Nê-hê-mi thở ra tâm linh cầu nguyện. Chúng ta thấy sách nầy chép Nê-hê-mi cầu nguyện mười một lần.
-Nê-hê-mi :
• ... cầu nguyện khi đối diện với trạng thái hoang tàn của Giê-ru-sa-lem, thú nhận tội lỗi cá nhân và tập thể trong lời cầu nguyện (Nê. 1:5-11).
• ... cầu nguyện tức tốc với Chúa khi vua Ba-tư hỏi ông ta một câu hỏi quan trọng (Nê. 2:4.5).
• ... cầu nguyện khi bị những kẻ thù khinh thường và chế giễu (Nê. 3:36, 37).
• ... cầu nguyện chung với những người khác khi đối mặt với âm mưu kẻ thù (Nê. 4:3).
• ... cầu nguyện xin "Đức Chúa Trời tưởng nhớ" đến việc làm của ông khi đối mặt với sự phục vụ vị tha của ông giữa dân chúng (Nê. 5:19).

Lưỡi Ngập Ngừng-



Xuất. 4:10-12 “Môi-se thưa với Đức Giê-hô-va rằng: “Ôi! Lạy Chúa, từ trước đến nay và ngay cả lúc Chúa phán bảo đầy tớ Ngài, con vốn không có tài ăn nói,miệng lưỡi con hay ngập ngừng.” Đức Giê-hô-va phán với ông: “Ai tạo ra môi miệng loài người?Ai đã làm cho con người thành câm, thành điếc, thành sáng, thành mù? Chẳng phải bởi Ta, là Đức Giê-hô-va đó sao?  Vậy bây giờ hãy đi đi, Ta sẽ ở với miệng con và dạy con những lời phải nói.”
Nhiều đầy tớ thực sự của Đức Chúa Trời có cái lưỡi ngập ngừng, và khi được kêu gọi nói cho Chúa của mình, ông ở trong sự bối rối lớn vì sợ mình phá hoại chính nghĩa tốt bởi sự trình bày dở của mình. Trong trường hợp như vậy, tốt nhất ta nên nhớ rằng Chúa đã tạo ra cái lưỡi và chúng ta phải giữ mình không nên đổ lỗi cho Đấng Tạo Hóa của chúng ta. Có thể lưỡi cà lăm không phải là một điều xấu, và khi nói ít lời cũng có thể mang nhiều phước lành hơn là nói dài dòng vô nghĩa. Bạn khá chắc chắn rằng năng lực cứu giúp người khác, không nằm trong lời nói của con người, bằng những cụm từ đẹp đẽ và những lời cao cả. Thiếu tài hùng biện không phải là một khiếm khuyết như người ta thường nghĩ.
Nếu Đức Chúa Trời ở cùng môi miệng và tâm trí chúng ta, chúng ta sẽ có điều gì đó tốt hơn là âm thanh của lời hùng biện hay tài nói chuyện thuyết phục. Sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời là sự khôn ngoan, sự hiện diện của Ngài là quyền năng. Pha-ra-ôn có nhiều lý do sợ Môi-se nói lắp hơn là người già mồm ở Ai Cập; bởi vì trong những gì ông ta nói có sức mạnh.
Nếu Chúa ở cùng chúng ta trong sự yếu đuối tự nhiên của chúng ta, chúng ta sẽ được thắt lưng bằng quyền năng siêu nhiên. Vì vậy, chúng ta hãy mạnh dạn nói cho Chúa Jesus như chúng ta nên nói.

Vinh Quang Của Chúa-



Gióp 42:5, 6, “Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa, Nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài:  Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi, Và ăn năn trong tro bụi”.
Ê-sai 6:5, “Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân”
Lu-ca 5 :8, “Si-môn Phi-e-rơ thấy vậy, liền sấp mình xuống ngang đầu gối Đức Chúa Jêsus, mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin ra khỏi tôi, vì tôi là người có tội”. 
Công vụ 26 :13, “tôi thấy có ánh sáng từ trên trời, giáng xuống chói lói hơn mặt trời sáng lòa chung quanh tôi và kẻ cùng đi”.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Trải Nghiệm Đường Hầm-



Ê-sai 8: 22-23 "Họ sẽ ngước mặt lên trời,  rồi cúi nhìn xuống đất, chỉ thấy hoạn nạn và bóng tối, ảm đạm và buồn rầu; họ sẽ bị xô đẩy vào nơi tối tăm mù mịt. Nhưng sẽ không còn bóng tối cho người đã chịu buồn rầu" (Ê-sai 8:22, 23).
Laerdaltunnel ở phía tây nước Na Uy là đường hầm  dài nhất thế giới với chiều dài 24, 5 km. Một đường hầm có kích thước như vậy không được nhiều người lái xe mô-tô đánh giá cao. Tuy nhiên, người ta chọn con đường hẹp và tối qua đường ống ngầm xuyên thủng chân ngọn núi, vì cách này có thể rút ngắn hành trình cách đáng kể. Ngoài ra, đường hầm không phải là một ngõ cụt - tại một điểm nào đó bạn sẽ tới điểm có ánh sáng ở cuối đường hầm, dù có thể mất ánh sáng một lúc.
Trên con đường sự sống của chúng ta có những đoạn đường ray giống như một đường hầm. Nó chặt hẹp, tối tăm và buồn tẻ trong một thời gian dài. Nếu đây là tình huống của bạn, thì đừng để cho lòng dũng cảm chìm xuống, nhưng hãy nhớ rằng: bạn sẽ lại được thoát ra nơi khoảng khoát một lần nữa.! Sẽ không bị tối tăm mãi. Sau thời gian bị dân Phi-li-tin áp bức, phá rối, kinh thánh chép, “Y-sác bỏ chỗ đó đi đào một giếng khác và giếng nầy không bị tranh giành, nên ông đặt tên là Rê-hô-bốt [Chỗ rộng rãi], và nói: “Bây giờ Đức Giê-hô-va đã cho chúng ta chỗ ở rộng rãi, và chúng ta sẽ được thịnh vượng trong xứ nầy”. Cuối mỗi đoạn đường hầm sẽ là một Rê-hô-bốt mới mẻ cho bạn.

