Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

CHÚNG TÔI ĐÃ SAI LẦM-2


Trại Huấn Luyện Thuộc Linh

(dịch từ Christian Research Journal tập 32 số 06 năm 2009 – trang 06)

Sách Phúc Âm là trung tâm điểm của đức tin Cơ đốc nhân.  Nếu Cơ đốc nhân không biết cách để chia sẻ đức tin của họ thì có thể là họ chưa từng trãi qua “trại huấn luyện thuộc linh”.  Phúc Âm phải chiếm lĩnh một phần lớn trong bạn để trở thành một bản chất thứ nhì.  Sau đây là phương cách thật dễ dàng để bạn làm điều đó.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Chúng Tôi Đã Sai Lầm-1

Hình bìa bản dịch tiếng Việt
Hình bìa bản gốc tiếng Anh

Chúng Tôi Đã Sai Lầm
Một cuộc đánh giá lại Phong trào
“Hội Thánh Địa Phương” của
Watchman Nee và Witness Nee



Chúng Tôi Đã Sai Lầm!

(dịch từ Christian Research Journal
Tập 32 số  06 năm 2009- trang 03-04)

Chuyên san quí vị đang có trong tay chính là thành quả của công trình nghiên cứu suốt sáu năm về một phong trào phát nguồn từ một Cơ Đốc nhân Trung Hoa tên Watchman Nee.  Mặc dù Nee đã bỏ mình vì Đấng Messiah của ông trong một trại giam Trung quốc, nhưng chức vụ của ông vẫn tiếp tục tồn tại.  Dưới sự dẫn dắt của người chân truyền Witness Lee, chức vụ và thông điệp của Nee đã lan rộng từ Trung Quốc xuyên suốt những quốc gia ở bờ tây Thái Bình Dương, từ Singapore đến Đài Loan, và dần dà đặt chân lên phương Tây.  Năm 1962 Lee đã di trú qua miền Nam California và thành lập các hội thánh địa phương với cơ quan ngôn luận Living Stream Ministry (tạm dịch: Chức Vụ Suối Hằng Sống[1]).
            Với tư cách là Chủ Tịch của Christian Ressearch Institute (Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc ) tôi đã thừa kế cả một kho tàng thông tin về các nhánh giáo phái, các thuyết thần học Cơ Đốc thần bí và khác thường.  Tôi cho rằng vốn là một tổ chức về nghiên cứu hàng đầu, những thông tin trong hồ sơ của chúng tôi đương nhiên là chính xác.  Giả định này đã được xác định nhiều lần trong trên hai mươi năm qua.  Tuy nhiên không có nghĩa là luôn luôn như vậy.  Vào giữa thập kỷ 70 Viện Nghiên Cứu Cơ Đốc phối hợp với hai nhà nghiên cứu Bob và Gretchen Passantino phát động một công tác đánh giá các hội thánh địa phương và điều đó đã trở thành sự khởi nguồn của thông tin sai lạc.
            Thực tế đã bắt đầu lộ diện vào năm 2003 khi tôi đề nghị  Gretchen Passantino và Elliot Miller, chủ biên của CHUYÊN SAN NGHIÊN CỨU CƠ ĐỐC, cùng tôi tham dự một cuộc họp với các đại diện của Chức Vụ Suối Hằng Sống.  Trong cuộc họp đó tôi đã nghe được những khẳng định sôi nổi về những giáo lý mà các hội thánh địa phương bị cho là phủ nhận.  Tuần tự từng người một và chính từ miệng họ những đại diện của các hội thánh địa phương đã tuyên xưng đức tin vào một Đức Chúa Trời, hiện thân trong ba thân vị vĩnh hằng khác nhau; (tuyên xưng) về thực tại rằng con người không thể bao giờ bằng bản thể đạt được Thần Tính (Godhood); và (tuyên xưng) về sự việc rằng họ “đơn thuần là hội thánh” khác với rằng “hội thánh duy nhất”.
            Từ đó tôi đã phát động một công trình nghiên cứu khai triển tối đa trong câu truyện trang bìa bổ sung của Ấn bản đặc biệt này của tờ CHUYÊN SAN NGHIÊN CỨU CƠ ĐỐC. Công trình nghiên cứu ban đầu đã được tiến hành không chỉ ở Mỹ mà còn những nơi xa xôi như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Anh Quốc. Công trình này đã đánh giá một cách thận trong hàng trăm sách, báo, các tài liệu hội thánh và các bản ghi âm, ghi hình.  Ngay cả hồ sơ của tòa án.[2]  Kết quả của công trình nghiên cứu ban đầu của chúng tôi được gói gọn trong những từ sau đây:”Chúng tôi đã sai lầm!”.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH-6



