Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

CÁCH SỐNG THUỘC LINH CỦA TÍN ĐỒ

Các tín đồ ngày nay có nhiều sự hiểu sai về cách sống thuộc linh. Bây giờ, chúng ta chỉ có thể xem xét sơ lược một vài điểm:
A. Nói chuyện
“Vì các ngươi không phải là người phát ngôn, mà Linh của Cha các ngươi là Đấng phát ngôn trong các ngươi” (Matt. 10:20). Một tín đồ có thể nghĩ rằng điều này có nghĩa là Đức Chúa Trời sẽ phát ngôn thay cho người ấy, người ấy không cần phát ngôn và Đức Chúa Trời sẽ phát ngôn lời ra miệng người ấy. Một tín đồ như vậy “dâng” miệng mình cho Đức Chúa Trời. Người ấy không đưa ra bất cứ quyết định nào và mong đợi trở nên “cái loa” của Đức Chúa Trời. Môi và dây thanh quản rơi vào trong sự thụ động và người ấy để bất kỳ tác động siêu nhiêu bên ngoài nào sử dụng người ấy. Một số người giảng các sứ điệp cho Chúa nghĩ rằng họ không cần dùng tâm trí và ý muốn trong buối nhóm và họ đơn giản dâng miệng của mình cách thụ động cho Đức Chúa Trời và để cho Đức Chúa Trời phát ngôn qua miệng. Hậu quả của hành động này là: (1) chính tín đồ không phát ngôn; (2) Đức Chúa Trời cũng không phát ngôn, vì Đức Chúa Trời không xem con người là chiếc máy ghi âm; và (3) các ác linh lợi dụng sự thụ động của tín đồ để phát ngôn qua miệng người ấy. Điều này thường khiến cho tín đồ kinh nghiệm một loại quyền năng phát ngôn qua miệng mình khiến người ấy có thể nhận được “các sứ điệp từ trời”. Vì điều được phát ngôn có thể rất tốt nên tín đồ xem các lời này là từ Đức Chúa Trời.
Câu Kinh Thánh trong Matthew đơn giản chỉ về tình trạng mà trong đó một người bị bắt bớ và thử nghiệm. Lời kinh thánh không nói rằng Thánh Linh sẽ phát ngôn thay cho tín đồ. Kinh nghiệm của các sứ đồ Peter và John trước công hội về sau xác quyết cho điều này.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

QUAN NIỆM SAI LẦM CỦA CÁC TÍN ĐỒ



Chúng ta không nên có quan niệm sai lầm rằng các tín đồ mà bị các ác linh lừa dối thì sẽ rất ô uế, suy thoái và tội lỗi. Chúng ta cần nhận thức rằng các tín đồ này hoàn toàn dâng mình cho Đức Chúa Trời và thật sự tiến bộ hơn các tín đồ bình thường. Họ nỗ lực vâng phục Chúa và sẵn lòng trả bất kỳ giá nào để bước theo Chúa. Vì họ hoàn toàn dâng mình cho Chúa nhưng không biết cách hợp tác với Đức Chúa Trời, nên họ rơi vào trong sự thụ động. Những người không giống như vậy thì không thể trở nên thụ động. Mặc dù họ có thể cho rằng mình hoàn toàn dâng mình cho Đức Chúa Trời, nhưng cách sống của họ vẫn theo các ý tưởng và lập luận của sự sống thiên nhiên. Họ vẫn sống theo ý muốn riêng của mình. Loại tín đồ này sẽ không rơi vào trong sự thụ động; họ sẽ không bị quỷ ám. Họ có thể nhường lập trường cho các ác linh trong các vấn đề khác nhưng trong vấn đề vâng phục ý muốn của Đức Chúa Trời, họ sẽ không nhường lập trường thụ động cho các ác linh. Tuy nhiên, chỉ những ai thật sự dâng mình, bất chấp thiệt hơn, và sẵn lòng lắng nghe và vâng phục mọi lệnh truyền của Đức Chúa Trời thì mới có thể trở nên thụ động và bị ám. Loại tín đồ này có ý muốn dễ rơi vào sự thụ động. Chỉ những ai sẵn lòng hoàn toàn vâng phục mọi mạng lệnh mới có thể trở nên thụ động.