Đức Chúa Trời  thích xua đuổi  bóng tối, kết thúc sự đau khổ và dẫn chúng ta ra khỏi không gian giới hạn. Ngoài ra, bạn có thể nhớ rằng lối đi qua một đường hầm là hành trình ngắn nhất. Vì vậy, Đức Chúa Trời dẫn bạn qua sự hoạn nạn và bóng tối để đạt được ý định của Ngài trong cuộc sống của bạn càng nhanh càng tốt. Trong đau khổ, bạn học được những điều có thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn trong "cách bình thường". Thời gian khẩn cấp là phước lành.
-
Tan sương mù mặt trời tỏ rạng,
Ngày tang thương buồn khổ chóng qua,
Nặng nề, cay đắng, đau thương ấy,
An ủi, tươi mới cất tiếng ca.

Bờ Vai Của Đấng Chăn Cừu-



Ê-sai 9:5 “Vì một Con Trẻ được sinh cho chúng ta, Tức là một con trai được ban cho chúng ta; Quyền cai trị sẽ đặt trên vai Ngài. Danh Ngài là: “Đấng Kỳ Diệu, Đấng Cố Vấn, Đức Chúa Trời Quyền Năng, Cha Đời Đời, Chúa Bình An”.
Lu-ca 15:5 “Khi đã tìm được thì vui mừng vác nó lên hai vai”.
Tiên tri Ê-sai nói tiên tri đến Chúa Jêsus và sự cai trị của Ngài trong vương quốc thiên hi niên. Quyền cai trị đặt trên vai của Ngài (số ít!). Ngài là đứa trẻ được sinh ra (như con người), và là Con đã được ban cho (như Đức Chúa Trời Con). Một mặt Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng trở thành tạo vật là con người Jesus, mặt khác Ngài là Cha đời đời trong Đức Chúa Trời tam nhất hiện ra làm Đức Con. Cha và Con là là hai diện trong và ngoài của Đấng Christ hằng hữu. Con không nhỏ hơn Cha.
Câu này cho chúng ta thấy một điều gì đó về sự vĩ đại của thân vị Ngài: Ngài là Đức Chúa Trời và là con người trong một thân vị. Về sức mạnh và độ tin cậy thì đặt trên vai Ngài, nên sự cai trị cả thế giới nằm trong sự hòa bình hoàn toàn. Triều đại của Ngài trong Vương quốc ngàn năm sẽ được đánh dấu bằng sự hòa bình và yên ổn. Đối với trái đất này, mà thế nhân đã từng thấy rất nhiều đau khổ và bất hạnh, thì đây sẽ là một thời gian phước hạnh chưa từng có.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Mắc Xương Cá Trong Cổ Họng-



Sáng thế ký 28: 20-21 “Gia-cốp khấn nguyện rằng: “Nếu Đức Chúa Trời ở với con, gìn giữ con trong lúc đi đường và ban cho con bánh ăn, áo mặc,  và cho con được bình an trở về nhà cha của con, thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời của con. Hòn đá mà con đã dựng làm trụ sẽ là đền của Đức Chúa Trời, và con sẽ dâng lên Ngài một phần mười mọi thứ mà Ngài ban cho con”.

Mù Lòa Vào Cuối Đời?



Sáng thế ký 27: 1 “Y-sác tuổi cao, mắt mờ không còn thấy được nữa”.
1 Sa-mu-ên 3: 2 “Một ngày kia, Hê-li đang nằm ngủ ở chỗ mình vẫn thường nằm, mắt ông bắt đầu mờ, không còn thấy được nữa” 
Thẩm phán 16:21 “Người Phi-li-tin bắt ông, khoét mắt, và đem xuống Ga-xa. Chúng trói ông bằng dây xích đồng và bắt ông xay cối trong ngục”.
Thật run sợ khi thấy rằng vào cuối cuộc đời của một số người hoặc vào cuối một thời kỳ nhất định, lời kinh thánh thường phải chẩn đoán tình trạng mù lòa của họ. Tôi viết bài nầy với tấc lòng run rẩy, không dám bình phẩm các tôi tớ cao niên của Chúa, vì tuổi tôi cũng vào hạng lão lai rồi.
Tôi không áp dụng các câu kinh thánh trên đây cho sự mù lòa vật lí, nhưng nói lên thực tế vì mù lòa, người ta không còn có thể nhận ra sự phát triển lỗi lầm trong chính bản thân mình nữa. Có hình dạng xấu xa là một chuyện, nhưng hoàn toàn không ý thức, hoặc hoàn toàn lãnh đạm về điều đó là một việc khác.