ĐƯỜNG LỐI CHO CÔNG TÁC VỀ SAU

(Một cuộc đàm luận với các đồng công như các khóa
sinh trên Núi Kuling, 19/08/1948 và được xuất bản trong
Những Người Cung Phụng, ngày 01/11/1948)

Lối mòn trước đây của chúng ta trong công tác của
Chúa khiến chúng ta chạm trán một số khó khăn thực
tiễn. Năm nay, chúng ta đã dành nhiều thời gian giải
quyết nan đề của mình trong hai buổi nhóm ở Phúc Châu
và Thượng Hải. Hôm nay, chúng ta sẽ trở lại với vấn đề
này.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH-5


SỰ PHỤC VỤ CỦA HỘI THÁNH

(Các phần trong hai cuộc đàm luận của Anh
Watchman Nee với các đồng công là các khóa sinh trên
Núi Kuling vào năm 1948. Phần đầu được xuất bản vào
04/1949, trong chương bốn mươi chín của Các Sứ Điệp vì
Sự Xây Dựng Các Tín Đồ Mới, và phần thứ hai được xuất
bản vào 03/1950, trong chương thứ ba của Các Sự Vụ Hội
Thánh.)

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--4 B

SỰ HIỆP NHẤT TRONG KINH THÁNH

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét loại hiệp nhất thứ ba, tức
là sự hiệp nhất trong Kinh Thánh.

Sự Hiệp Nhất Vốn Có Của Thân Thể

Kinh Thánh bày tỏ cho chúng ta rằng hội thánh là
Thân Thể Christ và chỉ có một Thân Thể. Kinh Thánh
cũng bày tỏ cho chúng ta rằng Đức Chúa Trời qua Thánh
Linh cư trú trong hội thánh và Thánh Linh là một Linh.
Do đó, Kinh Thánh đặc biệt chú ý đến “một Linh” và “một
Thân Thể” (1 Cor. 12:12-13; Eph. 4:4). Chúng ta cũng phải
đặc biệt chú ý đến điều này.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--4 A


SỰ HIỆP NHẤT CỦA HỘI THÁNH

(Cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải vào
06/03/1951, được phát hành trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 15/04/1951).

Nan đề quan trọng, rõ ràng nhất ngày nay có lẽ là
sự hiệp nhất của hội thánh. Ngày nay chúng ta phải
nhìn thấy đường lối hiệp nhất và cách bước đi trong sự
hiệp nhất.
Theo sự hiểu biết của tôi, có bốn loại hiệp nhất. Trong
bốn loại hiệp nhất khác nhau này, chúng ta phải tìm ra
một loại để bước đi như con cái Đức Chúa Trời. Chúng ta
phải sáng tỏ loại nào là phù hợp với ý muốn của Đức Chúa
Trời, là thuộc linh, là đường lối đúng đắn cho hội thánh và
là loại mà chúng ta phải nhận lấy. Chúng ta phải học tập
từ chối các loại còn lại. Khi nhìn thấy một loại thuộc về
Đức Chúa Trời, chúng ta phải từ chối những loại không
thuộc về Đức Chúa Trời.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--3


NỘI DUNG CỦA HỘI THÁNH

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 04/12/1950, được phát hành trong tập san Cánh Cửa
Mở, ngày 01/03/1951.)