MỐI NGUY HIỂM KHi TÍN ĐỒ THỤ ĐỘNG




Vì các tín đồ quá thiếu hiểu biết, nên họ bị lừa dối bởi quyền lực của sự tối tăm và vô thức bị cho vào tròng bởi sự lừa dối của Satan. Họ thỏa đáp điều kiện để các ác linh công tác và bởi đó bị quỷ ám. Chúng ta phải lưu ý đến trật tự trong vấn đề này vì nó rất trọng yếu: (1) tín đồ trở nên thiếu hiểu biết, (2) người ấy bị lừa dối, (3) người ấy trở nên thụ động, và (4) người ấy bị quỷ ám. Sự thiếu hiểu biết của tín đồ là nguyên nhân đầu tiên cho việc bị quỷ ám. Vì sự thiếu hiểu biết của tín đồ về nguyên tắc công tác của các ác linh và yêu cầu của Thánh Linh nên Satan có thể lừa dối người ấy. Nếu tín đồ biết lẽ thật, biết cách công tác với Đức Chúa Trời và biết các quy luật của công tác Đức Chúa Trời, người ấy sẽ không chấp nhận các lời nói dối của Satan. Khi bị các ác linh lừa dối, người ấy nghĩ rằng toàn bộ bản thể mình phải trở nên thụ động để Đức Chúa Trời sống và công tác qua mình. Cho nên, người ấy chấp nhận nhiều sự biểu lộ siêu nhiên của các ác linh và xem những điều đó là từ Đức Chúa Trời. Theo cách này người ấy càng bị lừa dối hơn và các ác linh có thể nhập vào người ấy.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

SỰ THỤ ĐỘNG VÀ MỐI NGUY HIỂM CỦA SỰ THỤ ĐỘNG

Kết quả hình ảnh cho cảnh đẹp khu đông bắc

Ngày nay, các Cơ Đốc nhân thiếu hai loại tri thức. Vì sự thiếu hụt này mà rơi vào trong sự khổ sở vô tận đến nỗi không thể phục hồi. Hai loại tri thức này là: (1) điều kiện để các ác linh công tác, và (2) nguyên tắc của nếp sống thuộc linh. Vì cớ sự thiếu hiểu biết, Satan và các ác linh của hắn được trao cho lợi thế lớn nhất và hội thánh của Đức Chúa Trời kinh nghiệm nỗi khổ lớn nhất. “Dân ta bị diệt vì thiếu tri thức” (Hosea 4:6). Đây thật sự là lời được viết cho các tín đồ ngày nay. Nhiều điều con người xem là tri thức thì chỉ là quan niệm mà thôi. Do đó, chúng vô dụng. Ngoại trừ tri thức này ra, tri thức tin kính là điều không thể thiếu đối với các tín đồ. Việc thiếu tri thức tin kính sẽ dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng. Đáng buồn là trong một thời kỳ mà sự thiếu hiểu biết lan rộng như hiện nay, các tín đồ vẫn không hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời và tìm kiếm lẽ thật mà Đức Chúa Trời khải thị. Họ vẫn kiêu ngạo và khoe khoang về việc mình quen thuộc với Kinh Thánh và dư dật kinh nghiệm. Về một mặt, họ rơi vào trong nguy hiểm và không biết cách nào xoay trở lại; họ rơi vào trong tình trạng vô vọng và không hề có ý tưởng gì về nhu cầu được giải cứu. Mặt khác, họ khoe khoang về sự giàu có tri thức của mình. Điều này thật đáng thương biết bao!