Bà An-ne, con gái của Pha-nu-ên-



Lu-ca 2:36-38 “Lại có nữ tiên tri An-ne, con gái của Pha-nu-ên, về chi phái A-se, đã cao tuổi lắm; vì từ lúc đồng trinh đã ở với chồng được bảy năm, mà nay đã ở goá tám mươi bốn năm rồi. Bà chẳng hề lìa khỏi đền thờ, cứ đêm liền ngày phụng sự Chúa, kiêng ăn và cầu nguyện.  Chính giờ ấy bà cũng lên đó, khen tạ Đức Chúa Trời, và nói chuyện về Ngài với mọi người trông đợi sự cứu chuộc Giê-ru-sa-lem”.
An-ne, con gái của Pha-nu-ên, là một nữ thánh đồ trung tín. Lời của Đức Chúa Trời dành riêng cho bà ba câu. Ba câu này chỉ ra rằng bà đã sống trong mối quan hệ thân thiết với Đức Chúa Trời và Lời của Ngài trong suốt mấy mươi năm góa bụa của mình. Vào thời điểm gặp Chúa Jesus tại đền thờ đây, tuổi tác của bà khoảng 110.

Ba Động Vật Hoang Dã-



Gióp 39: 5-18  
Tôi dùng hình ảnh ba con thú vật đi hoang là con lừa. con bò và con đà điểu để minh họa lối sống không kỉ cương của tín đồ ngày nay.
1.Con Lừa:
“Ai để cho con lừa rừng chạy thong dong?  Ai có mở trói cho con lừa lẹ làng kia.Ta đã ban cho nó đồng vắng làm nhà, Và ruộng mặn làm nơi ở. Nó khinh chê tiếng ồn ào của thị thành, Không nghe tiếng của kẻ coi dắt.  Khắp các núi là đồng cỏ của nó, Nó tìm kiếm mọi vật gì xanh tươi”
Thiếu niên trong hội thánh thời đại nầy có khuynh hướng sống ngoài sự kiềm chế của cha mẹ. Nhiều đứa trẻ vui mừng khi được thoát khỏi sự bó buộc của cha mẹ. Dần dần, có em thoát li gia đình và đi hoang như các em bụi đời. Chúng như những con lừa hoang dã theo đuổi màu xanh trên núi, những người trẻ như vậy tìm kiếm sự mãn nguyện của mình trong những gì thế giới gọi là tình yêu, danh dự và hạnh phúc. Nhưng vì đất ruộng mặn, lại cằn cỗi không cung cấp được thức ăn cho những con lừa hoang dã, nên tâm hồn của chúng vẫn trống rỗng và không hài lòng.Thường thường có hai lý do khiến một số trẻ em nổi loạn: -những cuộc cãi vã trong hội thánh địa phương (tiếng ồn ào của thị thành) và những khó khăn quá mức, kèm theo những lời nói nặng nề của những người cha (tiếng của kẻ coi dắt), cho nên thanh thiếu niên tín đồ không thỏa lòng ở lại trong hội thánh và gia đình nữa, mà sống cuộc đời như con lừa rừng.

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Cạm Bẫy Và Cám Dỗ-



Gióp 31:1,“Tôi đã lập giao ước với mắt tôi; Làm sao tôi còn dám nhìn một trinh nữ?”.
Hãy coi chừng cơ hội cho sự cám dỗ. Điểm nhỏ nhất trong cuộc đời bạn có thể là nguyên nhân gây ra tội lỗi. Tại ngôi làng nhỏ, nhiều tội lỗi lớn lao đã xảy đến. Đôi mắt của Đa-vít phát hiện ra Bát-sê-ba một cách tình cờ, và bàn chân của người đàn ông tốt đã sập vào bẫy của Sa-tan rồi. Bạn không cần phải cầu xin Đức Chúa Trời đặt một người canh gác cho các giác quan của bạn, bất cứ nơi nào bạn đến hãy nhớ lời cầu nguyện nầy, "Xin đừng để mắt con hướng về những điều vô nghĩa" (Thi thiên 119: 37).

Thị Lực Thuộc Linh Thiếu Hụt



Ru-tơ 1:8-21; Ru-tơ 3:1
Sống ở Mô-áp 10 năm, Na-ô-mi không chỉ mất chồng và hai con trai, mà còn mất khả năng phán đoán thuộc linh của mình. Điều này trở nên rất rõ ràng trong các cuộc trò chuyện với các cô con dâu của bà và với dân cư Bết-lê-hem:
1. Bà đã sai lầm trong lời khuyên của mình cho Ọt-ba và Ru-tơ. Bà nói rằng nếu hai con dâu sống ở Mô-áp với một người chồng Mô-áp sẽ tốt hơn là sống với Đức Chúa Trời và với dân của Ngài- Bà khuyên hai con dâu đừng đi theo bà. Ru-tơ 1: 9 –“Nguyện Đức Giê-hô-va ban cho hai con được bình an nơi nhà chồng mới!”.
2. Đó là sai lầm vì không còn nhận ra sự cứu rỗi duy nhất của Đức Chúa Trời. Bà tin rằng Chúa sẽ chúc lành đời sống con dâu bà tại Mô-áp cùng với một người chồng ngoại giáo (Ru-tơ 1: 8-9). Nhận thức nông nạn của tín đồ là vậy.