Tôi muốn nói với các anh em thêm một ít nữa về nan
đề của hội thánh. Hội thánh phải có cả quyền bính của
Linh lẫn lập trường địa phương. Tuy nhiên, lập trường địa
phương không phải là một vấn đề đơn giản, vì một hội
thánh vẫn cần nội dung. Nếu không có nội dung thì nó vẫn
không thể được xem là hội thánh địa phương. Việc đúng
đắn trên danh nghĩa là một vấn đề rất quan trọng, nhưng
việc đúng đắn trên danh nghĩa không hẳn có nghĩa là
không có nan đề. Đây là lý do tại sao tôi muốn cùng với
các anh em nhìn thấy từ Kinh Thánh, một số đòi hỏi của
một hội thánh trong một địa phương. Chỉ nói rằng chúng
ta đang đứng trên lập trường địa phương là không đủ. Để
nói rằng hội thánh đang đứng trên lập trường địa phương,
nó phải thỏa đáp một số đòi hỏi và điều kiện cũng như
phải có một nội dung. Nếu không có điều nào trong các đòi
hỏi và điều kiện này được đáp ứng, thì chúng ta vẫn không
đang đứng trên lập trường địa phương.

BẢY LINH--10


KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH
VỀ SỰ CHIẾN THẮNG

Chúng ta đã thấy rằng sách Khải Thị là một quyển
sách về Linh tăng cường gấp bảy, về các hội thánh địa
phương, về Christ, về sự sống, và cũng là một quyển sách
về sự ngợi khen. Bây giờ, chúng ta phải thấy rằng sách
này cuối cùng là một quyển sách về sự chiến thắng.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

BẢY LINH--9


KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH
VỀ SỰ NGỢI KHEN

Trong kỳ phát hành trước, chúng ta thấy rằng Khải
Thị là một quyển sách sự sống. Trong sứ điệp này, chúng
ta sẽ thấy rằng đó là một quyển sách ngợi khen. Trong
Khải Thị 5:8-14, có các lời ngợi khen ở đầu sách, rồi trong
Khải Thị 19:1-8, lại có các lời ngợi khen ở cuối sách. Và ở
giữa, trong Khải Thị 7:9-12, 14:1-3, 15:2-4, cũng như ở
những chỗ khác, cũng có các lời ngợi khen. Khải Thị thật
sự là một quyển sách ngợi khen.

BẢY LINH--8

CHƯƠNG TÁM

KHẢI THỊ LÀ MỘT QUYỂN SÁCH SỰ SỐNG

Anh em có bao giờ nhận thức rằng Khải Thị là một
quyển sách sự sống không? Nhiều quyển sách đã được viết
như một sự giải thích cho sách này, nhưng hầu như tất cả
đều đi theo đường hướng lời tiên tri. Nhưng Chúa đã bày
tỏ cho chúng ta rằng đây là một quyển sách sự sống,
không chỉ là lời tiên tri!

BẢY LINH--7


CÁC ĐÒI HỎI CỦA CHRIST
VỀ CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

Chúng ta đã thấy trong sứ điệp trước rằng Christ
trong Khải Thị thì rất khác. Bây giờ chúng ta phải nhìn
thấy từ sách này thể nào các hội thánh địa phương trong
sự khôi phục của Chúa cũng rất khác. Sau khi đọc các thư
tín gửi cho bảy hội thánh địa phương, chúng ta nhận thức
rằng sự phát ngôn của Chúa ở đây rất khác với sự phát
ngôn của Ngài trong các thư tín Sứ Đồ Paul viết. Tôi tin
rằng tình trạng của chúng ta ngày nay giống y như tình
trạng được đề cập đến trong bảy thư tín này. Nói cách
khác, điều Chúa phát ngôn trong các thư tín này phù hợp
chính xác với tình trạng hiện tại của chúng ta. Các thư tín
này được viết cho các hội thánh trong tình trạng suy thoái,
và chắc chắn, các hội thánh ngày nay cũng ở trong sự suy
thoái. Vì vậy, tất cả các thư tín này phù hợp với tình trạng
của chúng ta.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--2


HỘI THÁNH TRONG THÀNH PHỐ
VÀ HỘI THÁNH TRONG NHÀ

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 01/04/1950, được xuất bản trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 30/06/1950).