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

BẮT PHỤC Ý MUỐN CỦA TÍN ĐỒ

Kết quả hình ảnh cho cảnh đẹp Đông bắc việt nam

Vậy thì sự cứu rỗi là gì? Sự cứu rỗi không gì khác hơn là Đức Chúa Trời  cứu con người ra khỏi chính mình và vào trong Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi có các phương diện kết liễu và kết hiệp. Nó kết liễu bản ngã và kết hiệp Đức Chúa Trời với con người. Bất cứ phương cách cứu rỗi nào không có mục đích cứu con người khỏi chính mình và vào trong mối liên hiệp với Đức Chúa Trời thì đều không chân thật. Nếu một phương pháp cứu rỗi không thể cứu con người ra khỏi chính mình và vào trong mối liên hiệp với Đức Chúa Trời thì đó chỉ là những lời trống rỗng. Nếp sống thuộc linh thật sự là được cắt đứt khỏi những điều thuộc xác thịt và bước vào trong những điều thần thượng. Mọi sự thuộc về tạo vật phải ra đi; các tạo vật chỉ nên vui hưởng mọi điều mà Đấng Sáng Tạo trong chính Ngài. Tạo vật phải trở nên không là gì cả trước khi sự cứu rỗi thật có thể được biểu lộ. Sự vĩ đại đích thực không tùy thuộc vào việc chúng ta có nhiều bao nhiêu: điều đó tùy thuộc vào việc chúng ta đánh mất nhiều bao nhiêu. Sự sống đích thực chỉ có thể được nhìn thấy trong việc một người đánh mất bản ngã của mình. Nếu tâm tính, sự sống và các hoạt động thiên nhiên của tạo vật không hoàn toàn được loại trừ, thì sẽ không có chỗ cho sự sống của Đức Chúa Trời được biểu lộ. “ Bản ngã” của chúng ta thường là kẻ thù của sự sống Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta không đánh mất các ý định và kinh nghiệm vì chính mình, nếp sống thuộc linh của chúng ta sẽ chịu tổn thất lớn.

Ý MUỐN CỦA TÍN ĐỒ


 
Ý muốn là cơ quan để con người đưa ra các quyết định. Sự sẵn lòng hay không sẵn lòng; việc muốn hay không muốn và việc quyết định hay không quyết định của chúng ta đều là các chức năng của ý muốn. Ý muốn là “ bánh lái” của con người. Như một con thuyền quay theo bánh lái, một người cũng chuyển động theo ý muốn của mình.
Ý muốn của con người có thể được gọi là bản ngã đích thực của người ấy, chính người ấy, vì ý muốn đại diện cho con người. Mọi hành động của ý muốn thật ra đều là hành động của “ người” này. Khi chúng ta nói: “ Tôi sẵn lòng”, thật ra chúng ta có ý nói rằng ý muốn của chúng ta sẵn lòng. Khi chúng ta nói: “Tôi muốn điều này” hoặc “ Tôi quyết định làm điều này”, điều đó nghĩa là ý muốn chúng ta muốn điều đó hoặc ý muốn chúng ta quyết định như vậy. Chức năng của ý muốn là biểu hiện ý định của toàn bản thể. Tình cảm chỉ là điều chúng ta cảm thấy, tâm trí chỉ là điều chúng ta suy nghĩ, nhưng ý muốn là điều chúng ta muốn. Ý muốn là phần quan trọng nhất của cả bản thể chúng ta. Ý muốn của con người thì sâu hơn tình cảm và tâm trí. Vì vậy, khi một tín đồ theo đuổi nếp sống thuộc linh, người ấy phải chú ý đến ý muốn.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Bạo Chúa Nebuchadnezzar Điên Loạn-


Đa ni ên 4:33-34, “Trong chính giờ đó, lời nói ấy đã ứng nghiệm cho vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua bị đuổi khỏi giữa loài người; ăn cỏ như bò; thân thể vua phải thấm nhuần sương móc trên trời, cho đến tóc vua cũng mọc như lông chim ưng, móng vua thì giống như móng loài chim chóc. Đến cuối cùng những ngày đó, ta đây, Nê-bu-cát-nết-sa, ngước mắt lên trời, trí khôn đã phục lại cho ta, và ta xưng tạ Đấng Rất Cao. Ta bèn ngợi khen và làm sáng danh Đấng sống đời đời, uy quyền Ngài là uy quyền còn mãi mãi, nước Ngài từ đời nọ đến đời kia”