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

Bắc Đẩu,Sao Cầy, Sao Rua, - -- (Bắc Đẩu, Thiên Lang, Thất Tinh)




Các bản kinh thánh Việt văn dịch lộn xộn ba tên của ba vì sao nầy. Tôi dùng lời dịch của bản TKTC vì cảm thấy bản dịch nầy chính xác theo nguyên văn.
Gióp 9: 9 “Là Đấng tạo ra sao Bắc-đẩu, sao Cầy, và sao Rua-- That maketh the Bear, Orion, and the Pleiades’.
Gióp 38: 31-32 “Ngươi có thể thắt chặt các dây xích của chùm sao Rua, Hay tháo lỏng các dây thừng của chùm sao Cầy?Ngươi có thể dẫn tới trước một chùm sao trong mùa của nó, Và dẫn đường cho sao Bắc-đẩu với các con trai của nó?”
A-mốt 5: 8, “Ngài là Đấng đã làm những sao Rua và sao Cầy Và đổi bóng tối đặc thành buổi sáng, Cũng làm ban ngày tối thành ban đêm Là Đấng kêu gọi các dòng nước biển Và đổ chúng ra trên mặt trái đất, GIA-VÊ là tên của Ngài”.

Bạn Là Quạ Hay Sư Tử?



Gióp 39: 1-3 “Con có thể săn mồi cho sư tử, Hay làm cho sư tử con thỏa cơn đói, Khi chúng thu mình trong hang, Hay rình rập trong bụi rậm? Ai cung cấp thức ăn cho quạ, Khi đám quạ con kêu cầu Đức Chúa Trời, Và bay đó đây kiếm chẳng ra mồi?”
Đức Chúa Trời quan tâm đến các con sư tử oai vệ, hùng mạnh và Ngài cũng quan tâm đến các con quạ xấu xí ẩn mình. Ngài xòe bàn tay của mình ra để nuôi con vật mạnh mẽ và con vật yếu đuối. Mọi người đều phụ thuộc vào Ngài. “Mọi sinh vật ấy trông đợi Chúa để Ngài ban thức ăn cho chúng phải thì” (Thi 104:27).
Có lẽ bạn chực bùng nổ với nhiều năng lượng. Bạn khỏe mạnh và năng động. Có nhiều năng khiếu và nổi tiếng. Mạnh mẽ như một con sư tử! Làm thế nào để bạn điều dụng sức mạnh của mình? Bạn có tự hào về sức mạnh và sức khỏe của bạn không? Bạn có nghĩ rằng bạn có tất cả mọi thứ dưới sự kiểm soát của minh không? Hãy nhớ rằng bạn phải phụ thuộc vào Đấng Tạo Hóa của bạn - mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây. Đừng tự mãn và kiêu ngạo vì mình có hai hay năm ta lâng.
Có lẽ bạn cảm thấy mình như một con quạ không đáng kể. Thành tích của bạn trong trường học hoặc giáo dục thì vừa phải. Sức khỏe của bạn không tốt lắm. Và trên quy mô danh tiếng, bạn trượt xuống và xuống thấp. Quá lo lắng, bạn tự hỏi: Điều gì sẽ thuộc về tôi? Cuộc sống tôi tiếp tục như thế nào? Hãy suy nghĩ tốt hơn rằng Đức Chúa Trời có thể giúp bạn và nâng đỡ bạn. Ngài quan tâm đến bạn trong mọi khoảnh khắc của cuộc đời. Đừng mặc cảm tự ti vì mình chỉ được ban cho một ta lâng. Sự tự ti nội quan sẽ làm cho bạn chán nản và bỏ cuộc đua đường dài với các Cơ đốc nhân bạn bè.
Bạn là sư tử hay là quạ, điều đó không quan trọng. Hãy giao mọi lo âu cho Chúa, nếu không bạn sẽ sụp dỗ tinh thần và sa bại thuộc linh.

Những Lời Cầu Nguyện Không Được Đáp Lời-



Biết bao lâu rồi chúng ta đấu tranh với vấn đề những lời cầu nguyện không được trả lời! Chúng ta tự hỏi: tại sao Đức Chúa Trời không nghe chúng ta? Sự bất mãn nhanh chóng len lỏi vào tấm lòng chúng ta. Nhưng hãy luôn nhớ rằng nếu Đức Chúa Trời không ban điều gì đó, là Ngài muốn ban cho chúng ta điều gì khác lớn hơn.
Môi-se không được phép vào đất hứa sau bốn mươi năm di cư qua sa mạc bởi vì ông đã đập vầng đá hai lần (tảng đá là Đấng Christ). Mọi lời cầu nguyện đều không giúp được gì cho ông. Thật là một sự thất vọng cay đắng!  Chúa cự tuyệt ông; “‘Đủ rồi! Con đừng bao giờ nói với Ta về chuyện nầy nữa!” (Phục 3:26).
Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Đức Chúa Trời đã cho ông xem cả xứ từ trên núi. Nếu ông đã bước vào miền đất, ông sẽ không bao giờ nhìn thấy toàn cảnh đất hứa (vì tuyển dân đã không chinh phục nó hoàn toàn), và ông không thể được hưởng sự thông công với Đức Chúa Trời trong vấn đề này. Môi-se được Đức Chúa Trời chôn cất và sau đó xuất hiện trên núi hóa hình - ở giữa vùng đất hứa, trong sự thông công với Đấng Christ!
Êli đã cầu xin chết dưới bóng cây giếng giếng, nhưng chuyện gì đã xảy ra? Ông ta đã vào Paradis an nghỉ! Ông nhận được một vinh dự mà chỉ được trao cho Hê-nóc trước đây mà thôi. Lời cầu nguyện của ông không được đáp lại, nhưng Chúa đã ban cho ông điều gì đó trong ân điển của Ngài!
Phao-lô đã cầu nguyện để cái dầm xóc được cất khỏi xác thịt của ông. Ông đã cầu nguyện ba lần. Nhưng Chúa không nghe lời cầu nguyện này. Nhưng Ngài đã ban ân sủng cho ông. Và Phao-lô thấy rằng nhờ ân điển của Đấng Christ, khi ông yếu đuối, ông trở nên mạnh mẽ. Ông đã phát triển về mặt tâm linh đến nỗi ông được vinh quang Chúa bao phủ những điểm yếu của mình.
Chúng ta cũng hãy nhớ đến chính Chúa Jêsus. Chắc chắn đây là cái gì đó không phù hợp với những gì chúng ta đã thấy cho đến nay. Không có sự dốt nát, không yếu đuối, không có sự bướng bỉnh trong Đấng Christ. Thế là rõ ràng. Tuy nhiên, trong vườn Ghết-sê-ma-nê, Ngài cầu nguyện với Cha mình, "Xin cất chén nầy khỏi con!" Ngài đã làm như vậy trong sự thuận phụ ý muốn của Đức Chúa Trời. Lời cầu nguyện này không được nghe. Nhưng một phước lành bao la đến từ lời cầu xin không được trả lời đó! Cuối cùng, mọi phước lành chúng ta có đều dựa trên Đấng Christ phải uống chén đó—trên việc Ngài chịu đựng cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời trên thập tự giá Gô-gô-tha!
Hãy nhớ rằng, nếu Đức Chúa Trời không trả lời, thì Ngài muốn ban điều gì đó tốt hơn - tốt hơn những gì chúng ta đã cầu xin!