Hỏi: Về lập trường hội thánh, chúng ta đã nói rằng
chỉ nên có một hội thánh trong một thành phố, vì chỉ có
một đơn vị. Tuy nhiên, một số người nói về “hội thánh
trong nhà”, trích dẫn Kinh Thánh làm nền tảng của họ,
như một đơn vị thêm vào địa phương. Họ ngụ ý rằng hội
thánh có thể có nhiều đơn vị trong một địa phương. Chúng
ta phải nói gì với loại tuyên bố này?

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--1


CHƯƠNG MỘT

LẬP TRƯỜNG HỘI THÁNH

(Một cuộc đàm luận với các anh chị em ở Thượng Hải
vào 01/04/1950, được xuất bản trong tập san Cánh Cửa Mở,
ngày 30/06/1950.)

Hỏi: Tất cả các anh chị em đã nhóm với chúng ta hơn
mười năm dường như đều nhận biết lập trường của chúng
ta và cách phân biệt lập trường đó với lập trường của
những người khác. Tuy nhiên, các anh chị em được cứu
trong bảy hoặc tám năm qua (đặc biệt là những người được
cứu trong sáu hoặc bảy năm gần đây nhất), không biết lập
trường của chúng ta là gì. Vì vậy, tôi muốn hỏi lập trường
thật sự của hội thánh là gì.

ĐƯỜNG LỐI HỘI THÁNH--Lời tựa


BẢY LINH--6

7 LampsFire.jpg (5529 bytes) 
CHRIST TRONG SÁCH KHẢI THỊ

Trong sứ điệp này, chúng ta phải nhìn thấy đôi điều
về Christ trong sách Khải Thị. Christ trong sách này hoàn
toàn khác với mọi sách khác của Kinh Thánh. Chúng ta
hãy đọc Khải Thị 1:13-16. “Và ở giữa bảy chân đèn có một
Đấng giống như Con Loài Người, mặc áo dài đến chân, và
thắt đai vàng ngang ngực. Đầu và tóc Ngài trắng như lông
chiên, như tuyết; mắt Ngài như ngọn lửa; và chân Ngài
giống như đồng chiếu sáng, đã được nung trong lò; giọng
nói của Ngài giống như tiếng của nhiều dòng nước. Và
Ngài cầm bảy ngôi sao trong tay hữu; ra từ miệng Ngài là
một thanh gươm bén hai lưỡi; mặt Ngài như mặt trời chiếu
sáng hết sức.”

BẢY LINH--5

Twenty-four Elders Worshipping God
24 Trưởng Lão Thờ Lạy Chúa
LỬA ĐANG CHÁY VÀ NƯỚC TUÔN CHẢY

Khải Thị là sách cuối cùng trong Kinh Thánh và sách
cuối cùng cho hội thánh. Và chúng ta đã thấy cách sáng tỏ
rằng sách này là từ bảy Linh gửi cho các hội thánh địa
phương. Không có giáo lý nào trong sách này. Đó là một
quyển sách dài 22 chương, nhưng không có giáo lý nào.
Vậy thì sách này bàn về điều gì? Đó là một quyển sách về
các hội thánh địa phương. “John gửi cho bảy hội thánh
Asia” (Khải 1:4).

BẢY LINH--4

CÁC HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG LÀ VÌ
VIỆC ĂN VÀ UỐNG CHRIST

SỰ NHẤN MẠNH LẠ THƯỜNG TRONG KHẢI THỊ

Trong Sách Khải Thị, có một điều gì đó rất lạ. Trong
chương một, sự nhấn mạnh là về các hội thánh. John viết
cho bảy hội thánh ở Asia (1:4). Chúa Jesus bảo ông viết
những điều ông thấy vào một quyển sách và gửi cho bảy
hội thánh: “Gửi cho Ephesus, cho Smyrna, cho Pergamos,
cho Thyatira, cho Sardis, cho Philadelphia và cho
Laodicea” (1:11). Bảy hội thánh tương đương với bảy thành
phố; vì vậy, gửi cho một hội thánh nghĩa là gửi cho một
thành phố, và gửi cho một thành phố nghĩa là gửi cho một
hội thánh. Đây là sự nhấn mạnh trong chương một.

BẢY LINH--3

A harlot rides a beast with ten horns. (Rev.17) <br>
What is God telling us?
BỐN KHẢI TƯỢNG TRONG SÁCH KHẢI THỊ
TRONG LINH

Trong Sách Khải Thị, tác giả là Sứ Đồ John bảo chúng
ta bốn lần rằng ông ở trong linh. Lần đầu tiên ông ở trong
linh vào ngày của Chúa và nhìn thấy bảy chân đèn vàng:
“Vào ngày của Chúa, tôi ở trong linh và nghe đằng sau tôi
một tiếng lớn như tiếng kèn. Và tôi xoay lại để xem tiếng
đã nói với tôi. Và khi xoay lại, tôi thấy bảy chân đèn
vàng” (1:10, 12).

BẢY LINH--2


SỰ KHẢI THỊ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
VÀ SỰ KHÔI PHỤC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI

Sách sau cùng trong Kinh Thánh là một quyển sách
vàng. Phần đầu có bảy chân đèn vàng, và phần cuối có
thành phố vàng, Jerusalem Mới. Những gì được đề cập đến
ở phần đầu và phần cuối của bất kỳ sách nào luôn luôn là
nội dung chính của sách đó. Có bảy ấn, bảy kèn, bảy bát
v.v. được đề cập đến trong sách này, nhưng những điều
này không ở phần đầu hay phần cuối. Phần đầu là bảy
chân đèn vàng, và phần cuối là thành phố vàng. Và chúng
ta được cho biết cách sáng tỏ là bảy chân đèn vàng là bảy
hội thánh địa phương. Chúng ta cũng được bảo rằng thành
phố vàng là Cô Dâu của Christ. Vì vậy, ở cả hai đầu của
sách này, chúng ta đều nhìn thấy Hội Thánh. Trước hết có
các hội thánh địa phương và cuối cùng có sự tổng kết tối
hậu của các hội thánh, là Jerusalem Mới. Vì vậy, chúng ta
phải có một cái nhìn thấu đáo về các hội thánh địa
phương, vì như chúng ta đã thấy, sách này là một quyển
sách về bảy Linh vì các hội thánh địa phương.

BẢY LINH--1


LINH ĐƯỢC TĂNG CƯỜNG

Để nhìn thấy Linh được tăng cường, chúng ta cần
dành một ít thời gian xem xét toàn bộ Tân Ước. Trang
đầu tiên của Tân Ước cho chúng ta biết thể nào Christ
Đức Chúa Trời nhục hóa trở nên một người, và con người
kì diệu này được gọi là Emmanuel, “Đức Chúa Trời ở với
chúng ta”. Đây là chương đầu tiên của Matthew. Đức
Chúa Trời nhục hóa trở nên một người hầu cho Ngài có
thể ở với chúng ta. Sau đó, vào cuối Phúc Âm Matthew,
chúng ta được bảo đi đến phần tận cùng thế giới và môn
đồ hóa mọi dân tộc, baptism họ vào trong danh của Cha,
của Con và của Thánh Linh.