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Ba Sự Nguy Hiểm Cho Vua Sa-lô-môn-



Phục truyền 17:16,17 “Chỉ có điều là vua ấy không được có thêm nhiều ngựa, cũng không vì muốn thêm nhiều ngựa mà đưa dân chúng trở lại Ai Cập, vì Đức Giê-hô-va đã phán với anh em rằng: ‘Các ngươi không được trở lại con đường đó nữa.’ Vua cũng không được có nhiều vợ kẻo lòng dạ lầm lạc. Vua cũng không được thâu trữ nhiều bạc vàng”
1-Ba mệnh lệnh-
Trong Phục Truyền 17, Đức Chúa Trời ban các mệnh lệnh liên quan đến vương quyền của Y-sơ-ra-ên. Đức Chúa Trời biết tính tình dân của Ngài và biết rằng ngày kia họ sẽ muốn có một vị vua cai trị họ. Theo những suy nghĩ của Đức Chúa Trời, vị vua này phải tuân theo các mệnh lệnh sau đây (Phục Truyền 17:16, 17):
- Vua không nên mua nhiều ngựa và không nên cho dân trở về Ai Cập để  kiếm ngựa.
- Vua không nên có nhiều phụ nữ khiến tấm lòng mình lìa bỏ Chúa.
- Vua không nên mua bạc và vàng quá nhiều.

Rê-be-ca Và Sa-ra & Hội Thánh Và Y-sơ-ra-ên-



Công vụ 7:51 “Hỡi những người cứng cổ, lòng và tai chưa được cắt bì kia! Quý vị luôn luôn chống lại Đức Thánh Linh. Tổ phụ quý vị thế nào thì quý vị cũng thế ấy!”
Sáng thế Ký 22:23 “Bê-tu-ên là cha của Rê-bê-ca. Đó là tám người con trai mà Minh-ca sinh cho Na-cô, em của Áp-ra-ham”.
Bảy chương đầu tiên của sách Công-vụ đáng chú ý cách đặc biệt và tôn trọng: chúng ta thấy rằng một cái gì đó mới được sinh ra và cái cũ phải biến mất. Cụ thể, trong Công vụ 2, chúng ta thấy cách thức hội thánh được hình thành khi Đức Thánh Linh giáng xuống, và trong các chương sau, hội chúng được trình bày cho chúng ta trong sự khởi đầu mới mẻ. Tuy nhiên, đồng thời, chúng ta cũng đọc rằng dân Y-sơ-ra-ên  như vậy đang được rao giảng lòng thương xót của Đức Chúa Trời. "Vậy, anh em hãy ăn năn và trở về với Đức Chúa Trời để tội lỗi mình được xóa bôi, hầu cho các thời kỳ tươi mới mà Chúa ban cho sẽ đến, và để Ngài sai Đấng Christ, tức là Đức Chúa Jêsus, Đấng đã được chỉ định trước, đến với anh em" (Công vụ 3: 19-20). Phi-e-rơ và Ê-tiên là những công cụ đặc biệt công bố lời này cho dân chúng.

Hai Lời Tiên Tri-



Sáng thế ký 3:15 “Ta sẽ làm cho mầy (sa-tan) và người nữ, Dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ (Jesus) thù nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, Còn mầy sẽ cắn gót chân người”.
Giu-đe 14:15 “Cũng chính vì những người nầy mà Hê-nóc là cháu bảy đời của A-đam đã nói tiên tri rằng: “Kìa, Chúa đến với muôn vàn đấng thánh để thi hành sự phán xét trên tất cả mọi người, và kết án tất cả những kẻ bất kính về mọi việc bất kính mà họ đã phạm, với tất cả mọi lời xấc xược mà những tội nhân bất kính đã nói nghịch với Ngài”.
Lời tiên tri đầu tiên được Đức Chúa Trời phán trong thế giới này. Nó bao gồm thông báo cho Satan, con rắn xưa đó, rằng hạt giống (hậu tự) của người nữ sẽ nghiền nát đầu hắn; và điều này đã được ứng nghiệm khi Jêsus Christ, bởi sự chết của mình, đã phá hủy con rắn, kẻ cầm quyền sự chết. Thực tế là điều này đã được thực hiện nhưng chưa được công khai thi hành trên thế giới. Đức Chúa Trời chờ đợi với niềm khao khát lớn lao hầu dân chúng  tin lời chứng ân điển của Ngài, mà Ngài rao truyền cho họ qua Phúc âm, để họ bám víu vào Đấng Christ, Đấng chiến thắng tại Gô-gô-tha, vì Đức Chúa Trời không muốn ai bị hư mất cả.
Nhưng chẳng bao lâu sau khi sự đau khổ kết thúc, lời tiên tri thứ hai được hoàn thành. Lời này được Hê-nóc, là cháu đời thứ bảy của A-đam, công bố, khi ông nói tiên tri, "Kìa, Chúa đến với muôn vàn đấng thánh để thi hành sự phán xét trên tất cả mọi người, và kết án tất cả những kẻ bất kính về mọi việc bất kính mà họ đã phạm, với tất cả mọi lời xấc xược mà những tội nhân bất kính đã nói nghịch với Ngài”(Giu-đe 1:14:15). Chúng ta nên lưu ý rằng Đấng Christ và việc làm của Ngài là chủ đề của những lời tiên tri này. Vì vậy, tất cả điều ác sẽ được khắc phục và tất cả các cuộc nổi loạn chống lại Đức Chúa Trời sẽ bị đàn áp.  Jêsus Christ, Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, người chiến thắng hùng mạnh trên Sa-tan, Vị Thẩm Phán công bình trên kẻ ác, sẽ thiết lập vương quốc của mình bằng cách duy trì sự công bình và cai trị nó vì vinh quang của Đức Chúa Trời và sự tốt lành của con người.

Dấu Vết Của Chúa Jêsus-



Ga-la-ti 6:17 "Ước gì từ nay về sau, không ai gây phiền toái cho tôi nữa,vì tôi mang những dấu vết của Đức Chúa Jêsus trên thân thể tôi" (Ga-la-ti 6:17).
Thật không khó hiểu ý nghĩa câu kinh thánh này. Ít ra, tin đồ Ga-la-ti, có nguy cơ mất ân sủng qua ảnh hưởng của các Cơ Đốc nhân theo Do thái giáo. Pháp luật, với nghi lễ và nghi thức cựu ước, đã lấy lại vị trí cũ trong trái tim của họ. Ngay cả phép cắt bì lại được yêu cầu (Ga-la-ti. 5:1-4; 6,12-13). Tất cả những điều này làm suy yếu Cơ-đốc giáo thời đó. Sứ đồ Phao lô đã kêu gọi, đã đưa ra lời khích lệ và những lời cảnh báo nghiêm trọng, cho nên ông trở thành mục tiêu hận thù và khủng bố của những giáo sư giả này.
Bằng mọi cách có thể, Phao-lô tiết lộ trong lá thư của ông rằng đặc tính chống Cơ Đốc trong các giáo lý theo luật pháp của họ; và cuối cùng, từ câu 14, ông đến gốc rễ của mọi điều ác. Đối với chính mình, ông không muốn được khen ngợi về sự cắt bì, cũng không khoe khoang về xác thịt, nhưng chỉ khoe về "thập tự giá của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nhờ thập tự giá ấy, thế giới đối với tôi đã bị đóng đinh, và tôi đối với thế giới cũng vậy".
Bằng cách áp dụng thập giá cho tất cả mọi thứ, ông vốn là một người trong xác thịt và thế giới, nhưng ông được giải thoát khỏi toàn bộ lãnh vực đó, nơi xác thịt tìm thấy chỗ ở của ông. Điều này cho phép ông nói rằng "trong Christ" - trong lãnh vực  mới, nơi Christ ở- "không phải là cắt bì hay không cắt bì, mà là trở nên  một sáng tạo mới".
Vì vậy, khi chúng ta được đưa vào một khung cảnh mới trong Christ Jesus, nơi những điều cũ đã qua đi và mọi thứ đã trở nên mới mẻ, chúng ta phải bước đi  cho phù hợp với sáng tạo mới, và không giống như con người trong xác thịt trên thế giới, Phao-lô tiếp tục, "Cầu xin sự bình an và sự thương xót giáng trên tất cả những ai noi theo nguyên tắc nầy, và trên cả dân Y-sơ-ra-ên của Đức Chúa Trời nữa!", Đây không còn là người Do Thái theo xác thịt, nhưng là dân sót chân thật, tin kính.- thoát khỏi ảnh hưởng nhà hội Do-thái giáo tân thời trong Cơ Đốc giáo ngày nay.
Bây giờ vị sứ đồ đã hoàn thành nhiệm vụ khó chịu của mình, ông nói thêm một lời: "đừng ai gây phiền toái cho tôi nữa", vì ông không thể rời bỏ chức vụ của mình để một lần nữa chiến đấu với những kẻ làm hư hỏng lẽ thật này. Và như một lý do cho điều này, ông nói: "vì tôi mang những dấu vết của Đức Chúa Jêsus trên thân thể tôi". Thời xưa, các nô lệ thường được áp thanh sắt nướng đỏ  trên thân thể họ để mang vết sẹo ghi dấu chủ quyền của chù mình. Phao-lô xem xét những vết sẹo và vết thương mà ông đã chịu đựng trong sự phục vụ Chúa là "những dấu hiệu" cho thấy ông thuộc về Đấng Christ. Ô người tôi tớ trung thành!
Ông công nhận Đấng Christ là Chủ duy nhất của mình, và đối với Ngài, bất chấp những kẻ bắt bớ, ông sẽ dâng tất cả năng lực của mình cho Đức Thánh Linh. Bất kể kẻ thù của ông sẽ làm gì hay nói gì, ông sẽ phải tiến về phía trước không bị cản trở vì quyền lợi của Chúa Jesus trong chức vụ của mình. Chỉ có Đấng Christ và Đấng Christ phải là mục tiêu của cuộc đời ông.

Nô-ê Và "Sáng Tạo Mới"-



Sáng thế ký 8: 1-22; 2 Cô-rinh-tô 5:17
“Vậy, nếu ai ở trong Christ, thì nấy là một sáng tạo mới; những sự cũ đã qua đi, nầy, mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô-rinh-tô 5:17).
Các sự kiện của Cựu Ước minh họa sự thật Tân Ước. Hôm nay chúng ta có sự tinh tế, thực tế thuộc linh, và do đó chúng ta có thể hiểu được những hình bóng của Cựu Ước (Cô-lô-se 2:17). Điều này sẽ dẫn chúng ta hiểu rõ hơn về các chân lý của Tân ước. Khi chúng ta nghiên cứu các mô hình Cựu Ước, về một mặt, chúng ta học qua các sự so sánh và mặt khác thông qua các sự đối chiếu.
Trong Sáng thế ký 8, hình ảnh Nô-ê cho thấy theo vài cách khác nhau, những tính chất nào cho một người đã trở thành một "sáng tạo mới" trong Đấng Christ. Chúng ta hãy nêu  một số điểm nổi bật như sau:
Trong ngày của Nô-ê, sự phán xét của Đức Chúa Trời lơ lửng trên đầu cả nhân loại. Sự kết thúc của tất cả mọi loài xác thịt đã đến trước mặt Đức Chúa Trời (Sáng-thế Ký 6:13). Trong cơn lụt, sự phán xét của tòa án trên trời cuối cùng đã nổ ra trên thế giới vào thời điểm đó và quét sạch toàn bộ nhân loại - ngoại trừ Nô-ê và gia đình của ông. Nô-ê đã tìm được một nơi trú ẩn trong chiếc tàu vuông. Và như vậy trong Đấng Christ, chúng ta được an toàn khỏi sự phán xét của Đức Chúa Trời. "Cho nên hiện nay chẳng có sự định tội cho những kẻ ở trong Christ" (Rô-ma 8: 1).

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Năm Viên Đá Bóng Nhẵn-



1Sa-mu-ên 17:40 “Đa-vít bèn cổi áo ấy ra, cầm một cây gậy, lựa dưới khe năm cục đá bóng láng, để trong cái túi chăn chiên mình vẫn có, và cái trành ném đá ở nơi tay, rồi xơm tới người Phi-li-tin”.
Đa-vít đã chọn năm viên đá bóng láng từ dòng suối để chiến đấu với Gô-li-át (1 Sa-mu-ên 17:40). Anh chỉ cần một hòn đá để thắng Gô-li-át. Liên quan đến năm viên đá này, các điểm sau đây có thể có ý nghĩa:
-Năm viên đá-
 Đa-vít đã chọn năm viên đá. Anh ta có thể đã chọn thêm đá, nhưng điều đó sẽ là không có đức tin. Hoặc chọn ít hơn, sẽ là quá tự tin. Anh không thêm đá nữa, bởi vì anh tin cậy Đức Chúa Trời của mình, Đấng sẽ cho anh ta chiến thắng lần nầy. Nhưng anh  cũng không lấy đá ít hơn, bởi vì anh ta tỉnh táo trong việc đánh giá khả năng của mình. Anh không thể mong đợi viên đá đầu tiên đánh trúng địch ngay lập tức.
Chúng ta cũng có thể gặp phải những tình huống khó khăn. Sau đó chúng ta nên ghi nhớ thái độ của Đa-vít: không phải là không tin, nhưng tin tưởng Đức Chúa Trời, và không quá tự tin hoặc kiêu ngạo cách thuộc linh, nhưng tỉnh táo trong việc đánh giá tình hình và khả năng của riêng mình. Đa-vít muốn trở thành một mô hình khuyến khích cho chúng ta.

Ba Lần Bốn Mươi Năm-



Phục truyền 34: 7, “Môi-se qua đời khi ông được một trăm hai mươi tuổi, nhưng mắt ông không mờ, sức ông không giảm”.
Môi-se đã hưởng thọ một trăm hai mươi tuổi (Phục Truyền 34: 7). Cuộc sống của ông có thể được chia thành ba lần bốn mươi năm. Ông đã trải qua bốn mươi năm ở Ai Cập, bốn mươi năm trong vùng đất của Ma-đi-an, và trong bốn mươi năm, ông đã lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên trải qua sa mạc.
Trong bốn mươi năm đầu tiên, Môi-se  được người Ai Cập hướng dẫn trong mọi ngành khoa học, và sự khôn ngoan; ông có năng lực trong lời nói và công việc của mình (Công vụ 7:22). Vào cuối bốn mươi năm đó, ông đã trốn khỏi Ai Cập; Ông đã trải qua bốn mươi năm tiếp theo như một người khách lạ trong vùng đất của Ma-đi-an, nơi ông chăn thả đàn chiên của bố vợ mình (Công vụ 7: 23-29, Xuất. 3: 1). Vào cuối bốn mươi năm này, Đức Chúa Trời đã hiện ra với ông trong bụi gai cháy mà không tàn và gọi ông làm thủ lĩnh của dân Y-sơ-ra-ên (Công vụ 7:30, Xuất. 3:1-10). Trong bốn mươi năm, Môi-se đã dẫn dắt dân chúng qua vùng hoang dã (Công Vụ 7:36).

Na-banh Và A-bi-ga-in-



1 Sa-mu-ên 25
Na-banh thể hiện con người có đạo Chúa mà không có Đức Chúa Trời. Ông tin tưởng vào sự giàu có của mình, điều này đã khiến ông "khắc nghiệt và độc ác trong hành động của mình". Ích kỷ và tàn nhẫn, ông ta chỉ nghĩ và chỉ nói về bản thân mình và sống chăm chú vào tài sản của mình, như thể tất cả mọi thứ thuộc về ông ta mãi mãi. Nhưng điều quan trọng là cách anh ta nghĩ về Đa-vít.
Đối với Đa-vít thật, con người không có Đức Chúa Trời chẳng còn ý nghĩa gì. Na-banh khinh khi Đa-vít (1 Sa 25:11, Giăng 9:29), từ chối sứ giả của Đa-vít và say sưa với những niềm vui của thế giới này và không nhận thấy rằng sự thẩm phán củaĐức Chúa Trời trên  thế giới đã đến trướccửa nhà ông rồi.

Ba Ngày - Ba Thời Đại-



Các "ngày" sau đây không phải là ngày 24 giờ, nhưng các kỷ nguyên, hay các thời đại có các tính chất đặc biệt.
1.     Ngày nay--Ngày của Đức Thánh Linh-
Hê. 3:7, “Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng”. 2 Cor 6: 2, “Ta đã phù hộ ngươi trong ngày cứu rỗi. Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!”
Đức Thánh Linh đến thế giới này vào ngày lễ Ngũ tuần và hình thành hội chúng của Đức Chúa Trời ( Công vụ 2). Kể từ đó Ngài sống trong hội thánh và trong mọi tín hữu (1 Cor 3:16, 6:19). Thời gian kể từ khi Đức Thánh Linh đến trái đất cho đến khi Hội thánh được cất lên, theo một số cách như trước, giữa hay sau đại nạn. Thời gian khoảng 2000 năm nầy là thời đại Tân ước. Chúng ta không tìm thấy thành ngữ "ngày của Đức Thánh Linh " trong Kinh thánh. Lý do có thể là Đức Thánh Linh không muốn chúng ta tập trung sự chú ý vào chính Ngài, nhưng vào Chúa Jêsus. Chúng ta đang sống trong “Ngày Nay”.

Sơn Dương, Con Ong, Diều Hâu-



Ê-sai 51:20 “Con cái ngươi đều ngất xỉu, Nằm ngổn ngang khắp đường phố, Như sơn dương mắc lưới”.
Phục truyền 1:44 “Bấy giờ, người A-mô-rít ở trong núi đã đổ ra tấn công anh em như ong đuổi và đánh anh em tan tác …”.
Gióp 39:26 “Có phải nhờ sự khôn ngoan của con mà diều hâu bay vút lên, Sải cánh hướng về phương nam?”
Kinh Thánh đề cập đến nhiều loài động vật khác nhau. Có một số bài học có thể được liên kết với những con vật này. Chúng ta bàn về ba con vật hôm nay:
-Sơn dương: "Con cái ngươi đều ngất xỉu, Nằm ngổn ngang khắp đường phố, Như sơn dương mắc lưới, Chúng ở dưới cơn giận của Đức Giê-hô-va Và sự quở trách của Đức Chúa Trời ngươi!" (51:17). Linh dương đang mắc lưới, cho thấy  bạn hoàn toàn bất lực khi sự phán xét của Đức Chúa Trời xảy đến. Không tội nhân hay tín đồ nào nào có thể thoát khỏi từng loại phán xét này.
-Con ong: Con ong bay truy đuổi và vây quanh nạn nhân của chúng nó. Chúng  cũng bay từng bầy rất đông hoặc có khi bầy nhỏ trên một khu vực rộng lớn (Phục truyền Luật lệ Ký 1: 44, Thi thiên 118: 12, Ê-sai 7:18).
 Trong Thi thiên 118: 12, vua Đa-vít nói thù nghịch của ông bủa vây như bầy ong. Quân A-si-ri đã từng xâm lăng đất Em-ma-nu-ên như bầy ong. Vì vậy, bầy ong thường tượng trưng những kẻ thù của dân Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không tin cậy Đức Chúa Trời, kẻ thù sẽ chinh phục chúng ta; nhưng nếu chúng ta dựa vào Ngài, chúng ta là người chiến thắng - ngay cả khi kẻ thù đông vô số. Trước khi ra ứng hầu trước quốc hội Worms tại Đức quốc, và hoàng đế La mã thánh đế quốc, nhà cải chánh là Martin Luther phát biểu với lòng tin cậy Chúa : “Dẫu tại đó bầy quỷ có đông như ngói trên mái nhà, ông cũng tin cậy Chúa là bức thành kiên cố cho ông”. Bầy ong của La mã đã không thắng Martin Luther được.
-Diều Hâu: “Có phải nhờ sự khôn ngoan của con mà diều hâu bay vút lên, Sải cánh hướng về phương nam?” (Gióp 39:26). Chim ưng dạy chúng ta rằng con người chúng ta nhỏ bé, không có ảnh hưởng lớn- chúng ta không thể xác định cách thức và khi nào diều hâu giăng rộng đôi cánh của nó. Và chúng ta cũng không thể làm được gì nhiều trong cuộc đời mình. Nhưng Đức Chúa Trời của chúng ta là vĩ đại, và toàn năng.